MỤC LỤC
Lời mở đầu . 2
Phần I : Nguồn gốc , bản chất của lợi nhuận . 3
I . Các quan điểm trước Mác về lợi nhuận.3
1. Quan điểm của trường phái trọng thương.3
2. Quan điểm của trường phái trọng nông.3
3. Quan điểm của trường phái cổ điển Anh.3
II . Học thuyết giá trị thặng dư và lý luận lợi nhuận của Các mac.4
1. Sự tạo ra giá trị thặng dư.4
2. Lợi nhuận.5
3. Tỷ suất lợi nhuận.6
4. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.6
III . Quan điểm của các nhà kinh tế tư sản hiện đại về lợi nhuận.7
1. Quan điểm của các nhà kinh tế tư sản hiện đại về lợi nhuận.7
2. Lý luận về máy móc tạo ra lợi nhuận.8
IV . Các hình thức của lợi nhuận. 8
1. Lợi nhuận công nghiệp.8
2. Lợi nhuận thương nghiệp.9
3. Lợi tức cho vay.9
4. Lợi nhuận ngân hàng.9
5. Địa tô.9
Phần II : Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.10
I . Cơ chế thị trường và ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến việc thu lợi nhuận .
1. Khái niệm kinh tế thị trường .10
2. ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến việc thu lợi nhuận .10
II . Vai trò của lợi nhuận trong nèn kinh tế thị trường .10
1. Lợi nhuận là động lực trong nền kinh tế thị trường.10
2. Các nhân tố ảnh hưởng và quyết định đến lợi nhuận.12
3. Các phương pháp tăng lợi nhuận.13
4. Những mặt trái của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.14
5. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường .14
Phần III : Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của học thuyết lợi nhuận.16
1. ý nghĩa của học thuyết lợi nhuận – lịch sử và hiện tại.16
2. ý nghĩa của lợi nhuận đối với quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam.17
3. Các giải pháp về lợi nhuận nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.17
Phần IV : Kết luận .19
Danh mục tài liệu tham khảo.20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận ở trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á giá trị thặng dư được tạo ra trong xã hội dưới hình thức giá trị thặng dư siêu ngạch được san đi bù lại giữa các nhà tư bản.
Việc áp dụng rộng rãi máy móc hiện đại ,tự động trong điều kiện ngày nay đã khiến không ít người đặt câu hỏi rằng :”phải chăng trong các dây truyền sản xuất tư động đó không còn bóc lột thặng dư và chính máy móc đã sáng tạo ra lợi nhuận ?”
2-Lý luận về máy móc tạo ra lợi nhuận .
Trước hết ,ta cần khẳng định rằng máy móc và hệ thống máy móc dù có tinh vi ,hiện đại đến đâu cũng chỉ là sản phẩm lao động của con người .Con người không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu .Trong dây chuyền sản xuất tư động ,giá trị thặng dư được tạo ra không chỉ là sản phẩm của lao động quá khứ mà vẫn cần đến lao động hiện tại .Mac viết rằng :”lao động được biểu hiện ra không phải chủ yếu với tư cách là được nhập vào quá trình sản xuất nữa mà là chủ yếu với tư cách là một loại lao động được nhập vào quá trình sản xuất nữa ,mà là chủ yếu với tư cách một loại lao động trong đó con người ngày càng đứng sang bên cạnh với chức năng giám sát ,điều khiển ,sáng tạo mà máy móc không làm nổi “
Lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản thu được khi áp dụng máy móc hiện đại hơn so với các nhà tư bản khác chẳng qua chỉ là sự phân phối lại giá trị thặng dư sẵn có trên phạm vi toàn xã hội .Do đó áp dụng máy móc hiên đại nên lao động ở đây có năng suất cao hơn thì giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn . Song trên thị trường giá bán cùng loại vẫn theo giá thị trường nên nhà tư bản có máy móc hiện đại hơn sẽ thu dươc nhiều lợi nhuận siêu ngạch hơn .Thực tế trên quy mô thị trường thế giới ,các nhà tư bản phát triển sản xuất bằng máy móc hiện đại và đêm bán hàng hoá tại các nước kinh tế chậm phát triển đã thu được lợi nhuận khổng lồ khó có thể hình dung được . Lượng lợi nhuận siêu ngạch mà một nhà tư bản thu được là do phần lợi nhuận của các nhà tư bản khác mất đi mà thôi .Nếu mọi cơ sở sản xuất đều trang bị máy móc hiện đại như nhau thì hiện tượng lợi nhuận siêu ngạch sẽ biến mất và người tiêu dùng được lợi vì giá cả hành hoá đươc hạ thấp .Nhưng chỉ khi cần một nhà tư bản nào đó áp dụng máy móc hịên đại hơn và thu được lợi nhuân siêu ngạch thì lập tức dẫn đến sự cạnh tranh để rồi sớm hay muộn sẽ làm triệt tiêu lợi thế cá biệt ,triệt tiêu lợi nhuận siêu ngạch .
Tóm lại ,nguồn gốc của lợi nhuận cũng như lơi nhuận siêu ngạch là từ giá trị thặng dư muốn lao động không công do công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt đúng như Mac đã nhân đinh và chứng minh.
IV – CáC HìNH THức CủA LợI NHUậN .
Như ta đã biết , giá trị thặng dư lợi nhuận không hoàn đồng nhất nhưng chúng đều có chung nguồn gốc từ lao động thặng dư .Giá trị thặng dư là phần giá trị mà nhà tư bản bóc lột không công của người công nhân còn lợi nhuận là số tiền thu được sau khi bán sản phẩm trên thị trường so với số tiền bỏ vào sản xuất .Có thể nói chính giá trị thặng dư biểu hiện sự bóc lột sản xuất, chứng minh công thức ,mâu thuẫn của nhà tư bản một cách chính xác và khoa học .Trước Mác ,các nhà kinh tế học đã hình dung ra giá trị thặng dư nhưng họ chưa có đủ lý luận để diễn đạt mà chỉ biểu hiện quan điểm của mình trong vấn đề thu nhập , tiền lương .Chỉ đến Mác, ông mới chứng minh xây dựng lý thuyết giá trị thặng dư một cách hoàn chỉnh ,khoa học và các vấn đề liên quan .Có thể nói lý thuyết giá trị thặng dư là phát minh vĩ đại của Mác mà như Lênin nói “Hòn đá tảng”trong học thuyết kinh tế. Tuy nhiên ,chúng ta phải hiểu rằng Mác không phải là người phát minh ra giá trị thặng dư ,càng không phải là người tìm ra nó :chính người tìm ra giá trị thặng dưlà nhà tư bản và người lao động thặng dư là công nhân giá trị thặng dư rất rõ rằng nhưng nó được che dấu bởi lợi nhuận và nó tồn tại trong xã hội tư bản bởi các hình thái sau :
1-Lợi nhuận công nghiệp .
Về bản chất là phần giá trị do công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm không và phần giá trị này bán trên thị trường thu được một số tiền lời sau khi trừ đi chi phí sản xuất . Ngày lao động của công nhân (giả sử 8 h)được chia ra làm hai phần : một phần làm ra giá trị tương đương với số tiền lương của anh ta và làm ra giá trị thặng dư . Vì thèm muốn lợi nhuận nên nhà tư bản công nghiệp luôn tìm cách tăng phần thời gian lao động thặng dư như tăng giờ làm ,tăng năng suất lao động .Thời gian lao động thặng dư càng nhiều thì càng thuộc về nhà tư bản và sẽ thu được lợi nhuận cao . Như vậy, lợi nhuận công nghiệp là hình thái gần nhất , dễ thấy nhất với giá trị thặng dư và lợi nhuận công nghiệp ,là động lực mạnh mẽ nhất để phát triển sản xuất .
2-Lợi nhuận thương nghiệp
Trong lưu thông trao đổi không tạo ra giá trị nhưng nhà tư bản thương nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá , làm cho hàng hoá được bán đi nhanh hơn .Tư bản thương nghiệp thực hiện khâu tiêu thụ cho tư bản công nghiệp .Vì thế ,họ phải thu được một phần lợi nhuận mà nhà tư bản thương nghiệp chiếm được .Về thực chất , lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp . Sở dĩ nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư trong lúc họ luôn khát khao ,thèm muốn là bởi vì : Nhà tư bản thương nghiệp rất am hiểu thị trường ,khách hàng do đó giúp cho hàng hoá bán đi nhanh hơn ,tốc độ chu chuyển nhanh hơn nhà tư bản công nghiệp rảnh tay để sản xuất .Do có vai trò quan trọng như vậy , nhà tư bản công nghiệp phải nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp .Lợi nhuận thương nghiệp là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá . Điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán giá cao hơn giá trị mà họ mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán thì đúng giá trị .
3-Lợi tức cho vay .
Nhà tư bản muốn hoạt động nhưng bản thân họ không đủ vốn hoặc không có vốn nên họ phải đi vay để lấy vốn đêm vào sản xuất .Một số nhà tư bản có tiền nhưng chưa đến chu kỳ sử dụng hoặc chưa sử dụng nên họ cho vay và nhận được một khoản tiền ứng với số tiền cho vay từ tay nhà tư bản ,gọi làlợi tức .
Lợi tức cho vay là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay ứng với món tiền mà nhà tư bảncho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay , lợi tức cao hay tháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự cất thiết ,hoàn cảnh lịch sử ,sự thoả thuận giữa các tư bản . .. đối với tư bản thì tiền không thể chết trong két sắt mà nó đẻ ra liên tục .
4 - Lợi nhuận ngân hàng .
Ngân hàng là cơ quan kinh doanh tiền tệ ,làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay . Tuy nhiên tư bản ngân hàng khác tư bản cho vay ở chỗ : tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động , ngoài nguồn vốn nhàn rỗi còn có các chứng khoán .Ngân hàng tham gia vào sản xuất với tư bản và cả hai bên chi phí liên quan đến nhau cùng chia lợi nhuận .Lợi nhuận ngân hàng là phần lợi nhuận thu được ứng với số tiền mà ngân hàng chung vốn với nhà tư bản tham gia sản xuất . Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng với nhà sản xuất .Một đất nước có phát triển thì hệ thống ngân hàng phải phát triển bởi vì vai trò của ngân hàng trong cơ chế thị trường là yếu tố đặc biệt quan trọng .
5 - Địa tô .
Tư bản không chỉ hình thành và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp mà còn mở rộng cả trong nông nghiệp .Địa chủ có nhiều ruông đất còn nhà tư bản cần ruộng để kinh doanh . Nhà tư bản kinh doanh ruộng đất phải thu thêm một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân ,tức là lợi nhuận siêu ngạch .Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và nhà tư bản phải cho chủ ruộng đất dưới hình thái địa tô tư bản chủ nghĩa .Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất .
PHầN II
VAI TRò CủA LợI NHUậN TRONG NềN KINH Tế THị TRƯờNG
I - NềN KINH Tế THị TRƯờNG Và ảNH HƯởNG CủA CƠ CHế THị TRƯờNG
ĐếN VIệC THU LợI NHUậN .
1-Khái niệm kinh tế thị trường .
Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu ;lấy lợi ích vật chất ,cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế nó là phương thức vận hành kinh tế xã hội .Kinh tế thị trường là “phương thức”, “:phương tiện “ , “công cụ ” vận hành nền kinh tế có hiệu quả ,tự nó không mang tính giai cấp xã hội không xấu mà cũng không tốt hay xem là do người sử dụng nó .Theo quan điểm này ,kinh tế thị trường là vật “trung tính”, là “công nghệ sản xuất ”ai sử dụng cũng được .
Kinh tế thị trường là một loại kinh tế xã hội – chính trị ,nó in đậm dấu ấn của lực lượng sản xuất xã hội làm chủ thị trường ,kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động ,có chủ thể của quá trình đó ,có sự tác động khác nhau của các chủ thể hoạt động .Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động tronh kinh tế thị trưpừng không phải chỉ là cá nhân riêng lẻ ,đó là những tập đoàn xã hội ,những giai cấp .Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này ,tầng lớp hay giai cấp này ,có hại cho tầng lớp giai cấp khác Cho nên kinh tế thị trường có mặt tích cực ,có mặt tiêu cực nhất định .Không thể nhấn mạnh chỉ một mật trong hai mặt đó .
2 - ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến việc thu lợi nhuận .
Cơ chế thị trường tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản xuất .Giá cả trên thị trường là mệnh lệnh của người sản xuất , của doanh nghiệp .Nếu doanh nghệp nắm bắt đúng thị trường thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được đảm bảo và doanh nghiệp tiếp tục theo kịp thị trường ,giá cả luôn luôn biến động nên đòi hỏi cần có một hệ thống thông tin nhạy cảm để nắm bắt chính xác và từ đó phản ứng kịp thời .
Cơ chế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tư bản di chuyển sang ngành có lợi nhuận cao , các nhà sản xuất không chỉ quan tâm đến lợi nhuận của ngành mình đang sản xuất mà phải nghiên cứu cả những ngành sản xuất khác .Tiếng gọi của lợi nhuận sẽ quyết định họ nên sản xuất cái gì ? Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho họ di chuyển tư bản của mình sang ngành có lợi nhuận cao .Chính cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp , các nhà sản xuất phải vươn lên không ngừng cả về lượng và chất ,nghĩa là họ phải tìm tòi trong thị trường ngành nào có lợi nhuận cao và từ đó quyết đinh chuyển đổi sản xuất .
Cơ chế thị trường làm cho các nhà sản xuất cạnh tranh .Người sản xuất nào đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng tốt hơn ,số lượng nhiều hơn và chi phí sản xuất thấp hơn mới giàng thắng lợi trên thị trường ,mới thu đươc nhiều lợi nhuận .Lợi nhuận có thu được hay không sẽ quyết định doanh nghiệp tồn tại hay bị loại khỏi thị trường .Cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất ,các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới sản phẩm để đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt chi phí sản xuất thấp ,đồng thời đó chính là yếu tố làm tăng long hăng say sản xuất tìm tòi khoa học .
II - VAI TRò CủA LợI NHUậN TRONG NềN KINH Tế THị TRƯờNG .
1 - Lợi nhuận là động lực trong nền kinh tế thị trường .
Con người bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm , là nhân tố hàng đầu và quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội .Đã là con người thì nhu cầu và hành động của họ trước hết là nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình .Vì vậy , động lực của sự phát triển là nhu cầu của mỗi thành viên trong xã hội .
Xét về mặt kinh tế, động lực chính là nhu cầu vật chất ,lợi ích vật chất của con người .trong đó quyền sở hữu và quyền hưởng thụ là những khía cạnh khác nhau của lợi ích .
Khi đã thừa nhận đặt con người vào vị trí trung tâm thì vấn đề cốt lõi là phải đảm bảo lợi ích cá nhân ,thoả mãn các nhu cầu chính đáng và ngày càng tăng của mỗi cá nhân ,coi đó là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nói chung .
Trong nền kinh tế thị trường ,cái mà nhà sản xuất kinh doanh quan tâm trứơc hết là lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiệh chủ yếu ở lợi nhuận nhiều hay ít .Lợi nhuận là nhân tố chênh lệch giữa doand thu bán hàng với phí tổn sản xuất .
Trong lịch sử có nhiều nhà kinh tế quan niệm rằng lợi nhuận chính là sự trả công cho những ai dám “mạo hiểm” đầu tư vào sản xuất kinh doanh và dám chấp nhận rủi ro thậm chí phá sản . Để dạt được lợi nhuận tất yếu các nhà sản xuất kinh doanh phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau ,tìm mọi cách giảm chi phí để thu lợi nhuận cao nhất .Như vậy trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là động lực chi phí hoạt động của người sản xuất kinh doanh .
a ) Lợi nhuận phân bổ các nguồn lực của xã hội vào đúng nơi ,đúng lúc .
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hoá ,dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt lợi nhuận tối đa ,đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất .Trong cơ chế thị trường ,doanh nghiệp luôn bị thị trường thẩm phán về lợi nhuận .Nến doanh nghiệp làm ăn có lãi thì một phần lợi nhuận thu được sẽ đi vào tích luỹ để doanh nghiệp tiếp tục tái sản xuất mở rộng .Lơị nhuận doanh nghiệp thu được trên thị trường sẽ trả lời câu hỏi : có nên tiếp tục sản xuất không ? sản xuất cái gì ? đổi mới cái gì? ... Không còn nữa và sẽ không còn một doanh nghiệp kinh doanh vẫn tiếp tục sản xuất khi mặt hàng đó không thu được lợi nhuận .Như vậy ,lợi nhuận sẽ điều hướng các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ sản xuất hàng ngàn mặt hàng khác nhau cho phù hợp với nhu cầu .Không một bộ máy thứ hai nào dù tài giỏi đến đâu có giải quyết tốt đẹp vấn đề này.
Cơ chế giá cả và lợi nhuận tự do sẽ tối đa hoá sản xuất và làm giảm tình hình khan hiếm nhanh chóng hơn bất cứ cơ chế nào
b ) Lợi nhuận là nhân tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất .
Doanh nghiệp cũng như các nhà kinh tế phải cố gắng hết sức để đạt được lợi nhuận tối đa . Họ phải làm gì? phải lựa chọn cái nào ?...Đó là một vấn đề rất khó trả lời một cách cụ thể nhưng chắc chắn rằng nếu sản xuất không có lãi doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi thị trưòng .Trên thương trường, các doanh nghiệp luôn luôn phải tiến lên nếu dừng lại đồng nghĩa với nguy cơ phá sản đang tiến đến .Vì vậy ,các ông chủ phải làm mọi cách để doanh nghiệp ngaỳ càng mở rộng , phải làm cho lợi nhuận để ra lợi nhuận thì mới có điều kiện phát triển trong môi trường gay go quyết định lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra phương pháp sản xuất tối ưu nhất ,giảm tối thiểu mức chi phí sản xuất ,tăng năng suất lao để làm giảm giá thành sản phẩm .giành thắng lợi trong cạnh tranh ,thu được nhiều lợi nhuận .Dovậy khoa học và công nghệ mới tiên tiến được ứng dụng ngày càng nhiều .Đây chính là nhân tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội .
c ) Lợi nhuận góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường , các nhà sản xuất kinh doanh ngoài phần thu nhập là tiền lương , còn khoản thu nhập khác , đó là lợi nhuận và phần này ngày càng tăng lên , chiếm ưu thế trong tổng thu nhập . Tổng thu nhập là mỗi người lao động nói chung , mỗi nhà sản xuất kinh doanh nói riêng có được vừa phản ánh kết quả lao động của mỗi người , vừa phản ánh kết quả lao động của tập thể với tư cách là một chỉnh thể . Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải phát huy tối đa sức sáng tạo của các nhà sản xuất kinh doanh giỏi và thạo với cơ chế thị trường . Muốn vậy , cần không ngừng nâng cao thu nhập (trong đó có lợi nhuận ) của họ .
Thực tế cho thấy đời sống của người công nhân ở các nước tư bản phát triển đã được cải thiện hơn nhiều thời Mác sống ,ở những nước này ,lực lượng sản xuất rất được quan tâm , thúc đẩy góp phần tăng năng suất lao động xã hội . Do đó giá cả tư liệu sinh hoạt giảm xuống . Với đồng lương cố định , người công nhân có thể mua được nhiều vật phẩm tiêu dùng hơn, do đó đời sống của họ được cải thiện hơn . Ngoài ra do khối lượng thặng dư thu được quá lớn , với tốc độ nhanh để tránh sự phản ứng của người lao động và quần chúng nhân dân , và để che đậy sự bóc lột tàn bạo ấy , các nhà tư bản cũng phải bỏ ra một phần giá trị thặng dư thu được để lo cho đời sống dân sinh xã hội .
Như vậy lợi nhuận góp phần nâng cao mức sống cho người dân phải hăng say lao động , nâng cao hiệu quả công viẹc hơn nữa hay nói cách khác đây chính là điều kiện để tái sản xuất ra sức lao động trong điều kiện nền sản xuất hiện đại .
d ) Lợi nhuận tạo điều kiện tái sản xuất mở rộng cho xã hội .
Vì mục đích lợi nhuận các nhà tư bản không ngừng phát triển sản xuất ,nâng cao năng suất lao động ,tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều . Đồng thời phân công lao động ngày càng sâu, mối liên hệ giữa các xí nghiệp , các ngành kinh tế càng chặt chẽ thì thị trường càng phát triển ,các nhà tư bản phải mua bán với nhau nhiều hơn. Bên cạnh đó , tầng lớp nhân dân cũng cần nhiều tư liệu tiêu dùng hơn . Do đó hàng hoá sản xuất ra có thể tiêu thụ được ,lợi nhuận vì vậy cũng thu được nhiều hơn. Và một phần lợi nhuận đó được các nhà tư bản mang vào tích luỹ để tái sản xuất mở rộng nhằm lần sau thu được lợi nhuận nhiều hơn lần trước. Do vậy , lợi nhuận tạo điều kiện để mở rộng sản xuất là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Như vậy , lợi nhuận kích thích các chủ thể kinh tế , kích thích họ tìm tòi , cải tiến phương thức sản xuất , phát triển lực lượng sản xuát . Đồng thời nền kinh tế thị trường phát triển cũng huy động được nguồn lực của xã hội và khát triển kinh tế để thu được nhiều lợi nhuận . Do đó có thể nói lợi nhuận chính là động lực của nền kinh tế thị trường.
2 - Các nhân tố ảnh hưởng và quyết định đến lợi nhuận .
Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận ,.Bây giờ ta xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận :
a ) Quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ :
Một doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận thì phải giải quyết được ba vấn đề kinh tế cơ bản :sản xuất cái gì?,sản xuất như thế nào?,sản xuất cho ai ?
+Sản xuất cái gì tức là quyết định cái gì đòi hỏi phải làm và nên sản xuất hàng hoá dịch vụ gì với số lượng bao nhiêu ,bao giờ thì sản xuất .Trên cơ sở nhu cầu thị các chính phủ và các nhà kinh doanh tính toán khả năng sản xuất của nền kinh tế ,của doanh nghiệp và các chi phí sản xuất tương ứng để lựa chọn và quyết định cung ứng cái gì để đạt được lợi nhuận ,đạt được thu nhập quốc dân .Chính giá cả thị trường là bàn tay vô hình để điều chỉnh quan hệ cung cầu và giúp chúng ta lựa chọn ,quyết định
+Sản xuất như thế nào là do ai và do những tài nguyên nào với hình thức công nghệ nào , phương thức sản xuất nào .Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì ,các chính phủ ,các nhà kinh doanh phải xem xét việc làm thế nào để chi phí ít nhất ,cạnh tranh thasng lợi trên thị trường để thu được lợi nhuận cao nhất .Động cơ lợi nhuận đã khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm ,lựa chọn các đầu vào để sản xuất ra đầu ra nhanh nhất ,sản xuất được nhiều nhất,chất lượng cao với chi phí thấp nhất .
+Sản xuất cho ai tức là đòi hỏi phải xác định rõ ai là đối tượng để sản xuất ,đối tượng sản xuất nào mà tiêu thụ được hàng hoá sản xuất hàng hoá kể từ đó đạt đến lợi nhuận .Tiếng gọi của lợi nhuận cao sẽ làm cho các nhà kinh doanh có mặt khắp mọi nhu cầu chứ không phải là một mặt hàng nhất định .
Ba vấn đề đó phải được giải quyết trong mọi xã hội dù là một nước XHCN ,một công xã một bộ tộc ,một địa phương ,một ngành ,một doanh nghiệp ,hay thậm chí cả một đàn ong mật.
b ) Tổ chức tiêu thụ hàng hoá dịch vụ :
Bán hàng hoá trên thị trường cũng là ảnh hưởng đến lợi nhuận cao hay thấp ,một nhà kinh tế hay một ông chủ phải xem xét nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới để cân nhắc hàng hoá của mình .Đó là nhu cầu có khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp ,nhu cầu đó càng lớn thì tạo ra lợi nhuận càng cao .Cung và cầu trên thị trường luôn biến đổi đòi hỏi người sản xuất phải xử lý kịp thời và điều chỉnh đúng đắn .Nếu cung cầu thì nên ngừng ngay sản xuất và di chuyển sang ngành khác .
c ) Tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp .
Bây giờ là tài lãnh đạo và phán đoán của doanh nghiệp sẽ định hướng cho các kế hoạch , phương án sản xuất nhằm thu được lợi nhuận . Cái này còn tuỳ thuộc từng cá nhân lãnh đạo nhưng vai trò của họ đặc biệt quan trọng trong việc một doanh nghiệp nên lựa chọn sản xuất cái gì để thu được lợi nhuận cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Những yếu tố quyết định lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường :
- Lợi nhuận là lợi tức ẩn .Đối với các nhà kinh tế học ,lợi nhuận kinh doanh là tổng hợp của nhiều khoản khác khác nhau .Phần lớn giá trị kinh doanh được báo cáo chỉ là phần lợi tức của các chủ sở hữu công ty có được do lao động của họ hay do vốn đầu tư của họ mang lại ,có ý nghĩa là tiền trả cho yếu tố sản xuất do họ cung cấp .Vì vậy ,một số giá trị tuy thường gọi là lợi nhuận nhưng thực chất là tô ,tiền thuê ,tiền công lấp dưới các tên gọi khác nhau .
-Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi mới .Nửa thế kỷ trước đây một nhà kinh tế học trường đại học Chicagô cho rằng, tất cả lợi nhuận thực sự đều có liên quan tới tính không chắc chắn và rính không hoàn hảo của thông tin ,nói như vậy là ông ta ngụ ý cho rằng ,nếu loại bỏ tất cả lợi tức ẩn thì ta được lợi nhuận thuần tuý và đó là phần thưởng cho các hoạt động đầu tư có lợi tức bất định .Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và công nghệ không thay đổi sẽ không thu được chút lợi nhuận nào hết .Trong điều kiện đó các chủ sỏ hữu thu được khoản tiền do các yếu tố sở hữu và sự rủi ro mang lại đúng bằng giá trị những dịch vụ nảytong thị trường cạnh tranh .Trong thực tế một số người sẽ có ý kiến mới hay bằng cách đổi mới , phát minh có thể thúc đẩy tạo ra các sản phẩm mói hoạc giảm chi phí sản xuất đối với các sản phẩm đang sản xuất .Mỗi đổi mới thành công ,tạo ra một lĩnh vực độc quyền tạm thời . Trong thời hạn ngắn , họ thu được lợi nhuận nhờ đổi mới .Lợi nhuận thu được này chỉ tạm thời và sẽ giảm đi do có nhiều người cạnh tranh và bắt trước làm theo .Nhưng một khi mức lợi nhuận nhờ đổi mới này giảm đi thì lại có những phát minh mới xuất hiện .Lợi nhuận nhờ đổi mới sẽ tiếp tục tồn tại cùng với các thay đổi tiếp tục về công nghệ .
-Lợi nhuận lợi tức độc quyền : Khi trên thị trường không có cạnh tranh hoàn hảo ,các công ty có thể thu về lợi nhuận siêu ngạch do sự tăng giá .Nếu bạn là chủ sở hữu duy nhất bản quyền về một loại thuốc quý bạn có thể tăng giá cao hơn chi phí biên ,hạn chế mức cung ,và thu được lợi nhuận độc quyền từ việc đầu tư của mình .
3 - Các phương pháp tăng lợi nhuận .
Làm thế nào để tăng lợi nhuận ? đó là câu hỏi đặt ra với bất kỳ ai làm kinh tế nhưng để trả lời một cách cụ thể thì thật là khó . Nhưng có những cái chung nhất để trả lời câu hỏi đó
Phải luôn nắm vững thị hiếu của khách hàng ,tâm lý người mua .Ngành tiếp thị cho thấy rằng khách hàng luôn ưa chuộng những sản phẩm có chất lượng –hình thức –giá rẻ .Bởi thế muốn thắng trên cạnh tranh cần phải thoả mãn ba yếu tố đó trong sản phẩm .Đầu tư vào khoa học là cách tốt nhất để làm được điều đó .
Các doanh nghiệp ,các nhà kinh tế phải tránh tình trạng tồn kho ,ứ đọng .các nhà quản lý phải tính toán sao cho vừa phải phù hợp để khỏi tiền “chết” trong hàng hoá .Phải giải được bài toán “đầu vào -đầu ra “từ đó cung ra thị trường số lượng hàng hoá hợp lý nhằm luôn luôn tạo ra cung cầu .Vấn đề là họ phải hiểu ,nắm bắt được tương đối cầu của khách hàng và thời thế.
Ngành marketing là đóng vai trò quan trọng trong việc bán sản phẩm ,nhất là những khi nhà doanh nghiệp chưa có uy tín ,chưa phổ biến .Tuy nhiên quảng cáo phải có sức thuyết phục ,phải có phần hợp lý tránh tình trạng quảng cáo hiện thực .Ngày nay ,khách hàng là người hết sức nhạy cảm ,có nhiều thông tin chính xác cho nên chất lượng mới là yếu tố quan trọng để được chữ “tín” .Bởi thế marketing phải luôn luôn đi sát thực tế sản phẩm .
Một điều hết sức quan trọng đó là tài cá nhân của người lãnh đạo ,các ông chủ phải biết tính toán nên đầu tư vào đâu ,số lượng bao nhiêu ,làm như thế nào để khi bán sản phẩm họ thu được lợi nhuận .Vai trò ngoại giao của ông chủ phải làm tốt với các đối tác cũng như đối với công nhân .Những cái đó ảnh hưởng lớn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp có tăng lên hay không .
Điều quan trọng nhất là đầu tư như thế nào ?đầu tư vào đâu ? đầu tư bằng cách nào ?Câu trả lời là muốn tăng lợi nhuận phải có hiệu quả cao nhất là đầu tư vào khoa học kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất và đồng thời tăng được chất lượng sản phẩm .Sở đĩ Nhật bản có hiện tượng nhảy vọt thần lỳ như vậy là một phần họ đầu tư thậm chí mua chất xám nhằm tăng trình độ khoa học trong sản phẩm nên họ thắng trong thị trường cạnh tranh .
4 - Những mặt trái của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh những ưu điểm của mình thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ,họ tạo ra sự cân đối giữa các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân ,phương thức sản xuất ngày càng hiện đại hơn ,lợi nhuận cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực của nó .
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì cấu tạo hữu cơ của tư bản càng nâng cao .Mỗi xí nghiệp trong khi dùng máy móc thay thế công nhân ,đều muốn giảm bớt chi phí sản xuất ,mở rộng đường tiêu thụ hàng hoá và thu lợi nhuận siêu ngạch .Nhưng khi mà những thành tựư kỹ thuật của một số xí nghiệp đã lan rộng ra,thì cấu tạo hữu cơ của tư bản trong phần lớn các xí nghiệp được nâng cao lên ,do đó mà tỷ suất lợi nhuận chung giảm xuống .Đây là kết quả mà không một nhà tư bản nào mong muốn cả .Do vậy họ tìm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35221.doc