Tiểu luận Nghiên cứu vấn đề tích luỹ tư bản

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I: Lý luận chung về tích luỹ tư bản 2

I. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản 2

1. Tài sản xuất và tính tất yếu của tích luỹ tư bản 2

2. Thực chát của tích luỹ tư bản và động cơ của nó 3

II. Những nhân tố tác động đến quy mô của tích luỹ tư bản 4

1. Trình độ bóc lột giá trị thặng dư 5

2. Năng suất lao động 6

3. Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng 7

III. Quy luật chung của tích luỹ tư bản 7

1. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản . 7

2. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng 8

3. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản 9

Chương II: ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với nước ta 11

I. Thực trạng của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 11

II. Vấn đề sử dụng vốn hiệu quả 17

III. Các giải pháp tăng tích luỹ 19

Kết luận 22

Mục lục 23

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu vấn đề tích luỹ tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lấn vào quỹ tiêu dùng. Nhưng như ta đã thấy, năng suất lao động mà tăng lên thì công nhân cũng trở nên rẻ hơn và do đó tỷ suất giá trị thặng dư cũng tăng lên, ngay cả khi tiền công thực tế được nâng cao. Tiền công này không bao giờ tăng lên cùng một tỷ lệ với năng suất lao động. Cũng với một lượng tư bản khả biến ấy lại vận dụng được nhiều sức lao động hơn, và do đó nhiều lao động hơn. Cũng với một tư bản bất biến ấy lại biểu hiện thành một lượng giá trị tư liệu sản xuất nhiều hơn, do đó cung cấp được nhiều yếu tố tạo ra sản phẩm, cũng như nhiều yếu tố tạo ra giá trị hơn. Vì vậy khi giá trị của tư bản phụ thêm không thay đổi thậm chí giảm xuống, tích luỹ được đẩy nhanh. Chẳng những quy mô của tái sản xuất được mở rộng về mặt vật thể mà sản xuất giá trị thặng dư cũng tăng lên nhanh hơn giá trị của tư bản phụ thêm. Như vậy quy mô tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư tích luỹ được, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó chuyển hoá thành, cho nên sự giầu có của xã hội, và khả năng không ngừng tái sản xuất mở rộng. Sự giầu có đó không chỉ phụ thuộc vào độ dài lao động thặng dư mà chủ yếu do năng xuất của lao động thặng dư quyết định. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích luỹ nhờ viẹc sử dung vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật liệu hiện có như phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xã hội. Những vật vốn không có giá trị cuối cùng năng suất lao động tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản của tái hiện dưới hình thức hữu dụng mới càng nhanh. 3. Chênh lệch giữa tư bản và sử dụng tư bản tiêu dùng Tư bản sử dụng là giá trị những tư liệu lao động mà bộ quy mô hiên vật của nói đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm; còn tư bản tiêu dùng là giá trị ấy được chuyển vào sản xuất sản phẩm dưới dạng khấu hao. Do đó sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng này là thước đo sự tiến bộ của lương sản xuất. Sau khi trừ đi những chi phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động, nghĩa là sau khi trừ đi giá trị hao mòn của chúng đã chuyển vào sản phẩm, nhà tư bản sử dụng máy móc và công cụ lao động đó mà không đòi hỏi một chi phí nào khác. Tư liệu lao động là những thứ được dùng để tạo ra sản phẩm, tuy được sử dụng toàn bộ, nhưng chỉ chuyển từng phần giá trị của nó vào sản phẩm. Cho nên các tư liệu lao động có đặc tính là phục vụ không công giống như lực lượng tự nhiên. Kỹ thuật ngày càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ xẩy ra là nhờ có lao động sống nắm lấy và làm cho nó sống lại. Chúng cũng sẽ được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng như của tích luỹ tư bản. III. Quy luật chung của tích luỹ tư bản. 1. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Sản xuất bao giờ cũng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: Tư liệu sản xuất và sức lao động. Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Cấu tạo kỹ thuật là cấu tạo hiện vật, nên nó biểu hiện dưới hình thức: Số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để phản ánh mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên đó biểu hiện ở chỗ: Bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tương đối và tăng tuyệt đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại xuống một cách tương đối. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng chóng ở thời kỳ công hóa tư bản chủ nghĩa, hoặc ở những thời kỳ nền kinh tế tư bản thay đổi cơ cấu kinh té. Việc sử dụng lao động mới đòi hỏi phải có lao động thành thạo, được đào tạo với giá trị sức lao động cao nhưng năng suất lao động nâng cao lại làm cho giá trị hàng hoá kỹ thuật hiện đại giảm xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng lao động có trình độ cao, lao động trí tuệ ngày một tăng lên, gây nên những hiệu quả xã hội tiêu cực đối với toàn bộ đội ngũ người lao động làm thuê. 2. Quá trình tích luỹ Tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng. Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng tích luỹ của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích luỹ. Tích tụ tư bản, một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng thực hiện cho tích tụ tư bản. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn. Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn. Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hoá, còn nguồn tập trung là tư bản đã hình thành trong xã hội. Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các bộ phận tư bản đã có, quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ. Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động, còn tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ có tập trung tư bản mà tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành quá trình sản xuất theo quy mô lớn và được xếp đặt một cách khoa học, xây dựng được một công trình công nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích luỹ tư bản. Quá trình tập trung và tích tụ tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng trở thành nền sản xuất xã hội hoá cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc thêm. 3. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản Sự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng là một xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do vậy, số cần tương đối về sức lao động cũng có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối có ba hình thái tồn tại của nhân khẩu thừa: nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng và nhân khẩu thừa ngừng trệ. Nhân khẩu thừa lưu động là loại lao động bị sa thải ở xí nghiệp này nhưng lại tìm được việc làm ở xí nghiệp khác. Nói chung, số này chỉ mất việc làm từng lúc. Nhân khẩu thừa tiềm tàng là nhân khẩu thừa trong nông nghiệp - đó là những người nghèo ở nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc làm trong công nghiệp, phải sống vất vưởng. Nhân khẩu thừa ngừng trệ hầu như là những người thường xuyên thất nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt, sống lang thang, cơ nhỡ, tạo thành tầng lớp dưới đáy của xã hội. Thất nghiệp là bạn đường của chủ nghĩa tư bản, là hậu quả của sự phát triển tư bản chủ nghĩa, đồng thời là điều kiện phát triển của nó. Chủ nghĩa tư bản không sao khắc phục được tệ nạn xã hội này, ngay cả ở các nước tư bản phát triển nhất. Trong điều kiện cách mạng và khoa học công nghệ hiện nay, thành phần đội quân thất nghiệp ở các nước tư bản đã mở rộng, không những trong giai cấp công nhân mà trong cả các tầng lớp lao động làm thuê khác, không chỉ bao gồm lao động giản đơn mà cả lao động có nghề nghiệp và lao động trí tuệ. Không có sự trợ cấp nào có thể đền bù những tổn thất về vật chất cũng như tinh thần của người lao động bị thất nghiệp. Trong các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa hiện đại, việc tuyển người lao động chủ yếu không phải từ những người bị thất nghiệp, mà từ đội ngũ những người lao động trẻ được đào tạo. Còn công nhân ở các xí nghiệp với kĩ thuật lạc hậu, khi bị sa thải, không có hi vọng tìm được việc làm mới. Do đó, xuất hiện một tình hình mới: Những người lao động bị thất nghiệp không còn là đội quân công nghiệp dự bị nữa mà trở thành một độ quân thừa, gánh nặng cho xã hội. Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hoá. Bần cùng hoá giai cấp công nhân là hậu quả tất nhiên của quá trình tích luỹ tư bản. Bần cùng hoá tồn tại dưới hai dạng: Bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối. Sự bần cùng hoá tuyệt đối giai cấp công nhân biểu hiện ở mức sống bị giảm sút. Sự giảm sút ngày này xảy ra không chỉ trong ở trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống một cách tuyệt đối, mà còn khi tiêu dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn. Chương II: ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với nước ta I- Thực trạng của doanh nghiệp nước ta hiện nay. Quá trình hội nhập kinh tế buộc doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Điều cần thiết nhất là gắn liền với việc thực hiện lộ trình hội nhập cần phải xây dựng và thực hiện cho được một lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế xác định các công việc cụ thể cho từng ngành, từng giai đoạn đồng thời khẩn trương ban hành các chính sách biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện triệt để kiên quyết nhằm thực hiện lộ trình đó. Nền kinh tế thị trường hiện nay đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đồng thời có thêm một số loại thị trường mới như thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ... Về vốn đầu tư năm 2000 Chính phủ và ngành ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư vay vốn song tỷ lệ doanh số có số vay ngân hàng vẫn giữ ở mức là 74%, trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp đi vay từ nguồn khác tăng lên 63%. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân việc đi vay các nguồn vốn cho đầu tư phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay còn nhiều bất cập về cơ chế xuất khẩu và chất lượng hoạt động nhất là những yếu kiện trong việc ổn định thị trường thiếu linh hoạt và chủ động trong xử lý giá và thiết lập các kênh phân phối cho hàng hóa Việt Nam tỷ lệ hàng gia công còn lớn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ trọng không đáng để dịch vụ cho việc coi trọng nư một lĩnh vực đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu. Một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến sức cạnh tranh trong doanh nghiệp là chi phí đầu vào của chúng ta quá cao. Tính chung từ 1996 đến nay chi phí đầu vào tăng 32,42% trong khi tỷ lệ tăng giá đầu ra là 22,82% làm cho tỷ suất doanh lợi bình quân của doanh nghiệp từ 16%, giảm xuống còn 6,2% thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với các nước trong khu vực và 3 lần so với châu Âu. Vấn đề giá nông sản thấp thu nhập của nông dân ngày càng thu hẹp mặt khác không kém quan trọng dẫn các chi phí đầu vào quá cao về điện, xăng dầu, phân bón, thuỷ lợi, cày bừa... mà trong thời gian chúng ta quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp bảo hộ xử lý đầu ra hơn là các biện pháp đầu vào để chi phí sản xuất và bán hàng cho nông dân. Tất cả những điều đó là cho Việt Nam trở thành một nơi đắt đỏ sức cạnh tranh của hàng hóa và thị trường Việt Nam giảm dần các nhà đầu tư e ngại, thậm chí một số nàh đầu tư lớn đã rút vốn khỏi Việt Nam.... vấn đề là ở chỗ hầu hết các chi phí đầu vào hiện nay của doanh nghiệp đều liên quan đến các ngành độc quyền như điện, xăng dầu, bưu chính viễn thông, hàng không... Trong thực hiện vừa qua các ngành này liên tục tăng giá hoặc duy trì mức giá cao với nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do phải trả nợ đầu tư. Đã đến lúc chúng ta cần có một sự nhìn nhận đi vào thực chất hoạt động và hiệu quả. Qua những con số điều tra cho thấy số doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập tăng lên đáng kể, tổng doanh thu hàng năm làm ra xấp xỉ 300 tỷ VNĐ, sự phân bổ doanh nghiệp theo ngành hợp lý dơn tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp Nhà nước 11,7% gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Số doanh nghiệp làm ăn có lãi chiếm 11,3% trong doanh nghiệp trong đó 11,3% số doanh nghiệp Nhà nước, 69,0% số doanh nghiệp địa phương. Lãi thực hiện năm 1999 là 15.27 tỷ đồng. Đối với khu vực tư nhân Nhà nước ban hành luật Công ty và luật doanh nghiệp thì đến năm 1995 đã có 15.276 doanh nghiệp và đến năng 1999 số doanh nghiệp được thành lập đã lên đến 30.500 tăng gấp 74 lần so với năm 1991. Tổng vốn đầu tư năm 1991 là 6.430 tỷ đồng đến năm 2000 đã lên đến xấp xỉ 160.000 tỷ VNĐ, 2003 lên đến 200.000 tỷ VNĐ. Khu vực kinh tế tư nhân có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân tỷ trong % của khu vực tư nhân chiếm 22,44% khu vực đầu tư Nhà nước 35,4% khu vực doanh nghiệp Nhà nước 42,16%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều những tồn tại cần phải khắc phục. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều, quy mô còn nhỏ, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý, sự phân bổ doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ còn chưa hợp lý. Còn tồn tại nhều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể hoặc sát nhập với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Hiện nay có 1.822 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm 30,8% tổng số doanh nghiệp với sỗ lãi lũy kế là 5.079 tỷ đồng. doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi chế độ bảo toàn và phát triển với điều kiện đi vay ngân hàng, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi thiết thực khác của người lao động. Đại hội Đảng IX đã khẳng định phải chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, tập trung đầu tư cho các mặt hàng có lợi thì xuất khẩu chủ lực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do cạnh tranh tìm kiếm thị trường chuẩn bị cho việc tham gia AFTA, APEC... các giải pháp đề ra cho doanh nghiệp hiện nay là hoàn chỉnh chính sách, pháp luật xây dựng môi trường kinh doanh ổn định mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân phát triển ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp cơ bản vẫn là xuất phát từ nội lực của mỗi doanh nghiệp về sự hưng thịnh và phồn vinh của nưóc ta. Để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần có vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài sản hiện có ở doanh nghiệp. Các Công ty doanh nghiệp Nhà nước thì nguồn vốn ban đầu có thể lấy từ ngân sách Nhà nước, các Công ty liên doanh thì các thành viên tham gia góp vốn. Đối với Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn thì nguồn vốn được huy động bởi các cổ đông. Ngoài ra nguồn vốn này có thể bao gồm các quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn vốn vay: nguồn vốn này rất cơ bản và chiếm tỷ lệ đáng kể bởi nó không chỉ bổ sung cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc hoàn trả các khoản nợ hết hạn và giảm số lượng vốn vay. Nguồn vốn này được hình thành từ việc vay tín dụng ngân hàng dưới hình thức tín dụng ứng trước trong đó doanh nghiệp được sử dụng trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp Nhà nước có thể phải dùng thế chấp hoặc không dùng thế chấp. Một hình thức vay nữa là phát hành trái phiếu: chỉ riêng doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu mới có quyền vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp có thể vay bằng tín dụng thương mại đó là hình thức vay lẫn nhau của các ngân hàng thương mại. Tình hình thu hút vốn đầu tư trong doanh nghiệp thành tựu và hạn chế. Trước đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp của một nền kinh tế chỉ huy, Việt Nam không có thị trường tài chính. Mọi nguồn lực đều được tập trung vào tay Nhà nước để phân phối theo kế hoạch cho từng dự án đầu tư và từng doanh nghiệp. Những năm đổi mới đã đem lại hậu quả rõ rệt. Trong 5 năm 1991-1995 ước tính huy động vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội khoảng 15 đến 16 tỷ USD, trong đó phần của Nhà nước chiếm gần 43% bao gồm cả đầu tư từ ngân cách Nhà nước, tín dụng đầu tư Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước tự đầu tư, phần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 37% đầu tư của tư nhân chiếm 20%, đầu tư của các doanh nghiệp được hình thành và hoạt động hiệu quả, phần lớn ở dạng quy mô vừa và nhỏ nhưng có một số doanh nghiệp tư nhân ở quy mô lớn. Thực tế, nguồn vốn mà các doanh nghiệp đã tích luỹ và huy động là khá đa dạng và phong phú. Viẹc bản thân doanh nghiệp làm ăn phát đạt đã tạo cho tình hình tài chính của họ trở nên mạnh mẽ là tiền đề cho việc tích luỹ cho mở rộng sản xuất. Mặt khác đáp ứng cho nâng cao phát triển của doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ huy động đạt hiệu quả đó là việc các doanh nghiệp vay lẫn nhau song tỷ lệ này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng là thị trường vốn chủ yếu cho tình hình hiện nay và có ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư thông qua hệ thống các quỹ tiết kiệm và các hợp tác xã tín dụng. Thị trường trái phiếu và cổ phiếu là hiện tượng mới ở Việt Nam. Đây cũng là bước khởi đầu mới cho việc lập thị trường chứng khoán. Công cụ này cũng được doanh nghiệp sử dụng trong việc huy động vốn đầu tư. Các doanh nghiệp Nhà nước còn tiến hành phát hành trái phiếu lãi suất 21% /năm, một số doanh nghiệp khác thuộc các ngành điện, xi măng, giao thông, xây dựng đang lập đề án để phát hành trái phiếu. Trái phiếu và cổ phiếu Công ty do các doanh nghiệp được cổ phần hoá phát hành. hiện nay đã có khoảng 100 Công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu song các Công ty này có số vốn nhỏ, số lượng cổ đông vì hạn chế còn loại cổ phiếu do các doanh nghiệp phát hành gắn với hai hình thức cổ phần hoá. Một hình thức tư nhân hoá một phần vốn của doanh nghiệp bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, hình thức khác là giữ nguyên vốn của doanh nghiệp Nhà nước nhưng phát hành cổ phiếu để duy động thêm. Cho tới nay đã có hơn hàng 100 doanh nghiệp có đề án xin Chính phủ cho phép cổ phần hoá, trong đó đã có khoảng 50 doanh nghiệp thực hiện xong cổ phần hoá. Con số cụ thể của việc quản lý kinh tế Trung ương đến năm 2003 tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp do Trung ương quản lý là 5232 tỷ đồng chiếm 36% doanh nghiệp do địa phương quản lý 7173 tỷ đông chiến 64% phân theo thành phần doanh nghiệp thì doanh nghiệp quốc doanh tổng số vốn đầu tư 1089 dự án số vốn đầu tư. 6.781 tỷ đồng chiếm 63%, doanh nghiệp tư doanh tôảng số sự án 1374 dự án huy động 11.325 tỷ đồng chiếm 37%. Như vậy tổng số vốn là 28.106 tỷ đồng. Vốn nước ngoài : thành tựu huy động vốn của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và là cơ sở cho các doanh nghiệp. Theo con số của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư trong năm 1988-1995 thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tổng cộng 18.464 triệu USD, vốn đầu tư đăng ký 5.863 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện viện trợ chính thức phát triển ODA cho Việt Nam bình quân mỗi năm đạt khoảng 480 triệu USD, Thực tế những năm qua cho thấy tiềm năng vốn từ nước ngoài tuy vốn lớn, nhưng việc khai thác và sử dụng còn nhiều bất cập, việc phân bổ các dự án ODA dân trả thực hiện dự án ODA thẩm định kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thực tế, khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đã có hàng ngàn doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài của 62 nước và nhà đầu tư ở Việt Nam. Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn có năng lực tài chính và công nghệ cao đến đầu tư tại Việt Nam, quy mô vốn bình quân của một dự án tương đối lớn trong đó có các dự án đầu tư với số vồn hàng trăm triệu USD. Ban đầu xây dựng được một số cơ sở công nghệ quy mô lớn và có trình độ công nghệ cao như dầu khí, thông tin viễn thông điện tử cao cấp tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cá dự án có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động đã trực tiếp tạo ra hơn 300 ngàn việc làm mới, tạo ra hơn một triệu việc làm trong các ngành xây dựng và các ngành dịch vụ khác. Phần nữa tạo điều kiện kích thích đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. Đạt đợc những kết quả đó khôg phải không còn nhiều hạn chế. Việc vay vốn đầu tư ngân hàng của doanh nghiệp đòi hỏi quá nhiều giấy tờ thậm chí nhiều ngân hàng có từ chôí việc cho vay với lý do là khách hàng mới. Chính vì vậy doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn vốn khác ngoài ngân hành có tính rủi ro cao, lãi suất lớn, hoặc gian dối với cán bộ ngân hàng để vay vốn, hậu quả là doanh nghiệp đầu tư trong tình trạng bất ổn định, thiếu chắc chắn, kém hiệu quả thậm chí đã xảy ra một số thiệt hại cho xã hội. Từ chính sách đến thực tế còn một khoản cách lớn và các biện pháp đầu tư, các cam kết về đổi mới thủ tục hành chính trong lĩnh vực này vẫn chưa được thực hiện là bao nhiêu, khu vực quốc doanh vẫn được khuyến khích hơn đầu tư mở rộng mặc dù về mặt kinh tế, đầu tư mở rộng có tác dụng trực tiếp tăng hiệu quả nền kinh tế, tăng quy mô vốn cá biệt, thị trường chứng khoán ở giai đoạn hiện nay đã được hình thành và hoạt động được một thời gian nhưng hầu hết các Công ty sử dụng việc phát hành chứng khoán để huy động vốn nguyên nhân là do các doanh nghiệp chỉ huy động vốn dưới hình thức này khi họ cần mở rộng quy mô lớn, việc phát hành chứng khoán phải qua nhiều thủ tục giấy tờ. Trong nội bộ Công ty họ vẫn không muốn chia sẻ quyền sở hữu và quyền kiểm soát cho các cổ đông. Về vốn để huy động vốn nước ngoài thực sự chưa đem lại hiệu quả. Trước hết khối lượng vốn đầu tư thực hiện của FDF trong năm 2001 có biểu hiện chững lại theo ước tính của Bộ Kế hoạch và đầu tư, con số này chỉ đạt 2,2 tỷ USD tăng khoảng 3,2% so với năm 2000, khá thấp kể từ khi năm 1994 trở lại đây, ước tính trong năm 2001 chỉ có khoảng 40 dự án quy mô vừa và nhỏ hoàn thành xây dựng cơ bản, bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Trong hình thức đầu tư BOT nơi tập trung khá nhiều dự án lớn mới đạt 3%. Đặc biệt tình trạng không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê báo cáo các tình hình cơ sở là những ách tắc trong việc triển khai thực hiện dự án còn nhiều vướng mắc trong điều kiện. Với phát triển ODA việc công tác quản lý và sử dụng chưa tốt, nhất là khâu chuẩn bị và tổ chức thực hiện. Vốn ODA không được hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho các chương trình đặc biệt. Khó khăn chung cho việc huy động vốn nước ngoài chủ yếu là do chính sách hai giá và việc áp dụng nhiều loại chi phí khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhất là các cước hàng không, giá điện phí quảng cáo... đang là trở ngại lớn cho việc thu hút vốn. Cân đối ngoại tệ cho các dự án đầu tư nước ngoài đang là vấn đề nổi lên nhiều dự án triển khai sớm nhằm vào thị trường trong nước, khả năng đáp ứng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại hạn chế nhất là thời điểm cuối chu kỳ doanh nghiệp của doanh nghiệp. II. Vấn Đề sử dụng vốn hiệu quả Giờ hết vấn đề tiết kiệm đặt lên hàng đầu, tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày của chủ thể doanh nghiệp ở các ban ngành, cơ quan. Tiết kiệm trong mọi cơ quan của quá trình sản xuất là rất cần thiết bởi nó quyết định trực tiếp đến sự phát triển mở rộng sản xuất, vì vậy vấn đề là làm sao tiết kiệm trở thành một khẩu hiệu phương châm cho mọi doanh nghiệp vì một cuộc sống tronag tương lai sẽ trở nên đầy đủ và hạnh phúc hơn nữa. Việc xây dựng cơ sở sản xuất và mua sắm trang thiết bị phải được sự cân nhẵc kỹ càng bởi vì khi quyết định trong đầu tư không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí gây thất thoát tài sản, các doanh nghiệp cũng cần phải xem lại bộ máy hành chính và bộ máy hoạt động. Tránh tình trạng cồng ềnh dướm dà, chống chéo lên nhau cản trở việc thực hành tiết kiệm. Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải phân bố một cách hợp lý giữa tiêu dùng và tích luỹ. Nhận thấy vai trò của việc tiết kiệm đối với sự phát triển để trở thành phong trào thúc đẩy quá trình tích tụ vào tập trung vốn để phát triển bền vững. Trong các dự án đầu tư doanh nghiệp phải lựa chọn các dự án và phương án sản xuất kinh doanh có khả thi có hiệu quả biểu hiện ở chỗ doanh nghiệp có thể hoàn trả nguồn vay phù hợp với thời gian vay,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21109.doc