Mục lục
Nội dung Trang
A Mở đầu 1
B Nội dung 2
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. 2
2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản.
2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công – nông.
2.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sang tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
C Kết luận 9
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu tư tưởng hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A Mở đầu
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước, quật cường chống ngoại xâm trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, ông cha ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Trí tuệ đánh giặc cứu nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam. Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo trí tuệ đó của dân tộc. Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời tìm hiểu them tư tưởng của các nhà yêu nước trên thế giới để nâng nó lên một tầm cao mới phù hợp với thực tiễn cách mạng việt Nam lúc bấy giờ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc vừa là sự kết hợp của tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thức tiễn cách mạng việt nam lúc bấy giờ. Từ đó,có thể khẳng đinh rằng cách mạng giải phóng dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của Người. Khi tìm hiểu về vấn đề này, việc nghiên cứu tư tưởng hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một điều quan trọng. Đây chính là trọng tâm mà bài viết này hướng tới.
B Nội dung
Khái niệm của tư tưởng hồ Chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về con đường cứu nước, chiến lược cách mạng, sách lược cách mạng và phong trào cách mạng nhằm giải phóng áp bức bóc lột, nô dịch, xây dựng một nước việt nam, hòa bình thống nhất, độc lập và Chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở hình thành :
Lí luận: Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, còn ở Việt Nam : “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh “, “ ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh “.
Thực tiễn: khảo sát những phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ( cách mạng ở Pháp, Mĩ, Nga ).
Muốn thoat khỏi áp bức phải tiến hành cách mạng tư sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản
Thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta là do gắn liền với hệ tư tưởng phong kiến hay hệ tư tưởng tư sản, không có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn; chưa xác định rõ nhiệm vụ của cuộc đấu tranh là giải quyết những mâu thuẫn cơ bản nào; không có khả năng tập hợp được lực lượng toàn dân tộc. Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới.
Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh giành nhau trong việc xâu xé thuộc địa vừa liên kết với nhau trong việc đàn áo phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa. Trong cuộc đấu tranh tự giải phóng , giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa có chung một kẻ thù, vì vậy phải phối hợp hành động và cổ vũ lẫn nhau.
Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản; mặt khác cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tức là phải đi theo đường lối Mác – Lênin.
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo:
Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Đảng cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác. Yếu tố có ý nghĩa quyết định sự chuyển biến về chất là sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân. Sự thâm nhập đó dẫn đến sự hình thành chính Đảng của giai cấp công nhân. Sau khi ra đời, Đảng cộng sản với vai trò là người tiếp tục sự nghiệp kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân trên quy mô lớn hơn nhằm giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính Đảng của mình để lãnh đạo thì cuộc đấu tranh mới có thể đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn.
Đảng cộng sản là bộ phận không thể tách rời của giai cấp công nhân.Mục đích và lợi ích của Đảng và của giai cấp công nhân là thống nhất. Không có Đảng cộng sản - hạt nhân chính trị của phong trào công nhân, bản thân giai cấp công nhân không thể trở thành lực lượng chính trị độc lập, cũng không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Đảng cộng sản là người đại diện chân chính cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc. Trong phạm vi một nước đồng thời cũng vì lợi ích chung của phong trào cộng sản và quốc tế. Chính vì vậy, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra được cơ sở thống nhất tư tưởng và hành động, phát huy tư cách là người lãnh đạo trong đấu tranh chống áp bức bóc lột xây dựng xã hội mới.
Sức mạnh để chiến thắng giai cấp tư sản và mọi kẻ thù khác, không phải chỉ là ở số lượng và ở tinh thần chiến đấu của giai cấp công nhân mà chủ yếu là ở trình độ tổ chức và giác ngộ chính trị của nó. Điều đó được thể hiện tập trung ở chính Đảng- một tổ chức bao gồm những người ưu tú nhất, giác ngộ chính trị xã hội cao, có tinh thần đấu tranh kiên quyết nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy Đảng cộng sản luôn là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và của toàn xã hội.Đảng có nhiệm vụ sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn cách mạng, đề ra mục tiêu, phương hướng, đường lối, chính sách đúng, phù hợp với yêu phát triển khách quan của đất nước. Đồng thời Đảng giáo dục, tổ chức, lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân thực hiện công cuộc xoá bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng thành công chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành công phải đi theo con đường cách mạng vô sản, nghĩa là: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh còn khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì lien lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Hồ Chí Minh cũng nhận thức rất rõ rằng: Đảng có vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Leenin, nghĩa là phải được vũ trang bằng lí luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và phải được xây dựng theo những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
Các lãnh tụ yêu nước tiền bối cũng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chính đảng cách mạng. Phan Chu Trinh đã nói: ngày nay, mốn độc lập, tự do, phải có đoàn thể, nhưng ông chỉ mới nói mà chưa kịp làm. Phan Bội Châu đã tổ chức ra Đảng Việt Nam quang phục hội, sau dự định cải tổ nó thành Việt Nam quốc dân Đảng theo kiểu Tôn Trung Sơn nhưng ông chưa kịp thực hiện thì đã bị bắt, bị đưa về giam lỏng tại Huế.
Dù đã thành lập hay chưa thì các đảng kiểu đó cũng không thể lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng dắn và một tổ chức đường lối chặt chẽ; lại không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng, nên sớm muộn cũng rơi vào tan rã và thất bại.
Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công - nông:
Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của dân chúng, do vậy phải đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông. Nghĩa là, tất cả sĩ, nông, công, thương, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, học trò, điền chủ,… kể cả tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước, đều có thể tham gia vào lực lượng cách mạng, nhưng “… công nông là người chủ cách mệnh,… công nông là gốc cách mệnh”.
Tổ chức chính trị có thể thực hiện việc quy tụ, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân là “Mặt trận dân tộc thống nhất” dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tạo ra sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Vì trong phạm vi của cách mạng giải phóng dân tộc, đối tượng cần đánh đổ là bọn đế quốc và đại địa chủ phong kiến tay sai. Do vậy, Đảng cần phải hết sức liên lạc với tất cả các tầng lớp, như “tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt…, để kéo họ vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa roc mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản đối cách mạng (như Đảng Lập hiến,…) thì phải đánh đổ”.
Có ý kiến cho rằng Hồ Chí Minh quá chú trọng đến vấn đề dân tộc mà quên mất lợi ích của giai cấp đấu tranh. Thực ra, trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp lực lượng, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, điền chủ, nhà buôn… chỉ là bầu bạn của công nông thôi và liên lạc với các giai cấp tầng lớp khác nhưng không được nhượng bộ hay thỏa hiệp.
2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sang tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc:
Đây là một luận điểm mới mẻ và sang tạo của Hồ Chí Minh.
Từ năm 1919 đến năm 1928, Quốc tế Cộng sản vẫn cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chỉ thành công khi giai cấp vô sản ở các nước chính quốc giành được thắng lợi. Quan điểm này đã làm giảm tính chủ động, sang tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. trong tuyên ngôn thành lập của Quốc tế Cộng sản có viết: “Công nhân và nông dân không những ở An Nam, Angiêri, Bengan mà cả Ba Tư hay Ácmênia chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân ở các nước Anh và Pháp lật đổ được Looiit Gioócgiơ và Clêmăngxô giành chính quyền nhà nước vào tay mình”. Còn đại hội VI Quốc tế Cộng sản ngày 1-9-1928 viết: “Chỉ có thể thực hiện được công cuộc giải phóng hoàn toàn các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”.
Tháng 6 năm 1924, phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng: “…vận mệnh của giai cấp vô ản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa”, “…nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa…” và nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “… muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.
Vận dụng công thức của C.Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Nguyễn Ái Quốc đã đi tới luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân an hem”.
Từ việc nhận thức được rằng, thuộc địa là khâu yếu nhất trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, còn chủ nghĩa yêu nước chân chính ở thời hiệ đại đã trở thành động lực của cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng ngiair phóng dân tộc ở thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, rồi sau đó giúp đỡ cho các anh em của mình ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.
Đây là một luận điểm sang tạo, có giá trị lí luận và thực tiễn rất to lớn đã được thực tiễn cách mạng ở một số nước thuộc địa và cách mạng việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắnvà có sự cống hiến quan trọng vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang:
Cách mạng bạo lực, theo Hồ Chí Minh, là sử dụng bạo lực của quần chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của bon xâm lược cấu kết với những kẻ phản động. Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dung bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Quán triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng thực hiện phương pháp cách mạng bạo lực ở Việt Nam nghĩa là kết hợp những hình thức đấu tranh vũ trang phù hợp.
Từ năm 1924, đề cập đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: Để có cơ hội thắng lợi:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang đó phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải là một cuộc nổi loạn,… phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra trong thành phố, theo kiểu cách mạng các cuộc cách mạng Châu Âu.
Phải được nước Nga ủng hộ.
Phải trùng với cách mạng vô sản Pháp.
Phải gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản thế giới.
Tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa I do Người chủ trì đã đưa ra quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang, mở đầu bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương để tiến tới tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã vận dụng sang tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một luận điểm hệ thống mới mẻ, sang tạo bao gồm cả đường lối chiến lược, đường lối sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang, Người cùng với Trung ương Đảng chủ động chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, đón thời cơ, chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám và giành chính quyền trong cả nước chỉ trong vòng hơn mười ngày. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã chứng minh hùng hồn tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
C Kết luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bỏ ra gần mười năm để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa, điều đó đã giúp Người đánh dấu những bước chuyển biến về chất trong tư tưởng, đã dẫn dắt khích lệ nhân dân ta theo Người và mang đến thắng lợi trong công cuộc giải phóng dân tộc, điều đó được chứng minh qua các chiến công chống giặc ngoại xâm được ghi nhận trong những trang vàng của lịch sử cách mạng Việt Nam. Sự vật luôn vận động và không ngừng phát triển, hoàn cảnh sẽ không ngừng thay đổi theo quy luật khách quan, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc sẽ ngày càng phát triển, hoàn thiện với thực tiễn đang biến đổi của đất nước. Tư tưởng ấy sẽ là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địchcủa dân tộc ta để đi tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đích thực.
Mục lục
Nội dung Trang
A Mở đầu 1
B Nội dung 2
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải 2
phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. 2
2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách 2
mạng vô sản.
2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do 3
Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của 5
toàn dân, trên cơ sở liên minh công – nông.
2.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ 6
động, sang tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc
Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng 8
phương pháp cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang
C Kết luận 9
Danh mục tài liệu tham khảo:
www.wattpad.com
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh NXB Chính trị Quốc gia
Tư tưởng Hồ Chí Minh TS Nguyễn Mạnh Tường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng hồ Chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc-.docx