Tiểu luận Nguồn lực con người trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá

MỤC LỤC

Trang

A. LỜI NÓI ĐẦU 2

B. NỘI DUNG 3

Chương I : NỘI DUNG BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM. 3

1. Nội dung, bản chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3

2. Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. 6

Chương II : VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. 8

I. Khái Niệm Về Nguồn Lực Con Người 8

II. Nguồn Lực Con Người - Yếu Tố Quyết Định Sự Nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hóa 9

1. Nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực khác. 9

2.Tiềm năng của trí tuệ. 11

3. Sức mạnh trí tuệ trong điều kiện hiện nay. 13

Chương III : THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA . 15

I. Thực Trạng Nguồn Lực Con Người . 15

1. Về số lượng nguồn lực con người. 15

2. Về cơ cấu nguồn lực con người. 16

3. Về chất lượng nguồn lực con người 17

4. Một số nhận xét về nguồn lực con người Việt Nam hiện nay. 20

Chương IV : NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM. 22

I.Phương hướng và các quuan điểm chỉ đạo. 22

1.Phương hướng chung. 22

2. Những quan điểm chỉ đạo. 22

II.Những Nhóm Giải Pháp Cơ Bản. 23

1.Nhóm giải về khia thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người . 23

2. Ngóm giải pháp về nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 23

3. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi phục vụ cho việc khai thác, sử dụng và phát triển có hiệu quả nguồn lực con người. 24

KẾT LUẬN 25

C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3237 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguồn lực con người trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho sự phát triển nhanh và bèn vững; công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với phát triển bền vững. Tóm lại, công nghiệp hoá là hiện tượng có tính quy luật phổ biến, là quá trình tất yếu mà các nước đang phát triển sớm hay muộn phải trải qua. Những đặc điểm cơ bản trên đây của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho tháy giờ đay con người được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; công nghiệp hoá, hiện đại hoá do con người và vì con người; con người không chỉ là chủ thể mà còn là khách thể cần được khai thác triệt để trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá, là đối tượng mà chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng vào phục vụ. Chương II : VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. I. Khái Niệm Về Nguồn Lực Con Người Trước khi tìm hiểu khái niệm nguồn lực con người cần biết khái niệm “nguồn lực”. “Nguồn lực được hiểu là toàn bộ yếu tố vật chất lẫn tinh thần đãđang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong những điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia, dân tộc. Nguồn lực con người là một khái niệm có phạm vi bao quát rộng lớn. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm này. Ở nước ta, một số nhà khoa học tham gia vào chương trình khoa học – công nghệ cấp nhà nước: Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tê xã hội mang mã số KX-07 do giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc làm chủ biên cho rằng “nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất.(1)Còn trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp các nhà khoa học công nghệ các tỉnh thành phố phía Bắc, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng khẳng định: “Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống dân tộc ta”. Từ một số cách tiếp cận có thể nói rằng nguồn lực con người không chỉ là lực lượng lao động hay là nguồn lao động mà là tập hợp các yếu tố. Dưới dạng tổng quát “ Nguồn lực con người” là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả những đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội.Với cách hiểu như vậy khái niệm nguồn lực con người có nội dung rộng lớn nó bao gồm những mặt cơ bản sau: Thứ nhất, lịch sử loài người trước hết là lịch sử lao động sản xuất, vì vậy khía niệm nguồn lực con người trước hết cũng được biểu hiện ra là người lao động là lực lượng lao động, là nguồn lao động. Thứ hai, khái niệm nguồn lực con người phản ánh khía cạnh cơ cấu dân cư cơ cấu lao động trong các nghành,các vùng, cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các lĩnh vực và khu vực kinh tế, cơ cấu trình đọ lao động cơ cấu nguôn lao động dự trữ. Thứ ba, khái niệm nguồn lực con người chủ yếu phản ánh phương diện chất lượng dân số, đặc biệt là chất lượng của lưc lượng lao động trong hiện tại và trong tương lai gần. Thứ tư, khái niệm nguồn lực con người có hàm chứa cả sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại trong nó sự ảnh hưởng qua lại giữa nguồn lực con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giữa nguồn lực con người với các nguồn lực khác. Thứ năm,khái niệm nguồn lực con người còn chỉ ra rằng con người được xem xét với tư cách một nguồn lực, nguồn lực nội tại, cơ bản trong hệ thống những nguồn lực của sự phát triển xã hội. Như vậy khi xem xét nguồn lực con người và vai trò của nó là phải xem xét đến con người với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quá trình kinh tế xã hội. II. Nguồn Lực Con Người - Yếu Tố Quyết Định Sự Nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hóa Vai trò quyết định đặc điểm của nguồn lực con người biểu hiện ở những đặc điểm sau: 1. Nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực khác. Như chúng ta đã biết yếu tố giữ vai trò chi phối quyết định đến sự vận động và phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động và lực lượng sản xuất hay nói cách khác gồm yếu tố con người và yếu tố vật của quá trình sản xuất.Yếu tố vật ở đây gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tuy nhiên, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là yếu tố con người. Về điều này, Ph.Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay hay bất kì tư liệu nào khác cũng không đủ mà cần có con người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó.Do bản chất hoạt động con người là lao động sáng tạo và để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao, con người không ngừng cải tiến và sáng chế ra những tư liệu lao động mứi có năng suất và hiệu quả hơn đồng thời liên tục mở rộng phạm vi đối tượng lao động, tạo ra thiên nhiên thứ hai phong phú.Cùng với điều đó tri thức của người lao động cũng không ngừng được nâng cao. Nư vây với tư cách là một lực lượng sản xuất con người giữ vai trò quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất quyết định toàn bộ quá trính sản xuất của xã hội dúng như Lênin đã khẳng định:“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” V.I.Lênin : Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M.1979,tập 12, trang430. . Xem xét dưới góc độ nguồn lực, trong mối quan hệ với các ngồn lực khác nguồn lực con người cũng tỏ rõ vai trò quyết định của mình. Điều này thể hiện ở chỗ các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa khi được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người.Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy có trí tuệ và ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá .Các nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tao khai thác của con người và hết thảy chúng đều phục vụ lợi ích, nhu cầu của con người nếu con người biết tác động và khai thác chúng. Các nguồn lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đều quan trọng nhưng xét đến cùng nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa, thậm chí ngay cả khái niệm nguồn lực cũng không còn lý do gì để tồn tại : “ cho dù có đủ các nguồn lực khác mà không có những con người tương xứng, đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó và nếu không có một môi truờng kinh tế, chính trị, xã hội, tâm ly và dư luận xã hội thuận lợi cho con người hành động thì vị tất đã có thể đạt được sự phát triển mong muốn” Nguyễn Trọng Chuẩn: Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000, Tạp chí Triết học, số 4-1990 trang 19 . Sự khẳng định này không chỉ nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác mà còn phản ánh một đặc điểm quan trọng của nó, đó là: nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất mà nhờ nó các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với ý nghĩa đó nguồn lực con người là yếu tố tất yếu không thể thay thế được. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong khi nhấn mạnh vai trò quyết định của nguồn lực con người chúng ta không bao hìơ được tuyệt đối hoá nó, không được tách rời nguồn lực con người ra khỏi mối quan hệ hữu cơ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, không được đặt nó ở bên ngoài những điều kiện lịch sử hiện thực. 2.Tiềm năng của trí tuệ. Có thể nói các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt trong khi đó nguồn lực con người mà cái cốt lõi là trí tụê, lại có tiềm năng vô tận. Tiềm năng vô tận của trí tuệ con người thể hiện ở chỗ nó có khả năng tự sản sinh , đổi mới và phát triển không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó chính là lý do làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận, xem xét trên phạm vi cộng đồng nhân loại. Tiềm năng vô tận của trí tuệ có cơ sở ở cả phương diện sinh học lẫn phương diễnã hội của con người. Ơ khía cạnh sinh học tiềm năng đó trước hết thể hiện ở cơ chất của bộ não người - một dạng vật chất phát triển cao nhất được rổ chức theo một cách thức đặc biệt mà đặc trưng nổi bật của nó là năng lực sáng tạo. Đó là một trong những thuộc tính cơ bản phản ánh bản chất con người. Nhờ năng lực sáng tạo này mà khối lượng tri thức của loài người không ngừng gia tăng gấp bội và ngày nay đang diễn ra sự bùng nổ thông tin tri thức.Lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử lao đông sản xuất do đó khía cạnh xã hội của tiềm năng vô tận của trí tuệ trước hết cũng thể hiện ở lịch sử lao động sản xuất. Trong quá trình lao động con người đã tiến hành những hoạt động biến đổi tự nhiên, làm lên lịch sử xã hội.Nhờ lao động bộ óc và đôi bàn tay con người không ngứng biến đổi, hoàn thiện lam cho con người ngày nay càng khác xa với con vật. Cái khác xa đó chính là sự tăng lên mặt xã hội của con người, trong đó có yếu tố trí tuệ. Đó là lao động đã làm cho các sự vật hiện tương bộc lộ các thuộc tính cốn có của chúng, nhờ vật con người nhận thức chúng; lao động dẫn tới sự hình thành ngôn ngữ - cái vỏ vật chất của tư duy; nhờ ngôn ngữ con người có thể phản ánh sự vật hiện tượng một cách khái quát và gián tiếp; và lao động còn kích thích năng lực tư duy sức sáng tạo của con người, do đó thúc đẩy sự phát triển của trí tụê. Nếu trí tuệ con người đã đem lại những thành quả sáng tạo thúc đẩy xã hội phát triển thì ngược lại sự phát triển của xã hội lại đưa trí tuệ con người lên nhũng bước phát triển mới, cũng chính là đưa lực lượng sản xuất lên một trình độ cao hơn. Như vậy tiềm năng vô tận của trí tuệ ở phương diện xã hội được phản ánh qua sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội loài người mà trước hết biểu hiện ở sự biến đổi liên tục, tính đa dạng phong phú và phát triển vô tận của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển xã hội. Khía cạnh sinh học và khía cạnh xã hội của trí tuệ không tách rời nhau, chúng tồn tại thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau, cũng giống như sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người. Bởi vậy cần nhận thức sâu sắc rằng con người, đặc biệt là trí tuệ của nó vừa là nguồn lực tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là đối tượng mà sự phát triển kinh tế chính trị phải hướng vào phục vụ. Tóm lại, tính vô tận của tiềm năng trí tuệ là một trong những đặc điểm quan trọng của nguồn lực con ngưòi nhờ nó mà nguồn lực con người có vai trò to lớn so với các nguồn lực khác. 3. Sức mạnh trí tuệ trong điều kiện hiện nay. Kể từ khi loài người ra đời, ở mọi giai đoạn lịch sử trí tuệ luôn có vai trò to lớn đối với cuộc sống và sự phát triển xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người phải hoạt động, phải tác động vào tự nhiên cải biến của cải tự nhiên thành của cải xã hội để thoả mãn nhu cầu của mình, tức là phải lao động. Ngày nay, những tiến bộ khoa học – công nghệ do trí tuệ con người tạo ra đang làm thay đổi mạnh mẽ sản xuất và lịch sử phát triển xã hội; trí tuệ trở thành yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động theo dạng thức mới. Đó là nền sản xuất tự động hoá với sự gia tăng nhanh chóng hàm lượng lao động trí tuệ, sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại, vận hành đơn giản nhưng hiệu suất lại tăng lên gấp bội, tiết kiệm nguyên vật liệu giảm hao phí và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhờ sức mạnh trí tuệ thông qua khoa học công nghệ mà con nguời ngày càng cải tạo tự nhiên có hiệu quả hơn, tạo ra những đối tượng lao động mới vốn không có sẵn trong tự nhiên. Đó chính là việc tạo ra những vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu mới, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên truyền thông trong tự nhiên, hướng tới việc bảo đảm cân bằng sinh thái.Cũng nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ mà con người bằng những phương tiện hiện đại đã đi xa hơn trong việc thăm dò và khai thác vũ trụ, khám phá ra những bí ẩn trong thế giiới bao la cả về vi mô lẫn vĩ mô mà từ bao đời nay con người hằng mơ ước. Tuy nhiên sự ra đời của “ trí tuệ nhân tạo” hoàn toàn không có nghĩa là con người bi đẩy xuống hạng thứ yếu trong lực lượng sản xuất càng không thể gạt con người ra khỏi guồng máy sản xuất. Bởi lẽ tư duy máy móc , trí tuệ nhân tạo dù hiện đại thông minh đến đâu cũng chỉ là kết của của sự phát triển khoa học kĩ thuật, là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ con người. Ngoài ra con người còn biết vận dụng các tri thức khoa học, kĩ thuật để ohát triển và hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một lực lượng sản xuất đặc biệt. Với ý nghĩa đó khoa học, kĩ thuật và công nghệ càng phát triển và có sức mạnh to lớn bao nhiêu, càng chứng minh sức mạnh gấp bội sức mạnh của trí tuệ con người bấy nhiêu. Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên và trí tuệ lao động đang trở thành xu thế phổ biến. Đây không chỉ là một đặc điểm quan trọng của trí tuệ mà còn nói lên vị trí sức mạnh của trí tuệ, của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Vì vậy, để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá hơn lúc nào hết chúng ta phải nhanh chóng nâng cao sức mạnh trí tuệ, vốn văn hoá trình độ chuyên môn cho người lao động, đồng thời phải quan tâm đến dội ngũ chất xám, khai thác tốt nhất tiềm năng sức mạnh trí tuệ của dân tộc và thời đại. Vị trí của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vị trí trung tâm. Không có con người thì không có sự phát triển, các nguồn lực khác cũng không thể hiện được vâi trò và ý nghĩa của mình. Từ vị trí, đặc điểm của nguồn lực con người và những năng lực phẩm chất như vậy, vấn đề phẩi đặt ra là phải xem xét đánh giá một cách toàn diện thực trạng và đặc điểm của nguồn lực con người ở nước ta hiện nay đê từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý có hiệu quả nguồn lực con người đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chương III : THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA . I. Thực Trạng Nguồn Lực Con Người . Nguồn lực con người ở nước ta hiện nay là vấn đề lớn và bức xúc đã và đang thu hút nhỉều nhà khoa học nghiên cứu. Nguồn lực con người của mỗi nước luôn vận động và biến đổi cả về ssố lượng lẫn chất lượng, cơ cấu.Vì thế việc xem xét đánh giá nguồn lực con người ở mỗi quốc gia có tính lịch sử, trương ứng với trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Nguồn lực con người có phạm vi bao quát rộng song tựu trung lại nó phản ánh qua những phương diện cơ bản: số lượng, cơ cấu và chủ yếu là chất lượng của nguồn lực con người. 1. Về số lượng nguồn lực con người. Số lượng nguồn lực con người phản ánh qua quy mô dân số, lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kì nhất định. Theo thống kê những năm gần đây tốc độ tăng dân số và lực lượng lao động là khá cao và liên tục, nên nguồn bổ sung vào đội ngũ lao động là rất lớn. “Tốc độ tăng dân số thực tế qua các năm từ 1930 đến 2001 mỗi năm bình quân tăng 2,13%.Trong 20 năm gần đây số dân mỗi năm tăng tương đương số dân của một tỉnh trung bình; lực lượng lao động tăng bình quân trên 3% /năm” Đoàn Văn Khải: Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb lý luận chính trị,2005 trang 102 . Theo dự báo trong những năm chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá tốc độ tăng dân số vẫn là rất cao, do đó chúng ta sẽ có nguồn nhân lực dồi dào. Đây là thuận lợi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta xét theo góc độ cung ứng số lượng lao động nhưng đồng thời cũng chính là khó khăn nếu nền sản xuất không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động. Nguyên nhân của tình hình trên là do trong nhiều thập kỉ qua nước ta có tốc độ tăng dân số cao trong khi đó nền sản xuất xã hội lại kém phát triển không đáp ứng được yêu cầu phân công lao động. Mặt khác ngoài số lao động gia tăng tự nhiên hàng năm những người ngoài lực lượng lao động như người về hưu, trẻ em, học sinh đang đi học ở các trường chuyên nghiệp cũng có nhu cầu việc làm khá lớn.Hiện tại lực lượng lao động hàng năm tăng thêm trên một triệu người cộng thêm 2 triệu người lao động chưa có việc làm thưòng xuyên. Do đó sức ép về việc làm ở nước ta hiện nay là rất lớn. Tóm lại, quy mô dân số và lực lượng lao động ở nước ta gia tăng ở mức cao.Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm là bài toán nan giải mà nước ta đã, đang và sẽ phải tiếp tục giải quyết trong những năm tới. 2. Về cơ cấu nguồn lực con người. Cơ cấu nguồn lực con người phản ánh qua cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động trong các ngành, cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các ngành và các khu vực kinh tế, cơ cấu trình độ lao động, cơ cấu độ tuổi trong lực lượng lao động cơ cấu nguồn lao động dự trữ trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề… Theo số liệu thống kê những năm gần đây cơ cấu dân cư và lao động ở nước ta đã có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng trong các nghành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần tuy vẫn còn chậm. Về cơ cấu trình độ lực lượng lao động, “đến cuối năm 2003 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động là 17,5%” Nguyễn Hữu Dũng : Về nhiệm vụ phát triển việc làm giai đoạn 2006- 2010, tài liệu đã dẫn, tr.71. . Cụ thể là “có khoảng 4,9 triệu lao động có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề, 1,47 triệu lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, khoảng 1,3 triệu lao động có trình độ cao đẳng đại học, hơn 10 nghìn thạc sĩ. Tiến sĩ phó giáo sư và giáo sư (tháng 5 năm 2002) có khoảng 13.500 người” Nguyễn Khắc Chương : Công tác đào tạo đại học, cao đẳng và nghành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, tr.73. . Nghĩa là tỷ lệ đại học – trung học chuyên nghiệp – công nhân kĩ thuật là 1 – 1,75 – 2,3. Tỷ lệ này nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động. Đáng lưu ý là sự mất cân đối này chẳng những chưa được khắc phục mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng trong thời gian tới, bởi vì số học sinh bậc công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp được đào tạo từ năm 1991 trở lại đây ngày càng giảm nhanh so với sự gia tăng học sinh bậc đai học, cao đẳng. Điều này làm cho nguồn lao động được đào tạo vốn đang rất thiếu ở nước ta nhưng lại bị ế thừa; tình trạng “thầy” nhiều hơn “thợ”, người “thiết kế”, nhiều hơn “ngưòi thiết công” về mặt tỷ lệ so với yêu cầu của thị trường lao động trong lực lượng lao động nước ta trong những năm tới là một thực tế. Về cơ cấu độ tuổi lao động, nói chung lực lượng lao động nước ta được xếp vào loại trẻ “54% số người trong độ tuổi lao động là thanh niên ( 16 - 35 tuổi ), hàng năm có thêm trên 1,2 triệu nguời bước vào độ tuổi lao động” Đoàn Văn Khái: Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.Nxb. Lý luận chính trị, tr.107. . Lực lượng lao động trẻ có thuận lợi về sức khoẻ tính năng động, sáng tạo, có trình độ văn hóa khá, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến nhanh. Tuy nhiên, đội ngũ lao động có trình độ cao lại đang bị già hóa rất nhanh và có sự hụt hẫng lớn giữa các thế hệ. “ Số công nhân kĩ thuật bậc cao đa phần xấp sỉ tuổi 50; trong số trên 10.000 cán bộ khoa học bậc cao thì tuổi bình quân của tiến sĩ là 52,8, giáo sư ở độ tuổi 51 – 70 chiếm 82%, dưới 50 chỉ có 18%. 3. Về chất lượng nguồn lực con người Chất lượng nguồn lực con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của nguồn lực con người, nó bao gồm nhiều yếu tố như: sức khoẻ mức sống, trình độ giáo dục, đào tạo về văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng, kĩ năng lao động, văn hóa lao động, đạo đức tâm lý, tư tưởng, tình cảm, tính cách, lối sống… song khái quát lại gồm thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức – tinh thần của con người. a. Về thể lực. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tầm vóc và thẻ lực của người ViệtNam đang được cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ. Thể lực của người Việt Nam vẫn còn kém hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và so vơí yêu cầu nguồn lực con người ở nước ta. Hiện tại nước ta nằm trong số các nước có mức sống thấp nhất thế giới. Điều kiện lao động trong nhiều cơ sở và các nghành sản xuất cũng như trong một số cơ quan hành chính sự nghiệp của nước ta còn kém thậm chí có nơi còn rất khắc nghiệt, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, các yếu tố nguy hiểm và độc hạivượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần; Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có chiều hướng tăng, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân và ở các xã…Tất cả những điều này cho thấy chất lượng dân số nói chung và người lao động nói riêng về mặt thể lực, sức khoẻ cũng như điều kiên lao động không đảm bảo, cần phải được cải thiện căn bản. Nói cách khác thu nhập thấp , đời sống khó khăn, dinh dưỡng thiếu, thể lực hạn chế đó là trạng thái chung của nguồn lực con người nước ta hiện nay về phương diện mức sống và sức khoẻ. b. Về trí lực. Chất lượng nguồn lực con người được phản ánh chủ yếu qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn lao động, đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hoá lao động hiện nay. Trình độ trí tuệ biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kĩ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số; trình độ văn hoá, dân trí, học vấn trung bình của một người dân; số lao dộng đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành nghề của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng xuất, chất lượng, hiệu quả của lao động… Nói chung người Việt Nam có tư chất thông minh sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, đó là ưu thế nổi trội của nguồn lực con người nước ta. Những phẩm chất này khẳng định năng lực trí tuệ của người Việt Nam có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý người lao động nước ta có khả năng làm chủ được các loại hình công nghệ từ đơn giản tới phức tạp và hiện đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, người lao động Việt Nam nhanh nhạy hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên phải khách quan thừa nhận rằng năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kĩ năng lao động nghề nghiệpcủa người lao động nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí ở nước ta còn thấp, tốc độ nâng cao dân trí trong nhiều năm qua hết sực chậm chạp. Đàng lo ngại hơn là mặc dù trong suốt mấy chụ năm qua chúng ta đã cố gắng nhiều để đạt được tỷ lệ hơn 90%dân số biết chữ, nhưng hiện nay lại đang diễn ra quá trình tái mù chữ nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa. Mặt khác cho đến nay đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào tạo đầy đủ “đến cuối năm 2003 số người được đào tạo mới chỉ chiếm 17,5 % tổng số lao dộng cả nước và hiện vẫn còn 3, 74% lao động không biết chữ”(1). Như vậy chưa nói đến chất lượng đào tạo và sự phù hợp giữa kíến thức đào tạo trước đây với việc làm hiện nay ra sao mà riêng những chỉ số trên đã cho thấy tỉ lệ lao động được đào tạo ở nước ta là quá thấp, vì thế chất lượng lao động nói chung còn rất hạn chế. c. Về những phẩm chất đạo đức, tinh thấn của con người Việt Nam. Xem xét chất lượng nguồn lực con người không thể không nói đến đạo đức tư tưởng văn hóa tính cách… của con người. Đây là những phẩm chất đạo đức, tinh thần có vai trò hết sức quan trọng , ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lực con người, nó thúc đẩy tích cực là làm gia tăng hiệu qủa hoạt động của con người. Các công trình nghiên cứu mới đây cho thấy trỉa qua hàng nghìn năm tồn tại trong một nước nông nghịêp cổ truyền người dân Việt Nam điển hình vẫn là người nông dân và cơ sở kinh tế- xã hội đó cho đến nay vẫn chưa có sự thay đổi căn bản.Vì thế những đặc điểm của người Việt Nam truyền thống ít nhiều vẫn in dấu trong người Việt Nam thời hiện đại. Nói cách khác những phẩm chất tinh thần của người Việt Nam hôm nay là kết quả tổng hợp của con người Việt Nam hiện đại và con người Việt Nam truyền thống. Phải khẳng định rằng tư tưởng cơ bản, nổi bật mà người Việt Nam lấy làm tiêu chí quan trọng nhất trong bảng giá trị đạo đức mình làm cơ sở hướng dẫn cho mọi hành động của mỗi thành viên và của cả cộng đồng – đó là tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, tư tưởng nhân văn, nhân ái, trọng đạo lý trong lối sống, trong ứng xử giữa người với người, giữa cộng đồng với cộng đồng…Những tư tưởng này đã được thực hiện hoá trong lịch sử dân tộc trở thành phẩm chất truyền thống quý báu của người Việt Nam . 4. Một số nhận xét về nguồn lực con người Việt Nam hiện nay. - Một là, dân số nước ta đông tốc độ tăng dân số khá lớn tạo ra lực lượng lao động dồi dào và trẻ, nhu cầu việc làm ngày càng tăng, giá lao động lại rẻ đây đang là lợi thế so sánh quan trọng của nguồn lực con người nước ta. - Hai là, không chỉ trong quá khứ mà cả ngày nay, không chỉ tầng lớp trên trong xã hội mà cả người dân bình thường ở n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35913.doc
Tài liệu liên quan