MỤC LỤC
trang
A. Lời mở đầu 1
B. Nội dung 1
I. Khái niệm hôn nhân và gia đình 1
1. Khái niệm hôn nhân 1
2. Khái niệm gia đình 2
II. quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hôn nhân và gia đình 2
III. Lịch sử phát triển của chế độ hôn nhân một vợ một chồng 5
1. Chế độ hôn nhân thời kỳ nguyên thủy 5
2. Chế độ hôn nhân thời kỳ phong kiến Việt Nam 6
3. Chế độ hôn nhân ở Nam kỳ thời Việt Nam cộng hòa 6
4. Chế độ hôn nhân sau cách mạng tháng Tám 1945 7
IV. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chòng ở nước ta 11
1. Thực tế vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 11
2. Một số nguyên nhân vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vọ một chồng 12
C. Kết luận 15
Danh mục tài liệu tham khảo.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4977 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lẽ hơn, và sự ngoại tình của vợ cũng ít phổ biến hơn”.
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong giai đoạn này còn thể hiện công khai tính gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình và đồng thời còn thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ, chồng, con cái, giữa con cái với nhau, coi rẻ quyền lợi của con. Hôn nhân tư sản được xác lập trên mối quan hệ tài sản, địa vị, sự thiệt hơn trong quan hệ kinh tế “ trong hai trường hợp đều dựa trên địa vị giai cấp của đôi bên và vì vậy hôn nhân luôn luôn là hôn nhân tính toán”. Về hậu quả của hôn nhaaqn tư sản Angghen viết: Thông thường biến thành sự mại dâm ti tiện nhất-có khi là của cả đôi bên, nhưng thông thường là về phía người vợ; Nếu ở đây đàn bà có khác với gái thông thường thì chỉ vì người đó không bán thể xác mình từng thời gian một như người nữ công nhân làm thuê bán lao động của mình, mà bán mĩa mãi như một nô lệ.
Từ sự phân tích những hạn chế cơ bản của chế độ HN&GĐ tư sản, Mác-Angghen đã chỉ ra một hình thức hôn nhân một vợ một chồng đích thực, tiến bộ đã nảy sinh mà chúng ta cần thực hiện và củng cố. Đó là hôn nhân “ chỉ có trong các giai cấp bị áp bức, bởi vậy hiện nay chỉ có trong giai cấp vô sản thì tình yêu nam nữ mới có thể trở thành một quy tắc và trong thực tế đang là một quy tắc trong các mối quan hệ đối với phụ nữ mặc dù quan hệ đó được chính thức thừa nhận hay không” và “hôn nhân của người vô sản là hôn nhân một vợ một chồng theo nghĩa ngữ nguyên, chứ tuyệt nhiên không phải theo tính tịch sử của danh từ đó ”.
Cuộc cách mạng xã hội là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất, trong cuộc cách mạng đó chắc chắn là các cơ sở kinh tế trước đây của chế độ một vợ một chồng, cũng như cái bổ sung cho nó là tệ ngoại tình và nạn mại dâm sẽ bị tiêu diệt. Vậy chế đọ một vợ một chồng tồn tại hay không khi mà những nguyên nhân kinh tế sinh ra nó đã không còn. Angghen khẳng định: chế đọ đó nhẳng những sẽ không mất đi mà trái lại chỉ có bắt đầu từ lúc đó nó mới được hoàn thiện trọn vẹn. Thật vậy, nếu các tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê giai cấp vô sản cũng biến mất, và đồng thời cũng không còn tình trạng nhiều phụ nữ phải bán mình vì đồng tiền, vì cuộc sống quá khó khăn nữa. Tệ mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vợ một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùng lại trở thành hiện thực, ngay cả đối với đàn ông nữa. Lúc này hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ, bình đẳng và nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất.
Những luận điểm của Mác và Angghen đã được Lênin tiếp tục phát triển trên cơ sở thừa nhận quyền tự do hôn nhân, ông khẳng định về quyền tự do li hôn: “vấn đề li hôn cho ta thấy rõ rằng một người dân chủ, một người xã hội chủ nghĩa không thể nào, ngay từ bây giờ không đòi hỏi quyền li hôn hoàn toàn tự do, vì thiếu tự do ấy thì giới bị áp bức, giới phụ nữ phải gánh thêm một nối nhục nữa”. Lênin cũng đặc biệt nhấn mạnh về bình đẳng giữa nam và nữ, coi giải phóng phụ nữ là một nhiệm vụ của người cộng sản và “chỉ khi nào có sự cải tạo toàn khối nền kinh tế trở thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa quy mô lớn thì mới bắt đầu thật sự giải phóng phụ nữ và mới có chủ nghĩa cộng sản thật sự được”.
Những tư tưởng cơ bản trên đấy của nhủ nghĩa Mác-Lênin chính là cơ sở lý luận để hình thành những nguyên lý chỉ đạo cho việc thực hiện những quan hẹ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ, tiến bộ.
3_ Lịch sử phát triển của chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Chế độ hôn nhân thời kỳ nguyên thủy.
Trước chủ nghĩa Mác-lênin, có quan điểm cho rằng hình thái cổ xưa nhất của cuộc sống xã hội loài người là gia đình, sau gia đình là bộ lạc, rồi mới đến Nhà nước. Angghen là người đầu tiên chứng minh rằng nhannj định trên là hoàn toàn sai lầm. Qua tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước” ông đã phân tích nguồn gốc hôn nhân và gia đình từ giai đoạn thấp nhất của xã hội loài người (khi chưa có sự phân công lao động), đặc điểm của giai đoạn này là sự quan hệ tính giao bừa bãi, không có hôn nhân, không có gia đình và bộ lạc như là một đơn vị duy nhất không tách rời của xã hội nguyên thủy. Trong bước tiếp theo của sự phát triển lịch sử hình thái hôn nhân và gia đình không như chúng ta thấy bây giờ mà đó là chế độ quần hôn. Trong chế độ nguyên thủy hôn nhân và gia đinh đã trải qua các hình thái hôn nhân và gia đình khác nhau: gia đình huyết tộc, gia đình Punalua, gia đình đối ngẫu, gia đình cá thể. Đến hình thái gia đình đối ngẫu thì chế độ quần hôn vẫn tồn tại cho nên không thể có chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy hôn nhân đối ngẫu không phải là hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân một vợ một chồng là hôn nhân đặc trưng cho một chế độ xã hội khác.
Khi sự phân hóa lao động đã ở mức cao và của cải trong xã hội đã có dư thừa, khi đó mới bắt đầu xuất hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, bởi vì trong giai đoạn này người chồng là lao động chính và của cải của anh ta làm ra ngày càng nhiều, còn người vợ thì số của cải làm ra vẫn không tăng và “của cải tăng dần lên thì một mặt nó làm cho người chồng có một địa vị quan trọng hơn người vợ và mặt khác của cải đó khiến cho người chồng nảy ra xu hướng lợi dụng địa vị vững vàng hơn để thay đổi luật lệ thừa kế cổ truyền đặng làm lợi cho con cái minh…” tuy nhiên hôn nhân một vợ một chồng ở đây không thể được hiểu theo nghĩa đúng bản chất hôn nhân một vợ một chồng, bởi vì chế độ một vợ một chồng trong gia đình cá thể không phải do kết quả của tình yêu xây dựng nên mà trong cuộc hôn nhân có sự tính toán kinh tế. Chế độ một vợ một chồng xuất hiện đầu tiên trong gia đình cá thể và có nhiều biến dạng trong các xã hội có giai cấp đối kháng về sau không phải là sự liên kết trên cơ sở tình cảm mà là dự trên cơ sở tài sản.
3.2. Chế độ hôn nhân thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Xã hội phong kiến thừa nhận chế độ đa thê nên không thể có hôn nhân một vợ một chồng. Có thể lấu một vài dẫn chứng từ các điều luật trong một số bộ luật phong kiến như sau:
3.2.1. Theo Quốc triều hình luật.
Điều 309 quy định: Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt; vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm (phải có vợ thưa thì mới bắt tội).
Điều 310 quy định: vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt mà người chồng phải dấu không bỏ thì xử tội biếm, tùy theo việc nặng nhẹ.
3.2.2. Theo Dân luật Bắc (DLBK) kỳ và Hoàng việt trung kỳ bộ luật (HVTKBL)
Điều 80(DLBK) và 79 (HVTKBL) quy định: cấm không được lấy vợ thứ nếu chưa lấy vợ chính.
Điều 81 (DLBK) quy định: Khi nào tiêu hôn với vợ chính thì người chồng có thể láy người khác làm vợ chính được. Nếu vợ chính mệnh một thì phải đợi hết tang một năm mới được tái thú.
Điều 92 (DLBK) và 93 (HVTKBL) quy định: vợ chính và vợ thứ phải giữ tiết và phục vụ chồng, vợ thứ phải phục tùng và kính trọng vợ chính.
Điều 101 (DLBK) quy định: Nếu được sự đồng ý công nhiên hoặc mặc nhiên của chồng thì vợ chính hoặc vợ thứ được làm một chức nghiệp hoặc bất cứ công nghệ gì, nếu chồng không đồng ý cho làm thì vợ chính, vợ thứ có thể chứng minh rắng làm việc đó là vì lợi ích của gia đình và xin quan chánh án cho làm công việc đó.
Qua các điều luật nêu trên có thể thấy rằng xã hội phong kiến thừa nhận và bảo hộ chế độ đa thê, một người đàn ông có thể lấy thê thiếp, nhưng ngược lại người phụ nữ phải chung thủy tuyệt đối với chồng, những vi phạm của người phụ nữ sẽ phải chịu những hình phạt rất hà khắc. Như vậy trong xã hội phong kiến không có khái niệm hôn nhân một vợ một chồng, quyền lợi của người phụ nữ không được bảo vệ, nó thể hiện rất rõ sự phân biệt về giới và sự gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình.
3.3. Chế độ hôn nhân ở Nam kỳ thời Việt nam cộng hòa.
Ở miền Nam, trong thời kỳ dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà thì sự bình đẳng giữa vợ và chồng đã được pháp luật nghi nhạn và bảo vệ. Tại điều 1 Luật gia đình 1959 có quy định bãi bỏ chế độ đa thê, Dân luật Sài Gòn tại Điều 9 quy định: “Luật pháp không chấp nhận chế độ đa thê; Không ai được phép tái hôn nếu hôn thú trước chưa được đoạn tiêu”. Theo Luật gia đình năm 1959, Sắc luật năm 1964, Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972, nghĩa vụ chung thuỷ có tính chất bắt buộc đối với cả hai vợ chồng: “Vợ chồng phải lấy tình nghĩa thủy chung mà đối đãi với nhau”; và “Vợ chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau”. Chế tài đặt ra đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ này là rất chặt chẽ nhằm ngăn ngừa và trừng phạt các hành vi ngoại tình. Trong Luật đã quy định chế tài về hình sự: “Chồng hay vợ có quyền cấm người hôn phối không được giao du một cách quá thân mật với người nào khác mà họ xét có hại cho sự chung thuỷ vợ chồng. Nếu mặc dù có sự cấm đoán đó, người chồng hay người vợ cùng người tòng phạm tiếp tục gặp gỡ nhau một mình một cách bất chính tại nơi công cộng hay không công cộng và nếu sự vi phạm đó bị thừa phát lại hay viên chức hình cảnh theo yêu cầu của người hôn phối kia lập vi bằng kiểm chứng hai lần trong thời hạn một năm, người vi phạm và người tòng phạm có thể bị phạt tiền từ 1000 đến 50000 đồng. Nếu tái phạm thì có thể bị phạt giam từ một đến sáu tháng”.(1).
Như vậy có thể thấy nguyên tắc một vợ một chồng dưới thời Việt Nam cộng hòa đã được quy định trong văn bản pháp luật, và đã có các chế xử lý vi phạm nhằm bảo đảm cho nguyên tắc hôn nhân tiến bộ này được thực hiện. Tuy nhiên, sự vi phạm của người vợ hoặc người chồng chỉ bị truy tố khi có đơn kiện của bên kia. Người tòng phạm vẫn phải chịu chế tài. Ngoài ra, lỗi phạm gian là căn cứ để người hôn phối kia yêu cầu ly thân. Sắc luật năm 1964 và Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972 đã huỷ bỏ tất cả chế tài về hình sự của Luật gia đình năm 1959 nhưng trong Bộ luật hình Canh Cải vẫn quy định sự trừng trị tội ngoại tình của người vợ. Sự ngoại tình còn là một duyên cớ ly hôn. Qua đó có thể thấy rằng trong thời kỳ này, pháp luật đẫ không công nhận chế độ đa thê, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đã được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điểm chưa phù hợp trên thực tế.
3.4. Chế đô hôn nhân sau cách mạng tháng Tám 1945.
3.4.1. Trước năm 1959.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, do hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh, Nhà
(1) Vũ Văn Mẫu, “Việt Nam dân luật lược giảng”, Sài Gòn 1973, tr.97).
Nước ta chưa ban hành Luật hôn nhân và gia đình, tuy nhiên Chính Phủ cũng đã ban hành ra các Sắc lệnh điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đoạn này. Theo Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 và sắc lệnh số 146 ngày 27/11/1950 thì tàn dư của chế độ phong kiến, sự công nhận về chế độ đa thê đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Như vậy chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Quyền lợi của người phụ nữ đã được đảm bảo. Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. Như vậy quyền lợi của phụ nữ không những được Nhà nước thùa nhận và bảo về mà quyền này còn là một nguyên tắc Hiến định. Tuy nhiên, có thể thấy trong hôn nhân và gia đình thì quyền của người phụ nữ vần còn hạn chế, ví dụ theo quy định tại điều 3 và điều 4 Sắc lệnh số 97/SL quy định:
Điều 3: Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được. Song người vợ goá chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết. Nhưng trong Thời hạn ấy, người vợ hoá vẫn có thể tái giá nếu chưng rõ được rằng mình không có thai, hoặc là đã có thai với với chồng trước để tránh sự lẵn lộn về con cái.
Điều 4: Người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị, nếu dẫn chứng rằng mình không có thai hoặc đương có thai.
Như vậy theo Sắc lệnh này, sau khi chồng chết có nghĩ là đã chấm dứt hôn nhân trong thực tế nhưng người vợ nếu lấy chồng khác thì buộc phải minh được rằng mình không đang mang thai đứa con của người chồng trước và trong trường hợp li hôn và khi bản án đã có hiệu lực pháp luật cũng vậy người vợ vẫn phải chứng minh rằng mình đang không mạng thai. Đây là một hạn chế trong quy định về hôn nhân, và quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng thật sự đối với đàn ông, nhưng dù sao đây cũng là một bước tiến vô cùng lớn của chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở nước ta.
3.4.2.Từ 1959 đến nay.
Luật hôn nhân và gia đình ra đời trên cơ sở Hiến Pháp 1946, kế thừa và phát triển những tiến bộ của pháp luật nước ta về điều chỉnh các quan hệ trong HN&GĐ. Luật HN&GĐ 1959 thể hiện rất nhiều điểm tiến bộ trong việc bảo đảm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng như đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân, đặc biệt là quyền lợi của người phụ nữ. Điều này được thể hiện qua các quy định tại các điều sau:
Điều 1: Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ.
Điều 2: Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái.
Điều 3:Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ.
Điều 7: Việc để tang không cản trở việc kết hôn.
Như vậy vấn đề để tang chồng làm cản trở việc kết hôn hợp pháp với người khác của người vợ đã bị bãi bỏ, các vấn đề về chứng minh là có mang thai hay không của người vợ sau khi chồng chết hoặc sau khi bản án tuyên bố li hôn của tòa án có hiệu lực đã không còn, quyền của người phụ nữ đã được nâng lên và được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Tất cả những điều này thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với nhân dân đặc biệt là đối với quyền lợi của phụ nữ. Đến đây, chế độ hôn nhân một vợ một chông đã được củng cố thêm một bước, nguyên tắc này đã được đảm bảo thực hiện từ cả hai phía vợ và chồng.
Năm 1975 đất nước thống nhất, Hiến pháp 1946 cầ phải được sủa đổi để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, trước yêu cầu đó, năm 1980 bản Hiến pháp mới đã ra đời, trong đó quy định một số điều về hôn nhân và gia đình:
Điều 64 (Hiến pháp 1980).
“Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Trước việc hiến pháp mới được ban hành và năm 1986 đất nước ta tiến hành đổi mới cũng cần có những quy định mới về quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với nền kinh tế mới-kinh tế thị trường. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định cụ thể hơn: “Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ”.( Điều 1 Luật HN&GĐ 1986).
Điều 4 (Luật HN&GĐ 1986).
Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi ; cấm cưỡng ép ly hôn. Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.
Nhìn chung việc thực hiện nguyên tác một vợ một chồng được Luật đảm bảo và quy định rất rõ ràng: “Nhà nước đảm bảo thực sự”. Bên cạnh đó thì trong Luật hình sự cũng đã có các chế tài quy định hình phạt đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Tại Điều 144 (Bộ luật hình sự 1986) quy định: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
1- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2- Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Những quy định này là nhằm đảm bảo quyền lợi cho vợ chồng trong quan hệ hôn nhân, đảm bảo quyền bình đẳng không bị xâm phạm. và nó cũng đảm bảo cho nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Như vây, Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã có thêm một bước phát triển vững chắc mới trong quá trình phát triển dài lâu của mình.
Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, sự phát triển nhanh chóng của đất nước, các quan hệ hôn nhân và gia đình cũng ngày càng phức tạp thêm, nhiều vấn đề mới nảy sinh mà luật Hôn nhân và gia đình 1986 chưa có để điều chỉnh hoặc là phạm vi điều chỉnh còn hẹp, lấy ví dụ như hôn nhân có yếu tố nước ngoài hạn. Trước thực tiễn phát triển của đất nước Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã ra đời. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong Luật HN&GĐ 2000 là sự kế thừa và phát triển nguyên tắc trong Luật HN&GĐ 1986. Để đảm bảo chế độ một vợ một chồng được thực hiện trong cuộc sống Luật HN&GĐ 2000 còn có các quy định cấm những người đang có vợ có chồng chung sống với người khác như vợ chồng.
Tuy nhiên, việc thực hiện quy định đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, tư tưởng và nhận thức của mỗi người. Việc thực hiện chế độ một vợ một chồng gắn liền với quyền bình đẳng giữa nam và nữ và do đó chỉ đến lúc quyền bình đẳng giữa nam nữ được xác lập thì mới xác lập vững chắc chế độ một vợ một chồng. Luật hình sự 1999 cũng có quy định rõ ràng hơn về chế tài cử phạt các vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng, đó là những căn cứ pháp lí, sự đảm bảo vững chắc cho nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.(Điều 147 Bộ luật hình sự 1999).
4_ Thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta.
4.1.Thực tế vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Pháp luật hôn nhân và gia đình đã quy định các điều kiện kết hôn, các nguyên tắc trong hôn nhân góp phần hình thành nên các gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh phúc. Tuy nhiên, xuất pháp từ các đặc điểm kinh tế xã hội, các nguyên tắc trong Luật hôn nhân và gia đình vẫn bị vi phạm trên phạm vi cả nước và có xu hướng tăng nhanh. Số liệu thống kê năm 1995 cho thấy: từ năm 1986 đến 1994 tình trạng kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng ở TP.HCM là 4418 vụ, Long An là 1714 vụ, Lai Châu 122 vụ, Hà Nội 152 vụ.
Cuộc điều tra quốc gia về gia đình lần đầu tiên do UB Dân số, gia đình, trẻ em (cũ), Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện vừa được công bố ngày 26/6/2006 đã “hé mở” nhiều thông số về “khuôn mặt” muôn hình, muôn vẻ của gia đình Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, số vụ ly hôn tăng nhanh theo các năm. Năm 2000: gần 52.000 vụ; 2001: 54.000 vụ; năm 2005: 65.929 vụ. Tỷ lệ người vợ đứng đơn ly hôn cao gấp hai lần chồng (47% và 28%).
Ông Lê Đỗ Ngọc, Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch), tỏ ra lo lắng về tình trạng ly hôn ở Việt Nam: “So với các nước phát triển, như ở Mỹ, cứ 2 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn; hay Singapore, tỷ lệ ly hôn lên đến 35%, thì tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chưa cao. Điều đáng lo ngại là số vụ ly hôn ở Việt Nam đang tăng lên rất nhanh, càng ngày giới trẻ càng ly hôn nhiều hơn, thậm chí cứ sau 4 năm, số cặp ly hôn lại tăng gấp đôi. Đó là chưa kể các cặp sống chung không đăng ký kết hôn nay không chung sống nữa, mà Việt Nam có tới 1 triệu cặp vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn”.
Cũng theo kết quả điều tra, hầu hết người trả lời phỏng vấn đã kết hôn và có con cái, nhưng tỷ lệ ly hôn đang tăng, chiếm 2,6% người 18-60 tuổi. Ở thành thị, tỷ lệ này lên tới 3,3% so với 2,4% ở nông thôn. Trong số những người ly hôn, 27,7% cho biết do mâu thuẫn về lối sống, 25,9% cho biết có lý do ngoại tình.
4.2. Một số nguyên nhân và bất cập trong thực áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình.
Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta đã có hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh và đảm bảo thực hiện, đặc biệt nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng đã được quy định trong Hiến pháp-Luật có giá trị pháp lý cao nhất. Trong thực tế nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có được thực hiện nghiêm túc hay không đó mới là vấn đề cần quan tâm của cả xã hội. Ở nước ta hiện nay cũng như trên các nước khác sự vi phạm nguyên tắc hôn nhân tiến bộ này ngày càng gia tăng theo chiều hướng phức tạp thêm, nguyên nhận của hiện tượng này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do tình cảm, do vội vàng trong hôn nhân nên chán trường nhau hoặc do nguyên nhân kinh tế, do nguyên nhân khách quan từ phía pháp luật, hoặc do người thi hành pháp luật…..
Nói gọn lại xã hội Việt Nam hiện nay, về pháp luật là bảo vệ hôn nhân một vợ, một chồng, nhưng thực tiễn các yếu tố để đảm bảo cho điều đó có phần lỏng lẻo. Minh chứng là, gái mại dâm vẫn mặc nhiên tồn tại, núp dưới rất nhiều chiêu bài như cắt tóc, gội đầu, tầm quất, thư giãn, cà phê, tiếp viên nhà hàng, tour du lịch... Ngập tràn trên các báo in, báo điện tử, các trang web là chuyện đau khổ, than vãn, tức giận, cay đắng của chị em về việc người yêu, bạn trai, chồng có quan hệ ngoài luồng. Nói về bổn phận của pháp luật, giáo dục và đạo đức, những thứ này là cơ chế “kiểm soát, kìm hãm ham muốn”, chỉ khi những thứ này mạnh thì sẽ thắng, sẽ lấn át nhu cầu kia.
Như vậy, xét cho cùng, khi xảy ra việc quan hệ ngoài luồng, chúng ta cũng cần xem lại có khiếm khuyết ở một khâu nào đó trong các yếu tố pháp luật, giáo dục và đạo đức. Các nhà nghỉ mọc lên như nấm trên khắp mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, mục đích kinh doanh ai cũng biết là dành cho các đôi lứa, thế thì tại sao nó vẫn được kinh doanh? Trong khi giới phụ nữ đang đấu tranh mạnh mẽ cho chế độ tình dục thủy chung? Mặt khác nữa, ngay trong việc xử lý hành vi quan hệ tình dục ngoài luồng trong hệ thống công quyền chưa nghiêm minh, thậm chí sếp còn có em út.
Có thể lấy một số ví dụ về sự vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
Ví dụ 1: Chồng tôi sống với một phụ nữ khác một thời gian dài, tôi làm đơn đề nghị truy tố về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng công an huyện trả lời phải có điều kiện “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm” mới xử lý được. Việc xử lý đối với người vi phạm chế độ một vợ một chồng được pháp luật quy định thế nào? (Ngô Thị Thanh, Lạng Sơn).
Ví dụ 2: (13/10/2009) Đại diện TAND huyện Bến Lức cho biết đang thụ lý một vụ án ly hôn kỳ lạ: Người chồng, ông L.V.N, ngụ xã Tân Bửu, huyện Bến Lức có tới 4 bà vợ, trong đó 2 bà có giấy đăng ký kết hôn (ĐKKH) do UBND xã Tân Bửu cấp.
Khoảng năm 1994, N. kết hôn với bà Đ., đến năm 2000 hai người chia tay nhưng không ra tòa làm thủ tục ly hôn. Hiện ông N. còn cất giữ giấy ĐKKH với bà Đ. Năm 2002, ông N. cưới vợ khác nhưng không ĐKKH, chung sống được một thời gian thì chia tay.
Năm 2004, ông N. kết hôn với bà H. (có giấy ĐKKH), hai người có với nhau 2 đứa con. Khoảng năm 2008, do có mâu thuẫn, bà H. chia tay với ông N. Để được chia tài sản, bà H. gửi đơn ly hôn theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ tòa án giải quyết, ông N. lấy thêm người vợ thứ tư. Rắc rối trong vụ án này là phải giải quyết ly hôn giữa ông N. với người vợ thứ nhất (bà Đ.), sau đó mới giải quyết ly hôn giữa ông N. với bà H. Tuy nhiên, cho tới nay, bà Đ. vẫn không đến TAND huyện Bến Lức để giải quyết.
Theo nhận định của nhiều luật sư ở Long An, bà H. tuy được UBND xã Tân Bửu cấp giấy ĐKKH với ông N. nhưng đó là cuộc hôn nhân bất hợp pháp. Nhưng lỗi này thuộc về UBND xã Tân Bửu, đòi hỏi TAND huyện Bến Lức phải có một phán xử hợp tình, hợp lý. Mặt khác, pháp luật cũng có thể xử lý ông N. và bà H. lẫn người đàn bà mà ông đang chung sống về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Ví dụ 3: Ngày 20.10, TAND tỉnh Tiền Giang đã đưa ra xét xử bị cáo Đinh Xuân Tùng, nguyên thẩm phán TAND huyện Cai Lậy, về hành vi ra quyết định trái pháp luật theo cáo trạng truy tố của Viện KSND tối cao.
Ngày 26.6.2001, TAND huyện Cai Lậy thụ lý vụ án ly hôn giữa ông Nguyễn Thành Liêm và bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ (cùng ngụ thị trấn Cai Lậy, Tiền Giang) và giao cho thẩm phán Đinh Xuân Tùng giải quyết. Mặc dù vụ án chưa được xét xử nhưng vì ông Liêm “muốn cưới vợ gấp” nên được thẩm phán Tùng “linh động” viết tay giấy xác nhận sẽ ra quyết định ly hôn để “giúp” cho ông Liêm và người vợ mới có cơ sở đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, phía vợ ông Liêm không đồng ý. Do vậy, ngày 20.8.2003, ông Tùng tự soạn thảo quyết định khống công nhận thuận tình ly hôn rồi tự ký tên, đóng dấu TAND huyện Cai Lậy và giao cho ông Liêm. Căn cứ vào quyết định khống này, ngày 11.9.2003 UBND thị trấn Cai Lậy đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng.doc