Tiểu luận Nghiệp vụ cho thuê tài chính

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có xu hướng đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu cho nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc, đầu tư công nghệ, đầu tư quản trị nhưng vốn tự có của doanh nghiệp thường bị hạn chế và không phải bao giờ cũng có sẵn. Ngoài các kênh cấp vốn phổ biến từ ngân hàng, thì kênh cấp vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính có xu hướng phát triển và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường tài chính thế giới. Việc phát triển nền kinh tế ở cấp độ cao đã làm xuất hiện nhu cầu vốn lớn cho đầu tư, đồng thời các loại thị trường cũng có cơ hội được mở rộng, thị trường dịch vụ cho thuê tài chính cũng vậy. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập này, thị trường Việt Nam là một bộ phận của thị trường thế giới, do đó, khi mà thị trường dịch vụ cho thuê tài chính thế giới phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường dịch vụ này ở Việt Nam trong tương lai không xa.

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiệp vụ cho thuê tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cho thuê tài chính mang lại và một khó khăn nữa là đối tượng cho thuê còn quá đơn điệu (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, một số động sản khác) Các doanh nghiệp trong nước phản ảnh rằng họ vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, có khi để có được một nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp phải "trả giá" rất cao. Trong thời gian qua việc cung ứng vốn trung và dài hạn thông qua kênh cho thuê tài chính cho các doanh nghiệp bị hạn chế do nhiều nguyên nhân. Cụ thể: - Thứ nhất, mặc dù đã xuất hiện 13 năm trên thị trường Việt Nam nhưng sự quảng bá, giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ về lĩnh vực cho thuê tài chính còn hạn chế. - Thứ hai, mạng lưới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính mới chỉ có mặt tại một vài trung tâm kinh tế lớn, chưa trải rộng trong cả nước cũng như chưa có sự phối hợp với các ngân hàng thương mại để có thể quảng bá hoặc bán trọn gói sản phẩm. - Thứ ba, trình độ của cán bộ kinh doanh trong các công ty cho thuê tài chính chưa chuyên nghiệp, không năng động trong việc tiếp cận và tư vấn cho doanh nghiệp về cơ cấu nguồn vốn. - Thứ tư, qui định về đối tượng cho thuê tài chính tại Việt Nam chỉ bó hẹp trong động sản, đối với dây chuyền sản xuất lại yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn lớn. - Thứ năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phần lớn còn yếu kém về năng lực sản xuất, trình độ quản lý, tính khả thi của dự án thiếu thuyết.CHƯƠNG 3: THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Thực trạng Thuê tài chính ở Việt Nam: Mặc dù cho thuê tài chính là cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên sau 13 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt nam chỉ có 12 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để tăng quy mô, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh đã tạo ra một cơ hội rất lớn đối với lĩnh vực cho thuê tài chính. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp vẫn dựa vào kênh vay vốn ngân hàng và cho đây là địa chỉ cung ứng vốn tốt nhất. Các ngân hàng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cho thuê tài chính. Với ưu thế bề dày lâu năm, mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, làm cho một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp có thói quen chỉ tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu vốn. Các doanh nghiệp hầu như vẫn chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính. Trong khi các doanh nghiệp cho thuê tài chính lại có khả năng tách quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, cho vay không cần tài sản thế chấp, mà tài sản thế chấp quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp đi thuê tài chính là tín nhiệm của doanh nghiệp, uy tín của chủ doanh nghiệp, tính khả thi của dự án và phần vốn tham gia trả trước. Các quy trình thủ tục cho thuê tại các công ty cho thuê tài chính nói chung rất đơn giản, tiện lợi. Ưu điểm rõ nhất của cho thuê tài chính là không cần tài sản thế chấp, điều đó giải tỏa áp lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, còn hạn chế năng lực tài chính hoặc các doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, công tác tiếp thị khách hàng, quảng bá doanh nghiệp của các công ty cho thuê tài chính nói chung cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới để các doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn sẽ nhanh chóng tìm ra địa chỉ các kênh tín dụng, trong đó họ sẽ hiểu rõ hơn lợi thế của cho thuê tài chính so với tín dụng truyền thống. Theo số liệu của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho thấy, hiện có 8 công ty cho thuê tài chính Việt Nam đã được thành lập, chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại (trong đó có 4 ngân hàng quốc doanh là BIDV, Agribank, Vietcombank, Incombank). Ngoài ra, còn có 4 công ty cho thuê tài chính nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Tổng vốn điều lệ của 7 công ty cho thuê tài chính trong nước (trừ công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu mới thành lập và đi vào hoạt động) tính đến cuối năm 2007 là 1.550 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2006; tổng dư nợ cho thuê đạt 11.749 tỷ đồng, tăng 58%; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 215,8 tỷ đồng, tăng 34,6%; tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng cao hơn năm 2006, có công ty lên đến 10,97%. Thị trường cho thuê tài chính nước ta là một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhưng thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch vụ này, nguyên nhân có thể là vì: Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích của cho thuê tài chính … Ngoài ra đặc điểm của các nước đang phát triển, tỷ trọng của thị trường cho thuê tài chính so với thị trường tín dụng vào khoảng 15 – 20% , thì ở thị trường Việt Nam tỉ lệ này chưa đạt tới 2%. Như vậy cứ 100 doanh nghiệp thì chưa đến 2 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của cho thuê tài chính. Thứ hai, giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra. Thứ ba, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn.      Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính. Mặc dù có mức tăng trưởng cao trong năm 2007 và dư địa hoạt động còn lớn nhưng bước vào năm 2008, thị trường cho thuê tài chính được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn vì các nguyên nhân sau: - Biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước nên lãi suất đi vay để đầu tư vào tài sản cố định cho thuê tài chính bị đẩy lên cao đến 17%. - Các DN trong nước với khả năng tài chính còn yếu hiện nay khó có thể đẩy mạnh phát triển dịch vụ này. - Việt Nam đã là thành viên WTO, cùng với cam kết mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng, trong đó có cho thuê tài chính, chắc chắn sẽ có nhiều tập đoàn, nhiều công ty cho thuê tài chính nước ngoài đến làm ăn ở Việt Nam. Khi đó, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và cho thuê tài chính nói riêng sẽ rất gay gắt. 3.2 Giải pháp: Định hướng và nguyên tắc cơ bản: - Một là: Phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính phải trên cơ sở đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trường vốn và thị trường chứng khoán. - Hai là: Phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính dựa trên cơ sở sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá loại hình sở hữu, đa năng hoá nội dung hoạt động. - Ba là: Hoàn thiện và phát triển cho thuê tài chính Việt Nam phải dựa trên một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra. Tham khảo và vận dụng có chọn lọc các ưu thế và chuẩn mực của quốc tế về cho thuê tài chính. Trên cơ sở những định hướng và nguyên tắc cơ bản, nhóm 6 xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính ở nước ta: 1. Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện của một giao dịch cho thuê tài chính. Theo các văn bản hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính thoả mãn các điều kiện là: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên. Để được quyền sở hữu tài sản thuê, bên thuê mua lại tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. 2. Bên thuê và các đối tác trong cho thuê tài chính: - Trong các văn bản hiện hành, "bên thuê" chỉ là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Sau khi tham khảo các tài liệu và việc nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Nhóm 6 kiến nghị: "Bên thuê" là mọi tổ chức, đơn vị và cá nhân chứng minh được khả năng thanh toán tiền thuê của mình. - Các đối tác tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính không nên dừng lại ở các doanh nghiệp trong nước mà bổ sung thêm đối tác tham gia thành lập là các doanh nghiệp nước ngoài, việc các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước. Do vậy, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong đối tác của các công ty cho thuê tài chính giúp cho các công ty cho thuê tài chính trong nước tiếp cận nhanh với nguồn máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, đối tác là các tổ chức tín dụng trong công ty cho thuê tài chính phải chiếm tỷ lệ vốn đủ lớn để chi phối hoạt động của công ty. 3. Vấn đề quản lý tài sản thuê. Để đảm bảo an toàn hoạt động cho các công ty cho thuê tài chính, theo kinh nghiệm của nhiều nước, cần phải đăng ký quyền sở hữu tài sản cho thuê, tránh trường hợp bên thuê sử dụng tài sản cho thuê vào mục đích cầm cố, thế chấp và bán... 4. Vấn đề xuất, nhập khẩu đối với tài sản cho thuê Các công ty cho thuê tài chính muốn có tài sản cho thuê thường phải thông qua uỷ thác hoặc mua lại của các đơn vị kinh doanh xuất, nhập khẩu nên làm tăng chi phí và không chủ động cho thuê. Để tháo gỡ khó khăn này, đề nghị cho phép các công ty cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp tài sản cho thuê như các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. 5. Các giải pháp khác - Cần có chính sách miễn, giảm thuế để tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính áp dụng lãi suất cho thuê phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường như thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động cho thuê. - Sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán máy móc, thiết bị cũ. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính hoặc vì lý do nào đó hợp đồng cho thuê tài chính kết thúc trước hạn, để tìm được một khách hàng mới thuê lại máy móc, thiết bị này quả là một việc khó khăn. Việc hình thành các trung tâm môi giới, mua bán, kinh doanh thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong việc thu hồi vốn. - Vấn đề Marketing trong cho thuê tài chính. Do các công ty cho thuê tài chính mới ra đời và hoạt động, nghiệp vụ cho thuê tài chính rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, địa bàn hoạt động của công ty lại rộng khắp trong toàn quốc, do vậy, việc quy định chi phí quảng cáo, tiếp thị của các công ty cho thuê tài chính (5%-7% tổng chi phí) giống như các tổ chức tín dụng hiện hành là chưa hợp lý. Nhóm 6 xin kiến nghị mức chi phí này của các công ty cho thuê tài chính từ 7%-10% là hợp lý hơn. Cho thuê tài chính là vấn đề rộng lớn, phức tạp và mới mẻ ở nước ta. Với những định hướng và giải pháp cơ bản trên đây, nhóm 6 mong muốn góp một số ý kiến vào tiếng nói chung của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có xu hướng đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu cho nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc, đầu tư công nghệ, đầu tư quản trị…nhưng vốn tự có của doanh nghiệp thường bị hạn chế và không phải bao giờ cũng có sẵn. Ngoài các kênh cấp vốn phổ biến từ ngân hàng, thì kênh cấp vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính có xu hướng phát triển và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường tài chính thế giới. Việc phát triển nền kinh tế ở cấp độ cao đã làm xuất hiện nhu cầu vốn lớn cho đầu tư, đồng thời các loại thị trường cũng có cơ hội được mở rộng, thị trường dịch vụ cho thuê tài chính cũng vậy. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập này, thị trường Việt Nam là một bộ phận của thị trường thế giới, do đó, khi mà thị trường dịch vụ cho thuê tài chính thế giới phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường dịch vụ này ở Việt Nam trong tương lai không xa. PHỤ LỤC Phụ lục 1: THỎA THUẬN Số:xxxxxxx BÊN A: XXXXXXXXXX             Địa chỉ: XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX             Điện thoại: XXXXXXXXX                    Fax: XXXXXXXXX             Tài khoản: XXXXXXXXXXXXXXXXXX    tại: XXXXXXXXXXXXXXXX             Đại diện là Ông: XXXXXXXXXXXXX     Chức vụ: XXXXXXXXXXX BÊN B: XXXXXXXXXX             Địa chỉ: XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX            Điện thoại: XXXXXXXXX                    Fax: XXXXXXXXX            Đại diện là Ông: XXXXXXXXXXXXXX   Chức vụ: XXXXXXXXXXX         Bên A và Bên B đồng ý chọn thiết bị để thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALC II) theo các điều khoản và điều kiện như sau: Điều 1: HÀNH HÓA - ĐẶC ĐIỂM - SỐ LƯỢNG - GIÁ CẢ  TÊN HÀNG QUI CÁCH, KÝ MÃ HIỆU SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ(USD) TỔNG CỘNG (USD Tổng giá trị: X,XXX,XXX.XXUSD/CIF Cảng TP.HCM - theo INCOTERMS 2000 (Bằng chữ: XXXXXXX đô la Mỹ chẵn).      - Năm sản xuất: XXXXXXXXX      - Nguồn gốc: XXXXX ("sản xuất tại XXXXXXXXX" phải được in trên thiết bị)      - Chất lượng: mới nguyên 100%             Số tiền này bao gồm chi phí lắp đặt, vận hành, chạy thử và huấn luyện.             Mô tả chi tiết về thiết bị được qui định trong Phụ lục 1 đính kèm là một phần không thể thiếu và tách rời của bản Thỏa thuận này. Điều 2: ĐÓNG GÓI VÀ KÝ MÃ HIỆU HÀNG HÓA      - Toàn bộ thiết bị được đóng gói trong công-te-nơ theo tiêu chuẩn xuất khẩu và vận tải bằng đường biển. Tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tieesng Anh sẽ được gửi kèm theo thiết bị.        - Mỗi thùng hàng sẽ được ghi vào hai bên thùng bằng mực hoặc sơn không thấm nước các ký hiệu sau:              + Người gửi hàng: xxxxxxxxx              + Người nhận: ALC II              + Hàng hóa: xxxxxxxxxxxxxx              + Cảng xếp hàng: xxxxxxxxx              + Cảng đến: cảng TP.HCM. Việt Nam              + Số biên bản thỏa thuận: xxxxxxxxx              + Thùng số/tổng số thùng:              + Trọng lượng: (tịnh/cả bì)              + Sản xuất tại xxxxxxxxx Bên A chịu trách nhiệm về bất cứ tổn thất và/hoặc thiệt hại nào đối với thiết bị do việc đóng gói không thích hợp hay không phù hợp. Điều 3: GIAO HÀNG      Việc giao hàng được thực hiện theo điều kiện CIF cảng TP.HCM theo INCOTERMS 2000. thời hạn xếp hàng: trong vòng xxxxx ngày kể từ ngày Bên A nhận được L/C có hiệu lực.      + Cảng xếp hàng: xxxxxxxx      + Cảng dỡ hàng: cảng TP.HCM, Việt Nam      + Chuyển tải: không được phép      + Giao hàng từng phần: không được phép Điều 4: LẮP ĐẶT - VẬN HÀNH - CHẠY THỬ VÀ HUẤN LUYỆN       Địa điểm lắp đặt được đặt tại xưởng của Bên B xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx       Trong vòng xxxxx ngày kể từ ngày thiết bị về đến xưởng của Bên B, Bên A cam kết cử các kỹ sư đến xưởng của Bên B để hổ trợ về mặt kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt, vận hành, sản xuất thử và huấn luyện công nhân của Bên B. Bên A chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí cho các kỹ sư của mình đến làm việc tại xưởng của Bên B. Thời gian lắp đặt, vận hành, chạy thử và huấn luyện không vượt quá xxxx ngày kể từ ngày kỹ sư của Bên A có mặt tại xưởng.        Bên B chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước trong thời gian lắp đặt, vận hành, chạy thử thiết bị và huấn luyện.        Bên B chịu trách nhiệm chuẩn bị về mặt bằng cho việc lắp đặt thiết bị trước khi đưa thiết bị về xưởng.        Biên bản nghiệm thu chỉ được ba bên ký (Bên A, Bên B, ALC II) sau khi quá trình lắp đặt, vận hành, chạy thử và huấn luyện đạt yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế. Điều 5: BẢO HÀNH        Thời hạn bảo hành cho tất cả các thiết bị đã cung cấp (theo mô tả tại Điều 1 và Phụ lục 1) trong điều kiện làm việc bình thường là xxxxxxxx tháng kể từ ngày ký Biên bản Nghiệm thu.         Trong thời hạn bảo hành cho tất cả các thiết bị nếu có bất cứ hư hỏng do chế tạo và/hoặc cố tật nào được phát hiện là do lỗi của Bên A, Bên A phải chịu trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế mới bằng chi phí của Bên A.. Trong trường hợp này, thời hạn bảo hành thiết bị sẽ tự động kéo dài thêm một khoảng thời gian bằng thời gian ngừng hoạt động của mỗi thiết bị do lỗi kể trên được phát hiện.         Bên B sẽ thông báo cho Bên A bằng Fax ngay sau khi phát hiện ra hư hỏng hoặc cố tật mà Bên B không thể tự giải quyết được. Trong vòng xxxxxx giờ kể từ ngày nhận được thông báo của Bên B, Bên A phải trả lời bằng văn bản cho Bên B: đồng thời trong vòng xxxxxx ngày làm việc sau khi nhận được thông báo của Bên B, Bên A phải gửi kỹ sư đến xưởng của Bên B để khắc phục sự cố. Bên A chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí cho các kỹ sư của mình đến làm việc tại xưởng của Bên B trong suốt thời gian này.         Nếu Bên A gửi sang Việt Nam những bộ phận thay thế hay thiết bị mới để thay thế các bộ phận hay thiết bị bị hỏng thì Bên A phải chịu tất cả các chi phí liên quan, kể cả thuế xuất khẩu nếu có.         Sau thời hạn bảo hành, Bên A có trách nhiệm tiếp tục cung cấp thiết bị thay thế theo yêu cầu của Bên B theo gia thỏa thuận. Điều 6: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG         Thỏa thuận này là cơ sở để ALC II xem xét ký kết Hợp đồng Cho thuê tài chính với Bên B, và hợp đồng mua bán với Bên A.         Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã nêu trong thỏa thuận này.         Bất cứ sự bổ sung hay sửa đổi nào trong Thỏa thuận này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản và do hai bên ký. Mọi sự bổ sung hoặc sửa đổi nội dung Bản Thỏa thuận này sau khi Hợp đồng Mua bán đã được ký kết chỉ có giá trị khi được sự đồng ý bằng văn bản của ALC II.         Thỏa thuận này được lập thành 04 bản bằng tiếng Anh có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.         Bản Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ thời điểm có chữ ký của hai bên tham gia thỏa thuận.         ĐẠI DIỆN BÊN B                                             ĐẠI DIỆN BÊN A                                       Ngày ký:                                                          Ngày ký:  Phụ lục 2: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 08/2006/TT-NHNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2006 THÔNG TƯ Hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính như sau: 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống trong nước (gọi tắt là dự án). Thông tư này không hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn ra nước ngoài. 2. Giải thích từ ngữ: Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 2.1. Cho thuê tài chính hợp vốn (gọi tắt là cho thuê hợp vốn): Là hoạt động cho thuê tài chính của một nhóm công ty cho thuê tài chính (từ 2 công ty cho thuê tài chính trở lên) đối với bên thuê, do một công ty cho thuê tài chính làm đầu mối. 2.2. Bên cho thuê hợp vốn: Là nhóm công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (từ 2 công ty cho thuê tài chính trở lên) phối hợp với nhau để thực hiện việc cho thuê hợp vốn đối với bên thuê theo quy định tại Thông tư này. 2.3. Thành viên: Là công ty cho thuê tài chính hoặc chi nhánh công ty cho thuê tài chính được uỷ quyền theo quy định của pháp luật và chấp thuận tham gia theo các hình thức cụ thể mà thành viên đó thực hiện trong cho thuê hợp vốn cho một dự án. 2.4. Tổ chức đầu mối cho thuê hợp vốn: Là thành viên được các thành viên tham gia cho thuê tài chính thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối cho thuê hợp vốn. 2.5. Tổ chức đầu mối thanh toán: Là thành viên được các thành viên còn lại thống nhất lựa chọn và cam kết thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cụ thể trong hoạt động cho thuê hợp vốn. 2.6. Bên thuê: là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được quy định theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ uỷ thác cho thuê tài chính. 2.7. Hợp đồng hợp vốn: Là cam kết bằng văn bản giữa các thành viên tham gia cho thuê hợp vốn về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong quá trình cho thuê hợp vốn. 2.8. Hợp đồng cho thuê hợp vốn: Là cam kết bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ của nhóm thành viên hoặc từng thành viên hoặc tổ chức đầu mối cho thuê hợp vốn với bên thuê về việc cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Trường hợp áp dụng cho thuê hợp vốn: 3.1. Nhu cầu thuê tài chính của bên thuê vượt giới hạn cho thuê tài chính của một công ty cho thuê tài chính (30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính đối với một khách hàng và 80% vốn tự có đối với một nhóm khách hàng có liên quan). 3.2. Khả năng tài chính, nguồn vốn và tài sản của một công ty cho thuê tài chính không đáp ứng được nhu cầu cho thuê tài chính; 3.3. Nhu cầu phân tán rủi ro của công ty cho thuê tài chính; 3.4. Bên thuê có nhu cầu thuê tài chính từ nhiều công ty cho thuê tài chính. 4. Đồng tiền sử dụng trong các giao dịch cho thuê hợp vốn: Đồng tiền sử dụng trong các giao dịch cho thuê hợp vốn là đồng Việt Nam. Trường hợp giao dịch cho thuê hợp vốn thực hiện bằng ngoại tệ, các bên thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật về cho cho thuê tài chính. 5. Nguyên tắc tổ chức cho thuê hợp vốn: 5.1. Các thành viên tự nguyện tham gia và thống nhất với nhau về toàn bộ nội dung của khoản cho thuê hợp vốn. 5.2. Thống nhất lựa chọn tổ chức đầu mối cho thuê hợp vốn, tổ chức đầu mối thanh toán. 5.3. Mọi giao dịch về cho thuê tài chính giữa các thành viên, giữa bên cho thuê hợp vốn với bên thuê phải được ghi trong hợp đồng cho thuê hợp vốn. 6. Nguyên tắc thực hiện cho thuê hợp vốn: 6.1. Việc cho thuê hợp vốn dưới mọi hình thức cụ thể, điều kiện cho thuê hợp vốn, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và các biện pháp nghiệp vụ khác thuộc giao dịch cho thuê tài chính trong quá trình cho thuê hợp vốn thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ uỷ thác cho thuê tài chính, điều lệ của công ty cho thuê tài chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 6.2. Thành viên phải thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập Hội đồng thẩm định hoặc không thành lập Hội đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên về hiệu quả và tính khả thi của dự án. 6.3. Bên cho thuê hợp vốn phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản đã cho thuê và phối hợp với bên thuê để xử lý những vấn đề phát sinh. 7. Lãi cho thuê, các loại phí và lệ phí trong cho thuê hợp vốn: 7.1. Thành viên phải thống nhất mức và phương thức thu lãi cho thuê. Mức lãi cho thuê được hưởng của từng thành viên được xác định hợp lý theo thoả thuận giữa các thành viên và phù hợp với các quy định về cho thuê tài chính cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan. 7.2. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình cho thuê hợp vốn do các bên thoả thuận tại hợp đồng hợp vốn và hợp đồng cho thuê hợp vốn theo quy định hiện hành về phí và lệ phí. 8. Đề xuất cho thuê hợp vốn cho một dự án: 8.1. Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cho thuê tài chính hoặc đề nghị cho thuê hợp vốn theo quy định do bên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiệp vụ cho thuê tài chính.doc
Tài liệu liên quan