Tiểu luận Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp luật quy định trong trường hợp cha mẹ ly hôn: “ nếu trẻ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” để xem xét giao con cho ai nuôi. Với quy định này Luật hôn nhân gia đình đã trao cho con quyền tự chủ, quyền được bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình. Các văn bản luật trước đây cũng quy định về vấn đề hỏi ý kiến của người con khi cha mẹ ly hôn như: “ Khi nào đứa con ấy đã tới 15 tuổi, nếu không có cớ gì ngăn trở tùy ý chúng nó muốn ở với người cha hay ở với người mẹ sẽ giao cho người ấy trông coi.” ( Bộ dân luật Trung Kỳ). Tuy nhiên, độ tuổi hỏi ý kiến trẻ theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 phù hợp hơn. Bởi vì, trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên đã có năng lực hành vi dân sự một phần, có thể tự quyết định những vấn đề liên quan đến nhu cầu của bản thân. Thực tiễn cho thấy, khi cha mẹ ly hôn, con cái mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình. Việc hỏi ý kiến để các con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình là hoàn toàn chính đáng. Ý kiến của con tuy không có ý nghĩa quyết định cuối cùng nhưng cũng là một trong những cơ sở cần thiết để Tòa án xem xét lựa chọn người nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát triển tốt nhất.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7220 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền thống văn hóa dân tộc góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Do vậy, trẻ em phải được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức để nối tiếp sự nghiệp cha ông. Qua đó, ta thấy phụ nữ và trẻ em có vai trò to lớn trong cuộc sống gia đình và xã hội. Nhưng những tàn dư của chế độ phong kiến, sự ảnh hưởng trực tiếp của tư tưởng Nho giáo mà hiện nay quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em chưa thật sự được quan tâm và bảo vệ. Vì vậy, một đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam là phải bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em. Như một nhà lí luận đã từng nói: “Việc ghi nhận nguyên tắc sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đồng thời chống lại ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường với quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.” Bên cạnh đó, có thể thấy bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là vấn đề không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đạo lý, là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc mang tính toàn cầu. Nguyên tắc này được thế giới công nhận và bảo vệ, thể hiện trong Công ước quốc tế về trẻ em, Công ước Cedaw về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và được nội luật hóa trong nhiều đạo luật quan trọng của Việt Nam như: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Vì vậy việc ghi nhận nguyên tắc này thông qua một loạt các quy định liên quan đến quyền bình đẳng vợ chồng, các quan hệ về nhân thân và tài sản, quyền bình đẳng giữa các con trong gia đình, quyền thừa kế của con đã thành thai, việc hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, quy định về trách nhiệm của vợ chồng trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, việc giao con dưới 3 tuổi cho người mẹ trực tiếp nuôi giữ khi vợ chồng ly hôn, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong Luật HN&GĐ là vô cùng cần thiết và phù hợp… Chính vì lẽ đó, việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được ghi nhận thành một nguyên tắc trong Luật HN&GĐ Việt Nam là điều tất yếu. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em thể hiện qua chế định ly hôn trong các văn bản pháp luật từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước năm 2000. Chế độ hôn nhân ở nước ta thời phong kiến rất hạn chế quyền lợi của người phụ nữ. Chẳng hạn như cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và thiếp trong khi phụ nữ chỉ được lấy một chồng,…kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, sau khi được xác lập là một nước dân chủ cộng hòa, chế độ hôn nhân của nước ta mở rộng hơn về vấn đề đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân đặc biệt là khi ly hôn. Sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 của chủ tịch nước ấn định các điều khoản về ly hôn. Trong đó nhà nước đã ghi nhận một nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, phụ nữ có thai và thai nhi thông qua chế định ly hôn như sau : “ Nếu người vợ có thai thì người vợ có thể xin tòa án hoãn đến kỳ sinh nở mới xử lý ly hôn ” ( Điều 5). Tuy nhiên, về mặt pháp lý quyết định này chưa thực sự chặt chẽ để bảo vệ bà mẹ và thai nhi vì ở đây mới chỉ nói có thể xin hoãn chứ không phải hoãn, do vậy vợ hay chồng vẫn có thể kiện ly hôn. Mặt khác, quy định hạn chế đến kỳ sinh nở là không phù hợp vì lúc này người vợ chưa thực sự phục hồi sức khỏe sau kỳ sinh đẻ. Luật HN&GĐ năm 1959 – đạo luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình được Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Khóa thứ I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959 đã ghi nhận một nguyên tắc chung“ Nhà nước đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi cú phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ hòa thuận trong đó mọi người đoàn kết, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ”. Và để đảm bảo nguyên tắc này trong chế định ly hôn, trên cơ sở Điều 5 của sắc lệnh 159/SL Luật HN&GĐ 1959 cũng đã đề ra điều kiện hạn chế ly hôn của người chồng tại Điều 27 như sau: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh đẻ được một năm. Điều kiện hạn chế này không áp dụng việc xin ly hôn của người vợ” Ở đây, nhà làm luật đã gắn trách nhiệm của người chồng đối với người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ. Đây cũng là cơ sở để giúp các bà mẹ thực hiện tốt chức năng tái suất- sinh con của mình, giúp họ thực hiện thiên chức của một người mẹ và đảm bảo cho sự ra đời của đứa trẻ. Về điều kiện hạn chế ly hôn này thì Luật HN&GĐ 1986 cũng đã khẳng định lại một lần nữa tại Điều 41 như sau: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế ly hôn này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ”. Như vậy, ở đây Nhà nước không chỉ đảm bảo quyền lợi của bà mẹ và trẻ em về điều kiện hạn chế ly hôn của người chồng mà thông qua chế độ phân chia tài sản trong ly hôn, quyền lợi của người phụ nữ cũng được bảo đảm. Về vấn đề này, ngay từ khi ra đời, Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định : “ Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.” (Điều 29) Như vậy, về nguyên tắc phân chia tài sản để đảm bảo về kinh tế cho người phụ nữ mới sinh nhà nước ta luôn đặt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn. Đây là quyền lợi và người phụ nữ có quyền được hưởng và hơn hết điều đó đảm bảo thuận lợi cho việc nuôi dưỡng đứa trẻ mới sinh của người phụ nữ bởi về nguyên tắc con còn bú phải do người mẹ phụ trách. Khi giải quyết ly hôn tòa án phải xem xét sao cho việc chia tài sản phải được đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên đồng thời quan tâm đúng mức tới quyền của người vợ và các con chưa thành niên bởi sau khi ly hôn người vợ và các con thường là những người gặp khó khăn hơn về kinh tế cũng như về mặt tình cảm. Vì vậy vấn đề bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người phụ nữ và các con được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, trên cơ sở kế thừa và phát huy Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định tại điểm d – Điều 43 như sau:“ Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp”. Hơn nữa theo Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày 20/1/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 cũng có quy định : “ Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và co cái chưa thành niên đồng thời phải bảo vệ lợi ích của sản xuất và lợi ích về nghề nghiệp của mỗi bên ”. Quy định này nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người vợ và con nhỏ được đầy đủ vầ vật chất cũng như tạo điều kiện về kinh tế để bà mẹ nuôi con một cách tốt nhất và cũng nhằm giúp đứa trẻ được sống đầy đủ và phát triển toàn diện về thể chất. Về nghĩa vụ trông nom con cái, về nguyên tắc con phải do người mẹ phụ trách: “Khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ.”( Điều 45 Luật HN&GĐ 1986). Đây cũng là một quy định nhẵm đảm bảo quyền lợi cho người mẹ để họ thực hiên thiên chức của mình đối với đứa trẻ. Hơn nữa, sau khi ly hôn nếu như người phụ nữ có quyền yêu cầu được cấp dưỡng từ phía người chồng nếu hoàn cảnh không thể đáp ứng đầy đủ cuộc sống . Điều 43 Luật HN&GĐ 1986 quy định:“Khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình” Như vậy, ngay từ khi Sắc lệnh 159/SL ra đời sau đó là Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986, việc đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em đã được pháp luật chú trọng. Và hơn hết, pháp luật luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người phụ nữ sau khi ly hôn để họ thực hiện thiên chức của người mẹ đối với đứa trẻ một cách tốt nhất. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em còn được kế thừa và phát triển ở chế định ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em thể hiện qua chế định ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại khoản 6 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000: “ Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. Luật HN&GĐ năm 2000 vừa có sự kế thừa vừa có sự phát triển các quy định của pháp luật trước đó về bảo vệ quyền của bà mẹ và trẻ em. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “ Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”. ( Khoản 2 Điều 85). Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, nhà làm luật chỉ hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng mà không áp dụng điều kiện hạn chế đối với người vợ. Do vậy, người vợ trong quá trình mang thai và nuôi con hoặc đang nuôi con nhỏ dưới mười hai tháng tuổi, dù người vợ có thai với ai hoặc đứa con sinh ra là con của người nào thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình đến mức sâu sắc, mục đích hôn nhân không đặt được; nếu duy trì sẽ bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ việc. Đây là một trong những quy định thể hiện sâu sắc tính nhân bản và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung của pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng. Quyền lợi của bà mẹ và trẻ em được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ. Điều 41 Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy định: “ Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ.”. Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986 thì Luật HN&GĐ năm 2000 không chỉ kế thừa mà còn quy định một cách rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, rộng hơn quyền lợi của bà mẹ và trẻ em chế định ly hôn. Việc bảo vệ quyền của bà mẹ và trẻ em còn được thể hiện trong quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được giải quyết theo nguyên tắc: “ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;” ( Điểm b, Khoản 2 Điều 95). Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã kế thừa nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em trong chế định ly hôn từ Luật HN&GĐ năm 1986. Điều 42 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi khi ly hôn: “ Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.” Như vậy, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em đã trở thành nguyên tắc khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng ly hôn. Để bảo vệ quyền lợi của bà mẹ, Luật HN&GĐ hiện hành còn quy định quyền “ ưu tiên đối với việc nuôi con cho phía người mẹ ” trong trường hợp ly hôn: “ Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.”. Như vậy, pháp luật đã mặc nhiên thừa nhận người mẹ là người có thể trực tiếp chăm, sóc, nuôi dưỡng con trong giai đoạn con dưới ba tuổi. Độ tuổi của người con để người mẹ nhận nuôi con đã được quy định cao hơn so với trước đây: “ Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi dưỡng” ( Điều 45 Luật HN&GĐ năm 1986). Quy định này đã góp phần mở rộng quyền của người mẹ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người con. Qua tìm hiểu ta thấy, pháp luật hôn nhân gia đình trước năm 1945 và pháp luật của chính quyền miền Nam đều không quy định vấn đề này. Việc ưu tiên người mẹ nuôi con khi ly hôn chỉ được quy định trong Luật HN&GĐ năm 1959: người mẹ sẽ nuôi con nếu con còn bú. Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng có quy định tương tự. Tuy nhiên, ta thấy quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 là phù hợp hơn cả. Bởi vì thiên chức làm mẹ gắn liền với quyền được nuôi con. Hơn nữa, người phụ nữ với thiên chức làm mẹ của mình sẽ mang đến cho đứa trẻ sự chăm sóc tốt nhất. Do vậy, việc giao con dưới 3 tuổi cho mẹ nuôi dưỡng không chỉ là bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mà còn đảm bảo lợi ích chính đáng của đứa con. So với các quy định của pháp luật trước kia thì đây là một trong những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 về bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em trong chế định ly hôn. Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp luật quy định trong trường hợp cha mẹ ly hôn: “ nếu trẻ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” để xem xét giao con cho ai nuôi. Với quy định này Luật hôn nhân gia đình đã trao cho con quyền tự chủ, quyền được bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình. Các văn bản luật trước đây cũng quy định về vấn đề hỏi ý kiến của người con khi cha mẹ ly hôn như: “ Khi nào đứa con ấy đã tới 15 tuổi, nếu không có cớ gì ngăn trở tùy ý chúng nó muốn ở với người cha hay ở với người mẹ sẽ giao cho người ấy trông coi.” ( Bộ dân luật Trung Kỳ). Tuy nhiên, độ tuổi hỏi ý kiến trẻ theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 phù hợp hơn. Bởi vì, trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên đã có năng lực hành vi dân sự một phần, có thể tự quyết định những vấn đề liên quan đến nhu cầu của bản thân. Thực tiễn cho thấy, khi cha mẹ ly hôn, con cái mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình. Việc hỏi ý kiến để các con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình là hoàn toàn chính đáng. Ý kiến của con tuy không có ý nghĩa quyết định cuối cùng nhưng cũng là một trong những cơ sở cần thiết để Tòa án xem xét lựa chọn người nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát triển tốt nhất. Điểm d mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 cũng hướng dẫn cụ thể: “ Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.”. Việc hỏi ý kiến của con giúp con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với ý kiến của trẻ em. Quy định nà y rất phù hợp với pháp luật quốc gia và Điều 12 Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “ 1. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em. 2. Vì mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt tạo cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có tác động đến trẻ em, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hoặc một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia.” Như vậy, qua việc đi tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em trong chế định ly hôn qua các thời kỳ, đặc biệt là trong Luật HN&GĐ năm 2000 ta thấy các quy định về bảo vệ bà mẹ và trẻ em ngày càng được hoàn thiện. Việc pháp luật hôn nhân gia đình năm 1986 và pháp luật hôn nhân gia đình năm 2000 ghi nhận bảo vệ bà mẹ và trẻ em là một nguyên tắc có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ những đối tượng này. Thực tiễn áp dụng các quy định về chế định ly hôn thể hiện nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em Những thuận lợi trong quá trình áp dụng nguyên tắc Hôn nhân là cơ sở hình thành nên tế bào của gia đình và xã hội, Luật HN&GĐ Việt nam điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình nhằm mục đích xây dựng và củng cố bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình mới phù hợp với yêu cầu của xã hội, yêu cầu của cách mạng. Việc thực hiện các nguyên tắc, đặc biệt là nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đặc biệt được quan tâm, được quy định tại khoản 6 Điều 2, không chỉ trong khi hôn nhân đang tồn tại mà nguyên tắc này còn được thể hiện khi hôn nhân không tồn tại, thể hiện ở các chế định ly hôn. Việc thực hiện nguyên tắc này trong chế định ly hôn được thực hiện tốt nhờ có những điều kiện nhất định: Trong xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của mỗi công dân về pháp luật cũng như những vấn đề xã hội ngày càng cao. Đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, người chồng trong gia đình hiện đại đã nhận thức đúng đắn và coi trọng hơn vai trò của người phụ nữ, người vợ, cũng như tôn trọng quyền và lợi ích của con cái họ. Việc phổ biến tuyên truyền pháp luật cùng với những thay đổi trong cách nhìn nhận về vai trò và quyền lợi của phụ nữ và trẻ em đã xóa bỏ những định kiến vốn là yếu tố cản trở việc đảm bảo nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong quá trình áp dụng pháp luật nói chung và chế định ly hôn nói riêng. Việc hoàn thiện và nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là ở người chồng, người cha trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng chế định ly hôn vào cuộc sống. Đánh giá của xã hội về vai trò của người phụ nữ và trẻ em đã có sự thay đổi lớn so với thời kỳ trước. Yếu tố này thúc đẩy sự quan tâm, giúp đỡ, tài trợ của những tổ chức, đoàn thể, hiệp hội trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Hội liên hiệp phụ nữ và các cơ quan đoàn thể từ trung ương địa phương đang thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ- phái yếu trong gia đình. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và tham gia của những tổ chức nhân đạo, tổ chức phi chính phủ về vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em đang tạo động lực lớn cho việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc trong thực tiễn. Sự hoàn thiện của pháp luật cũng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để nguyên tắc này được thực hiện. Những quy định về lĩnh vực này trong Luật hiến pháp, Luật dân sự, Luật HN&GĐ, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật bình đẳng giới … cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đang ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo thống nhất nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Điều này giúp cho hoạt động tư pháp hiệu quả hơn. Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng nguyên tắc Thứ nhất, việc quan tâm quan tâm chăm sóc bảo vệ bà mẹ bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta chú ý từ rất sớm. Đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng đề cập tới vấn đề này, trong đó đều thống nhất khẳng định đây là trách nhiệm to lớn của Đảng, toàn dân, đồng thời thể hiện tính ưu việt của xã hội ta. Trên thực tế, từ khi đổi mới tới nay, công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em trẻ em đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các tổ chức đoàn thể như hội Liên hiệp phụ nữ việt nam, trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình đã hoạt động có hiệu quả, giúp cho công tác giải quyết li hôn để đảm bảo được nguyên tắc trên được thực hiện tốt. Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về mặt pháp lí đề cao quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, và đặc biệt trong vấn đề ly hôn pháp luật hôn nhân cũng đã có những quy định nhằm bảo đảm bình đẳng giữa vợ và chồng và bảo vệ trẻ em khi vợ chồng ly hôn. Thứ ba, Việt Nam đã từng bước nội địa hóa các công ước quốc tế tham gia về bảo vệ quyền của bà mẹ và trẻ em. những chương trình để đưa Luật HN&GĐ đến với từng người để bà mẹ và trẻ em có thể tự bảo vệ mình. Đồng thời mỗi thành viên trong xã hội sẽ được nâng cao ý thức pháp luật, để họ biết rằng xâm phạm bà mẹ và trẻ em là vi phạm pháp luật và đặc biệt thể hiện rõ trong chế định ly hôn. Thứ tư, chất lượng xét xử và thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ bà mẹ và trẻ em đặc biệt trong vấn đề nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em nhất là khi giải quyết vấn đề ly hôn, vấn đề phụ nữ và trẻ em đã được quan tâm đặc biệt là khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi được xã hội quan tâm và bảo vệ. Chất lượng cán bộ tư pháp giỏi, giàu kinh nghiệm, cảm thông và đấu tranh cho quyền lợi của bà mẹ và trẻ em và tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng tạo điều kiện pháp luật được thực hiện đúng, triệt để, công tác giải quyết ly hôn được bảo đảm công bằng bình đẳng. Thứ năm, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền của bà mẹ và trẻ em.Việt Nam đã gia nhập Công ước CEDAW , và công ước quốc tế về quyền trẻ em, những hoạt động này cần tiếp tục xúc tiến để hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Những khó khăn trong quá trình áp dụng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vấn đè bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em còn nhiều khó khăn, trở ngại. Thứ nhất, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn phải bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con. Khi chia có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tào lập duy trì phát triển tài sản này ( Điều 95 ). Tuy nhiên hiện nay việc xác định tài sản chung của vợ chồng còn gặp nhiều khó khăn quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em chưa được đảm bảo đặc biệt ở những vùng dân trí kém phát triển khi ly hôn người vợ thường không được chia tài sản hoặc được chia rất ít họ cho rằng người vợ chỉ ở nhà nên không có công tạo lập khối tài sản chung. Khoản 2, Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về quyền hạn chế ly hôn của người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình đã đến mức sâu săc, mục đích của hôn nhân không đạt được, nếu duy trì sẽ bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng tới sức khở của người vợ hoặc thai ni hay trẻ sơ sinh. Như vậy đây cũng có thể coi là một điểm hạn chế khi áp dụng quy định này vào thực tiễn. Thứ hai, việc áp dụng quy định hạn chế quyền ly hôn chỉ áp dụng đối với người chồng khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, tuy nhiên việc mang thai hay việc nuôi đứa con đó không cần biết đó là con của người chồng hay con của người khác mà chỉ cần có sự kiện mang thai và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng cũng không được yêu cầu ly hôn mà phải đợi đến khi người vợ sinh hoặc đứa con đó đã được 12 tháng tuổi. Quy định này đã dẫn đến một thực tế là có trường hợp người chồng phát hiện ra cái thai mà vợ đang mang hoặc con dưới 12 tháng tuổi không phải là con mình nên đã yêu cầu ly hôn nhưng anh ta phải chờ cho đến khikhông còn thuộc trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn nữa. Tuy nhiên, thời gian để khinào anh ta không bị hạn chế nữa thì rất khó có thể xác định được cụ thể, bởi đặt ra giả thiết nếu người vợ đó lại tiếp tục mang thai thi người chồng lại phải tiếp tụcđợi, trong khi mâu thuẫn vợ chồng  rất lớn, họ khó có thể sống được tiếp với nhau.Như vậy, ở đây rõ ràng pháp luật bảo vệ được quyền của người phụ nữ và đứa trẻ nhưng xét trên một phương diện nào đó thì quyền lợi của người chồng không được đảm bảo. Hơn nữa, trong thực tế khi hôn nhân ở vào tình trạng đó, thì cuộc sống vợ chồng rất căng thẳng, hôn nhân tuy chưa bị tuyên bố là chấm dứt nhưng trên thực tế nó đã đổ vỡ, hôn nhân đã không đạt được mục đích mong muốn. Thực tế còn có nhiều trường hợp người chồng khi ở trong tình trạng này vì không được ly hôn và muốn trả thù nên đã quay ra đánh đập hành hạ vợ con như vậy rõ ràng phần nàoquyền và lợi ích của người phụ nữ cũng bị xâm phạm và ảnh hưởng đến đời sống gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Thứ ba, tuy pháp luật không cho phép người chồng ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng trong thực tế khi hôn nhân đã nảy sinh mẫu thuẫn khó có thể cứu vãn thì người chồng có thể không cần phải có quyết định của Tòa án mà vẫn có thể rũ bỏ trách nhiệm với vợ con, không chung sống với vợ nữa. Vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu quy định này của Luật HN&GĐ có thực sự bảo vệ được người phụ nữ và trẻ em, trong khi luật quy định như vậy, nhưng trên thực tế, người chồng vẫn có thể “bỏ vợ” mà không cần đơi đến hết thời gian bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Thứ tư, theo quy định tại Điều 85 Luật HN&GĐ thì nếu đứa con mà người vợ đang mang thai sinh ra chết hoặc người vợ trong quá trình mang thai bị sảy ra thì người chồng lại có thể ly hôn. Quy định này tỏ ra chưa bảo vệ một cách toàn diện và triệt để quyền của người phụ nữ. Xét trên phương diện tâm lý, khi người mẹ mất đi đứa con, thậm chí là từ khi nó còn chưa chào đời thì đó là cú sốc tinh thần rất lớn đối với người phụ nữ, cùng lúc đó nếu người chồng lại đâm đơn đòi ly dị thì hậu quả tinh thần để lại cho người phụ nữ là vô cùng nặng nề. Thứ năm, Luật cũng chưa có quy định cụ thể nào về việc nếu trong trường hợp hai vợ chồng thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học. Nếu quá trình sinh sản đang ở giai đoạn tạo phôi trong ống nghiệm, phôi đó chưa được cấy vào tử cung của người vợ, tức là người vợ chưa mang thai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan