Tiểu luận Nguồn lực con người trong xã hội hiện nay

Việt Nam là một quốc gia có dân số đông nên có nguồn nhân lực dồi dào, đứng vị trí tứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khối ASEAN. Thập kỷ 90, nước ta có trên 35 triệu lao động và đầu thế kỷ 21 là trên 40 triệu. Do dân số tiếp tục tăng nên nguồn nhân lực ngày một lớn.

Do nguồn lực tăng nhanh nên hàng năm trung bình có thêm trên một triệu lao động gia nhập vào thị trường lao động nên nguồn nhân lực nước ta là một trong những quốc gia có một nguồn nhân lực trẻ. Lực lượng lao động trẻ cũng là một lợi thế của nước ta trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong sự nghiệp CNH - HĐh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 29775 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn lực con người trong xã hội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. a) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất. Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hoá ngày càng cao, thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuất. V.I. Lênin đã chỉ ra: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động". Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn. Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. b) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thực sự, "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiệndân chủ thực sự". Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh. Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân ủng hộ. Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của đảng, phổ biến luật pháp của nhà nước đến nhân dân, làm cho dân hiểu dân tin; người dân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng luật pháp, thực hiện những nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ làm tăng sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nói về vai trò của quần chúng tham gia công việc của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã viết: khi người dân "... biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm", "thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ". Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. c) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động. Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệthuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như: những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú, v.v.. Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy dễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại. Do vậy, nếu mỗi con người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn hoá tinh thần, giá trị văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ, được nâng cao. Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới. Trình độ tri thức của mỗi người về văn hoá sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân. Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội. d) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, v.v. Muốn giải quyết tốt những vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người. Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn xã hội chúng ta quan tâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mới phát huy được những thế mạnh của đất nước, mới giải quyết tốt được những vấn đề xã hội khác. Song, muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người từ nâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, tới ý thức chính trị cho người lao động. Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự trợ giúp của Nhà nước, v.v. Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ cho mình, và làm đẹp cho tự nhiên; đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình. Do vậy, sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũng tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội. Ngược lại, sự thiếu thống nhất, sự phối hợp không đồng bộ của các thành viên trong xã hội cũng sẽ làm giảm đi, thậm chí triệt tiêu cả động lực phát triển tự nhiên và xã hội. Nguồn lực con người, xét về mỗi cá nhân, còn là những yếu tố tiềm năng cấu thành con người có thể được khai thác. Nhưng hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người lại tuỳ thuộc vào chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào cách tổ chức xã hội, phụ thuộc vào năng lực và nghệ thuật của người quản lý xã hội, phụ thuộc vào cơ chế và chính sách xã hội. Nguồn lực con người không khai thác, không phát huy được là lãng phí lớn nhất. Đặc biệt là với đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm việc trí tuệ của họ càng đa dạng, càng phong phú và sâu sắc. Nước ta đang còn là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng. 2 Nguån lùc con ng­êi ë ViÖt Nam hiÖn nay 2.1 §Æc ®iÓm cña nguån nh©n lùc ViÖt Nam 1.1 Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và tăng trưởng nhanh. Việt Nam là một quốc gia có dân số đông nên có nguồn nhân lực dồi dào, đứng vị trí tứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khối ASEAN. Thập kỷ 90, nước ta có trên 35 triệu lao động và đầu thế kỷ 21 là trên 40 triệu. Do dân số tiếp tục tăng nên nguồn nhân lực ngày một lớn. Do nguồn lực tăng nhanh nên hàng năm trung bình có thêm trên một triệu lao động gia nhập vào thị trường lao động nên nguồn nhân lực nước ta là một trong những quốc gia có một nguồn nhân lực trẻ. Lực lượng lao động trẻ cũng là một lợi thế của nước ta trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong sự nghiệp CNH - HĐh. 1.2 Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp chủ yếu là lao động thủ công. Mặc dù nhà nước đã quan tâm và đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng do nguồn nhân lực tăng nhanh nên phần đông chưa được đào tạo nghề chuyên môn, chủ yếu là lao động thủ công lạc hậu. Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay thì nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao những lao động đã qua đào tạo. Đây đang là khó khăn thách thức cho đất nước ta Mặc dù có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng nhưng dù sao đây cũng là một yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của người lao động Việt Nam trên thị trường, ngoài ra tình trạng này còn do thời gian qua chúng ta buông lỏng quản lý cơ cấu đào tạo, để phát triển tự phát theo nhu cầu người dân, còn nặng tâm lý khoa cử, nhẹ tâm lý thực nghiệm, chưa gắn đào tạo với sử dụng và chưa chú ý đúng mức tới công tác đào tạo nghề. 1.3 Cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam còn bất hợp lý. Sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ: là một nước nông nghiệp, đang trên đà phát triển thì lực lượng lao động nông nghiệp vẫn còn là chủ yếu với tỷ trọng khá cao nhưng đã từng bước được thay đổi . Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn trên dưới 20%. Với tỷ lệ này chúng ta vẫn còn đang lạc hậu so với thế giới nhất là các nước đang phát triển. 1.4 Các đặc điểm khác: - Ngoài những đặc điểm chủ yếu trên thì người lao động Việt Nam giàu lòng yêu nước, cần cù làm việc, chịu khó học hỏi, thông minh tiếp thu nhanh chóng những cái mới nhưng thể lực còn hạn chế, thói quen, tác phong làm việc còn lạc hậu. - Tính mất cân đối cung cầu lao động của người Việt Nam còn cao cả về tổng thể và cơ cấu đã tạo ra áp lực lớn về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng gia tăng. - Quy mô, mức tham gia vào thị trường lao động còn thấp. Hiện nay thị trường lao động chỉ thực sự hoạt động ở các thành phố lớn. Với những đặc điểm ở trên của nguồn nhân lực thì chúng ta cần phải đặt ra nhiều vấn đề để quản lý nguồn nhân lực quốc gia. 2.2 Quan điểm của đảng ta về chiến lược con người. Trong xu thế ngày nay con người càng có vị trí quan trọng, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Ở nước ta trong từng giai đoạn con người cũng được thể hiện trong các chương trình cụ thể: - " Con người là mục tiêu là động lực phát triển kinh tế xã hội " ( giai đoạn 1991 - 1995 ). - " Phát triển văn hoá xây dựng con người toàn diện trong thời kỳ CNH - HĐH " ( giai đoạn 1996 - 2000 ). - " Phát triển văn hoá và nguồn lực trong thời kỳ CNH - HĐH " ( giai đoạn 2001 - 2005 ). - Tại Đại hội lần thứ III của Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1960 ) Đảng ta đã khẳng định: " Con người là vốn quý nhất ". - Tại Đại hội lần thứ IV, Đảng ta đã đưa ra luận điểm con người mới, con người làm chủ tập thể. - Tháng 12/1986 Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định vai trò của nhân tố con người trong toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là Đại hội chuyển đất nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã thông qua cương lĩnh mới và chiến lược ổn định, phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. Con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội. - Đại hội VIII, Đảng khẳng định đường lối chiến lược phát triển kinh tế đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. 1 - Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ " nguồn nhân lực là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HDDH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững ". 2 - Đại hội X Đảng khẳng định: Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững... Con người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định phát triển đất nước trong thời kỳ CNH - HDDH. Đảng đã lấy phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là một trong ba khâu đột phá đưa đất nước vào thời kỳ CNH - HĐH, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc. Từ trên ta có thể thấy được sự quan tâm của Đảng ta cho nguồn nhân lực, luôn xem đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển đất nước. Trong khi hoạch định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện từng bước cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là con người, do con người. Quan điểm mục tiêu đó thể hiện ở những tư tưởng cơ bản sau: - Đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển hay gọi là chiến lược con người, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình, kế hoạch phát triển. - Khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc trong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước, ra sức làm giàu cho đất nước. - Coi lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển trong sự gắn bó hữu cơ giữa lợi ích của mỗi con người, của từng tập thể và của toàn xã hội. - Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Quan điểm mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người và do con người phải đượcquán triệt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội từ lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của Nhà nước, của các tổ chức quần chúng đến các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động của các doanh nghiệp. 2.3 Vai trß cña nguån lùc con ng­êi trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn a) Nguån nh©n lùc môc tiªu ®éng lùc cña sù ph¸t triÓn Nói đến vai trò đối với sự phát triển là nói đến vai trò của con người trong sự phát triển. Vai trò con người đối với sự phát triển được thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất, con người với tư cách là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ và kho tàng văn hoá. Thứ hai, với tư cách là người lao dộng, tạo ra tất cả sản phẩm đó với sức lực và óc sáng tạo vô hạn. Để tồn tại và phát triển, con người phải được đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất. Sự tiêu dùng của con người không chỉ là sự tiêu hao kho tàng vật chất và văn hoá do con người tạo ra mà chính là nguồn gốc động lực của sự phát triển xã hội. Để không ngừng thoả mãn những nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng trong điều kiện các nguồn lực đều có hạn, con người ngày càng phải phát huy đầy đủ hơn khả năng về thể lực và trí lực cho sự phát triển không ngừng kho tàng vật chất và tinh thần đó. Chính vì vậy, sự tiêu dùng của con người, sự đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của con người là động lực phát triển. Với tư cách là người sản xuất con người có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Tất cả các kho tàng vật chất và văn hoá đã có và còn tiếp tục được sáng tạo thêm làm phong phú sản phẩm lao động của con người, đều là kết quả hoạt động lao động của con người. Trong bất kỳ một trình độ văn minh nào, lao động của con người cũng đóng vai trò quyết định. Xuất phát từ vai trò nguồn nhân lực đối với sự phát triển và đặc điểm cụ thể của nước ta. Đảng và Nhà nước ta xác định nguồn nhân lực và con người Việt Nam là lợi thế và nguồn nhân lực quan trọng nhất của sự phát triển. Điều đó thể hiện ở chỗ: - Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào và còn tăng lên nhanh chóng trong tương tai. - Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ. - Con người Việt Nam có nhiều năng khiếu, nhanh nhạy với cơ chế thị trường. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư, vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, với nguồn nhân lực dồi dào ngày càng được đào tạo kỹ lưỡng, nước ta có lợi thế trong việc tham gia phân công lao động quốc tế, đặc biệt trên thị trường lao động quốc tế. b) Vai trß cña nguån nh©n lùc trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa-hiÖn ®¹i hãa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các nước cũng như đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với nước ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", tất yếu phải tiến hành thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như là "một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội". Đây cũng là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới của cách mạng nước ta. Trong hàng loạt phương thức và biện pháp để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cho các khu công nghiệp là hết sức cần thiết và có tính chiến lược lâu dài. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực kỹ thuật nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực kỹ thuật chính là lực lượng lao động đã, đang và sẽ tham gia đắc lực vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối với các nguồn lực khác cũng như quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Sau gần 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, trên địa bàn cả nước ta nói chung nguồn nhân lực kỹ thuật tại các khu công nghiệp đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc tạo ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa lớn, phong phú và đa dạng, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xu thế thời đại, vấn đề toàn cầu hóa, nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đặt ra nhiều thách thức cho đất nước, trong đó có áp lực ngày càng tăng về việc chuẩn bị nguồn nhân lực thích ứng và đi kịp với yêu cầu của thời đại. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp cách mạng của quần chúng mà trong đó lực lượng cán bộ khoa học công nghệ và các công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, trong quá trình phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao. 3 Thùc tr¹ng ph¸t triÓn nguån nh©n lùc ë ViÖt Nam 3.1 Thµnh Tùu 3.1.1 Các cơ sở giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%. Hệ thống trường phổ thông ngoài công lập mở rộng đáng kể. Tại thời điểm năm học 1997-1998, tỷ lệ số trẻ em học hệ ngoài công lập chiếm 62,47% ở nhà trẻ, 50,81% ở mẫu giáo; 31,85% ở phổ thông trung học. Ngoài 246 trường trung học công nghiệp và 173 trường dạy nghề công lập, đã có 506 trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề dịch vụ loại hình dân lập, tư thục, bán công với hàng chục ngàn học sinh Nhiều tổ chức quốc tế cũng tham gia giúp đỡ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Chẳng hạn, ở Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội có tới 4 trung tâm và chương trình quốc tế đào tạo về quản trị kinh doanh như: Trung tâm Pháp - Việt, chương trình SIDA (Thụy Điển), Chương trình Hà Lan, Chương trình Bỉ. Nhờ các nguồn viện trợ và đóng góp của nhân dân, mức đầu tư cho giáo dục hiện nay của Việt Nam đạt 10-15 USD/người (tuỳ theo vùng giầu nghèo), trong khi nguồn từ ngân sách chỉ đạt 7 USD/người Bước đầu góp phần đáp ứng các đòi hỏi rất đa dạng về cơ cấu ngành nghề, trình độ kỹ năng của thị trường lao động. Góp phần tận dụng tiềm năng của các cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên. Trong đời sống thực tế đã hiện diện nhiều hoạt động mới như: Xuất hiện các phương thức đào tạo phong phú: Các giáo trình truyền thông mở rộng tri thức kiểu xã hội hóa, dạy theo tình huống, phương pháp vừa học vừa làm... Xuất hiện các loại tổ chức đào tạo mới như: Trường dân lập, bán công, đào tạo từ xa, đại học mở, trường bán trú, trường hạch toán một phần, các lớp tập huấn đầu bờ.... Sự gắn kết giữa đào tạo và sản suất được tăng cường: Các đơn vị sản suất, kinh doanh tích cực đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên của mình; các cơ sở đào tạo tham gia hoạt động kinh tế; liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất. 3.1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực Nguồn lực từ nông dân      Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người1, trong đó, nông dân chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn thấp số người được đạo tạo mới chỉ chiếm khoảng 10% Nguồn lực từ công nhân Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên . Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:      Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49%  của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức      Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương 12).      Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình.      Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người.      Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_3_2603.doc
Tài liệu liên quan