Tiểu luận Nghiên cứu về tiểu phẩm báo chí

MỤC LỤC

1. Vài nét về tiểu phẩm báo chí 1

2. Các đặc trưng của tiểu phẩm (có ví dụ minh hoạ). 2

a. Tính trào phúng. 2

b. Tính châm biếm 3

• Ví dụ: Tiểu phẩm: 5

c. Tính đả kích 6

d. Cái hài trong tiểu phẩm 6

e. Tính hài kịch trong tác phẩm tiểu phẩm. 8

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu về tiểu phẩm báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr­êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa b¸o chÝ --------------- TiÓu luËn §Ò tµi: Nghi£n cøu vÒ tiÓu phÈm b¸o chÝ Gi¶ng viªn : Häc viªn : Líp : Hµ Néi, 1. Vài nét về tiểu phẩm báo chí Tiểu phẩm theo tiếng Latinh là “Satira”, có nghĩa là trào phúng, châm biếm, đả kích. Theo Từ điển Tiếng Việt, tiểu phẩm có nghĩa là: - Bài báo ngắn về vấn đề thời sự có tính chất châm biếm. - Màn kịch ngắn mang tính chất hài hước, châm biếm hoặc đả kích. Theo quan niệm của Bùi Đình Khôi: “Tiểu phẩm là một thể loại tác phẩm báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn đạt bằng một ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể, hoặc khái quát mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước những sự việc hoặc hiện tượng đó”. Từ đó có thể đưa ra khái niệm về tiểu phẩm như sau: Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ở nhóm chính luận - nghệ thuật, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó. Trên thế giới, tiểu phẩm ra đời vào những năm 60 – 70 thế kỉ 18 với sự xuất hiện các bài viết của Nôvicốp và Giecxen trên báo chí Nga. Vào đầu thế kỉ 19 trên báo chí Pháp xuất hiện những bài viết của cố đạo Guyliêng Giốp Phroa được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam, theo một số tài liệu nghiên cứu, các dạng trào phúng và tiểu phẩm bắt đầu xuất hiện trên báo chí vào những năm đầu thế kỉ 20 với những tờ báo như Đông Dương tạp chí, Đông Tây, Duy Tân, Phong hoá, Vịt đực, Con ong…Trên những tờ báo này đã xuất hiện nhiều bài viết có tính châm biếm, hài hước, in những hí hoạ, biếm hoạ, thậm chí có những tờ báo chuyên in truyện cười với những tác giả nổi tiếng như Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương..Tuy nhiên, phải đến thời kì Cách mạng dân chủ khi báo chí tiến bộ và cách mạng có điều kiện phát triển công khai, thể loại tiểu phẩm mới thực sự phát triển. Cùng với thời gian, tiểu phẩm ngày càng phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của nền báo chí Việt Nam. Cùng với các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm báo chí góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của đất nứơc: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2. Các đặc trưng của tiểu phẩm (có ví dụ minh hoạ). a. Tính trào phúng. Theo Bách khoa toàn thư của Liên Xô thì trào phúng là “một phương pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì đó sai lệch, vô lý, không xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng các hình tượng đáng cười, đáng phê phán, chế nhạo (khía cạnh hình thức). Trào phúng không chỉ là nét đặc biệt của sáng tác văn học, báo chí mà còn là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trào phúng có nghĩa là dung lời nói bóng bẩy, kín đáo để mỉa mai kẻ khác. Trong tiểu phẩm báo chí, trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học. Văn trào phúng bao gồm một lĩnh vực rộng lớn với những âm hưởng và cung bậc khác nhau, từ những mẩu chuyện tiếu lâm, các vở hài kịch đến những thơ trào phúng, thậm chí cả tiểu thuyết. Đó là sự bao trùm của tiếng cười trong lĩnh vực văn học và báo chí. Từ lâu, người ta cũng đã quan tâm đến việc sắp xếp vị trí của trào phúng như một dạng của tính trữ tình ở khía cạnh bộc lộ quan niệm bên trong của con người. Thời kì Phục hưng quan điểm này bị nghi ngờ khi đứng trước cả tác phẩm lớn của Xécvantex., Rabơle và đến thế kỉ 19 Hêghen còn cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và không phù hợp với tính trữ tình. Theo L.T. Timopheep thì trào phúng là phương diện đặc biệt của sang tác văn học, gần gũi với trữ tình sử thi và kịch trong trường hợp cụ thể. Trào phúng là cái giễu cợt, hài hước, vạch ra cái lố bịch, kì khôi để răn đời nên tính hài của nó được biểu hiện bằng tiếng cười trào lộng. Đối tượng của tiếng cười là các hành vi, bản chất xấu xa của một cá nhân hay một tầng lớp, thậm chí một giai cấp nào đó trong xã hội, chẳng hạn: “…Bao giờ chạch đẻ trứng ra Ba ông tham nhũng ra toà hầu dân Bao giờ voi đẻ bằng chân Ông tham nhũng khỏi sa chân vào cùm…” Độc giả bật cười – đó cũng chính là đặc điểm nổi bật của trào phúng. Tính gây cười đặc biệt này chính là công cụ quan trọng để đả kích cái xấu còn tồn tại trong xã hội. Đồng thời nó cũng là thang thuốc bổ giúp mọi người quên đi bao lo toan, khó nhọc trong cuộc sống và cố gắng vươn lên để hòan thiện bản than mình. b. Tính châm biếm Châm biếm - đả kích là một dạng đặc biệt trong sáng tác văn học, báo chí, là dung lời lẽ thâm thuý vạch trần bản chất của đối tượng, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Châm biếm gắn liền với lẽ phải, yêu cầu của châm biếm cũng cao hơn hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật. Về phương diện xã hội, phần lớn các tác phẩm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc, những kẻ đi ngược dòng lịch sử, những kẻ phản bội… Chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Aí Quốc, Tú Mỡ, Thợ Rèn, Xecvantex… Các nhà văn, nhà thơ trào phúng thường các tác phẩm có giá trị đả kích bọn thống trị tàn bạo, hà khắc, bọn xâm lược và bè lũ phản bội, bán nước cầu vinh, phê phán, bài trừ những thói hư tật xấu, những tư tưởng không chính thống, không lành mạnh trong xã hội. “Châm biếm với những đề tài nội bộ thực hiện vai trò tích cực của mình bằng việc, khi tố cáo cái xấu cái khuyết điểm, tác động nên sự vận động đi lên của xã hội”. Trong văn châm biếm thường chứa đựng các ẩn ý khiến kẻ có “tật” phải “giật mình”, còn người đọc thì thích thú khi phát hiện ra khía cạnh mà tác giả có ngụ ý nói đến. Đó như hai ý tưởng gặp nhau, tạo nên một ấn tượng khó quên. Khi châm biếm thói cơ hội, tác giả V. Đức đã viết : …Bãi song có một chú cò Nước song đang đục, chú no tháng ngày Dù cho gió lạnh tan mây Nước trong cá lội, cốc “cày” cò xơi! Chú mày khôn lắm cò ơi Nơi nào nước đục là nơi béo cò Thương cho con cốc lò dò Quanh năm xuôi ngược cốc mò cò xơi… Đối với người dân, châm biếm hài hước nhiều khi có tác dụng giáo dục một cách nhẹ nhàng, sâu xa mà không kém phần hiệu quả. Những đoạn thơ, đoạn văn vừa góp phần bài trừ các tệ nạn xã hội vừa có tính xây dựng. Tính bài trừ này thể hiện rõ ở dụng ý phê phán trong cái hài hước biểu hiện ngay ở nội dung tác phẩm. Ví dụ, trong chuyện “ Kẻ thù của mê tín”, tác giả T.T.Q viết: “Anh đang làm gì đấy? - Tôi đang nghĩ về cuốn sách chống mê tín dị đoan mà ngày mai sẽ bắt tay vào viết. - Sao không bắt tay… từ hôm nay? - Bởi hôm nay… xui lắm, thứ sáu ngày 13 mà” Châm biếm, hài hước còn có thể sử dụng các thủ thuật so sánh, ẩn dụ, ví von…để tạo nên tiếng cười sảng khoái, sâu sắc và mang lại hiệu quả lớn. Ví dụ: Tiểu phẩm: Lang Băm luyện thi Mại dzô à! Luyện thi không đỗ không lấy tiền à! Đỗ nhẹ lấy tiền nhẹ, đỗ nặng lấy tiền nặng à! “Đỗ nhẹ” là sao anh Băm? À, chẳng hạn em nộp tiền không đủ nhưng anh vẫn dạy thì em sẽ “đỗ nhẹ” – nghĩa là đỗ “dự bị”, sang năm nộp đủ tiền chắc chắn em sẽ “đỗ nặng” à! Còn nếu em chưa kiếm đủ tiền nộp cho anh? Thì em tiếp tục “đỗ nhẹ” cho tới khi… Tới khi em phải…bán nhà? Kiến thức mới là ngôi nhà tuyệt vời nhất cho em. Có kiến thức em sẽ có tất cả: nhà cửa, bồ bịch, danh vọng… Nhưng lâu nay em có thấy anh học hành gì đâu, anh lấy gì để dạy luyện thi hả anh Băm? Kiến thức của anh là bẩm sinh. Anh luyện thi môn gì mà kiến thức bẩm sinh vậy? Anh dạy…hát. Trời! c.Tính đả kích Tiểu phẩm báo chí còn được sử dụng để đả kích, phê phán và lên án gay gắt những hành vi xấu xa, bỉ ổi cũng như những hành động thù địch của kẻ thù. Đối tượng bị đả kích có thể có tên tuổi, địa chỉ rõ rang. Đả kích có tác dụng rõ rệt là đánh gục đối phương về mặt tinh thần. Trong tiểu phẩm báo chí, tính đả kích thường được thể hiện bằng cái cười nghiêm khắc đối với cái xấu xa bị bóc trần khỏi lớp vỏ bọc ngoài đẹp đẽ, tạo cho người đọc có thái độ đúng đắn đối với những cái tiêu cực, cái xấu…dễ dàng nhận diện được nó trong những cái tưởng như rất thường của cuộc sống. d. Cái hài trong tiểu phẩm Trong các tiểu phẩm báo chí cái hài thuộc phạm trù mĩ học, phản ánh cái hiện thực phổ biến của đời sống xã hội ở những cung bậc khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được. Khi bàn về cái hài, Sécnưsepxki – nhà văn, nhà tư tưởng Nga đã viết : “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huyênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thật sự”. Cái hài thường gắn với cái buồn cười, nhưng không phải cái buồn cười nào cũng có tính hài. Cái hài bao gồm ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mĩ cao cả. Nó là sự phê phán cảm xúc mang tính xúc cảm sáng tạo tích cực và có sức công phá mạnh mẽ đối với cái tiêu cực luôn tồn tại trong xã hội. Sức phê phán vừa có tính phủ định, vừa mang tính khẳng định. Nó phủ định cái xấu xa mang danh cái đẹp mà tính hài là cơ sở đặc trưng cái đẹp, cái là vốn của hiện thực. Trong các tác phẩm báo chí, tiếng cười có nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau. “Người ta thường coi homour, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm biếm là cung bậc cuối cùng”. Trong hài hước, phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng là hé mở cho thấy đằng sau cái tầm thường là vẻ cao quý, sau cái điên rồ là sự anh minh. Trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, vì thế nổi bật lên là giọng đả kích, phủ định, tố cáo dẫn đến tiếng cười mang các sắc thái khác nhau: cười khinh bỉ, mỉa mai, chua chát… Bởi vì trong humour, phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho thấy đằng sau cái tầm thường là cái cao quý, sau cái điên rồ là cái anh minh, sau cái buồn cười là nỗi đau. Trái lại trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, nên nổi bật lên là cái giọng đả kích, phủ định, tố cáo. Tiếng cười trong các tác phẩm tiểu phẩm còn mang những sắc thái phong phú, đa dạng: Cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát…Dĩ nhiên trong tác phẩm tiểu phẩm, cái hài dù ở cung bậc nào cũng cần có ba yếu tố tạo thành: Một là - Bản chất mang tính hài hước của đối tượng mà ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được. Hai là - Sự cường điệu của những đường nét, kích thước và những lien hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng. Ba là - Sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nhằm làm tăng them hiệu quả của tiếng cười. Trong các tác phẩm của tiểu phẩm báo chí còn có hài hước, hay còn gọi là humour, một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hoà, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và thực tế, như dốt mà hay nói chữ, sợ vợ mà lên mặt làm chồng, trưởng giả học làm sang. Khác với nghịch dị, hài hước trong tiểu phẩm thường biểu hiện tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác với châm biếm ở mức độ đùa vui, nhẹ nhàng, thiện ý. Vì thế mà hài hước trong các tác phẩm tiểu phẩm biểu hiện sản phẩm trí tuệ, tài năng của tác giả. Đặc trưng của hài hước trong tiểu phẩm còn bởi sự khéo léo, nhẹ nhàng của tác giả, vạch ra cái mâu thuẫn, buồn cười, bất ngờ giúp công chúng nhận ra sự trớ true của tình huống, mỉm cười mà phân tích đúng sai. Ngoài một số tiểu phẩm có mặt thường xuyên trên báo in, tiểu phẩm còn xuất hiện trên một số chương trình của làn song phát thanh, truyền hình, báo trên mạng điện tử Internet gây tiếng cười sảng khoái cho công chúng. e. Tính hài kịch trong tác phẩm tiểu phẩm. Như trên đã nói, chủ đề tư tưởng của tác phẩm tiểu phẩm hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối lập với lý tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật, sự kiện, hiện tượng của hài kịch trong tiểu phẩm thường không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của mình nên đã trở thành lố bịch. Các tính cách trong hài kịch của tác phẩm tiểu phẩm thường được mô tả một cách đậm nét, cận cảnh và ở trạng thái tĩnh, nhất là những nét gây cười. Phạm vi phản ánh của hài kịch trong các tác phẩm tiểu phẩm hết sức rộng lớn: từ những vấn đề chính trị - xã hội, đến những thói hư, tật xấu trong cuộc sống hang ngày. Trong tác phẩm tiểu phẩm, tính hài cũng có thể cho phép ở một mức độ nhất định sao cho nỗi đau không lấn át cái cười để từ đó hài kịch chuyển thành chính kịch. Cái hài trong tiểu phẩm biến chất do nội dung cung bậc, tính chất của tiếng cười quy định. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 61.doc