Tiểu luận Người Hoa ở Singapore

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

I. NGƯỜI HOA VÀ QUÁ TRÌNH NHẬP CƯ VÀO SINGAPORE 4

1. Người Hoa: 4

2. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Singapore: 5

II. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC SINGAPORE: 8

1. Một nhân tố quan trọng trong nền văn hóa đa dạng Singapore: 8

2. Có mặt hầu hết trong các lĩnh vực và có vai trò chính yếu trong nền kinh tế Singapore: 10

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Người Hoa ở Singapore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Người Hoa ở Đông Nam Á Đề tài: NGƯỜI HOA Ở SINGAPORE MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chúng ta phải thừa nhận rằng người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là người Hoa tập trung rất đông cở các nước Đông Nam Á. Và cũng không thể nào phủ nhận được vai trò của người Hoa trong sự phát triển của nước mà họ đang sống. Họ tham gia hầu hết các lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực chính trị. Họ là các ông chủ ở các công ty xuyên Á. Họ là vua của các ngành nghề như vua điện ảnh, vua sắt thép, vua giao thông vận tải, ... Họ đã xem đất nước mà họ sống là quê hương, thế hệ trẻ năng động, có trí tuệ, là nguồn lực phát triển ở Đông Nam Á. Và khi đề cập đến đất nước Singapore thì không ai không biết đến sự phát triển vượt bậc của “con rồng Châu Á” này. Với một đất nước có tỷ lệ người Hoa vào loại đông nhất Đông Nam Á như thế thì có thể nói người Hoa là lực lượng chính xây dựng và phát triển đất nước Singapore. Đóng góp của người Hoa rất lớn, trên tất cả mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong giới hạn của bài tiểu luận này chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu một khía cạnh nhỏ mà thôi. Đó là vai trò của người Hoa trong nền văn hóa và nền kinh tế của đất nước Singapore. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về người Hoa ở Singapore và hầu như mỗi đề tài đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể. Ở đây, chúng tôi xin được tổng kết khái quát chung về cộng đồng người Hoa ở Singapore cũng như những đóng góp của họ trên đất nước này. Để hoàn thành bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích lịch sử, tổng hợp và suy luận. Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp so sánh để bài viết được phong phú hơn. Bố cục của bài viết được chia thành 2 phần: Người Hoa và quá trình nhập cư vào Singapore Vai trò của người Hoa đối với đất nước Singapore I. NGƯỜI HOA VÀ QUÁ TRÌNH NHẬP CƯ VÀO SINGAPORE 1. Người Hoa: Đối với Đảng và nhà nước Việt Nam, người Hoa là: “những người gốc Hoa và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã di cư sang Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hoa và tự nhận mình là người Hoa” (Theo chỉ thị 62-CT/TW, ngày 8/11/1945 của Ban bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam). Đây là một khái niệm khá hoàn chỉnh về “người Hoa”, cũng là một cách nói để phân biệt với Hoa Kiều - những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam. Người Hoa không phải là khách trú mà là công dân, Hoa kiều là những kiều dân sinh sống ở Việt Nam. Xin được tạm lấy chỉ thị này làm nền tảng cho khái niệm người Hoa nói chung trên toàn Đông Nam Á, trong đó có Singapore. Như vậy, người Hoa ở Singapore không phải là người có quốc tịch Trung Hoa đến để giao thương, du lịch hay làm việc mà là những công dân Singapore có gốc là người Trung Hoa. Họ định cư lâu đời ở Singapore nhưng vẫn giữ những nét truyền thống ở Trung Hoa và tự nguyện gia nhập thành công dân ở đất nước Singapore. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Singapore: 2.1. Sơ lược về dất nước và con người ở Singapore: Nước Cộng Hòa Singapore nằm ở cực Nam bán đảo Malaysia. Singapore có một đảo chính và 58 đảo nhỏ. Singapore chỉ có lịch sử lập quốc ở thời hiện đại. Trong quá khứ, người ta không biết gì về Singapore, theo một số ghi chép thì có một khu định cư gọi là Tamasek (“hải phố”) thuộc người Java. Nơi ấy, các tàu buôn Trung Hoa thỉnh thoảng đã hạ buồm ghé lại. Đó là một nơi mà những tên cướp biển lấy làm nơi trú ẩn. Thế kỷ XIII, Temasek có tên mới là Singapura nghĩa là “Thành phố sư tử”. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX, đảo Singapura bị kẹt giữa hai gọng kìm tranh chấp quyền kiểm soát Siam (Thái Lan) và triều đình Majapahit trên quần đảo Java. Một vài người Malay và người Trung Hoa cùng một số người Orang Laut lập nên nơi đây một ngôi làng nhỏ với khoảng 150 dân, do một viên quan triều đình Johor-Riau đứng đầu. Ngày 02/01/1819, quân đội Anh đã hậu thuẫn cho người anh của vị vua triều đình Johor soán vị lên ngôi cua ở hòn đảo này để người Anh thành lập trạm buôn bán ở đây. Nước Singapore ra đời từ đó. Năm 1826, Anh Quốc đã đưa Singapore gia nhập vào cảng Malacca và Penang, tạo thành khu định cư ở eo biển Malacca, dưới sự cai quản của Anh Quốc. Năm 1867, Singapore là một thuộc địa độc lập được cai trị trực tiếp từ Luân Đôn. Từ 1942 đến 1945, Nhật hất cẳng Anh, chiếm đóng Singapore. Sau khi Nhật bại trận trong thế chiến thứ hai, Anh lại nhảy vào tái chiếm Singapore. Tháng 09/1963, nhân dân Singapore tham gia kháng chiến cùng người Malaya để thành lập Liên bang Malaysia, giải phóng khỏi ách thống trị Anh Quốc. Sau khi giành được độc lập, sự thống nhất Malaysia đã không đạt được thỏa thuận, Singapore tách ra thành quốc gia độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965. Xoay quanh tiến trình thành lập quốc gia là các làn sóng di cư của rất nhiều tộc người tìm đến Singapore. Vào năm 1860, Singapore đã có ¾ dân số là người Hoa, còn lại là người Ấn độ, người Malay, người Ả rập, người Do Thái, người lai Á- Âu và người Châu Âu. Hầu như họ đều là nam giới tìm đến Singapore bằng nghề buôn bán, các người thợ làm công cho các đồn chủ người Anh. Cuối thế kỷ XIX, người ta phải khuyến khích phụ nữ đến Singapore và rất nhiều người nhập cư đã chọn nơi đây làm nơi sinh sống lâu dài. Singapore đã trở thành quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa nhưng bất chấp sự Tây hóa, người dân ở đây vẫn luôn luôn gìn giữ những truyền thống cha ông để lại, trong đó lớn mạnh nhất là người Hoa với những truyền thống độc đáo với bản sắc rất riêng của họ. 2.2.Quá trình người Hoa nhập cư Singapore: Người Hoa biết đến vùng đảo Singapore từ rất sớm nhưng dường như vùng đảo hoang vu đầy những tên cướp biển này đối với họ không hấp dẫn bằng các vùng khác ở Đông Nam Á. Phải đợi đến thế kỷ XIX khi mà người Anh thực hiện chính sách thu hút và sử dụng thương nhân và thợ thủ công người Hoa để mở rộng buôn bán, phát triển ngành nghề và thu lợi tức từ những hoạt động của họ. Đế quốc Anh thành lập nơi này các đồn điền hồ tiêu và các đồn trú buôn bán, người Trung Hoa đã đổ về đây như một dòng thác lũ. Họ rời bỏ xứ sở đến nơi đây để tìm kiếm một cuộc đời mới, tìm kiếm vận may cho mình. Họ là những người nghèo khổ sẵn sàng làm lụng cực nhọc. Người Trung Hoa đến đây đa phần là người PHúc Kiến, người Triều Châu, người Quảng Đông và người Hẹ. Họ sinh sống thành thành từng nhóm thổ ngữ riêng biệt ở bờ Nam sông Singapore. Raffles đã hoạch định khu định cư đầu tiên cho những người Trung Hoa là Khu phố Tàu (China Town). Những di dân Trung Quốc đầu tiên đến Singapore thường gia nhập các hội kín để đấu tranh cho những người nghèo khổ và thân cô thế cô. Những người khỏe mạnh phải tham gia vào cuộc chiến băng đảng hoặc vệc thu gom tiền “bảo kê”. Các thành viên nào vi phạm sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Năm 1877, một chức vụ được gọi là Bang trưởng người Hoa được thiết lập, là người có tiếng nói đại diện cho các hội kín để thương lượng với chính phủ và phổ biến các đạo luật cho dân chúng. William Pickering là Bang trưởng đầu tiên. Các hội đồng hương cũng được thiết lập nhằm giúp đỡ những người không có gia đình thân thuộc, những người cùng hoàn cảnh, tương trợ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Nhiều hội đồng hương vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được phát tiển thành các hội dạy văn hóa và tập quán, giúp thế hệ trẻ ý thức đầy đủ về văn hóa và tinh thần của họ. Có rất nhiều di dân Trung Quốc đã kết hôn với người Malay bản xứ và tạo ra cộng đồng người Peranakan. Người Peranakan rất cấp tiến, họ là những người đầu tiên học tiếng Anh và tiếp thu tập quán phương Tây. Ngày nay, người Peranakan không còn duy trì cộng đồng nữa, họ đã sống hòa nhập trong cộng đồng lớn – hòa nhập trong các cộng đồng dân tộc của đất nước Singapore. II. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC SINGAPORE: 1. Một nhân tố quan trọng trong nền văn hóa đa dạng Singapore: Mặc dù Singapore không phải là đất nước có lịch sử lâu đời nhưng những cư dân ở nơi này luôn gìn giữ những truyên thống văn hóa lâu đời của cha ông. Đó là những người đến từ những vùng đất khác nhau trên thế giới và mang theo cả phong tục tập quán. Trong đó phải kể đến văn hóa của người Hoa, người Malay, người Ấn và người Châu Âu. Đây là bốn nhóm tộc người cơ bản tạo dựng nên đất nước Singapore. Về tôn giáo, Singapore không có tôn giáo nào được xem là quốc giáo nên tôn giáo cũng đa dạng như văn hóa tộc người. Singapore có khoảng 57% theo đạo Lão và đạo Phật, 16,5% theo đạo Hồi, 10% theo đạo Thiên CHúa, 4% theo Ấn giáo v à 13% theo các đạo khác. Chúng ta thấy rằng văn hóa Singapore có những lễ hội của người Hoa, có những tập tục vòng đời mang tính Hồi giáo của người Malay, có những tín ngưỡng thiêng liêng của người Ấn, và có cả nét hiện đại của văn hóa phương Tây. Văn hóa của người Hoa hiện diện như một phần không thể thiếu trên đất nước này. Sự đa dạng dường như sẽ không có nếu vắng bóng văn hóa Trung Hoa. Ngày Tết ở Singapore phải kể đến sự rộn ràng của những người Hoa trên khắp đất nước. Nếu như người Ấn có vũ điệu Bharathanatyam thì người Hoa có điệu múa Lân tưng bừng nhưng không kém phần đặc sắc. Nếu như người Malay có lễ hội Hari Raya, người Ấn có lễ Navraatri, những người Châu Âu có Lễ Giáng sinh, … thì người Hoa cũng có Lễ hội đua thuyền rồng. Chiếm hơn 70% dân số nhưng văn hóa người Hoa không độc chiếm vị trí tuyệt đối mà tồn tịa song song cùng các văn hóa khác, góp phần rất lớn cho sự đa dạng của đất nước. Vốn dĩ người Hoa đã có rất nhiều lễ hội rồi, từ những nghi lễ vòng đời đến các nghi lễ trong năm cũng đủ làm cho Singapore luôn luôn nhộn nhịp nhưng càng náo nhiệt hơn khi có các lễ hội của người Hoa. Dường như Singapore là nơi tụ họp các lễ hội. Tháng giêng có Tết Dương Lịch nhưng đồng thời cũng có Tết Trung Hoa với đám rước Chingay. Người Hindu cũng tổ chức lễ hội Thaipusam, rước khung Kavadi đi giữa hai ngôi đền để chuộc tội của người Hindu. Tháng hai có Lễ tình nhân của người Phương Tây, cũng rộn ràng không kém. Tháng Ba và tháng Tư có Lễ thứ sáu tuần thánh, tưởng nhớ Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, rồi Lễ phục sinh tưởng nhớ ngày Chúa sống lại. Người Hoa cũng có Lễ thanh minh, người ta đi viếng mộ và tưởng nhó đến ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó là Lễ hội Hari Raya Puasa, Lễ đón trăng mới và chấm dứt mùa ăn kiêng của người theo Hồi giáo. Tháng Năm và tháng Sáu có ngày Vesak, kỷ niệm ba giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật: Đản sinh, giác ngộ và nhập Niết bàn. Tháng Bảy có Lễ hội thuyền rồng của người Hoa, Lễ Hari Raya Haji của các tín đồ Hồi giáo, ngày Thanh niên để vinh danh tuổi trẻ Singapore và ngày của Cha. Tháng Tám, người Hoa tổ chức Lễ chợ, cúng cô hồn để mong công việc làm ăn phát đạt. Tháng Chín vừa có Lễ hội Trung Thu vừa có Lễ Navraatri của người Hindu. Tháng 11 là các lễ hội của người Ấn như Thimithi – đi qua hố lửa, Deepavali - mừng cái thiện chiến thắng cái cái ác. Ngoài ra còn có kỷ niệm ngày sinh tiên tri Mohammed của người Malay theo Đạo Hồi. Tháng 12, cả nước lại ăn mừng Lễ giáng sinh, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời. Nhìn vào hang loạt các Lễ hội Singapore trong suốt một năm chúng ta mới thấy hết được tính đa dạng cảu văn hóa Singapore. Bên cạnh đó, có thể nhìn thấy nhân tố góp phần chính yếu làm nên tính đa dạng đó có một phần rất lớn của người Hoa. Có mặt hầu hết trong các lĩnh vực và có vai trò chính yếu trong nền kinh tế Singapore: Đâu đâu trên đất nước Singapore cũng nghe người ta nói chuyện với nhau bằng tiếng Quan thoại. Quan thoại là một trong bốn thứ tiếng chính được sử dụng ở Singapore. Với hơn 70% dân số, người Hoa là lực lượng nòng cốt xây dựng và phát triển đất nước Singapore. Họ có mặt trên hầu hết các lĩnh vực, từ các công nhân nhà máy cho đến Thủ tướng chính phủ, … đều có sự hiện diện của họ. Các ngành thuộc công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến biến thực phẩm, buôn bán xuất nhập khẩu và nội thương, một phần ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải, bưu điện, viễn thông, xây dựng, dịch vụ công nghiệp và đời sống dân sinh nằm trong tay người địa phương (chủ yếu là người Hoa)….Nếu như trước đây, Hồng Kông là thủ đô kinh tế của người Hoa ở hải ngoại thì những năm gần đây Singapore nổi lên đảm nhiệm chức năng trung tâm chính của người Hoa ở Đông Nam Á. Các nhà đầu tư người Hoa ở Hồng kông, Đài Loan và các nước khác trong khu vực liên doanh liên kết với các doanh gia người Hoa Singapore và người Nhật xây dựng các xí nghiệp hỗn hợp, đồng thời chuyển vốn vào kinh doanh ngân hàng – tài chính tại quốc gia hải đảo này. [3/265 ] Nói đến người Hoa, ai cũng phải trầm trồ về tài kinh doanh của họ. Singapore là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không có chính sách bài Hoa. Singapore là nơi mà người Hoa phát huy cao độ khả năng của mình. Họ đã xem nơi đây là quê hương của họ. Thế hệ sau này cũng chỉ biết nơi đây là đất nước của họ. Do đó, những thành tựu người Hoa đạt được là một cống hiến rất lớn cho sự phát triển đất nước này. Trong bảng xếp hạng tính cạnh tranh của nền kinh tế thế giới, năm 2000 của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Singapore được đánh giá là có môi trường kinh doanh tốt nhất Châu Á và năng lực cạnh tranh đứng hàng htứ hai trên thế giới. Điều này có liên quan rất lớn đến Hệ thống kinh doanh mạng của người Hoa. Người Hoa rất đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong kinh doanh. Hệ thống kinh doanh mạng là mối liên kết giữa các nhà buôn, tổ chức doanh nghiệp và các hiệp hội. Hệ thống giúp người Hoa thực hiện nhanh chóng việc ký kết hợp đồng, trao đổi hang hóa và xoay vòng vốn rất nhanh. Hệ thống này không chỉ gói gọn trong các hội đồng hương người Hoa mà mà còn là sự liên kết xuyên vùng, xuyên quốc gia và khu vực. Chính vì thế mà không nơi nào có môi trường thuận lợi cho kinh doanh bằng Singapore, nơi đầu mối của những người Hoa tạo nên hệ thống kinh doanh mạng. Cạnh tranh công bằng là đặc điểm nổi bật trong văn hóa kinh doanh cảu người Hoa. Họ coi trọng chữ Tín và cũng biết gìn giữ chữ Tin. Người giữ được chữ Tín mới có đủ tư cách để cạnh tranh. Đó là sự tin cậy trong trao đổi hàng hóa, vay mượn tín dụng, ký kết hợp đồng,… Nếu đánh mất chữ Tín, sự cạnh tranh không còn. Đồng thời sẽ bị xã hội người Hoa bài trừ và bị trừng trị gnhiêm khắc. Người Hoa ở Singapore vừa có điểm giống với người Hoa ở các nước Đông Nam Á, vừa có điểm khác biệt. Cách kinh doanh của người Hoa ở các nước giống nhau nên sự hòa hợp và chặt chẽ trong hệ thống mạng là điều tất yếu. Nhưng người Hoa ở Singapore được những chính sách ưu đãi của chính quyền nên họ có phần mạnh mẽ hơn trong hoạt động thương mại của mình. Singapore càng phát triển, người Hoa càng chiếm ưu thế. Người Hoa càng chiếm ưu thế, Singapore lại càng tiến những bước xa mang trên con đường phát triển kinh tế của mình. KẾT LUẬN Với tư chất năng động, biệt tài trong kinh doanh, người Hoa đã đi khắp nơi trên thế giới, tìm con đường mưu sinh mới cho mình. Trãi qua hành trình gian khổ, hiện nay, họ đã khẳng định được vị trí của mình. C ác nước có người Hoa chọn làm nơi định cư vĩnh viễn đang bắt đầu nhận thấy nguồn tiềm lực của người Hoa đối với sự phát triển của đất nứơc. Trong chính sách phát triển đã bắt đầu có những mối quan tâm đến nguồn tiềm lực người Hoa. Đó là nguồn tiềm lực quan trọng s ánh ngang với các nguồn khác. Muốn đưa đất nước mạnh mẽ đối đầu với những cơ hội và thử thách mới của thời đại hiện nay thì vấn đề tôn giáo, sắc tộc là vấn đề hàng đầu ở mỗi quốc gia, người Hoa cũng thuộc trong số đó. Nhìn vào chính sách đúng đắn của Singapore đối với người Hoa, các nước Đông Nam Á nên rút ra cho mình những bài học và cần c ó những chính sách phù hợp nhằm phát huy năng lực của người Hoa, góp phần đẩy mạnh sự phát triển. Việt Nam cũng cần nên như thế. Nền kinh tế thị trường trong th ời đại khu vực hóa, toàn cầu hóa rất cần đến những kỹ năng của người Hoa. Văn hóa độc đáo của người Hoa sẽ là lá cờ tập hợp tính thống nhất trong đa dạng của khu vực. Hãy xem họ như người bản địa, vì họ đã chọn nơi này làm quê hương của mình. Hãy để họ được phát huy sức cống hiến, cùng họ phấn đấu cho công cuộc đổi mới đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Khánh 1992: Vai trò ng ư ời Hoa trong n ền kinh t ế c ác n ư ớc Đông Nam Á, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội. Lim Chong Yah 2002, Ñoâng Nam AÙ- chaëng ñöôøng daøi phía tröôùc, Nxb Theá giôùi, Haø Noäi. Phạm Đức Thành (biên soạn) 2003, Traditional F estivals of ASEAN (C ác lễ h ội truy ền th ống c ủa ASEAN), Hiệp hội văn hoá và thông tin ASEAN, Haø Noäi. Huỳnh Văn Giáp 2003, Đ ịa l ý Đông Nam Á (Môi tr ư ờng t ự nhi ên v à đ ặc đi ểm nh ân v ăn - x ã h ội), Nxb Ñaïi hoïc Quoác gia, Thaønh phoá Hoà Chí Minh. Trịnh Huy Hóa (biên dịch) 2004: Đối thoại với các nền văn hóa: Singapore, Nxb Trẻ, TP. HCM. Ng ô V ăn L ệ - Nguy ễn Duy B ính 2005: Ng ư ời Hoa ở Nam B ộ, Nxb Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh. Người Hoa ở các nước Asean: Ngàn vạn chuyện bên lề cuộc sống (Trích từ: Khoa học & Công nghệ, ngày 06/06/1996). Cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á- một thực thể kinh tế đáng chú ý (Trích từ: Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay, số 20, 11/1997). Các doanh nghiệp người Hoa trên đường toàn cầu hóa (Trích từ: Khoa học & Công nghệ, ngày 22/01/1998). Thuật kinh doanh của người Hoa và Ấn Độ (Trích từ: Khoa học & Công nghệ, ngày 08/02/2001).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguoi Hoa o Dong Nam A.doc
Tài liệu liên quan