Tiểu luận Nghiên cứu tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước, để từ đó có sự vận dụng sáng tạo và đề ra đường lối, chính sách, cũng như trong chỉ đạo thực hiện ở Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

I-/ LÝ LUẬN CỦA LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. 2

I.1-/ Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước. 2

I.2-/ Chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4

I.2.1 Nhận thức về khái niệm chủ nghĩa tư bản Nhà nước 4

I.2.2 Vai trò của chủ nghĩa tư bản Nhà nước 6

I.3-/ Các hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước 9

I.3.1 Tô nhượng: 9

I.3.2 Các hợp tác xã. 10

I.3.3 Đại lý thương nghiệp. 11

I.3.4 Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, vùng đất. 11

I.3.5 Công ty hợp doanh 12

I.4-/ Kết quả của việc thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước thời Lênin 12

II-/ SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ

NƯỚC Ở VIỆT NAM 14

II.1-/ Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế tư bản Nhà nước ở Việt Nam 14

II.1.1 Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế tư bản Nhà nước ở nước ta. 14

II.1.2 Những nét đặc trưng của thời đại ngày nay. Thời cơ và thách thức. 16

II.2-/ Những hình thức cụ thể của KTTBNN đang được vận dụng ở nước ta. 17

II.2.1 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển rộng rãi các hình thức KTTBNN

ở nước ta. 17

II.2.2 Những hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước ta. 18

II.3-/ Phương hướng và những điều kiện để vận dụng thành công kinh tế tư bản

Nhà nước ở nước ta hiện nay. 21

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 26

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước, để từ đó có sự vận dụng sáng tạo và đề ra đường lối, chính sách, cũng như trong chỉ đạo thực hiện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học cách phân chia lợi ích theo quy luật ngự trị trong kinh doanh, đó là phân chia theo sức mạnh kinh tế kỹ thuật. Phải trả giá, phải có một vài hy sinh, vấn đề là không cần phải che giấu sự thật: phải nộp cống vật. Nhưng đối với Nhà nước vô sản thì sự dung nạp và du nhập chủ nghĩa tư bản sẽ mang lại lợi ích cơ bản và lâu dài. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản do Nhà nước vô sản điều tiết và kiểm soát có thể đẩy nhanh sự phát triển ngay tức khắc nền nông nghiệp. Nhờ việc tăng nhanh lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mà ổn định xã hội, thoát ra khỏi khủng hoảng, thoát ra khỏi tình cảnh giảm sút "tín nhiệm của nông dân đối với chính quyền Xô Viết, khắc phục tình trạng trộm cắp của công nặng nề và nạn đầu cơ nhỏ lan tràn. Mặt khác nếu "du nhập" được chủ nghĩa tư bản thì sẽ có thể cải thiện được nhanh chóng tình trạng sản xuất, đời sống của công nhân và nông dân, nền đại công nghiệp Xô Viết sẽ được khôi phục. Đó là cái lợi cơ bản, cấp thiết nhất của giai cấp vô sản khi mới giành được chính quyền. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tự phát tiểu tư sản và tư bản chủ nghĩa. Xét về trình độ phát triển, thì chủ nghĩa tư bản nước ngoài về kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế tiểu nông, nếu phát triển được chủ nghĩa tư bản nước ngoài thì chính quyền Xô Viết sẽ tăng cường được nền sản xuất, củng cố được những quan hệ kinh tế do Nhà nước điều chỉnh. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắng được tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế, hiện tượng lỏng lẻo, những tập quán, những thói quen, địa vị kinh tế của giai cấp ấy là cái quan trọng hơn hết. Bởi vì việc để tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là mối nguy hại lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ đưa đất nước đến chỗ diệt vong. Chính vì thế mà chủ nghĩa tư bản Nhà nước sẽ đưa nước Nga lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất. Nếu khôi phục được tình trạng này thì “tất cả những con chủ bài đều nằm trong tay công nhân và sẽ bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được củng cố” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 43 trang 252 . Chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn là công cụ để khắc phục được “kẻ thù chính trong nội bộ” đất nước, kẻ thù của các biện pháp kinh tế của chính quyền Xô Viết: đó là bọn đầu cơ, gian thương, bọn phá hoại độc quyền của Nhà nước. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn được xem là công cụ đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và những lệch lạc quan liêu chủ nghĩa. Theo Lênin nhận xét thì “Chúng ta làm việc rất tồi, dẫn chứng là bệnh quan liêu. Chúng ta không nên sợ thú nhận rằng ở đây chúng ta có thể và phải học tập nhiều nữa ở bọn tư bản” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 43 trang 280 . ở đây Việt Nam chúng ta cần phải xem xét và học tập. Thông qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước và chủ nghĩa tư bản mà giai cấp công nhân có thể học tập được cách quản lý một nền sản xuất lớn, tổ chức được một nền sản xuất lớn. Khi ấy, giai cấp vô sản Nga, so với bất kỳ giai cấp vô sản ở các nước phát triển nào khác là giai cấp tiên tiến về chế độ chính trị của mình, về sức mạnh chính quyền công nông, nhưng lại lạc hậu hơn những nước lạc hậu nhất ở Tây Âu về mặt tổ chức một chủ nghĩa tư bản Nhà nước có quy củ, về trình độ văn hoá, về mức độ chuẩn bị cho việc thực hiện chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước nếu thực hiện được, sẽ giúp cho chính quyền Xô Viết khắc phục dần được tình trạng lạc hậu đó. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước thông qua sự “du nhập” của tư bản từ bên ngoài là hình thức du nhập tiến bộ kỹ thuật hiện đại qua đó mà hy vọng có được trình độ trang bị cao của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn mang lại các lợi là thông qua sự phát triển mà phục hồi được giai cấp công nhân. Nếu chủ nghĩa tư bản được lợi thế, thì sản xuất công nghiệp cũng sẽ tăng lên và giai cấp vô sản cũng theo đó mà lớn nhanh lên. Vậy với ý nghĩa của việc thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước như vậy, mà Lênin nói rằng đó là “điều có lợi và cần thiết”, “đáng mong đợi” trong điều kiện của chính quyền Xô Viết. Nhưng khi nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa tư bản Nhà nước thì ta cần đặc biệt chú trọng vai trò của Nhà nước. Có thể hiểu chủ nghĩa tư bản Nhà nước là sự can thiệp, sự chi phối, tác động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng chính sách kinh tế và sự kiểm kê, kiểm soát vào các cơ sở sản xuất kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nhà nước hướng sự vận động của các cơ sở kinh tế đó thông qua luật đầu tư và luật pháp sở tại nhằm vừa đạt được lợi ích kinh tế của nước chủ nhà vừa thoả mãn lợi nhuận thích đáng. I.3-/ Các hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước Khi giải thích vì sao dùng danh từ chủ nghĩa tư bản Nhà nước, Lênin đã nói “điều mà tôi luôn luôn quan tâm tới là mục đích thực tiễn” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 45 trang 426 . Theo Lênin mục đích thực tiễn ấy là tìm ra những hình thức cụ thể để thực hiện. Lênin không trói buộc chủ nghĩa tư bản Nhà nước chỉ vào một số hình thức đã tồn tại. Tư tưởng của Lênin là “... ở chỗ nào có những thành phần tự do buôn bán và những thành phần tư bản chủ nghĩa nói chung, thì ở đó có chủ nghĩa tư bản Nhà nước dưới hình thức này hay hình thức khác, ở trình độ này hay trình độ nọ” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 43 trang 268 . Có thể kể ra những hình thức sau: I.3.1 Tô nhượng: Theo Lênin “Đó là một sự liên minh với chủ nghĩa tư bản các nước tiên tiến, phải hiểu thật rõ bản chất của các tô nhượng”. Đó là một sự liên kết, một sự liên minh, một hợp đồng kinh tế với tư bản tài chính tiên tiến ở các nước tiên tiến, một hợp đồng sẽ làm cho chúng ta tăng thêm được một số ít sản phẩm nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm sản phẩm cho phía ký kết với chúng ta hay “tô nhượng là hợp đồng giữa Nhà nước và một nhà tư bản, người này cam kết tổ chức hoặc hoàn thiện sản xuất (chẳng hạn như đốn và chở gỗ, khai thác than, dầu lửa, khoáng sản...) trả cho Nhà nước một phần sản phẩm sản xuất ra, và nhận một phần khác dưới danh nghĩa là lãi”. Mục đích của tô nhượng là trong sự liên minh giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước tư bản thì sự tô nhượng nhằm mục đích chống lại thế lực tư phát tư hữu. Lênin vạch rõ “áp dụng một cách có chừng mực và thận trọng, chính sách tô nhượng nhất định sẽ giúp chúng ta cải thiện được nhanh chóng (đến một mức độ nào đó không cao lắm) tình trạng sản xuất đời sống của công nhân và nông dân, dĩ nhiên là phải có một vài hy sinh, là thả cho tư bản hàng chục triệu pút sản phẩm vô cùng quý báu” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 43 trang 269,270 . Tô nhượng là một hình thức đơn giản rõ ràng, rành mạch và sáng tỏ, dễ chấp nhận tuy nhiên không phải là sự chấp nhận vô điều kiện. Một số nguyên tắc của tô nhượng: - Để thực hành chủ nghĩa tư bản Nhà nước (Tô nhượng) cần phải từ bỏ chủ nghĩa ái quốc địa phương của một số người cho rằng tự mình có thể làm lấy, không chấp nhận trở lại chịu ách nô dịch của chủ nghĩa tư bản. - Người nhận tô nhượng phải có trách nhiệm cải thiện đời sống công nhân trong xí nghiệp tô nhượng sao cho đạt tới mức trung bình của nước ngoài. Cải thiện đời sống của công nhân các xí nghiệp tô nhượng và ngoài tô nhượng được xem là “cơ sở của chính sách tô nhượng''.Ngoài ra người nhận tô nhượng phải bán thêm cho chính quyền Xô Viết (nếu có yêu cầu) từ 50 - 100% số lượng sản phẩm tiêu dùng. - Vấn đề trả lương cho các công nhân ở xí nghiệp tô nhượng: trả bằng ngoại tệ, bằng phiếu đặc biệt hay bằng tiền Xô Viết v.v... - Còn đối với những công dân Nga - chuyên gia có trình độ cao nếu các xí nghiệp tô nhượng muốn mời thì phải được sự đồng ý của cơ quan chính quyền trung ương theo tinh thần không thể để các chuyên gia ưu tú nhất làm việc ở các xí nghiệp tô nhượng. - Phải tôn trọng luật pháp của nước Nga. - Phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nước Nga và của nước ngoài. Và như vậy Người cho rằng mỗi hợp đồng tô nhượng sẽ là một loại chiến tranh mới, một cuộc chiến tranh kinh tế, một sự chuyển chiến tranh sang một lĩnh vực khác. I.3.2 Các hợp tác xã. Căn cứ vào những thời điểm lịch sử, có thể nhận thấy rằng Lênin quan niệm về các hợp tác xã đều là hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Tuy nhiên cần phân biệt tổ chức kinh tế này trong những chế độ khác nhau. Nghĩa là trong thực tế tồn tại hai chế độ hợp tác xã: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Chế độ hợp tác xã tư bản chủ nghĩa trong lòng Xô Viết được coi là một hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Tồn tại dưới chính quyền Xô Viết đây là một kiểu xí nghiệp thứ ba, tức là xí nghiệp hợp tác xã đặc trưng của xí nghiệp này là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân với những xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống. Còn một con đường khác mà Lênin gọi là con đường của chủ nghĩa tư bản hợp tác xã. Nếu việc chuyển từ chế độ tô nhượng - tức chủ nghĩa tư bản Nhà nước lên chủ nghĩa xã hội thì cũng có nghĩa là chuyển từ một hình thức đại sản xuất này sang hình thức đại sản xuất khác. Còn việc chuyển từ chế độ hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội là chuyển từ tiểu sản xuất sang nền đại sản xuất, nghĩa là phải qua bước quá độ phức tạp hơn “hợp tác xã sản xuất cũng là một hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước nhưng ít đơn giản hơn có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn và vì thế trong thực tế nó đặt chính quyền Xô Viết trước những khó khăn lớn hơn” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 43 trang 271 . ý nghĩa của chế độ hợp tác xã là ở chỗ không phải xoá bỏ người sản xuất nhỏ với lợi ích tư nhân của họ, mà là đặt lợi ích đó dưới sự điều tiết của Nhà nước và phục tùng lợi ích chung. I.3.3 Đại lý thương nghiệp. Là hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa lôi cuốn các nhà tư bản thương nghiệp, họ bỏ vốn ra thuê lao động và tổ chức các cửa hàng để bán hàng hoá Nhà nước - tức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa giao cho, đồng thời bao gồm cả việc tổ chức thu mua sản phẩm trên thị trường tự do. I.3.4 Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, vùng đất... Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, vùng đất, để họ bỏ vốn tự tổ chức sản xuất kinh doanh khai thác, trồng cây... Hình thức này cũng gần giống với hình thức tô nhượng (tô nhượng “nội địa”). Hình thức còn này được coi là hình thức riêng biệt để phân biệt nó với hình thức tương tự nhưng đối tượng thuê chỉ là tư bản trong nước. I.3.5 Công ty hợp doanh Trong báo cáo tại Đại hội IV Quốc tế Cộng sản, Lênin đã nói về những thành tựu đạt được do thực hành chế độ chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Khi nói về lĩnh vực thương nghiệp, chính quyền Xô Viết đang cố gắng lập ra những công ty hợp doanh và đã thành lập được theo thể thức tiền vốn là một phần của tư bản tư nhân, ngoài ra của tư bản nước ngoài và một phần là của chính quyền Xô Viết. I.4-/ Kết quả của việc thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước thời Lênin Đến tháng 11/1922 (khoảng hơn một năm thực hành chế độ này), Lênin đã trình bày khái quát những thành tựu của chính sách kinh tế mới nói chung, chủ nghĩa tư bản Nhà nước nói riêng như sau: Trước hết và chủ yếu là tình hình giai cấp nông dân. Từ chỗ đói kém một bộ phận rất lớn trong nông dân bất bình, đến chỗ trong vòng một năm, nông dân chẳng những thoát khỏi nạn đói mà còn nộp được thuế lương thực hàng trăm triệu pút, nông dân đã phần nào hài lòng với tình hình hiện tại của họ. Công nghiệp nhẹ đang có đà phát triển, đời sống của công nhân được cải thiện, tình hình bất mãn không còn nữa. Công nghiệp nặng tuy còn khó khăn nhưng đã có sự thay đổi nhất định: Những khoản cho vay lớn không còn, vẫn chưa có một chính sách tô nhượng sinh lợi nào trong công nghiệp nặng. Không còn hy vọng vay được gì ở các nước giàu có vì các nước đế quốc vẫn đang muốn bóp chết Nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ. Tuy nhiên nhờ chính sách kinh tế mới mà đã thu được một số vốn lớn hơn 20 triệu rúp vàng. Nhìn chung chính sách chủ nghĩa tư bản Nhà nước đã góp phần làm sống động nền kinh tế nước Nga: Nhờ tô nhượng nước ngoài góp phần phát triển sản xuất hàng hoá, mang lại hiệu quả do thiết bị sản xuất hiện đại của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đã được đưa vào quá trình sản xuất. Thông qua các hoạt động của các công ty hợp doanh những người cộng sản Nga còn có thể học được cách buôn bán, cách tổ chức nền sản xuất. Hoạt động của các xí nghiệp cho thuê, các xí nghiệp hỗn hợp đã góp phần giúp Nhà nước Xô Viết duy trì hoạt động sản xuất và giải quyết việc làm cho người lao động. Các hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn giúp cho việc đẩy nhanh quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá, tiền tệ, phát triển mạnh nền sản xuất hàng hoá nhỏ qua đó cải biến những người tiểu nông, nối liền quan hệ trao đổi công - nông nghiệp, thành thị - nông thôn. Nhưng so với mong muốn và mục tiêu ban đầu đã đặt ra thì kết quả thực hiện chế độ này còn thấp. Nguyên nhân quan trọng nhất là chủ nghĩa tư bản đế quốc vẫn tìm cách bóp chết chính quyền Xô Viết. Vì thế sự hợp tác và đầu tư của nước ngoài vào Liên Xô không cao. Và trong những năm 1923 - 1924, tỷ trọng của chủ nghĩa tư bản Nhà nước - với tư cách là một thành phần kinh tế, trong tổng sản phẩm của cả nước chỉ chiếm có 1%. Tuy nhiên kết quả lớn nhất là đã hình thành một khái niệm mới và chủ nghĩa tư bản Nhà nước đã thực sự là một phần đặc trưng của chính sách kinh tế mới. Và nhờ chính sách kinh tế mới mà chính quyền Xô Viết đã giữ được vị trí vững chắc trong nông nghiệp và công nghiệp và có khả năng tiến lên, nông dân hài lòng với những gì họ đã có. Đó là một thắng lợi lớn của chính quyền Xô Viết. II-/ Sự vận dụng lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở Việt Nam II.1-/ Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế tư bản Nhà nước ở Việt Nam II.1.1 Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế tư bản Nhà nước ở nước ta. Khi đi xét về phương diện “vật chất” nước ta hiện nay ở mức độ nhất định, có thể khẳng định nền kinh tế là kém phát triển so với thế giới nghĩa là vẫn chưa có đủ điều kiện để trực tiếp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước như Lênin từng vạch ra. Trước hết chúng ta có thể sử dụng chủ nghĩa Tư bản Nhà nước như là một phương tiện để thực hiện sự định hướng xã hội chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước: Mô hình kinh tế, cương lĩnh quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi nói tới một mô hình xã hội nghĩa là muốn nói tới một hệ thống quan niệm về con đường, biện pháp, hình thức... Để thực hiện một mục tiêu nào đó đã đặt ra. Với quan niệm ấy, mục tiêu đặt ra cho thời kỳ quá độ là công cuộc xây dựng kinh tế là việc đặt nền móng kinh tế cho toà nhà mới - toà nhà xã hội chủ nghĩa, để thay thế cho toà nhà phong kiến đã bị phá huỷ và cho toà nhà tư bản chủ nghĩa đã bị phá huỷ một nửa. Hay nói cách khác đó là nhiệm vụ xã hội hoá sản xuất trong thực tế, là sự kiểm kê và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm, thiếu nó chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng. Vậy cần thiết và tất yếu phải xây móng trước khi xây nhà, phải thực hiện thời kỳ quá độ không thể trực tiếp chuyển ngay lên chủ nghĩa cộng sản được. Chúng ta phải “lùi” về chủ nghĩa tư bản Nhà nước - thuật ngữ “lùi” ở đây có nghĩa là: chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp, từ vội vàng trở về với những bước đi thận trọng, là việc từ bỏ những quan niệm sách vở về chủ nghĩa xã hội để trở về với thực tiễn và sáng tạo, từ bỏ chủ nghĩa duy ý chí để trở về với tính khách quan của quy luật, từ bỏ cái ngẫu nhiên về với cái tất nhiên, từ sự khờ dại về với sự thông minh... Đó cũng là những điểm mà ta từng mắc phải. Để quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước tiểu nông thì phải tiến tới xã hội hoá trong thực tế bằng sự phát triển cực thịnh nền kinh tế thị trường (đó là một nền kinh tế nhiều thành phần) thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì cũng có nghĩa là Đảng cầm quyền vừa thừa nhận sự phục hồi đồng thời vừa tạo điều kiện cho sự phát triển (tất nhiên có mức độ nhất định) thành phần kinh tế tư bản, bao gồm cả sự tồn tại hợp pháp của các tầng lớp tiểu tư sản, địa chủ đã mất chính quyền. Chính quyền đã thuộc về tay giai cấp công nhân mà đội quân tiên phong là Đảng cộng sản. Chính vì vậy, Đảng cộng sản cầm quyền phải đủ thông minh biết khai thác và sử dụng có hiệu quả tài năng của các chuyên gia tư sản cũng như các hình thức, các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, trong đó có chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Giai cấp công nhân với tư cách là một giai cấp tiên tiến thì đương nhiên phải học hỏi, phải rèn luyện vươn lên thành người chủ mới của phương thức sản xuất mới mà thực hiện cho bằng được mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội đặt ra. Lênin nói “trong các nước bị cùng khổ này thì hoặc là những kẻ không vươn lên nổi sẽ bị diệt vong ở đây không có và không thể có sự lựa chọn được” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 43 trang 208 . Như vậy trong điều kiện có sự du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, có chính sách mở rộng cửa trong quan hệ kinh tế với thế giới tư bản thì điều tất yếu sẽ xảy ra “bên cạnh các đồng chí sẽ có các nhà tư bản, cũng sẽ có các nhà tư bản nước ngoài, những người được tô nhượng và những nhà trúng thầu, họ sẽ quơ của các đồng chí những món lợi nhuận lên tới hàng trăm phần trăm, họ sẽ làm giàu bên cạnh các đồng chí” nhưng “cứ để họ làm giàu còn các đồng chí thì sẽ học được ở họ cách quản lý kinh tế, chỉ có như thế các đồng chí mới xây dựng được chủ nghĩa cộng sản” V.I.Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 43 trang 209 . Như vậy một mặt phải sử dụng các chuyên gia tư sản, một mặt phải du nhập các cơ sở KTTBNN. Đó là sự tất yếu đi qua chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xã hội có sử dụng tới chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước Nga và cũng là phần nào đúng đối với nước ta. Tuy nhiên thời đại ngày nay đã có nhiều điểm khác xa so với thời Lênin - cũng đã 70 năm trôi qua, phải tính đến đặc thù của nước ta cùng với đặc điểm thời đại ngày nay, đặc biệt sau sự tan vỡ của Nhà nước Liên Xô để nhận thức đâu là những khả năng thuận và nghịch khi thực hiện chế độ chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước ta. II.1.2 Những nét đặc trưng của thời đại ngày nay. Thời cơ và thách thức. Đặc trưng bao quát nhất của thời đại ở thập kỷ cuối của thế kỷ XX là thế giới đang ở bước ngoặt, bước quá độ từ cục diện cũ sang cục diện mới cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế một cuộc "chiến tranh mềm" trong cục diện vừa đấu tranh vừa hợp tác, và tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau; "vừa có diễn biến hoà bình" "vừa có chống diễn biến hoà bình" cục diện thế giới với tính độc lập của gần 200 nước trên thế giới với các trào lưu toàn cầu: dân chủ hoá, hoà bình và phát triển. Sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và việc thực hành đường lối chủ nghĩa tư bản Nhà nước nói riêng ở nước ta phải đặt trong cục diện chung của thế giới; từ đó nhận thức đâu là thời cơ, đâu là thách thức. Nét nổi bật nhất hiện nay là sự tác động của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ và nó tạo ra cho đất nước ta thời cơ lẫn thách thức. Thời cơ: Xu thế đối thoại và hợp tác, trong cục diện vừa hợp tác vừa đấu tranh, đất nước ta có được một hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó có sự "du nhập" chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài. Mặc dù chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa từ bỏ ý định "diễn biến hoà bình" đối với nước ta, song so với thời Lênin, hoàn cảnh hiện nay thuận lợi hơn nhiều. Xét về mặt địa lý, nước ta nằm trong khu vực phát triển năng động nhất của thế giới ngày nay. Có dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu á. Với đặc điểm của thế giới hiện nay là tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên. Vậy có nghĩa phải dựa vào nhau: bạn cần tôi và tôi cũng cần bạn. Vấn đề phải nắm bắt cái ''bạn'' cần để có chính sách thoả đáng, biến những thứ bạn cần ở ta thành hiện thực. Mặt khác, một thế mạnh khác của ta là việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là cái quan trọng quyết định xu hướng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, quyết định triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta. Nước ta cũng có một số tài nguyên quý giá, là một thị trường không phải là nhỏ. Đặc biệt sự ổn định chính trị lâu dài là cái mà người nước ngoài có thể tin cậy để đầu tư. Thách thức: Chỉ nguyên với thực trạng là một nước nghèo, kém phát triển, đang nằm trong khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã đưa nước ta xuống một vị trí xuất phát không thuận lợi lắm trong cuộc chạy đua kinh tế. Phương Tây đang vượt xa chúng ta trong lĩnh vực kế hoạch hoá sản xuất, còn chủ nghĩa xã hội thế giới trước đây lại lạc hậu so với yêu cầu của sự phát triển: lạc hậu về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật. Mặc dù nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường song sự chuyển biến ấy lại xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu là tự nhiên tự cung tự cấp. Về nguồn lực quan trọng nhất là con người thì lại thiếu tri thức và đội ngũ kinh doanh hiện đại. Bên cạnh đó sự chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta của các thế lực phản động ở trong và ngoài nước ngày đêm diễn ra. Rồi những mặt trái của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước là những vấn đề xã hội hết sức phức tạp, đến mức có thể gây ra sự bất bình của cả một tầng lớp dân cư. Vậy trước mắt ta những khó khăn đó là không nhỏ, phải trả giá để phát triển. Vấn đề là phải dũng cảm và khôn ngoan, phải có chiến lược, bước đi, hình thức thực hiện hữu hiệu. II.2-/ Những hình thức cụ thể của KTTBNN đang được vận dụng ở nước ta. II.2.1 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển rộng rãi các hình thức KTTBNN ở nước ta. - Do yêu cầu của sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở một nước nông nghiệp lạc hậu. - Từ yêu cầu phải nhanh chóng hiện đại hoá lực lượng sản xuất: quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong điều kiện một nền kinh tế kém phát triển, lực lượng sản xuất hết sức lạc hậu không thể có sự nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nếu không tiến hành nhanh chóng công nghiệp hoá để có cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Do nhu cầu xây dựng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế hàng hoá: không thể nâng cao trình độ xã hội hoá nếu không chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Do yêu cầu thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", "xã hội công bằng văn minh" và xã hội chủ nghĩa. - Do nhu cầu phải biết lợi dụng các lợi thế so sánh để nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. II.2.2 Những hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước ta. 1. Mở rộng hình thức liên doanh liên kết giữa Nhà nước với kinh tế tư nhân trong nước. ở nước ta trong thời kỳ cải tạo đối với công thương nghiệp tư doanh ở miền Bắc trước đấy hình thức nói trên tồn tại dưới hình thức tổ chức kinh tế "công tư hợp doanh". Sau ngày miền Nam giải phóng đã xuất hiện một số "công tư hợp doanh" thương nghiệp nhưng sự hoạt động trên cả hai miền của hình thức trên trong thưòi kỳ "kinh tế chỉ huy tập trung" thực chất là hoạt động của tổ chức quốc doanh. Từ ngày đổi mới kinh tế với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần và "mở cửa" hình thức liên doanh liên kết này thường được hướng vào lực lượng kinh tế tư nhân và tổ chức kinh tế nước ngoài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp. Trong khi đó việc phát triển hình thức này đối với lực lượng kinh tế tư nhân trong nước có phần bị lãng quyên. Nhưng qua gần 10 năm đổi mới, lực lượng kinh tế tư nhân ở nước ta nhờ sự hoạt động của quy luật tích tụ và tập trung vốn bằng nhiều con đường và nguồn vốn khác nhau, tiềm năng của lực lượng này có bước phát triển đáng kể. Tiềm năng kinh tế tư nhân thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu về vốn kinh doanh: Số công ty có vốn điều lệ từ 1 - 5 tỷ đồng tăng từ 11,05% - 22,08%, số công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn từ 300 triệu đồng, từ 32,2% xuống 22,3%. Về lĩnh vực hoạt động, có 21% công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và 5% trong lĩnh vực khách sạn du lịch, nhiều ngành nghề được mở rộng, phát triển mạnh, xuất hiện nhiều nghề mới. Nhà nước cần có biện pháp và chính sách ban hành hợp tình hợp lý, với các chính sách ưu đãi, hệ thống luật pháp rõ ràng. Bằng cách đó Nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân trong nước vì lợi ích kinh tế và lòng "yêu nước" mà nhanh chóng tiếp nhận hình thức này trong thời gian tới ở nước ta. 2. Tiếp tục mở rộng và phát triển hình thức liên doanh nước ngoài. Đây là hình thức liên doanh theo tỷ lệ vốn có mức độ khác nhau giữa Nhà nước và tư nhân Việt kiều và các tổ chức kinh tế nước ngoài, được tổ chức dưới tên gọi là các xí nghiệp liên doanh. Hình thức này xuất hiện trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế và được thực hiện thông qua đầu tư trực tiếp hình thành các trung tâm công nghiệp mới với kỹ thuật cao. Một số số liệu: đến cuối năm 1994 số dự án được cấp giấy phép: 1170 với tổng vốn đầu tư. 12.200.430 triệu USD và tổng vốn pháp định 6.376.441 triệu USD. Các dự án được phân bố tập trung ở nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50328.DOC
Tài liệu liên quan