Trong công nghiệp để cung cấp hàng hoá dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền ra để sản xuất, lợi nhuận ở đây là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, lợi nhuận công nghiệp là một hình thái gồm với giá trị thặng dư, đó là động lực phát triển mạnh mẽ của sản xuất . Giá trị do công nhân lao động tạo ra bị nhà tư bản chiếm lấy, phần này bán trên thị trường thu được số lớn. Khi đó cứ một doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn có tầm vĩ mô, doanh thu của doanh nghiệp luôn có được nhờ bán hàng hoá và dịch vụ, qúa trình này cũng được tư bản công nghiệp chia cho một phần lợi nhuận. Lợi nhuận đó sau này được gọi là lợi nhuận thương nghiệp
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3457 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi. Mặc dù thời kì này chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về quy luật, nhưng hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã hội cho các lý luận kttt sau này phát triển, như đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, là tiền, mục đích hoạt động của kthh thị trường là lợi nhuận.
Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông, mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. Tức là trao đổi không ngang giá họ cho rằng “quốc gia nọ giàu nên là bằng sự hi sinh của quốc gia kia; không có một người nào có lợi mà không làm hại đến người khác”.
Đề cao vai trò của nhà nước trong việc can thiệp vào nền kinh tế “chỉ có nhà nước mới làm cho quốc gia trở lên giàu có”. Nhà nước bằng những chính sách : cấm nhập khẩu , đánh thuế các hạn ngạch... do đó đây là tư tưởng mang tính chất hành chính.
Nhưng trong giai đoạn này, các nhà kinh tế học chưa hiểu quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. vì ở giai đoạn đầu của thời kì này các nước tư bản đã đưa ra các chính sách làm tăng của cải, tiền tệ, giữ cho khối lượng tiền không ra nước ngoài, tập trung buôn bán để nhà nước dễ kiểm tra, bắt buộc các thương nhân nước ngoài đến buôn bán không được mang tiền về, tức phải dùng số tiền mà họ có mua hết hàng hoá, rồi mang hàng hoá mua được đó về nước.
Vào giai đoạn sau họ dùng chính sách xuất siêu để có chênh lệch, mang tiền ra nước ngoài để thực hiện mua rẻ bán đắt.
Tóm lại những chính sách trên của cntt chỉ mang tính chất bề mặt nông cạn. Chứng tỏ quan điển về lợi nhuận cũng như kinh tế chưa có “chiều sâu “ thực chất do đó phải thoát khỏi phương pháp kinh nghiệm thuần tuý, phải phân tích kinh tế-xã hội với tư cách là một chỉnh thể.
1.2.Quan điểm của trường phái cổ điển về lợi nhuận
Trong thời kì này sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lưu thông, tư bản chuyển sang lĩnh vực sản xuất .
Các nhà kinh tế học của trường phái này đã chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất, lần đầu tiên họ xây dựng hệ thống các phạm trù -quy luật của nền kttt , nổi bật là quan điểm của Ricardo, Samuel....
1.2.1.Quan điểm của Ricardo
D.Ricardo : là nhà tư tưởng của thời đại công nghiệp, ông sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng công cụ trùu tượng hoá, đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học chính xác, đặc biệt là phương pháp suy diễn để nghiên cứu kinh tế chính trị học.
- Về lợi nhuận : theo ông lợi nhuận là một phần giá trị do công nhân tạo ra, phần còn lại của nhà tư bản sau khi trả lương cho công nhân, và đi đến kết luận quan trọng đó là : mức tiền lương phụ thuộc vào giá cả nông sản, tăng lương sẽ làm cho lợi nhuận giảm.
Ông đã thấy xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận, và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữu ba giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản.
Ông cho rằng : giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền mà họ nhận được, đó là lợi nhuận ,lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân.
Ông có những nhận xét tiến gần tới lợi nhuận bình quân, cho rằng tư bản có đại lượng bằng nhau thì đem lại lợi nhuận bằng nhau.
Ông giải thích địa tô dựa trên lí luận giá trị. Còn tiền tô là khái niệm rộng hơn địa tô. Địa tô là việc trả cho công nhân những giá trị tự nhiên thuần tuý dựu trên lao động tạo ra .
Ông phủ nhận địa tô tuyệt đối ,chỉ thừa nhận địa tô chênh lệch 1, không biết đến địa tô chênh lệch 2 và không biết công thức cấu tạo hữu cơ của tư bản là: c/v.
1.2.2.Quan điểm của Kene
Là người đặt ra một cách khoa học gttd, nhưng chưa giải thích được vấn đề này, ông gắn sản phẩm thuần tuý với sản xuất.
Ông có ý định phân tích một cách khoa học việc tái sản xuất trong “biểu kinh tế” của mình.
Ông là người đặt nền móng cho việc ngiên cứu sản phẩm tức việc nghiên cứu quan hệ thặng dư sau này. Theo ông trao đổi tm chỉ là việc đổi giá trị sử dụng này lấy giá trị sử dụng khác theo nguyên tắc ngang giá, vì vậy 2 bên không có gì mất huặc được cả, do đó tự nhiên không thể đẻ ra tiền. Mà lợi nhuận tự nhiên có được là do tiết kiệm các khoản chi phí về thương mại và của cải chỉ có thể tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do đó phải chuyển việc nghiên cứu từ lưu thông sang sản xuất.
- Cơ sở khoa học về gttd của Kene
Ông cho rằng :”m chỉ được hình thành trong nông nghiệp”,gttd thực chất chỉ là địa tô.
Kene đã nắm được mối liên hệ giữa khái niệm lao động sản xuất và m, ông cho rằng: chỉ có lao động sản xuất mới là lao động tạo ra m. Sai lầm ở chỗ ông cho rằng chỉ có lao động trong nông nghiệp mới là lao động sản xuất.
Theo ông: kinh tế tiểu nông không thu được sản phẩm thuần tuý, sản phẩm thuần túy do lao động tạo ra, nhưng chỉ lao động sản xuất đại công nghiệp mới tạo ra được nó do đó ý tưởng này không triệt để.
- Biểu kinh tế: Kene phân chia sản phẩm xã hội thành sản phẩm của nông nghiệp và sản phẩm của công nghiệp nhưng dựa vào quan điểm: nông nghiệp tạo ra m.
- ý nghĩa của biểu kinh tế:là mầm mống học thuyết tái sản xuất tbxh của Mác.
- Khuyết điểm: chỉ thấy m trong nông nghiệp, do đó cho rằng trong công nghiệp không có tái sản xuất mở rộng.
1.2.3.Quan điểm của Paul A.Samuelson
Theo Samuelson lợi nhuận kinh doanh là lợi tức ẩn, lợi nhuận là phần thưởng cao việc gánh chịu rủi ro cho sự đổi mới ,lợi nhuận là lợi tức độc quyền.
Ông cho rằng lợi nhuận kinh doanh là tổng hợp của nhiều khoản khác nhau. Phần lớn giá trị lợi nhuận kinh doanh được báo cáo chỉ là phần lợi tức của các chủ sở hữu công ty có được do lao động của họ hay do vốn đầu tư của họ mang lại. Nếu loại bỏ tất cả các lợi tức ẩn thì ta được lợi nhuận thuần tuý và đó là phần thưởng cho các hoạt động đầu tư có lợi bất định. Khi phân tích phần thưởng cho sự gánh chịu rủi ro nói chung, chúng ta không tính tới các rủi ro do vỡ nợ hay các rủi ro có bảo hiểm . Doanh thu công ty phụ thuộc rất lớn vào thăng trầm trong chu kì kinh doanh. Do các nhà đầu tư không thích rủi ro cho những đầu tư không chắc chắn nên họ luôn có quỹ dư phòng để bù đắp cho những rủi ro của họ .
2.Học thuyết của Mac-Lenin
2.1.Quá trình tạo ra giá trị thặng dư
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng không phải là mục đích, sản xuất ra gttd chỉ là việc sản xuất ra giá trị kéo dài quá 1 điểm nào đó. Quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư. C.Mác coi nó là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị , quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá.
Quá trình lao động có 2 đặc trưng:
- Người công nhân lao động với sự kiểm soát của nhà tư bản .
- Sản phẩm làm ra thuộc sơ hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người công nhân.
Để nghiên cứu yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất của tư bản thì C.Mac đã chia tư bản ra làm hai bộ phận : tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất được C.Mac gọi là tư bản bất biến và kí hiệu là c .
Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng gọi là tư bản khả biến và kí hiệu là v.
Giá trị=c+v+m.
Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và khả biến đã vạch rõ thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa ,chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản. Nó được biểu diễn một cách ngắn gọn qua quá trình:
Giá trị=c+v+m
Giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm :c
Giá trị sức lao động của người công nhân (mà nhà tư bản trả cho người công nhân ):v
Giá trị mới do người công nhân tạo ra : v-m
M=m’Y=m.V/ v
Như thế tư bản bỏ ra một lương tư bản để tạo ra giá trị là :c+v. Nhưng giá trị mà tư bản thu vào là c+v+m. Phần M dôi ra là phần mà tư bản bóc lột của ngươì công nhân.
2.2.Lợi nhuận - tỉ suất lợi nhuận
-Lợi nhuận: là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị hàng hoá, chi phí sản xuất TBCN luôn luôn có một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá mà tư bản không chỉ bù đắp đủ số tư bản ứng ra mà còn thu được một số tiền lớn.
GT=m+p
Giữa p và m có sự khác nhau: về mặt lượng, nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì m=p đều chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê; về mặt chất, m phản ánh nguồn gốc từ v, p xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra.
- Tỉ suất lợi nhuận: là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.
p’=m/(c+v).100%
Tỉ suất lợi nhuận cho biết nhà tư bản đầu tư vào đâu là có lợi
- Sự chuyển hoá tỉ suất giá trị thặng dư thành tỉ suất lợi nhuận, giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thông qua tỉ suất lợi nhuận chỉ là sự phát triển đảo ngược chủ thể diễn ra trong sản xuất. Do đó mọi sức lao động đều biểu hiện thành sức sản xuất tư bản.
Tỉ suất lợi nhuận biểu thị không một cái gì khác ngoài cái thực tế của nó, người ta biết được giá trị thặng dư là bao nhiêu, từ đó tìm được con số chỉ rõ tư bản được làm tăng thêm giá trị của tư bản, khi đó tỉ suất lợi nhuận biểu thị một cách chính xác hơn, mặc dù tỉ suất lợi nhuận khác tỉ suất giá trị thặng nhưng nó vẫn bằng nhau về mặt số lượng nhưng lợi nhuận vẫn là hình thái chuyển hoá giá trị thặng dư, chỉ thông qua sự phân tích người ta có thể tách được giá trị thặng dư ra khỏi lợi nhuận. Sự tăng lên của tỉ suất lợi nhuận là do giá trị thặng dư tăng lên tương đối hay tuyệt đối so với chi phí sản xuất, dù tồn tại dưới hình thức nào thì đều do sự tăng giảm của thời gian lao động cần thiết.
3.Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
3.1.Lợi nhuận thương nghiệp
C.Mac nói lợi nhuận thương nghiệp không những là kết quả của việc ăn cắp lừa đảo, mà đại bộ phận lợi nhuận thương nghiệp là do những việc ăn cắp và lừa đảo.
Nếu nhìn từ bên ngoài thì lợi nhuận thương nghiệp là mua rẻ, bán đắt, do lưu thông tạo ra. Nhưng thực chất thì lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp được thể hiện qua: tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nếu không có lợi nhuận thì không hoạt động, tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường.
Do nhà tư bản rảnh tay trong lưu thông do đó đẩy mạnh sản xuất do đó lợi nhuận được tăng lên.
Tư bản thương nghiệp làm cho tỉ suất lợi nhuận xã hội tăng lên, góp phần tích luỹ cho tư bản công nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là chênh lệch giữa giá bán và mua hàng hoá. Sự phân chia giá trị thặng dư được tiến hành theo tỉ suất lợi nhuận bình quân dẫn đến trong đời sống xã hội trung bình hình thành hai giá trị sản xuất: giá cả sản xuất công nghiệp, giá cả sản xuất thực tế.
3.2.Lợi nhuận công nghiệp
Trong công nghiệp để cung cấp hàng hoá dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền ra để sản xuất, lợi nhuận ở đây là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, lợi nhuận công nghiệp là một hình thái gồm với giá trị thặng dư, đó là động lực phát triển mạnh mẽ của sản xuất . Giá trị do công nhân lao động tạo ra bị nhà tư bản chiếm lấy, phần này bán trên thị trường thu được số lớn. Khi đó cứ một doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn có tầm vĩ mô, doanh thu của doanh nghiệp luôn có được nhờ bán hàng hoá và dịch vụ, qúa trình này cũng được tư bản công nghiệp chia cho một phần lợi nhuận. Lợi nhuận đó sau này được gọi là lợi nhuận thương nghiệp.
Các nhà tư bản hoạt động trong mọi hình thức cũng đều thu được lợi nhuận, để thu được lợi nhuận thì các nhà tư bản luôn phải cải tiến kĩ thuật, mở mang kiến thức, đào tạo tay nghề có chuyên môn hoá cao.
3.3.Lợi tức cho vay
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản công nghiệp luôn có tư bản tiền tệ nhàn rỗi.
VD: như tiền lương quỹ khấu hao của tư bản cố định dùng tiền mua nguyên vật liệu.
Đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền vì vậy nhà tư bản phải vay tiền để kiếm lãi.
Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng. Nhà tư bản rất cần mở rộng sản xuất do đó họ có nhu cầu đi vay, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lãi nào đó, đó chính là lợi tức.
Nguồn gốc của lợi tức là giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra khi sản xuất nhưng việc nhà tư bản cho vay thu được lợi tức che dấu mất thực chất bóc lột TBCN.
3.4.Lợi nhuận ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng là thu nhập của nhà tư bản, ngân hàng là hình thái biến tướng riêng biệt của m .Ngân hàng TBCN là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Lợi tức nhận gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay, con số chênh lệch này là lợi nhuận ngân hàng.
Ngân hàng cho các nhà trực tiếp sản xuất kinh doanh vay, nhà tư bản lấy số tiền đó để sản xuất ra giá trị thặng dư, lợi nhuận ngân hàng cũng là giá trị thặng dư.
Sự cạnh tranh giữa các ngành là do lợi nhuận ngân hàng quyết định.
3.5.Địa tô
Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.
Địa tô=m-p
Các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân, nhà tư bản phải thu thêm một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân đó là lợi nhuận siêu ngạch, họ phải trả cho chủ ruộng đất dưới hình thái địa tô TBCN.
3.6.Lợi nhuận độc quyền
Do tư bản độc quyền giữ vị trí thống trị trong sản xuất lưu thông nên nó được sử dụng phương pháp cưỡng bức nền kinh tế thu lợi nhuận cao, đó chính là lợi nhuận độc quyền.
Lợi nhuận độc quyền là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, bao gồm lợi nhuận bình quân và lợi nhuận siêu ngạch . Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền là giá trị thặng dư của công nhân, lợi nhuận thu được do xuất khẩu tư bản và sản xuất hàng hoá cho các nước, lợi nhuận thu được do việc phân hoá nền kinh tế.
II.Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
1.Khái niệm về nền kinh tế thị trường_ảnh hưởng của cơ chế đến việc thu lợi nhuận.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó việc sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào sản xuất cho ai.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mà kinh tế thị trường là tổng thể các yếu tố vận động dưới sự chi phối của quy luật thị trường cạnh tranh, thu được lợi nhuận biểu hiện kết quả cung cầu, giá cả .
Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh, tạo điều kiện hoạt động tự do làm cho nền kinh tế phát triển năng động, sự tác động của cơ chế thị trường của lợi nhuận khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên cơ chế thị trường vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm: không tồn tại thị trường thuần tuý mà thường có sự can thiệp của nhà nước (nền kinh tế hỗn hợp).
1.1.Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Lực lượng sản xuất bao gồm những tư liệu sản xuất và người lao động, với mục đích là thu được lợi nhuận ngày càng nhiều thì các nhà kinh doanh đã kéo dài ngày lao động của công nhân nhưng công nhân đã không đồng ý và biểu tình chống lại, nhà tư bản đã áp dụng những kĩ thuật mới và nhằm làm tăng năng suất lao động. Những phát minh mới lần lượt ra đời trong tk 19 và 20.
Lợi nhuận đã buộc các nhà sản xuất tìm cách giảm chi phí đến mức thấp nhất từ đó sẽ kích thích người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá hơn, để giảm chi phí sản xuất doanh nghiệp tiến hành nhiều biện pháp khác nhau, như là tiết kiệm nguyên vật liệu, phát triển công nghệ, đầu tư mua sắm trang tiết bị....do đó lực lượng sản xuất đã phát triển.
1.2.Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau tức là khi lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất cũng phải phát triển và ngược lại.
Do tác động của lợi nhuận, do sự phân chia lợi nhuận dưới nhiều hình thức khác nhau một cách hết sức chặt chẽ giữa các bên tham gia vào quá trình phân chia đã làm cho chế độ sở hữu ngày càng được củng cố và phát triển. Quan hệ sở hữu từng bước được thắt chặt hơn, bên cạnh đó mục đích lợi nhuận luôn đặt các nhà kinh tế, các tổ chức kinh tế trước yêu cầu hiệu quả, điều đó đòi hỏi tính chuyên môn hoá cao và tổ chức lại các bộ phận quản lý nhịp nhàng thông suốt tránh sự trì trệ không cần thiết trong một số khâu nào đó làm ảnh hưởng tới cả hệ thống quản lý, hạn chế bớt một bộ phận quản lý cồng kềnh không cần thiết.
Xuất phát từ mục tiêu ổn định và phát triển có kế hoạch phân bố lực lượng lao động một cách hợp lý, khai thác tốt nguồn tài nguyên. Tất cả những những vấn đề trên đều xuất phát từ lợi nhuận và nó đã thúc đẩy quá trình phân phối theo lao động diễn ra mạnh mẽ. Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thì ngoài phân phối theo lao động còn có sự phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội.
-P làm chuyển đổi kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa sang kinh tế thị trường.
Đi từ kinh tự nhiên đến kinh tế hàng hoá rồi đến kinh tế thị trường quá trình này phát triển song song với mục đích thu được lợi nhuận ngày càng cao nhằm đảm bảo nhu cầu tốt hơn về cuộc sống, với nền sản xuất hàng hoá sản phẩm sản xuất ra để bán trên thị trường mọi người được tự do buôn bán, thị trường ngày càng được mở rộng.
Khi kinh tế hàng hoá phát triển sẽ làm cho quá trình sản xuất diễn ra mạnh mẽ, nhà nước phải quản lý ở tầm vĩ mô vì cũng do P mà các nhà kinh tế có thể bất chấp các thủ đoạn dẫn đến sự mất an toàn cho những nhà kinh doanh với nhau, sự mất ổn định về chính trị xã hội. Nhà nước cần đưa ra các chính sách pháp luật đúng đắn trong kinh doanh để sử lý những tranh chấp trong kinh doanh và những vi phạm luật kinh tế, tạo môi trừơng thuận lợi cho các nhà kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ.
1.3.Vai trò của lợi nhuận đối với các mặt của đời sống xã hội
Phân phối theo lao động và theo tài sản vốn đều là tất yếu khách quan trong trong quá độ hiện nay vì các hình thức đó đều nhằm mục đích thúc đẩy nền sản xuất phát triển cao, nhưng ngoài những người có sức đang làm việc và được trả công theo lao động, những người có vốn và tài sản đóng góp vào quá trình sản suất để nhận lợi tức và lợi nhuận, thì trong xã hội còn có những người không thể tham gia lao động được, đời sống của họ do gia đình họ huặc xã hội đảm bảo, những khoản này được trích từ các quỹ phúc lợi công cộng của nhà nước.
Một số nước phát triển trong đó nhà nước chú ý về tiền lương, trợ cấp thất nghiệp phúc lợi xã hội như Thụy sĩ, Pháp....
2.Vấn đề lợi nhuận ở Việt Nam
2.1.Sự chuyển đổi cơ chế cũ sang cơ chế mới ở Việt Nam
Cơ chế kinh tế là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành hệ thống mà đó là hệ thống có thể hoạt động. Nó mang tính khách quan vốn có của một nền kinh tế. Ta có thể dựa vào cơ chế kinh tế để phân loại nền kinh tế.
Cải cách kinh tế được chính phủ khởi xướng từ năm 1986 và đã đem lại một số thành tựu đáng khích lệ, dù vậy thất nghiệp, lạm phát vẫn đang là vấn đề cần quan tâm. Trước năm 1986 nền kinh tế là chỉ huy, bao cấp, trong hệ thống kinh tế này sự phân phối thu nhập không dựa trên các nhân tố kích thích được xác định thông qua thị trường mà dựa trên hệ thống định mức, đánh giá sự cống hiến của mỗi tập thể và cá nhân tương ứng với vị trí quyền lực của nó trong hệ thống phân phối. Ngược lại trong nền kinh tế đang phát triển, nơi mà sự tồn tại của khu vực vô hình ngăn cản mọi nỗ lực gia tăng mức độ tập trung hoá quản lý kinh tế thì quan hệ thị trường có thể phát triển một cách tự phát, quá trình cải cách tự phát như vậy thường nảy sinh khi những ảnh hưởng bất lợi của hệ thống phân phối cũ làm cạn kiệt mọi nguồn lực hiện có để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
Từng bước thực hiện quá trình mang tính quy luật của bước chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô của nhà nước, cơ chế này phát huy vai trò điều tiết của thị trường hình thành bước đầu một thị trường cạnh tranh, làm cho hàng hoá được lưu thông, cung cầu được cân đối, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thiếu, giá cả ổn định dần. lạm phát dược ngăn chặn.
Cơ chế thị trường nước ta còn thiếu đồng bộ, mang nhiều yếu tố tự phát, rối loạn, sản phẩm của một nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng và chủ yếu là sản xuất nhỏ. Cơ chế thị trường Việt Nam chưa tạo môi trường ổn định và an toàn cho sản xuất và kinh doanh đặc biệt là những yếu kém trong thể chế tài chính, tiền tệ.
Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, do vậy không thể ngay từ đầu hình dung toàn bộ chi tiết của mô hình thị trường, xuất phát từ đặc điểm kinh tế trong nước và quan hệ kinh tế với bên ngoài, chúng ta đã áp dụng cơ chế thị trường từng bước, điều quan trọng là cơ chế này được mọi người hưởng ứng.
2.2.Thực trạng về vấn đề lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là vấn đề luôn được đặt hàng đầu đối với doanh nghiệp khi họ tiến hành sản xuất, cung cấp các loại dịch vụ, hàng hoá. Hiện nay lợi nhuận đã làm cho các nhà kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hơn, kinh tế thị trường có quan hệ xã hội, bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kinh tế thị trường phụ thuộc vào hình thức sở hữu mà trong đó phụ thuộc vào chế độ sở hữu thống trị, để theo đuổi được lợi nhuận chúng ta phải đảm bảo được hai nhiệm vụ:
Bảo đảm hiệu quả kinh tế, trong sản xuất kinh doanh phải có lãi.
Kết hợp giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội .
Nói chung trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận có được do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất rất gắn bó với nhau đồng thời có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế thị trường vừa đáp ứng mọi nhu cầu con người, là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để xác định 3 yếu tố sản xuất, qua đó nâng cao tính năng động của nền kinh tế.
Đứng trong tầm vĩ mô của đất nước đã làm cho ngành nghề truyền thống mai một đi, sự phát triển của công nghiệp cùng với những cặn bã đã làm ô nhiễm bầu không khí, sự ô nhiễm môi trường là một vấn đề nhức nhối cấp bách do đó phải đưa ra những biện pháp kịp thời.
Lợi nhuận đã quyết định sự phát triển của đất nước, mỗi một đất nước đều mong muốn nước mình có nhiều lợi nhuận, từ đó cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực.
2.3.Giải pháp
- Tăng năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật.
“Tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó” và nền kinh tế thị trường cũng vậy, nó cũng có mặt trái của nó, nó làm cho nền kinh tế chậm phát triển, vậy muốn đất nước đó đi nên giàu mạnh, bền vững thì chúng ta phải tìm cách xây dựng nó, vậy việc đầu tiên trong quá trình sản xuất ta hãy tăng năng suất lao động, với mục đích để cho lực lượng sản xuất phát triển, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và như vậy quan hệ sản xuất cũng phát triển theo.
Cải tiến xã hội cũng là việc làm cho lực lượng sản xuất phát triển cả về mặt chất và mặt lượng, khi đó trình độ của người lao động được nâng cao, khi đó các doanh nghiệp cũng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận, mọi người đều có ý thức do đó những vấn đề về môi trường về văn hoá sẽ được quan tâm hơn, đặc biệt ý thức về cội nguồn về truyền thống dân tộc sẽ được quan tâm hơn.
- Tăng gia tích cực cổ phần hoá các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay để có thể phát triển được thì các doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, phải xây dựng các xí nghiệp lớn, muốn vậy phải hợp rất nhiều tư bản cá nhân lại thành những công ty cổ phần. Đó là những xí nghiệp mà vốn của nó do những người tham gia gọi là cổ đông góp vào.
Cổ đông là người mua cổ phiếu, căn cứ vào số tiền ghi trên cổ phiếu, cổ đông sẽ được lĩnh một phần thu nhập của xí nghiệp gọi là lợi tức cổ phần.
Cổ phiếu được mua bán trên thị trường gọi là thị giá cổ phiếu. Công ty cổ phần ngoài phát hành cổ phiếu còn phát hành trái khoán, người mua trái khoán được nhận lợi tức cố định nhưng không được dự đại hội cổ đông.
Nước ta đang trên con đường đổi mới, nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi ngày càng nhiều vốn do vậy cần phải huy động nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, chỉ có như vậy thì nền kinh tế nước ta mới phát triển được.
-Sự tham gia của nhà nước vào nền kinh tế.
Việt Nam ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, sự vận động của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân đời sống kinh tế - xã hội đặt ra. Đó là tình trạng thất nghiệp,lạm phát, khủng hoảng, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số cũng như những hiện tượng xã hội khác. Vì vậy sự tác động của nhà nước - một chủ thể có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan - vào nền kinh tế là một tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50166.doc