BỐ CỤC
A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
- Nêu vấn đề
- Nêu tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Các khái niệm cơ bản về thừa kế:
1. Khái niệm thừa kế:
2. Khái niệm “Người để lại di sản thừa kế”:
3. Khái niệm “Người thừa kế”:
4. Di sản thừa kế:
II. Những quy định về người thừa kế không được hưởng di sản:
1. Quy định về người thừa kế không được hưởng di sản trong pháp luật Việt Nam trước đây:
a, Trước năm 1945:
b, Sau Cách mạng tháng Tám 1945:
c, Trong giai đoạn tiếp theo kể từ năm 1959 đến năm 1981:
2. Quy định của BLDS Việt Nam hiện nay về người thừa kế không được hưởng di sản:
III. Liên hệ với thực tiễn:
1. Vụ án tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở tại Trần Cao Vân – TP Đà Nẵng:
2. Vụ án về nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản:
IV. Nhận xét của bản thân về quy định của pháp luật hiện hành về người thừa kế không được hưởng di sản:
C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ:
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm mở thừa kế; người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra mà còn sống cũng là người thừa kế. Người thừa kế là pháp nhân, tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
4. Di sản thừa kế:
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống.
Theo quy định tại Điều 634 BLDS năm 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. So với Điều 637 BLDS năm 1995, quy định này đã lược bỏ phần: “quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế”. Việc lược bỏ này là rất hợp lý vì ở tại Điều 163 BLDS năm 2005 có quy định tài sản bao gồm cả “quyền tài sản” và trong quyền tài sản đã có cả quyền sử dụng đất.
Như vậy, di sản thừa kế chỉ bao gồm các thành phần tài sản xác định được từ khối tài sản riêng, phần tài sản chung của người đã chết trong khối tài sản chung với người khác, không bị hạn chế về phạm vi giá trị:
Tài sản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống, có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của riêng mình mà không bị ràng buộc vào ý chí của người khác và chỉ tuân theo pháp luật. Tài sản riêng của người chết là tài sản người đó tạo ra từ thu nhập hợp pháp (như tiền lương, tiền thưởng, tiền trúng xổ số…) trong trường hợp người đó chưa kết hôn, tài sản được tặng cho, thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng (như quần áo, xe may, ô tô…), nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn được dùng để sản xuất kinh doanh…, các quyền tài sản do người chết để lại (như quyền đòi nợ, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất…).
Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác (phần vốn đóng góp trong việc tạo dựng tài sản sở hữu chung theo phần, phần họ được tặng cho, được thừa kế chung với người khác). Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia thì phần tài sản của người chết tương đương với phần tài sản của người khác. Trường hợp nhiều người cùng góp góp vốn để sản xuất kinh doanh (đồng chủ sở hữu với một khối tài sản nhất định) thì nếu một đồng sở hữu chết, thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đóng góp trong khối tài sản chung. Trường hợp tài sản chung của vợ chồng khi có một người chết trước thì chia đôi, phần tài sản của người chết chia theo quy định pháp luật về thừa kế (Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình).
II. Những quy định về người thừa kế không được hưởng di sản:
1. Quy định về người thừa kế không được hưởng di sản trong pháp luật Việt Nam trước đây:
a, Trước năm 1945:
Trong pháp luật nước ta (lúc này là pháp luật của chế độ thực dân – phong kiến) cũng có những quy định về người thừa kế không có quyền hưởng di sản của người quá cố (họ được gọi là người thừa kế bất đối xứng).
Chẳng hạn, Điều 313 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 306 Dân luật Trung Kỳ đều dự liệu những trường hợp người thừa kế không có quyền hưởng di sản:
- Người đã bị người lập di chúc tuyên bố không xứng đáng được hưởng di sản của người lập di chúc.
- Người có hành vi xâm phạm đến tính mạng người để lại di sản hoặc với danh nghĩa chính phạm hoặc đồng phạm hoặc tòng phạm.
- Người đã trưởng thành biết được hành vi cố ý giết người mà không tố giác với Tòa án, nhưng nếu kẻ sát nhân là cha, mẹ, anh, em, vợ, chồng hoặc thân thuộc gần với người thừa kế thì không bị coi là có lỗi vì đã không tố giác.
- Người có hành vi vu khống người để lại di sản hoặc vu khống ông, bà, cha, mẹ của người đó và người bị vu khống đã bị phạt trọng tội hay thường tội.
Cùng về vấn đề trên, theo án lệ ở miền Nam nước ta năm 1945 thì căn cứ vào từng vụ việc cụ thể mà quyết định tước quyền thừa kế của người vợ góa nếu:
Không để tang chồng
Sống thiếu đạo đức và đã công khai gây tai tiếng cho gia đình nhà chồng.
Đã có tình nhân hoặc đã lạm dụng quyền được hưởng di sản mà không có biên bản kê khai.
Người vợ góa bị coi là bất đối xứng không có quyền thừa kế, phần di sản đó sẽ do con hoặc cháu người đó hưởng.
b, Sau Cách mạng tháng Tám 1945:
Hệ thống pháp luật thuộc địa được thay thế bằng hệ thống pháp luật XHCN nhưng các dấu vết của luật cũ vẫn được bảo tồn. Theo Sắc lệnh ngày 10/10/1045 về tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt Nam để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật của chế độ mới của toàn cõi Việt Nam. Theo sắc lệnh này, ở nước ta trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 (là năm Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 772 – CT/TANDTC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của chế độ cũ) vẫn áp dụng những quy định của pháp luật thời thực dân, phong kiến qui định về thừa kế và chỉ loại bỏ những quy định trái với những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
c, Trong giai đoạn tiếp theo kể từ năm 1959 đến năm 1981:
Trên thực tế ở nước ta mặc dù đã có một số Thông tư của ngành Tòa án hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế (chẳng hạn: Thông tư 594…) nhưng không có một nội dung nào về những người thừa kế không có quyền hưởng di sản. Thực trạng đó như một “lỗ hổng” của pháp luật thừa kế nước ta. Trên thực tế, các Tòa án đã không thể giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về thừa kế liên quan đến người thừa kế có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, xâm phạm đến người để lại di sản hoặc người thừa kế khác do còn thiếu những quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
- Cơ sở pháp lý để tước quyền thừa kế của một người chỉ bắt đầu được quy định tại thông tư số 81 hướng dẫn giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế. Theo thông tư này, thì một người bị tước quyền thừa kế do đã bị kết án về một trong những hành vi sau đây:
+ Đã giết người để lại thừa kế hoặc đã đối xử quá quá tàn tệ với người đó.
+ Đã giết người thừa kế cung hành với mình để chiếm đoạt toàn bộ di sản hoặc nhằm làm tăng tỉ số phần trăm cho bản thân mình, thì không được thừa kế di sản của người đó.
Những hướng dẫn trên Thông tư số 81 mới chỉ dừng lại ở một số hành vi cụ thể mà chưa dự liệu được hết các trường hợp như: người thừa kế vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, hành hạ, ngược đãi người để lại di sản, hủy di chúc, giả mạo di chúc… Điểm hạn chế này đã được khắc phục ở Pháp lệnh thừa kế và hiện nay là Bộ luật dân sự.
* Pháp lệnh thừa kế (ban hành ngày 30/8/1990): Vấn đề người thừa kế không có quyền hưởng di sản được quy định tại Điều 7. Theo đó người thừa kế không có quyền hưởng di sản khi có một trong các hành vi sau:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Người bị kết án về hành vi cố ý giết người thừa kế khác nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền hưởng.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng nột phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Sau này, khi Bộ luật dân sự ra đời thì nội dung của Điều 7 Pháp lệnh thừa kế nói trên được giữ nguyên.
2. Quy định của BLDS Việt Nam hiện nay về người thừa kế không được hưởng di sản:
Hai Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005 đều quy định giống nhau về những trường hợp người thừa kế không được hưởng di sản (Điều 646 BLDS 1995 và Điều 643 BLDS 2005). Bởi vậy, trong việc phân tích về quy định này, em xin chỉ đề cập đến BLDS 2005.
Trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, những người không được quyền hưởng di sản được quy định tại Khoản 1 Điều 643.
* Điểm a Khoản 1 Điều 643 quy định: “Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó”.
- Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản được hiểu là hành vi gây hại đến sức khỏe, thậm chí có khả năng gây ra cái chết cho người để lại di sản, chấm dứt sự sống của người đó. Những hành vi này phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật (để phân biệt với những hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay trong trường hợp thi hành án tử hình) thì người thừa kế mới bị tước quyền hưởng di sản.
Ta cũng cần phân biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong trường hợp, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, nhằm mục đích tước đoạt sự sống hoặc một phần sức khỏe của người để lại di sản thừa kế. Người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản và đã bị kết án về hành vi cố ý đó thì không có quyền thừa kế của người để lại di sản. Động cơ của người phạm tội và việc thực hiện tội phạm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành không ảnh hưởng đến nội dung của quy định trên.
Nếu một người chỉ bị kết án về hành vi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản thì không bị tước quyền hưởng di sản. Hành vi vô ý được xác định như sau:
Về mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn (những quy tắc nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người) và hành vi vi phạm đó đã gây ra hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Về mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả. Đối với vô ý vì quá tự tin, người phạm tội nhận thức hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm có thể gây hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, nhưng trên thực tế hậu quả đó vẫn xảy ra. Còn với hành vi vô ý làm chết người để lại di sản vì cẩu thả thì nhười gây hại không thấy trước được hậu quả chết người mà hành vi của mình gây ra, mặc dù phải thấy trước và có đủ điều kiện để thấy trước.
- Người thừa kế bị kết án về tội ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, đối xử tàn ác với người để lại di sản thừa kế thì cũng không được quyền hưởng di sản của người để lại thừa kế.
- Ngoài ra, người thừa kế có thể bị kết án về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người để lại di sản thừa kế. Các tội này được quy định trong BLHS (sửa đồi, bổ sung năm 2009) tại các điều: Điều 111 – Tội hiếp dâm, Điều 113 – Tội cưỡng dâm, Điều 115 – Tội giao cấu với trẻ em, Điều 119 – Tội mua bán người, Điều 121 – Tội làm nhục người khác, Điều 122 – Tội vu khống… Người phạm một trong những tội trên biết hành vi xâm hại nhân phẩm, danh dự của người để lại thừa kế nhưng vẫn thực hiện hành vi nhằm đạt dược mục đích của mình. Người phạm tội bị kết án về một trong nhóm tội trên không phụ thuộc vào hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù và cũng không phụ thuộc vào hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù và cũng không phụ thuộc vào việc phải chấp hành hình phạt, điều quan trọng là có bản án về một trong những tội trên thì sau khi bị kết án có thể người bị kết án đã chấp hành phạt xong hoặc đã được xóa án, vẫn không được hưởng thừa kế của người bị hại.
* Điểm b Khoản 1 Điều 643 quy định: “Người phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”.
Theo quy định tại Điều 34, 35, 36, 38, 47, 48 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau bao gồm: bố mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng các con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và túng thiếu, họ không có khả năng kinh tế để nuôi sống bản thân (các con gồm: con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng). Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng các cháu khi cháu không còn cha mẹ; các cháu cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với ông bà nếu ông bà không có ai nương tựa. Ngoài ra, anh chị em ruột có nghĩa vụ đùm bọc nhau. Ý nghĩa của từ “đùm bọc” ở đây rất rộng, nó không những có ý nghĩa về mặt đạo đức, pháp lý mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Họ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng nhau nếu trong trong đình có người chưa thành niên hoặc người tàn tật mất khả năng lao động không có người nương tựa… Hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng phải nghiêm trọng và gây hậu quả xấu đối với người thừa kế (người thừa kế lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, khổ sở về tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe của họ…). Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản không những phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự mà còn bị tước quyền thừa kế do hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ đó theo quy định của pháp luật.
* Điểm c Khoản 1 Điều 643 quy định: “Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng”.
Trường hợp này, người thừa kế không được hưởng di sản khi bị kết án về tội cố ý giết người thừa kế khác cùng hàng để chiếm đoạt phần di sản lẽ ra người này được hưởng
-Tuy nhiên, cần phải phân biệt người có hành vi vô ý làm chết người với hành vi cố ý giết người thừa kế khác.
+Theo quy định trên, thì một người bị kết án về hành vi cố ý giết người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng, thì bị tước quyền thừa kế. Nhưng một người chỉ bị kết án về hành vi cố ý giết người thừa kế khác mà không nhằm mục đích chiếm đoạt phần di sản của người thừa kế đó được hưởng thì không bị tước quyền thừa kế. Ví dụ, có những trường hợp anh, chị, em ruột giết nhau nhưng không phải là để chiếm đoạt tài sản mà do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do tài sản chia không công bằng hoặc tranh nhau vị trí của di sản ở mặt đường, trong ngõ, chỗ giá trị, chỗ ít giá trị… Họ không tự giải quyết được mâu thuẫn trên dẫn đến xô xát rồi đến phạm tội. Động cơ giết người của họ không phải để chiếm đoạt tài sản người khác. Do vậy, mặc dù bị kết án về tội giết người nhưng họ vẫn được hưởng di sản thừa kế.
+Một người chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người thừa kế khác, thì không bị tước quyền hưởng di sản của người để lại di sản; đồng thời còn được thừa kế của người bị vô ý làm chết đó (nếu người có hành vi vô ý làm chết người thừa kế khác là người thuộc hành thừa kế được hưởng di sản của người để lại di sản).
-Một vấn đề khác được đặt ra là: Người thừa kế khác ở đây là người thừa kế theo di chúc hay là người được pháp luật dự liệu theo các hàng thừa kế? hay là tùy trường hợp?
Cơ sở xác định người thừa kế theo nguyên tắc của pháp luật thừa kế là người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế và cho tới thời điểm mở thừa kế phải thỏa mãn một trong ba mối quan hệ (huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng với người để lại di sản) là căn cứ xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Người có hành vi cố ý giết người thừa kế khác nhằm mục đích chiếm đoạt phần di sản mà người đó có quyền hưởng phải là người thừa kế cùng hàng. Do vậy, người có hành vi cố ý giết người thừa kế khác chỉ có thể là người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản với người thừa kế bị giết. Người thừa kế bị giết trong trường hợp này không phải là người thừa kế theo di chúc theo các lý do sau:
*Trước hết, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản theo di chúc.
*Thứ hai, người thừa kế theo di chúc là người được chỉ định thừa kế di sản theo ý chí của người lập di chúc khi còn sống.
Do vậy, người được thừa kế theo di chúc cố ý giết người thừa kế theo di chúc khác để chiếm đoạt phần di sản của người thừa kế này được hưởng là không thể thực hiện được, vì phần của mỗi người đã được chỉ định theo di chúc.
* Điểm d Khoản 1 Điều 643 quy định: “Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí cuả người để lại”.
- Di chúc là kết quả giao dịch dân sự đơn phương, nó chỉ thể hiện ý chí của người có tài sản lập di chúc. Ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong khi minh mẫn và sáng suốt. Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết của một cá nhân chính là quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản khi còn sống. Bởi vậy, mọi cá nhân có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc đều bị tước quyền hưởng di sản. Người có hành vi lừa dối người có tài sản trong việc lập di chúc là người có hành vi gian dối, đánh lừa người có tài sản, đưa ra những lý do làm người đó hiểu sai sự thật, tưởng giả thành thật nên đã lập di chúc theo ý chí của họ. Người có hành vi cưỡng ép người có tài sản trong việc lập di chúc là người có hành vi sử dụng bạo lực về tinh thần, uy hiếp sự an toàn về danh dự, nhân phẩm, xâm hại tự do của người lập di chúc, gây sợ hãi thực sự cho người lập di chúc và làm cho người này phải lập di chúc trái với ý chí của họ. Cần chú ý hành vi cưỡng ép này phải thật sự làm cho người bị cưỡng ép lo sợ. Việc đe dọa không được thực hiện nếu người bị đe dọa không lập di chúc theo ý chí của người cưỡng ép họ. Hành vi cưỡng ép được thực hiện thông qua lời nói, chữ viết, hình vẽ hoặc hành động dùng vũ khí (như dao, súng…) trực tiếp uy hiếp người lập di chúc để người này lập di chúc trái với ý chí của họ.
Trong thực tế, nếu người thừa kế lừa dối người lập di chúc vsf sự việc được làm rõ khi người lập di chúc còn sống có phần nào dễ dàng hơn, nhưng nếu người lập di chúc đã chết thì việc xác định có hành vi lừ dỗi, cưỡng ép, ngăn cản hay không trở nên rất phức tạp và rất “hiếm hoi” mới chứng minh được sự lừa dối.
-Giả mạo di chúc là việc người thừa kế tự mình lập di chúc cho người để lại di sản với nội dung theo ý chí của mình. Hành vi giả mạo có thể được thể hiện như: tự viết di chúc và ký theo chữ ký của người lập di chúc hoặc giả mạo chữ ký của di chúc có nội dung được thể hiện bằng các phương pháp in ấn hiện đại. Trong thực tế, việc giả mạo chữ ký rất khó xác định vì chữ ký nhiều người rất đơn giản. Mặt khác, họ ít ký vào các văn bản, giấy tờ và có trường hợp người lập di chúc chưa bao giừo ký tên của mình. Do đó khi có khiếu nại về giả mạo chữ ký thì việc giám thực chữ ký gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc có trường hợp người có tài sản chết rồi, người thừa kế đánh máy di chúc và bội mực đen vào các đầu ngón tay của người đã chết rồi sau đó in vào di chúc. Những trường hợp này nếu không có cơ sở để chững minh người thừa kế đã giả mạo di chúc thì khi chia di sản thừa kế Tòa án không công nhận di chúc đó nếu di chúc không có chứng thực hoặc chững nhận.
- Sửa chữa di chúc là việc người thừa kế thay đổi nội dung của di chúc do người để lại di sản lập ra, trái với ý chí của người đó khi còn sống. Mục đích của hành vi trên nhằm hưởng kỷ phần di sản nhiều hơn so với phần di sản mà người lập di chúc đã định đoạt cho mình hoặc nhằm hưởng toàn bộ di sản của người lập di chúc. Đây là hành vi xâm phạm đến ý chí tự nguyện của người lập di chúc và xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của những người thừa kế khác. Vì thế, người có hành vi này sẽ bị tước quyền hưởng di sản.
- Hủy di chúc là việc người thừa kế tiêu hủy nội dung di chúc bằng nhiều hình thức khácnhau như xé bỏ, đốt di chúc, ngâm di chúc vào dung dịch hóa chất làm cho di chúc không còn rõ nội dung cơ bản khiến cho người khác không thể đọc được, không thể hiểu nội dung của di chúc đó. Hành vi đó cũng sẽ khiến người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản.
Những người thuộc diện bị truất quyền thừa kế như trên vẫn có thể hưởng thừa kế nếu người để lại di sản đã biết những hành vi đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc, nếu hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm lập di chúc và người lập di chúc đã biết rõ ràng họ không xứng đáng hưởng di sản. Trường hợp này pháp luật tôn trọng ý chí của người lập di chúc. Do đó, tại Khoản 2, Điều 643 mới có quy định: “Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.
III. Liên hệ với thực tiễn:
Ngày nay, khi xã hội phát triển thì những vụ án về việc người thừa kế vi phạm pháp luật về thừa kế và bị tước quyền hưởng di sản càng nhiều. Sau đây, em xin trích dẫn một vài vụ án tiêu biểu về vấn đề này:
1. Vụ án tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở tại Trần Cao Vân – TP Đà Nẵng:
a, Nội dung vụ án:
Ông Võ Văn Khôi xây dựng gia đình với bà Bùi Thị Út vào năm 1935, hai người lúc đầu sống tại Cầu Đỏ, huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng. Ông Khôi và bà Út có hai người con là bà Võ Thị Xuân và bà Võ Thị Hương. Năm 1950, ông Khôi lại sống chung với bà Liễu ở thôn Yến Lê, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn. Thời gian sống với bà Liễu, ông Khôi đồi từ họ Võ sang họ Nguyễn. Giữa ông Khôi và bà Liễu có 4 người con, một người chết lúc nhỏ, còn lại ba người con gồm: Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Ngọc Thanh.
Ngôi nhà số 189 (số mới) 79 (số cũ) Trần Cao Vân – Đà Nẵng hiện ông Khôi đang quản lý do bà Út mua vào năm 1968 (lúc này ông Khôi đang sống với bà).
Năm 1958, bà Liễu chết, ông Khôi đưa các con về sống chung lại với bà Út tại ngôi nhà ói trên.
Năm 1969, ông Khôi, bà Út tháo dỡ ngôi nhà để xấy dựng lại. Năm 1977, bà Bùi Thị Út chết.
Năm 1993, UBND TP Đà Nẵng công nhận quyền sở hữu ngôi nhà đứng tên ông Võ Ngọc Khôi và bà Bùi Thị Út (quyết định số 2185 ngày 31 – 8 – 1993).
Tháng 9 – 1999, bà Võ Thị Xuân yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo di chúc của bà Bùi Thị Út để lại ngày 22 – 5 – 1974. Trong bản di chúc bà Út để lại di sản thừa kế là ngôi nhà trên cho 2 người con gái và 2 cháu trai. Bản Di chúc trên được đánh máy có chữ ký của bà Út và được Phường Trưởng kiêm Hộ tịch (chế độ cũ) ký xác nhận và đóng dấu.
Về phía bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cho rằng: bản di chúc do bà Xuân xuất trình là giả mạo và yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật.
Ngày 22 – 2 – 2000, Tòa án quận TK có công văn số 10 đề nghị Phòng Khoa học Hình sự Công an TP Đà Nẵng giám định bản di chúc trên là thật hay giả. Tài liệu Tòa án cung cấp giám định các chữ ký và con dấu của người chứng thực vào thời điểm bản di chúc được lập.
Theo Thông báo ngày 28 – 2 – 2000 của Tổ chức giám định công an TP Đà Nẵng dã xác định “chữ ký và con dấu của người xác thực di chúc là giả”.
Với nội dung và vụ việc như trên, Bnả án số 62/DSST của Tòa án nhân dân quận TK đã xử và quyết định:
Bác toàn bộ yêu cầu đòi chia tài sản và tước quyền thừa kế theo pháp luật của bà Võ Thị Xuân đối với di sản của bà Út.
Công nhận sự thỏa thuận về việc chia di sản thừa kế như sau: 44,21 m2 đất tại số 189 Trần Cao Vân có giá trị 120.000.000đ là di sản thừa kế do bà Bùi Thị Út để lại được giao cho ông Khôi quản lý, sử dụng và vì ông Nguyễn Văn Nghĩa từ chối nhận di sản thừa kế nên ông Khôi phải trích trả kỷ phần thừa kế cho những người sau: trả cho ông Võ Ngọc Thanh, bà Nguyễn THị Thu, bà Võ Thị Hương mỗi người là 30.000.000đ.
Sau khi xử sơ thẩm, bà Xuân tiếp tục kháng cáo do không đồng ý với quyết định nói trên của Tòa.
Tại bản án phúc thẩm số 01/DSTP ngày 05 – 10 – 2001 TAND TP Đà Nẵng đã quyết định: sửa một phần án sơ thẩm từ chỗ bà Xuân phải chịu 4.497.825đ nay bà chỉ phải chịu 4.063.325đ. Các phần khác giữ y án sơ thẩm số 62 ngày 20 – 6- 2000 của Tòa án quận TK.
b, Nhận xét:
Theo em, hai bản Dân sự sơ thẩm số 62/DSST của Tòa án nhân dân quận TK và bản án số 01/DSPT ngày 05/10/2001 của Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã quyết định tước quyền thừa kế của bà Võ Thị Xuân là đúng. Bởi vì: tổ chức giám định công an TP Đà Nẵng dã xác định “chữ ký và con dấu của người xác thực di chúc là giả”. Một khi di chúc đã giả về mặt hình thức thì đương nhiên di chúc đó là giả. Mặt khác, việc giả mạo di chúc di chúc của bà Xuân đã làm ảnh hưởng đến quyền hưởng di sản của ông Võ Văn Khôi (chồng bà Út) – một trong những người thừa kế hợp pháp của bà Út. Ta có thể kết luận, bà Xuân đã có hành vi giả mạo di chúc của bà Bùi Thị Út. Như vậy, bà Xuân bị tước quyền thừa kế là hoàn toàn đúng theo pháp luật được quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 646 BLDS năm 1995.
2. Vụ án về nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản:
a, Nội dung vụ án:
Bà Lý Thị Thương có hộ khẩu thường trú tại TP Hồ Chí Minh mất năm 1992 có 3 người con: bà Phạm Lương (1931), ông Phạm Phương chết 1981 (không có vợ con), ông Phạm Chương chết năm 1990 có 5 con (trong đó có chị Phạm Thanh Hương). Ông Chương và các con của ông sống ở TP Qui Nhơn – Bình Định với cuộc sống rất khó khăn. Ngược lại, bà Lương sống ở TP Nha Trang có nhiều đất đai, đời sống kinh tế khác giả. Do hoàn cảnh công tác nên bà Lương hay có điều kiện đi lại Tp Hồ Chí Minh nhưng lại không hề chú ý, chăm sóc mẹ già. Bà Lý Thị Thương ốm đau liên tục, đến năm 1985 thì ốm liệt giường nên chị Phạm Thanh Hương đã bán nhà mình ở Quy Nhơn về ở cùng để chăm sóc và phụ dưỡng bà nội từ năm 1985 đến năm 1992 tại ngôi nhà số 24 – Đường Giải Phóng – TP Hồ Chí Minh. Khi bà Thương qua đời, bà Lương cũng viện cớ đường xa để không về chịu tang mẹ.
Năm 1993, bà Lương yêu cầu được chia thừa kế ngôi nhà số 24 – Đường Giải Phóng của bà Thương.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 63 ngày 18/3/1994 của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà Lương. Xác định thừa kế thứ nhất gồm bà Lương và các con ông Chương được thừa kế thế vị hưởng di sản của bà Thương.
b, Nhận xét:
Theo em, quyết đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản.doc