Tiểu luận Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I/ Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

II/ Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Những giá trị truyền thống dân tộc

2. Tinh hoa văn hóa nhân loại

2.1. Những giá trị phương Đông

2.2. Những giá trị phương Tây

3. Chủ nghĩa Mác- Lênin

4. Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang

1

1

1

1

1

3

3

3

4

6

6

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG I/ Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” II/ Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Những giá trị truyền thống dân tộc 2. Tinh hoa văn hóa nhân loại 2.1. Những giá trị phương Đông 2.2. Những giá trị phương Tây 3. Chủ nghĩa Mác- Lênin 4. Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 1 1 1 1 1 3 3 3 4 6 6 MỞ ĐẦU Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6- 1991) Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi vào cương lĩnh và Điều lệ của mình rằng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động...”. Và trên thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thể hiện rõ giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của nó trong đời sống xã hội. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nhu cầu thiết yếu của xã hội. Để nghiên cứu và hiểu một cách toàn diện, sâu sắc về vai trò, giá trị, mục đích cũng như về nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết, chúng ta cần phải nắm được nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh” để tìm hiểu. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã rất cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I/ Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người” (theo Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) II/Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh 1.Những giá trị truyền thống dân tộc Muốn hiểu nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ sự tìm hiểu những truyền thống dân tộc đã góp phần hun đúc nên con người Hồ Chí Minh Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, chủ nghĩa yêu nước luôn là sức mạnh để đoàn kết dân tộc, từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân vật truyền thuyết đến các vị anh hùng lịch sử: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi,... đều là những minh chứng cho chân lý đó. Đặc biệt tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” cho thấy một chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức mang tính hệ thống, khách quan, tương đối toàn diện về sự tồn tại của đất nước, về độc lập dân tộc. Cũng chính vì vậy mà mọi học thuyết khi du nhập vào Việt Nam đều phải phù hợp với truyền thống của chủ nghĩa yêu nước đó. Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau,…của con người Việt Nam theo suốt chiều dài lịch sử, mà ở giai đoạn cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã chú ý nhấn mạnh chữ “đồng” trong việc kế thừa và phát huy những giá trị ấy. Truyền thống này hình thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Và nó đã thực sự gắn bó và cố kết cộng đồng con người Việt Nam, đi vào trong cuộc sống của họ qua những câu ca dao, tục ngữ,... Thứ ba, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời, có niềm tin vào sức mạnh của bản thân, chính nghĩa và sự tất thắng của sức mạnh đó. Có lẽ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã không ngừng phải đấu tranh với thiên tai và giặc ngoại xâm, nên tất cả những yếu tố trên là sự cần thiết, cơ sở để dân tộc ta vượt qua tất cả gian nan, khổ ải. Và Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống đó. Thứ tư, dân tộc ta là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, ham học hỏi, biết chọn lọc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính truyền thống đó đã giúp dân tộc ta tạo nên những kì tích trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ gìn nền độc lập tự chủ. Truyền thống này được phản ánh một cách rõ nét trong con người Hồ Chí Minh. 2. Tinh hoa văn hóa nhân loại 2.1. Những giá trị phương Đông Những ảnh hưởng, tác động của Nho giáo và Phật giáo và Đạo giáo đến tiến trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh có cả những yếu tố duy tâm, lạc hậu và những yếu tố duy vật, tích cực. Song, Người đã phê phán, gạt bỏ những yếu tố duy tâm, lạc hậu để chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất, phù hợp với điều kiện lịch sử- xã hội, con người và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, lấy hành động để lập thân và có lý tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng; đề cao văn hóa và tạo ra truyền thống hiếu học trong xã hội. Người thường dẫn lời của V.I. Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lái”. Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; có tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng theo luật “Chấp tác”; chủ trương gắn bó với nhân dân, với đất nước,... Và đến khi trở thành người mácxít, Người lại tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước ta”. 2.2. Những giá trị phương Tây Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi qua hầu hết các châu lục và đã sống ở nhiều nước, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Anh, và hơn hết là những năm tháng sống và hoạt động ở Pháp, Người đã nhanh chóng tiếp thu được vốn tri thức của thời đại, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa các nước; tiếp thu được tư tưởng dân chủ và cách mạng của phương Tây, của các nhà khai sáng Pháp như Vonte, Rútxô,... thông qua sinh hoạt khoa học ở các câu lạc bộ và đặc biệt sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã hội Pháp. Từ đó, Người đã dần hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó, Người đã có thể tự do hội họp, viết văn, làm báo cáo, tham gia các đảng phái và phát biểu ý kiến của mình trước dư luận Pháp, kể cả việc phê phán bọn quan lại phong kiến và bon thực dân ở thuộc địa. Như vậy, nhờ quá trình học hỏi và rèn luyện không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của nhân loại. 3. Chủ nghĩa Mác- Lênin Chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh đã có những bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin. Con đường mà Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin có những đặc điểm: Thứ nhất, hành trang tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, đã giúp Người phân tích, đánh giá chính xác về các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Theo Người, đường lối của các sỹ phu yêu nước đi trước đều không thỏa mãn được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống. Thứ hai, khác các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam tiền bối, ở Nguyễn Tất Thành đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Nhờ đó trong suốt thời gian bôn ba tìm tòi, khảo nghiệm, Nguyễn Tất Thành đã hoàn thiện trí tuệ của mình và đã rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột,...Những kết luận ấy có tác dụng giúp cho Người tiếp thu và vận dụng linh hoạt, có chọn lọc chủ nghĩa Mác- Lênin phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thứ ba, khác các nhà trí thức tư sản phương Tây đến với chủ nghĩa Mác- Lênin chủ yếu như đến với một học thuyết, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lênin là để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đọc tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê nin, Người đã thấy rõ mối quan hệ thống nhất giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Nhờ đó Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường giải phóng dân tộc và trở lại nghiên cứu chủ nghĩa Mác sâu sắc hơn. Thứ tư, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin theo phương pháp nhận thức Mác xít và theo cách cốt nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất và vận dụng sáng tạo lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để hoạch định đường lối, chủ trương, giải pháp và những đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam. Như vậy, sự kết hợp Đông- Tây với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã trở thành đặc điểm đặc trưng riêng có của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển nhận thức, tư tưởng của mình. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác- Lê nin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác- Lênin, đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác- Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là một nguồn gốc- nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là bộ phận hữu cơ- bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lênin, hay nói cách khác không thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác- Lênin. Thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước. 4. Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm hoạt động tinh thần của cá nhân, do Hồ Chí Minh sáng tạo trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố nhân cách, phẩm chất và năng lực tư duy của Người. Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có ấy đã quyết định việc Người tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và nhân loại thành tư tưởng của mình. Thứ nhất là khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và luôn sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, từ đó có nhận thức đúng đắn về sự thay đổi của dân tộc và thời đại, không bị đánh lừa bởi vẻ ngoài của khái niệm bình đẳng, tự do,..., khám phá các quy luật đời sống, để khái quát thành lý luận. Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học. Thứ hai là sự khổ công học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, những kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới để có thể từng bước tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin, khoa học về cách mạng của giai cấp vô sản. Thứ ba là tâm hồn của một nhà yêu nước, lý tưởng của một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim nhân hậu, yêu nước, thương dân, yêu thương những người cùng khổ và sẵn sang chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phức của đồng bào. KẾT LUẬN Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ những giá trị truyền thống của dân tộc, kết hợp với sự chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, kế thừa có sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và đặc biệt là từ những phẩm chất cá nhân đáng quý của Hồ Chí Minh. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh- tư tưởng Việt Nam hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan