Tiểu luận Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, yêu cầu và thực tiễn

Hiến pháp và pháp luật về bầu cử hiện hành ở nước ta đều quán triệt nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Cùng với nguyên tắc bỏ phiếu kín, nguyên tắc bầu cử trực tiếp đảm bảo về mặt pháp lý để thể hiện được tính dân chủ trong việc thành lập ra các cơ quan nhà nước quan trọng như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Cử tri được tự do biểu lộ ý chí của mình trong việc bầu ra các cơ quan đại diện của nhân dân.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, yêu cầu và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề: Bầu cử là một hoạt động xã hội của con người. Muốn cho cuộc bầu cử diễn ra một cách thắng lợi cũng như để đảm bảo cho cuộc bầu cử được tiến hành một cách dân chủ cần phải tiến hành theo nhiều nguyên tắc. Có những nguyên tắc mang tính chất của mọi hoạt động xã hội nhưng trong đó cũng không ít những nguyên tắc mang tính đặc thù của hoạt động bầu cử. Đó là nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc đó thống nhất với nhau, mỗi nguyên tắc đều mang lại cho công dân những quyền nhất định, giúp họ có thể thực hiện quyền bầu cử của mình một cách thuận lợi, đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng ý chí nguyện vọng của cử tri lựa chọn đại biểu. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nguyên tắc bầu cử trực tiếp là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Nhờ có nguyên tắc này mà mọi công dân có quyền trực tiếp thể hiện ý chí của mình để bầu nên những đại biểu xứng đáng đại diện cho mình. Dưới đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về: “ Nguyên tắc bầu cử trực tiếp_ Yêu cầu và thực tiễn”. II.Giải quyết vấn đề: 1. Những yêu cầu về nguyên tắc bầu cử trực tiếp Trong quá trình bầu cử mỗi công dân được tự do thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Mục đích của sự thể hiện ý chí nguyện vọng này là bầu được những người xứng đáng cho mình vào Quốc hội hay Hội đồng nhân dân. Nếu sự thể hiện ý chí nguyện vọng này được tiến hành trực tiếp, tức là cử tri trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình vào cơ quan dân cử thì điều này cũng có nghĩa là cuộc bầu cử đó được tiến hành theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp là cử tri tín nhiệm người nào thì trực tiếp bỏ phiếu cho người ấy làm đại biểu Quốc hôi hay đại biểu Hội đồng nhân dân mà không thông qua người nào hay cấp nào khác Nguyên tắc bầu cử trực tiếp nhằm mục đích để cử tri trực tiếp lực chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực Nhà nước bằng là phiếu của mình mà không phải thông qua bất kì một khâu trung gian nào. Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính khách quan cho một cuộc bầu cử. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp được đảm bảo thực hiện bằng nhiều quy định trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hôi, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và những văn bản dưới luật khác. Để công dân có điều kiện tham gia bầu cử đầy đủ, pháp luật bầu cử nước ta quy định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày chủ nhật, củ tri phải tự mình đi bầu không được nhờ người khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư, … Nguyên tắc bầu cử trực tiếp còn được đảm bảo bằng các quy định pháp luật để cử tri được trực tiếp ứng cử, đề cử, kiểm tra danh sách những người ứng cử, khiếu nại về nhưng sai lầm thiếu sót trong danh sách những người ứng cử, … Đây là những yếu tố cần để có một cuộc bầu cử dân chủ, rộng rãi, thực sự là ngày hội của nhân dân Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu thành viên của tuyển cử đoàn, sau đó tuyển cử đoàn sẽ bầu ra cơ quan dân cử hay chức danh Nhà nước ( bầu cử tổng thống, thượng nghi viện ở Mỹ, Ấn Độ, Marốc, …) Nguyên tắc bầu cử trực tiếp là một trong những nguyên tắc xuyên suốt của pháp luật bầu cử Việt Nam ngay từ ngày đầu dành được độc lập. Ở đây cử tri tín nhiệm ứng cử viên nào thì trực tiếp bỏ phiếu cho người đó mà không thông qua người nào hay cấp nào khác. “Cử tri phỉ thân hành đi bầu, không được uỷ quyền cũng không được bầu bằng cách gửi thư” (Điều 29 Sắc luật 004/SLT) Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp đã được ghi trong Hiến pháp, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, các Luật về bầu cử và các văn bản dưới luật quy định những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện. Theo quy định của Điều 30 Sắc luật 004/SLT thì “Cử tri không biết chữ hay vì tàn tật không thể tự mình viết phiếu được, có thể tuỳ chọn người viết hộ, nhưng phải tự tay mình bỏ phiếu. Chỉ trong trường hợp không thể tự mình bỏ phiếu được, cử tri có thể chọn người bỏ lá phiếu vào hòm phiếu, nhưng cử tri ấy phải thấy tận mắt lá phiếu của mình được bỏ vào hòm phiếu”. Sắc luật 004/ SLT cũng quy định ngày bỏ phiếu là ngày chủ nhật hoặc ngày lễ và được ấn định trước hai tháng để tạo điều kiện cho tất cả các cử tri đi bỏ phiếu một cách đầy đủ. Các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thường xuyên thông báo danh sách tiểu sử những người ứng cử tạo cho cử tri có trách nhiệm và có sự lựa chọn khách quan, dân chủ và đúng luật. Và cho đến nay, nguyên tắc bầu cử trực tiếp vẫn là một nguyên tắc quan trọng, được duy trì và không ngừng được củng cố, đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước 2. Thực trạng về nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Hiến pháp và pháp luật về bầu cử hiện hành ở nước ta đều quán triệt nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Cùng với nguyên tắc bỏ phiếu kín, nguyên tắc bầu cử trực tiếp đảm bảo về mặt pháp lý để thể hiện được tính dân chủ trong việc thành lập ra các cơ quan nhà nước quan trọng như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Cử tri được tự do biểu lộ ý chí của mình trong việc bầu ra các cơ quan đại diện của nhân dân. Trong những lần bầu cử đại biểu Quốc hội đã qua, cùng với sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan nhà nước trong việc chuẩn bị những công việc cần thiết để bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội diễn ra an toàn, đúng pháp luật, thì đông đảo cử tri luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện quyền bầu cử. Tuy nhiên thực tế tổ chức các cuộc bầu cử trong những năm gần đây đã có biểu hiện của việc bầu hộ, bầu thay nhất là ở khu vực vùng cao, vùng sâu, miền núi, hải đảo. Trong một gia đình có nhiều cử tri thì thường chỉ có một người đi bỏ phiếu hộ cho tất cả các chủ tri khác. Tình trạng này do nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan là do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, ở những vùng này ( nhất là ở các xã biên giới, vùng cao) có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là các trang thiết bị vật chất kĩ thuật phục vụ trong công tác còn thiều thốn. Bên cạnh đó với địa hình phúc tạp, bị chia cắt bởi núi cao, nhiều sông ngòi ở các vùng cao, đường giao thông liên thôn chủ yếu là đường mòn, quy mô xã lớn mật độ dân cư thấp, các bản làng trong xã phân tán, cách xa nhau đã gây rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với cử tri. Nhưng ngoài nguyên nhân khách quan kể trên để xảy ra trình trạng đi bầu hộ, bầu thay trước hết là trách nhiệm của các thành viên trong Tổ bầu cử, xong cũng nhận thấy một điều rằng, cử tri đó chưa ý thức được trách nhiệm và quyền công dân của mình trong bầu cử. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của người đại biểu, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của Quốc hội. Pháp luật đã quy định những nguyên tắc trong bầu cử, trong đó có nguyên tắc bỏ phiếu trực tiếp, để bảo đảm mỗi cử tri được trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình đối với đất nước, nhưng vẫn còn bộ phận cử tri chưa ý thức đầy đủ quyền đó nên tự tước đoạt quyền làm chủ đất nước của chính mình. Các thành viên của tổ bầu cử không phát huy được vai trò của mình trong việc đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc hiến định bầu cử trực tiếpbởi những hạn chế về nghiệp vụ bầu cử, bởi bệnh thành tích, mong muốn kết thúc sớm cuộc bầu cử, đạt tỷ lệ đi bầu cao, các chế tài áp dụng với việc đi bầu hộ, bầu thay vẫn chưa có. Bởi vậy việc ngăn chặn bầu hộ, bầu thay vẫn chưa được thực hiện. Vì vậy mà kết quả bầu cử chắc chắn không thể phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng của tất cả các cử tri. Pháp luật bầu cử hiện hành cho phép việc giới thiệu ứng cử viên từ trung ương và các nơi khác vầ địa phương ứng cử. Trong các cuộc bầu cử gần đây do số lượng đại biểu do trung ương giới thiệu là khá đông. Do vậy số lượng đại biểu trúng cử cũng tương đối nhiều. Quốc hội khoá X, trong số 141 đại biểu ở trung ương được giới thiệu về địa phương ứng cử thì chỉ có 7 người không trúng cử. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI ngày 19/05/2002 số đại biểu do trung ương trúng cử là 154/498 đại biểu ( chiếm 30,92%). Lẽ tất nhiên là việc trúng cử của các ứng cử viên này phải gắn với cự tấn phong, tín nhiệm vủa cử tri điạ phương đó. Tuy nhiên quyền tối cao của nhân dân lựa chọn ứng cử viên đến việc trực tiếp bỏ phiếu bầu có thể bị hạn chế. Mặt khác, những ứng cử viên nói ở đây khó có thể nắm bắt thấu đáo tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương và nhân dân ở địa phương cũng khó biết rõ được người mà mình sẽ bầu làm đại diện. 3. Giải pháp Để thực hiện tôt nguyên tắc bầu cử trực tiếp,chúng ta cũng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, luật bầu cử đại biểu hôi đồng nhân dân cho phù hợp với thực tiễn làm cho cuộc bầu cử đến được với toàn dân. Ví dụ chúng ta cần nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điều 22 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 23 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân về nguyên tắc bầu cử của cử tri trong trường hợp cử tri thay đổi nơi cư trú, người đi tuần tra trên biển, người đi công tác, lao động xa, người đi đánh cá ngoài khơi,…tạo điều kiện cho những công dân này thực hiện được quyền đi bầu cử cua mình. Những đối tượng này tuỳ hoàn cảnh mà có thể xem xét áp dụng cách thức cho họ bầu cử trước hoặc gửi thư uỷ quyền để đảm bảo cho họ được thực hiện quyền bầu cử trưc tiếp của mình một cách thuận lợi nhất. Với nguyên tắc bầu cử trực tiếp thì nhân dân có thể bầu được những người xứng đáng nhất. ở các khóa trước đây, mỗi đơn vị bầu cử thường bầu 2 đến 3 đại biểu. Nếu đơn vị bầu cử 3 đại biểu thì số ứng cử viên thường là 5, nếu bầu 2 thì số ứng viên là 3. Nhưng thực tế, có đơn vị bầu 3 người, chỉ để 4 ứng cử viên, như vậy có thể nhân dân không có nhiều sự lựa chọn. Theo luật, mỗi đơn vị bầu cử, số ứng cử viên phải nhiều hơn số người được bầu và không giới hạn số ứng viên. Theo ý kiến cá nhân tôi nên có nhiều ứng cử viên cho mỗi vị trí để tăng tính cạnh tranh và cử tri cũng có thêm sự chọn lựa để người dân khi thực hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp có thể bầu được người xứng đáng nhất trong những người “ưu tú” nhất Những tổ chức phụ trách bầu cử và các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh việc giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật, tăng cường thông tin công khai đồng thời mở rộng dân chủ trong các cuộc bầu cử. Các thành viên tổ bầu cử phải năng động hơn trong công việc, nhắc nhở những hành vi sai phạm và “ như một tuyên truyền viên” có thể giúp người dân tìm hiểu về các ứng cử viên của mình, không nên vì bệnh thành tích mà dung túng cho những sai trái như bầu hộ, bầu thay… Các ứng cử viên đại biểu phải tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn trên báo chí để cử tri hiểu rõ hơn những ứng cử, trên cơ sở đó cử tri cân nhắc, lựa chọn bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội. Ngoài ra cũng cần có một chế tài nghiêm khắc để có thể hạn chế được tình trạng bầu hộ, bầu thay. Những quy định này cần được quy định rõ ràng trong chương IX Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và chương IX Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và phối kết hợp trong chỉ đạo điều hành bầu cử. III. Kết luận vấn đề Khi gửi gắm niềm tin vào lá phiếu của mình, các cử trị đều hy vọng và mong muốn các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ là những công bộc của dân. Bác Hồ nói: “Cán bộ, đảng viên là công bộc của dân”. Như vậy, một người đại biểu được bầu lên bằng nguyên tắc bầu cử trực tiếp chính là người đại diện đúng đắn nhất cho nguyện vọng của mọi công dân. Để có thể thực hiện tốt nguyên tắc bầu cử trực tiếp thì một số điểm chưa hợp lý trên phải được sửa đổi cho phù hợp. Có vậy Quốc hội, Hội đồng nhân dân mới “có những đại biểu thực sự xứng đáng, những đại biểu một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và phục vụ Chủ nghĩa xã hội”, sẽ tạo ra chất mới của hợp lự dân chủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà các cuộc bầu cử đặt ra, tổ chức bộ máy chính quyền phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, đáp ứng ngày càng nhiều hơn, chất lượng hơn nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Danh sách tài liệu tham khảo Trường đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật hiến pháp”, NXB Công an nhân dân. 2. Đặng Đình Chung, “Các nguyên tắc hiến định về bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 3. Luật bầu cử Đại biểu Quốc Hội số 56 L/CTN ngày 15/04/1997 . 4. Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân số 12/2003/QH11 .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc bầu cử trực tiếp_ Yêu cầu và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan