Tiểu luận Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Khái niệm này vốn gắn liền với nền văn minh La Hy, đã xuất hiện từ lâu. Chữ “democracy” (dân chủ) trong tiếng Anh và một số ngôn ngữ Tây phương khác hiện nay có gốc gác từ tiếng Hy Lạp cả hơn hai ngàn năm trăm năm trước, trong đó, “demos” là dân, nhân dân; và “kratos” là trị, cai trị. Có lẽ nó hoàn toàn tương đương với chữ “dân chủ” mà Nhà nước và nhân dân ra đang sử dụng: dân làm chủ. Không có người nào tóm tắt khái niệm dân chủ ấy hay bằng Abraham Lincoln trong câu nói nổi tiếng: “chính quyền của dân, do dân và vì dân”.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động cơ bản, không thể thiếu của nhà nước. Để tổ chức và quản lí các lĩnh vực quan trọng, khác nhau của đời sống xã hội được tốt, nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội khác nhau và sự ứng xử của các cá nhân trong toàn xã hội. Hoạt động này được dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa các lực lượng xã hôi. Sau đây, em xin đi sâu vào tìm hiểu đề bài: “Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Khái quát Khái niệm xây dựng pháp luật Xây dựng pháp luật ở Việt Nam là quá trình hoạt động vô cùng quan trọng, phức hợp bao gồm nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên quan chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến hành, nhắm chuyển hoá ý chí nhà nước của nhân dân Việt Nam thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lí nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm hoạt động ban hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền, còn theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả những hoạt động có liên quan đến việc ban hành pháp luật. Khái niệm nguyên tắc xây dựng pháp luật Nguyên tắc xây dựng pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo phản ảnh khái quát những sự việc khách quan liên quan tới quá trình “nâng” ý chí nhà nước lên thành pháp luật. Đây là những cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình ban hành, sửa đổi hay bãi bỏ các quy phạm pháp luật phải nghiêm chỉnh tuân theo. Các nguyên tắc đó xuất phát từ thực tế khách quan và từ đường lối chính trị của đất nước. Chúng đảm bảo thực hiện đầy đủ ý chí và lợi ích của nhà nước trong các quy định pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam được tiến hành trên những nguyên tắc cơ bản sau: / Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam / Nguyên tắc khách quan / Nguyên tắc khoa học / Nguyên tắc dân chủ / Nguyên tắc pháp chế / Nguyên tắc bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa các lực lượng xã hội Nguyên tắc dân chủ / Khái niệm dân chủ Khái niệm này vốn gắn liền với nền văn minh La Hy, đã xuất hiện từ lâu. Chữ “democracy” (dân chủ) trong tiếng Anh và một số ngôn ngữ Tây phương khác hiện nay có gốc gác từ tiếng Hy Lạp cả hơn hai ngàn năm trăm năm trước, trong đó, “demos” là dân, nhân dân; và “kratos” là trị, cai trị. Có lẽ nó hoàn toàn tương đương với chữ “dân chủ” mà Nhà nước và nhân dân ra đang sử dụng: dân làm chủ. Không có người nào tóm tắt khái niệm dân chủ ấy hay bằng Abraham Lincoln trong câu nói nổi tiếng: “chính quyền của dân, do dân và vì dân”. / Phân tích Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Vì vậy pháp luật của nhà nước Việt Nam phải xuất phát từ ý chí của nhân dân. Pháp luật xuất phát từ ý chí của nhân dân thì nguyên tắc dân chủ phải đặc biệt được nhấn mạnh trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật. Phải tạo các kênh khác nhau để ý chí nhân dân được phản ánh vào quá trình lập pháp. Nguyên tắc này đảm bảo sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm làm cho pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của các thành viên trong xã hội. Mặt khác nó cho phép phát huy được trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn ý thức pháp luật của nhân dân. Cụ thể: Thứ nhất, để bảo đảm nguyên tắc dân chủ, cần phải phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp trong hoạt động lập pháp như trưng cầu dân ý hay phúc quyết hiến pháp như Điều 70 Hiến pháp 1946 đã làm: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây: a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi. c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Trong tương lai với sự phát triển của công nghệ thông tin thì khoảng cách không gian không phải là trở ngại lớn để tiến hành các hình thức dân chủ trực tiếp. Ví dụ: để trưng cầu ý dân cho việc xây dựng các luật mới, nhà nước có thể phát thông tin qua các kênh truyền hình, báo chí,… để nhân dân biết mà góp ý kiến… Thứ hai, cần phải tăng cường lấy ý kiến nhân dân đối với các dự thảo văn bản pháp luật. Có như vậy, ý chí, nguyện vọng của nhân dân mới được thể hiện rõ rệt. Từ đó mà Nhà nước ta có thể vì nhân dân phục vụ tốt hơn. Thứ ba, các hoạt động lập pháp cần phải được công khai. Các đại biểu Quốc hội ở Việt Nam là đại biểu cho toàn quốc (theo thuyết chủ quyền quốc dân chứ không theo thuyết chủ quyền nhân dân). Nhưng cần phải báo cáo về hoạt động lập pháp của mình. Ý kiến của các đại biểu thiểu số cần phải được ghi lại và công bố cho cử tri. Qua đó cử tri biết được đại biểu mà họ bầu có hoàn thành nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho họ không. Thứ tư, nguyên tắc dân chủ góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Qua các kênh trưng cầu ý dân, nhân dân từ đó mà biết đến pháp luật, từ đó tìm hiểu kĩ hơn để có thể góp ý những cái tốt cũng như cái chưa được mà Nhà nước ta đã ban hành, có ý định sửa đổi hay ban bố luật mới. Nhà nước Việt Nam ta hiện nay có thể nói đã thực hiện được phần nào nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật qua nhiều kênh. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Ngoài những nguyên tắc chung của pháp luật như nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì luật không cấm, các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; nguyên tắc công bằng; nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản có những nguyên tắc riêng. Nhưng trong thời gian gần đây các nhà lập pháp chưa chú trọng các nguyên tắc khoa học, có nguyên tắc chưa được nêu ra, có nguyên tắc được nêu ra nhưng nội hàm chưa được làm rõ, có nguyên tắc được làm rõ về mặt nội hàm nhưng chưa được thực hiện triệt để. Qua bài viết này, chúng tôi muốn lập luận cho những nguyên tắc chưa được đề cập trong các văn kiện của Đảng, văn bản của nhà nước Ví dụ như nguyên tắc phản ánh điều hoà mâu thuẫn lợi ích; hoặc phân tích thực trạng và các biện pháp loại trừ những khiếm khuyết trong việc thực hiện các nguyên tắc khác. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Có thể nói, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật là giai đoạn đầu tiên của cơ chế điều chỉnh pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật) hoặc đóng vai trò là phương tiện pháp lý đặc thù để đưa pháp luật vào cuộc sống (đối với văn bản cá biệt). Hơn bất kỳ hoạt động thực hiện pháp luật (theo nghĩa rộng) nào, xây dựng và ban hành văn bản pháp luật cần phải dựa trên những nguyên tắc khoa học, đặc biệt là phải dựa trên nguyên tắc dân chủ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luât – trường ĐH Luật hà nội Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Khoa Luật trường ĐH Quốc Gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 274.doc
Tài liệu liên quan