LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO 2
CỦA SẢN XUẤT 2
1.1. Sản xuất là gì? 2
1.2. Yếu tố sản xuất và sản phẩm. 2
1.3. Hàm sản xuất 2
1.4. Năng suất biên và năng suất trung bình 3
1.4.1. Năng suất biên (MP) 3
1.4.2. Quy luật năng suất biên giảm dần 3
1.4.3. Năng suất trung bình (AP) 4
1.4.4. Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng 4
1.5. Đường đẳng lượng 4
1.5.1. Đường đẳng lượng 4
1.5.2. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) 5
1.5. 3. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP) 6
1.6. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng. 6
1.6.1. Hàm sản xuất tuyến tính. 6
1.6.2. Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định 6
1.6.3. Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS 7
1.7. Hiệu suất theo quy mô 7
1.8. Đường đẳng phí 8
CHƯƠNG 2 10
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 10
TỈNH SÓC TRĂNG 10
2.1. Các khái niệm cơ bản 10
2.1.1. Khái niệm chung về lao động 10
2.1.2. Nguồn lao động ở nông thôn 10
2.1.3. Vai trò của nguồn lao động nông thôn 11
2.1.4. Đặc điểm của nguồn lao động ở nông thôn 11
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động ở nông thôn 13
2.2.1. Dân số 13
2.2.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 13
2.2.3. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp 14
2.2.4. Dòng di chuyển lao động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam 14
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động ở nông thôn 14
2.3.1. Tình hình cung lao động ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng 15
2.3.2. Xem xét khía cạnh cầu lao động ở nông thôn tỉnh Sóc trăng. 17
2.4. Phương hướng và giải pháp trong thời gian tới 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tố đầu vào tạo ra cùng một sản lượng sẽ được biểu diễn trên một đường đẳng lượng.
Đường đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau về mặt số lượng của vốn (K) và lao động (L) để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định q0 nào đó.
Phương trình của đường đẳng lượng:
hay
Các đặc điểm của đường đẳng lượng:
- Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đường đẳng lượng sẽ cho ra một mức sản lượng như nhau.
- Tất cả những phối hợp về mặt số lượng của vốn và lao động nằm trên đường đẳng lượng phía trên (phía dưới) mang lại mức sản lượng cao hơn (thấp hơn).
- Đường đẳng lượng dốc xuống về hướng bên phải và lồi về phía gốc toạ độ.
- Những đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.
Trên một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đường đẳng lượng tuỳ theo sản lượng. Các nhà sản xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùng một sản lượng nhưng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp nhất khi xét đến yếu tố giá của các đầu vào.
1.5.2. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)
Độ dốc của đường bàng quan cho biết tỉ lệ thay thế giữa K và L trong khi sản lượng không. Để đo lường mức độ thay thế giữa vốn và lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS). Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng.
Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên:
Trong đó: MRTSL cho K là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn. Ký hiệu q = q0 cho ta thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế biên được thực hiện trên đường đẳng lượng q0. Dấu (-) trong đẳng thức giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên luôn có giá trị dương. Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết độ lớn của sự thay thế giữa vốn và lao động. Căn cứ vào công thức này ta có thể thấy nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng tại một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn tại điểm đó. Đó là vì q0 = f(K, L) nên có thể suy ra phương trình đường đẳng lượng là K = g(q0, L). Do đó: hay chính là nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng.
1.5.3. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP)
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan hệ với năng suất biên của lao động và vốn. Ta có thể xây dựng biểu thức thể hiện mối quan hệ này bằng công cụ toán học phổ biến. Nếu hàm sản xuất là q = f(K, L).
- dK x MPK = dL x MPL =>
Như vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn bằng với tỷ số giữa năng suất lao động biên (MPL) và năng suất vốn biên (MPK). Rõ ràng, là MRTS tăng lên khi năng suất lao động biên tăng lên (do lượng lao động giảm đi) hay do năng suất biên của vốn giảm đi (do lượng vốn tăng lên) và ngược lại.
1.6. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng.
1.6.1. Hàm sản xuất tuyến tính.
q = aK +bL với a, b ³ 0. Hàm sản xuất này cho thấy chỉ cần có vốn hay lao động thì quá trình sản xuất vẫn có thể diễn ra vì nếu K = 0 và L ¹ 0 và nếu K ¹ 0 và L = 0 thì q = aK ¹ 0. Nói cách khác, vốn và lao động có thể thay thế hoàn toàn cho nhau.
Với hàm sản xuất này, và . Năng suất biên của vố và lao động không thay đổi khi K và L thay đổi. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và số lượng đầu vào (K và L) là các đường thẳng dốc lên với độ dốc a hay b.
Do phương trình của đường đẳng lượng của hàm sản xuất tuyến tính là: nên . Như vậy, đường đẳng lượng của hàm số này là những đường thẳng song song có độ dốc .
Trong trường hợp hàm sản xuất này, vốn và lao động có thể hoàn toàn thay thế cho nhau. Nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng vốn hay lao động cho sản xuất tuỳ thuộc vào giá của chúng.
1.6.2. Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định
Hàm sản xuất cho biết sản lượng bằng với giá trị nhỏ nhất của hai giá trị trong ngoặc.
- Chẳng hạn nếu aK bL thì q = bL. Trong trường hợp này, lao động là yếu ràng buộc đối với sản lượng. Việc tăng thêm vốn không làm không làm gia tăng sản lượng nên MPK = 0.
- Khi aK = bL thì cả hai yếu tố K và L được sử dụng một cách hợp lý nhất vì không có hiện tượng dư thừa vốn hay lao động. Khi đó . Đẳng thức này xảy ra tại các điểm ở góc của đường đẳng lượng.
Với hàm sản xuất này, vốn và lao động phải được sử dụng với một tỷ lệ nhất định vì chúng không thể thay thế cho nhau. Mỗi một mức sản lượng đòi hỏi một phương án kết hợp đặc biệt giữa vốn và lao động. Trong trường hợp này, ta không thể tạo thêm sản lượng nếu như không đưa thêm vào cả vốn và lao động theo một tỷ lệ cụ thể.
1.6.3. Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS
; a,b,c >0.
Đây là trường hợp trung gian giữa hai trường hợp trên và cũng là hàm sản xuất phổ biến nhất được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất.
1.7. Hiệu suất theo quy mô
Các nhà kinh tế đo lường tác động của sự thay đổi của số lượng yếu tố đầu vào đến sản lượng thông qua khái niệm hiệu suất theo quy mô. Adam Smith lưu ý rằng khi số lượng các yếu tố đầu vào cùng tăng lên, thì sẽ xuất hiện việc phân công lao động và chuyên môn hoá. Điều này làm tăng tình hiệu quả của sản xuất. Kết quả sản lượng sẽ tăng nhiều hơn gấp đôi. Tuy nhiên, tăng gấp đôi số lượng yếu tố đầu vào thì việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn nên hiệu quả của sản xuất sẽ giảm đi.
Sự thay đổi của sản lượng khi số lượng các yếu tố đầu vào đồng loạt tăng lên với cùng một tỷ lệ. Giả sử hàm sản xuất có dạng q = f(K,L) và số lượng hai yếu tố đầu vào được nhân với một số nguyên dương m>1. Khi đó, ta phân loại hiệu suất theo quy mô của hàm sản xuất này như sau:
- Nếu sản lượng tăng nhiều hơn m lần, ta nói sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng.
- Nếu sản lượng tăng đúng bằng m lần, ta nói sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định.
- Nếu sản lượng tăng nhỏ hơn m lần, ta gọi sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm.
Trong số các loại hiệu suất theo quy mô thì hiệu suất quy mô cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong các lý thuyết kinh tế. Đó không chỉ vì nó phân định ranh giới giữa hiệu suất quy mô tăng dần và hiệu suất quy mô giảm dần trên phương diện toán học mà còn có lý do để tin rằng hàm sản xuất có hiệu suất quy mô cố định.
* Mối quan hệ giữa hiệu suất quy mô và năng suất trung bình:
Xem xét sự thay đổi của năng suất lao động trung bình (APL) khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào của các hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô khác nhau.
Ta có công thức tính năng suất trung bình: . Khi tăng vốn và lao động lên m lần, thì năng suất lao động trung bình trở thành: . Khi đó ta có các trường hợp sau:
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng thì: f(mK, mL) > mf(K, L). Do đó AP/L > APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng suất lao động trung bình cũng tăng lên, làm giảm chi phí để sản xuất ra một đvsp.
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định thì: f(mK, mL) = mf(K, L). Do đó AP/L = APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng suất lao động trung bình không đổi và như vậy chi phí để sản xuất ra một đvsp sẽ không đổi.
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm thì: f(mK, mL) < mf(K, L). Do đó AP/L < APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng suất lao động trung bình sẽ giảm xuống. Điều này có thể làm tăng chi phí để sản xuất ra một đvsp.
1.8. Đường đẳng phí
Giả sử một doanh nghiệp dùng một số tiền nào đó, được gọi là tổng chi phí và được ký hiệu là TC - để mua hay thuê vốn và lao động cho sản xuất.Nếu đơn giá vốn là v và đơn giá của lao động là w thì doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu vốn và lao động? Đường đẳng phí sẽ giúp trả lời câu hỏi này.
Đường đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau của số lượng lao động (L) và vốn (K) có thể mua được bằng một số tiền (tổng chi phí) nhất định ứng với những mức giá nhất định.
Phương trình đường đẳng phí có dạng: TC = vK + wL, trong đó TC là tổng chi phí, v là đơn giá vốn, w là đơn giá lao động, vK là chi phí cho vốn, wL là chi phí cho lao động. Phương trình này cho biết tổng chi phí cho vốn (vK) và cho lao động (wL) phải bằng với tổng chi phí (TC).
Sự đánh đổi giữa vốn và lao động được biểu diễn bằng độ dốc của đường đẳng phí. Nếu gọi S là độ dốc của đường đẳng phí, ta có thể viết:
S bằng với tỷ số giữa đơn giá của lao động và vốn và không phụ thuộc vào tổng chi phí. Do đó, khi giá của các yếu tố đầu vào thay đổi thì độ dốc của đường đẳng phí thay đổi.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm chung về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội. Nó là nhân tố quyết định bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
2.1.2. Nguồn lao động ở nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam tuổi từ 16-60, nữ tuổi từ 16-55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình. Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
2.1.3. Vai trò của nguồn lao động nông thôn
Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH – HĐH đất nước trong đó CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt quan tâm. Vì vậy lao động ở nông thôn có vai trò hết sức quan trọng nó được thể hiện qua các mặt sau:
2.1.4. Đặc điểm của nguồn lao động ở nông thôn
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau:
a. Lao động nông thôn mang tính thời vụ
Đây là đặc điểm đặc thù không thể bác bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau.
Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp vĩnh cửu không thể bác bỏ được trong quá trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.
b. Nguồn lao động ở nông thôn tăng về số lượng
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao động. Do sự phát triển của quá trình đô thị hóa và sự thu hẹp dần về tốc độ tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng như lực lượng lao động so với cả nước ngày càng giảm.
- Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao. Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe.
- Đến thời điểm đầu năm 2009, toàn tỉnh Sóc Trăng lực lượng trong độ tuổi lao động là trên 730.000 người (chiếm tỷ lệ 59% tổng dân số), nhưng chỉ có khoảng 14% lao động đã qua đào tạo. Hằng năm tỉnh Sóc Trăng có khoảng 100.000 lao động khu vực nông thôn thiếu việc làm. Đối tượng thất nghiệp phần lớn rơi vào hộ nghèo, khó khăn về đất ở và không có đất sản xuất. Tình trạng “thừa nhân lực yếu, thiếu nhân lực chất lượng” đang là một thách thức lớn đối với Sóc Trăng trong quá trình đi tìm lời giải cho bài toán đào tạo nghề, giải quyết việc làm (GQVL) nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững.
Trong khi các cụm công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai luôn trong tình trạng khan hiếm lao động thì tại Sóc Trăng có nguồn nhân lực dồi dào song lại không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các đối tác. Nguyên nhân chính là do lực lượng lao động nông thôn yếu về trình độ học vấn lẫn tay nghề nên không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng hoặc lao động cho các cụm công nghiệp không bám trụ lâu dài được ở các công ty, nhà máy…đều bỏ việc trở về địa phương vì không thích ứng được môi trường, tác phong lao động công nghiệp cũng như những áp lực giá cả sinh hoạt đắt đỏ nơi đô thị...Cũng vì lý do này mà trong thời gian qua, có hàng ngàn lao động phổ thông Sóc Trăng “rồng rắn” đi làm thuê ở khắp các địa phương khác. Nhiều hộ gia đình không có đất sản xuất, quanh năm làm thuê nay đây mai đó nên không có điều kiện chăm sóc con cái, hệ quả là tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học ngày càng trở nên phổ biến trong vùng đồng bào Khmer.
- Những năm qua, Sóc Trăng không chỉ tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm mà còn thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng mức sống của người lao động nông thôn theo hướng bền vững
- Tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước.
- Nhìn chung do lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khỏe của nguồn lao động cả nước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động ở nông thôn
2.2.1. Dân số
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán của từng địa phương, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ. Từ đó nó ảnh hưởng đến qui mô của dân số, đến nguồn lao động.
2.2.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Nhưng do đặc điểm lao động nông thôn bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi lao động vẫn thích hợp với một số công việc và vẫn phát huy được khả năng của họ.
2.2.3. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế. Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về mặt kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề xã hội. Điều đó dẫn đến dòng di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị để làm thuê trong dài hạn hoặc chỉ tìm việc làm trong những tháng nhàn rỗi… để có thu nhập cao hơn. Từ nhu cầu thực tế đó đã dẫn tới số lao động ở nông thôn bị giảm sút đồng thời lao động ở thành thị tăng nhanh. Mặt khác, do không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên số lao động này cũng chỉ làm những công việc nặng nhọc, làm công nhân cho các xí nghiệp, công ty hoặc bán hàng rong ở thành phố nên thu nhập không cao nhưng cũng giải quyết được vấn đề việc làm trong lúc nông nhàn. Do đó vấn đề đặt ra là phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn ngay chính quê hương của họ, giải quyết việc làm theo xu hướng “ly nông bất ly hương” tạo việc làm để tăng thu nhập ngay trên chính quê hương của họ bằng nhiều biện pháp như: đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, cho người nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi vv.
2.2.4. Dòng di chuyển lao động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Đây là hiện tượng những người lao động ở nông thôn đi xuất khẩu lao động, đó là một trong những hướng đi của một số ít người chứ không phải là đa số, bởi vì những người có khả năng xuất khẩu lao động ở nông thôn là rất ít theo số liệu thống kê tháng 8 năm 2009 từ năm 2003 – 2009 xuất khẩu được 2.090 người và những yêu cầu của nước nhập khẩu lao động là khá cao nên dòng di chuyển này rất ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động ở nông thôn
Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác, cần được xem xét đến chất lượng nguồn lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, sức khỏe của người lao động và sự bố trí điều kiện lao động tốt hơn.
Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều kiểu khác nhau. Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và thế hệ mai sao. Bằng trực giác, mọi người có thể thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập. Mặc dù không phải tất cả những người, ví dụ như đã tốt nghiệp hết cấp III có thu nhập cao hơn những người mới tốt nghiệp cấp I, II nhưng đa số là như vậy, và mức thu nhập của họ đều cao hơn nhiều. Nhưng để đạt được trình độ giáo dục nhất định cần phải tốn chi phí khá nhiều, kể cả chi phí gia đình và chi phí của quốc gia. Kết quả giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy đổi mới công nghệ. Công nghiệp thay đổi càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích lũy kiến thức.
Giống như giáo dục, sức khỏe làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang làm việc. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Những người lao động ở nông thôn được xem là cần cù, chịu thương, chịu khó do đó ý thức, trách nhiệm lao động của họ là rất tốt.
2.3.1. Tình hình cung lao động ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh có dân số đông với 1.172.404 người, trong đó có hơn 61.977.500 người sống ở khu vực nông thôn chiếm 71,89 % dân số toàn tỉnh (số liệu cục thống kê 01/4/2009). Số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn trên 730.000 người (chiếm tỷ lệ 59% tổng số) nhưng chỉ có khoảng 14% lao động đã qua đào tạo. Hằng năm, tỉnh Sóc Trăng có khoảng 100.000 lao động khu vực nông thôn thiếu việc làm. Đối tượng thất nghiệp phần lớn rơi vào hộ nghèo, không có đất sản xuất. Tình trạng “thừa nhân lực yếu, thiếu nhân lực chất lượng” đang là một thách thức lớn đối với Sóc Trăng trong quá trình đi tìm lời giải cho bài toán đào tạo nghề, giải quyết việc làm (GQVL) nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững và đây cũng là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội. Qua những số liệu trên cho thấy nông thôn tập trung phần lớn lao động của tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động nhìn chung có những hạn chế nhất định: mặt bằng dân trí, ngoại ngữ và tay nghề thấp, lao động qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng thấp, từ đó cũng rất khó có cơ hội tìm được việc làm mới, ngoài trồng trọt, chăn nuôi. Cơ cấu lao động qua đào tạo cũng chưa hợp lý còn thừa thầy thiếu thợ. Đây là những điều bất cập luôn đặt ra cho chúng ta những thách thức gay gắt.
Ngoài ra, tỷ trọng dân số nông thôn trong tổng dân số có xu hướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tỷ lệ dân nông thôn là do quá trình di cư nông thôn – thành thị và xuất khẩu lao động theo số liệu thống kê (từ năm 2003-2008 xuất khẩu được 2.090 người) cũng góp phần làm giảm tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số. Đồng thời, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của lao động, cũng thúc đẩy quá trình di cư và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.
Tóm lại: hiện dân cư ở nông thôn nhiều, tăng tự nhiên nhanh hơn thành thị nhưng trong tổng số lao động ở nông thôn đang có xu hướng giảm do di cư. Do đặc điểm nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng chủ yếu trồng lúa, theo nhu cầu của trồng lúa thì thiếu lao động trong mùa thu hoạch, nhưng lại thừa lao động trong các thời gian còn lại của quá trình sản xuất lúa. Nếu duy trì lao động đủ trong mùa gặt thì lại quá thừa trong các thời gian còn lại, thiếu hiệu quả trong sử dụng nguồn lao động. Hiện tỉnh đang cơ giới hóa nông nghiệp để giải quyết khâu thiếu lao động và công nghiệp hóa để giải quyết khâu thừa nhưng quá trình công nghiệp hóa vẫn chưa tới nơi. Do đó giới thiệu việc làm ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động là giải pháp của tỉnh để giảm lượng lao động thất nghiệp, nhưng đây là một giải pháp thiếu bền vững.
2.3.2. Xem xét khía cạnh cầu lao động ở nông thôn tỉnh Sóc trăng.
Trong những năm gần đây khu vực nông thôn cầu lao động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cân đối lớn. Về tình hình phân bố lao động phần lớn tập trung ở nông thôn với 61.977.500 người sống ở khu vực nông thôn chiếm 71,89 % dân số của tỉnh làm trong nông nghiệp. Trong cơ cấu nông nghiệp: Tỉnh Sóc Trăng có 322.330 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 263.831 ha, chiếm 81,85%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.287 ha, chiếm 2,88%; diện tích đất chuyên dùng là 19.611 ha, chiếm 6,08%; diện tích đất ở là 4.725 ha, chiếm 1,46%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 24.876 ha, chiếm 7,71%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 208.882 ha, chiếm 79,17%, riêng đất trồng lúa là 188.067 ha, chiếm 90% gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 21.257 ha, chiếm 8,05%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.737 ha, chiếm 4,06%.
Diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 466 ha, đất sông suối là 21.855 ha và đất bằng chưa sử dụng là 2.553 ha.
Hiện nay, nhu cầu lao động trong sản xuất lúa đang giảm do quá trình cơ giới hóa trong sản xuất đang tăng. Nhìn chung cơ cấu chuyển dịch chậm, chăn nuôi và dịch vụ quá yếu đã làm hạn chế sự phát triển của trồng trọt và quá trình hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn ở nông thôn, mặt khác không phát huy được lợi thế của từng vùng, để tạo ra nhiều việc làm hơn từ nông nghiệp, từ đó việc thâm canh cây lúa đã đến giới hạn trong việc thu hút thêm lao động so với các cây trồng khác, làm cho hiệu quả sử dụng không cao. Rõ ràng, việc không sử dụng tốt yếu tố đất đai, cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng.doc