Tiểu luận Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư, làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong quá trình lập kế hoạch đầu tư và liên hệ với thực tế Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 3

1.1. Khái luận chung về Đầu tư 3

1.2. Sơ lược về kế hoạch hoá hoạt động Đầu tư phát triển 3

1.3. Các nguyên tắc lập kế hoạch Đầu tư 4

1.4. Sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc lập ké hoạch đầu tư 5

PHẦN II: THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 9

2.1. Hạn chế của một số dự án đầu tư tại Việt Nam trong khâu lập kế hoạch Đầu tư 9

2.1.1. Các dự án xi măng tại Việt Nam hiện nay 9

2.1.2. Dự án đánh bắt cá xa bờ 10

2.1.3. Dự án mía đường 13

2.1.4.Chương trình 135 giai đoạn 2 16

2.2. Nguyên nhân những hạn chế của một số dự án đầu tư tại Việt Nam trong khâu lập kế hoạch Đầu tư 22

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 24

3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm nâng cao việc tuân thủ các nguyên tắc lập kế hoạch Đầu tư tại Việt Nam 24

3.2. Một số giải pháp đối với Chủ đầu tư và các Doanh nghiệp 24

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư, làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong quá trình lập kế hoạch đầu tư và liên hệ với thực tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đầu tư hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Một số công trình đầu tư quan trọng, then chốt có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng và nguồn vốn đầu tư của nhà nước,.. cần được nhà nước lập kế hoạch đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, Nhà nước quản lý quá trình đầu tư chủ yếu bằng pháp luật bằng các biện pháp khuyền khích hay hạn chế, bằng cơ chế chính sách, bằng các đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để quan hệ thị trường và lợi ích vật chất. (6) Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế hoạch: Kế hoạch đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, tình hình cung, cầu sản phẩm thị trường, chiến lược phương hướng phát triển kinh tế xã hội, chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, địa phương và đơn vị,.. Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao. Kế hoạch sẽ được điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và nguồn lực thực hiện, dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo tính chính xác, đảm bảo khả năng thực hiện kế hoạch đầu tư và đảm bảo hiệu quả của kế hoạch đầu tư. (7) Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà giũa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá: Kế hoạch đầu tư của nhà nước là bộ phận rất quan trọng của kế hoạch đầu tư nói chung. Với quy mô vốn lớn tập trung trong tay thành phần kinh tế nhà nước, nhà nước xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư có vị trí chiến lược quan trọng, có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng đầu tư của các thành phần kinh tế khác và thu hút đầu tư nước ngoài. (8) Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên: Để kế hoạch có tính thực thi cao, đặc biệt trong điều kiện sử dụng vốn nhà nước thì kế hoạch đầu tư cần được thực hiện từ dưới lên. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch đầu tư của các tổ chức cơ sở. Cơ sở lập dự án đầu tư trình lên Bộ, ngành, địa phương. Nhà nước xem xét trên cơ sở đảm bảo sự cân đối chung của toàn bộ nền kinh tế giữa các ngành, các địa phương và cơ sở. Tổng hợp kế hoạch đầu tư theo các dự án của cơ sở sẽ là kế hoạch đầu tư của đơn vị và tư đó tổng hợp theo từng ngành, từng địa phương và cho cả nước. PHẦN II: THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 2.1. Hạn chế của một số dự án đầu tư tại Việt Nam trong khâu lập kế hoạch Đầu tư Các dự án xi măng tại Việt Nam hiện nay Tình hình đầu tư thực tế hiện nay của toàn ngành xi măng còn nhiều bất cập, các nhà máy xi măng mới được xây dựng ồ ạt, tập trung ở một số vùng có khả năng gây trở ngại trong tiêu thụ và vận chuyển sản phẩm tiêu thụ cũng như vật tư đầu vào. Chẳng hạn như vùng Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An có tới hơn 10 nhà máy xi măng công suất hơn 20 triệu tấn, tuy nhiên tại khu vực này chưa có các cảng phù hợp để vận chuyển tiêu thụ ở các thị trường khác. Số liệu của Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2006 của cả nước đạt 32,5 triệu tấn, cao hơn so với sản lượng khoảng 1 triệu tấn. VNCA dự báo trong giai đoạn 2007-2010, tốc độ gia tăng nhu cầu xi măng bình quân là 11% và đến năm 2010, nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước khoảng 50 triệu tấn. Trong khi đó, tính tới giữa năm 2006, cả nước có tổng công suất thiết kế là 24,7 triệu tấn xi măng (không bao gồm công suất các trạm nghiền xi măng). Hiện nay, có khoảng 30 dự án xi măng đang triển khai xây dựng với tổng công suất khoảng 35 triệu tấn xi măng. Như vậy đến năm 2010, công nghiệp xi măng Việt Nam sẽ có tổng công suất thiết kế khoảng 60 triệu tấn, thừa 10 triệu tấn so với nhu cầu. Trong khi đó, khả năng xuất khẩu sản phẩm này còn hạn chế do đặc thù của ngành, việc sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa. Với tốc độ đầu tư xây dựng ồ ạt các nhà máy xi măng như hiện nay, đến năm 2010 tổng sản lượng xi măng cả nước sẽ lên tới 60 triệu tấn, vượt nhu cầu tới 10 triệu tấn và gây ra cuộc khủng hoảng thừa. Các cơ quan chức năng cần căn cứ vào quy hoạch và trình tự thời gian để cấp phép quy hoạch, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt như hiện nay, tổng mức đầu tư lên tới hàng tỉ USD chưa phát huy hết hiệu quả, gây nên cạnh tranh nội bộ quyết liệt và tiềm ẩn hậu quả khôn lường. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền nên cân nhắc thận trọng trong việc phê duyệt thêm các dự án mới sẽ đi vào sản xuất trong giai đoạn 2007-2010; thường xuyên kiểm tra quá trình xây lắp của các chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ, nếu công ty yếu kém thì tìm cách sáp nhập với các đơn vị có năng lực. Từ khâu khai thác đá vôi cho đến hoạt động của các nhà máy xi măng đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và cảnh quan đất nước. Dự trữ tài nguyên để sản xuất xi măng ở nước ta như đá vôi, đất sét, than...tuy dồi dào nhưng cũng là nguồn tài nguyên không tái sinh được. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có chính sách và quy định sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này. 2.1.2. Dự án đánh bắt cá xa bờ Dự án đánh bắt cá xa bờ không đảm bảo tính đồng bộ (đầu ra của sản phẩm); không xác định rõ mục tiêu của dự án. Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ được Thủ tướng giao Bộ Thủy sản thực hiện. Dự án triển khai từ năm 1997 tại 29 tỉnh, thành phố với tổng số vốn tín dụng ưu đãi đã giải ngân hơn 1.340 tỷ đồng. Theo Bộ Thủy sản, tàu khai thác hải sản xa bờ đã hỗ trợ các đoàn tàu nhỏ hơn ra khai thác ở các vùng biển Vịnh Bắc bộ, DK 1, các vùng biển Đông và Tây Nam Bộ. Nhưng thực tế, hiệu quả kinh tế của chương trình này lại thấp. Nhiều dự án chỉ đánh bắt ở những ngư trường truyền thống gần bờ, chưa vươn ra khơi. Hơn 1.300 tàu đánh bắt hải sản đã được hoán cải và đóng mới bằng vốn vay của nhà nước. Nhưng có tới 520 tàu hoạt động không hiệu quả, 250 phương tiện không đi biển nằm phơi sương. Bộ Thủy sản thừa nhận đã lựa chọn chủ dự án đầu tư nhiều trường hợp không đúng đối tượng; lập, thẩm định xem duyệt các dự án đầu tư không chặt chẽ, không đủ các điều kiện theo quy định. Khi triển khai dự án, tại nhiều địa phương, chủ đầu tư được tập trung ưu tiên là các HTX. Hầu hết số này được thành lập sau khi Chính phủ có chủ trương cho vay vốn ưu đãi, nhằm xin tiếp nhận tiền đầu tư... Kiểm tra hơn 280 HTX tại 9 tỉnh, thành phố có gần 265 cơ sở vừa mới thành lập so với thời điểm xét duyệt. Có những HTX đứng tên chủ dự án nhưng thực tế việc quản lý, sử dụng tàu, tài sản của dự án là do cá nhân thực hiện. Lãi họ hưởng nhưng lỗ và trách nhiệm trả nợ lại là HTX. Việc lựa, Quảng Ngãi, Bình Định... nhiều ngư dân được xét duyệt cho vay vốn trong khi không hề có kinh nghiệm đi biển. Ở nhiều địa phương, cả giáo viên, viên chức... không đủ điều kiện cũng có tên trong danh sách. Điều này đã khiến dự án không được giao vào tay người có năng lực quản lý, gây thất thoát và lãng phí lớn. Phần lớn các HTX, hộ ngư dân đã làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, phải giải thể... hay chuyển đổi cho chủ đầu tư khác. Một lý do nữa khiến dự án đánh bắt xa bờ hoạt động không hiệu quả là việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án thiếu căn cứ thực tế. Hầu hết dự án do cán bộ thủy sản địa phương lập hoặc do đơn vị tư vấn lập theo khuôn mẫu có sẵn, sao chép giống nhau. Tại Thanh Hoá, toàn bộ các dự án đều giống nhau, dù phương án kinh doanh của mỗi người vay khác nhau. Ở Bình Định, trong 35 dự án đầu tư lập năm 1998 nội dung được sao chép từ dự án lập năm 1997. Bộ Thủy sản thừa nhận, việc lập và thẩm quyền phê duyệt dự án chỉ mang tính hình thức. Sở thủy sản và một số cơ quan chức năng khác trong thành phần hội đồng thẩm định của địa phương vừa lập dự án đầu tư, sau đó lại thẩm định, trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt dự án là vừa "đá bóng, vừa thổi còi", vi phạm quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước. 18 trong 64 hồ sơ dự án được thẩm định ở Đà Nẵng không có đơn hoặc phiếu đăng ký của chủ dự án, biên bản họp thẩm định dự án không có đủ các thành phần tham dự theo quy định... Năm 1997, tỉnh phê duyệt tổng mức đầu tư của 8 dự án cao hơn 400 triệu đồng so với kết quả thẩm định. Còn tại Cà Mau, phần lớn hồ sơ không có giấy phép hành nghề, không có xác nhận của chính quyền địa phương, đảm bảo ngư dân vay vốn để thực hiện dự án. Đặc biệt, tại Quảng Ninh, việc thẩm định, phê duyệt các dự án chỉ căn cứ hồ sơ được lập, các chỉ tiêu trong dự án được thẩm định, phê duyệt không được kiểm tra, xem xét thực tế. Theo Bộ Thủy sản, thiết kế và dự toán độc lập và phê duyệt làm cơ sở thi công đóng tàu không chính xác về khối lượng và đơn giá vật tư, vật liệu làm tăng giá trị của con tàu so với giá trị thực tế... 48 tàu đánh cá của Thanh Hoá đã lập dự toán tính sai, tăng chi phí 3,9 tỷ đồng. Cũng tại địa phương này, 4 cơ sở đóng tàu bòn rút 6,8 tỷ đồng từ việc đóng 95 tàu. Các con tàu bị rút ngắn chiều dài 1-2,5 m, giảm chiều cao mạn 0,2-0,3 m, các chi tiết cấu kiện đều bị cắt xén chiều dày. Dù vậy, chúng vẫn được chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiệm thu, xác nhận hoàn thành đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng để chủ dự án được giải ngân vay vốn. Tương tự, ở Quảng Trị, số tiền sai phạm phải thu hồi từ 15 dự án đóng tàu hơn 2,1 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Nghệ An, các chủ dự án đã rút tiền chi sai nguyên tắc 2,4 tỷ đồng... Ở Đà Nẵng, nhiều chủ dự án đã tự ý sửa đổi mẫu vỏ tàu, thay đổi thiết bị so với thiết kế. Vì lẽ đó, sau khi hoàn thành xong, phương tiện không sử dụng được, phải đầu tư thâm để khắc phục, gây lãng phí vốn đầu tư và thiệt hại cho nhà nước. Việc kiểm tra, giám sát thiết kế, giám sát đăng kiểm trong quá trình đóng tàu không chặt chẽ, công tác đăng ký, quản lý tàu đánh cá xa bờ còn nhiều yếu kém và bất cập. Cục và chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản không nắm được cụ thể số lượng tàu đăng ký, đăng kiểm hằng năm. Tình trạng phương tiện đăng ký tạm thời chưa đăng ký chính thức là khá lớn. Không ít tàu đi biển không có giấy phép, không số hiệu. Vì những nguyên nhân trên, việc thanh quyết toán vốn đầu tư của các dự án chậm, không đúng với các quy định của Nhà nước. Tỷ lệ trả nợ vốn vay của các dự án rất thấp, nợ quá hạn khó đòi ngày càng tăng, khả năng không thu hồi được là rất lớn. Xét về hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư là rất thấp. Tính đến tháng 6/2004, tổng vốn vay nợ đã giải ngân hơn 1.340 tỷ đồng, song nợ thu hồi và xử lý chỉ đạt 1/10. Đặc biệt, tổng số tiền sai phạm tại cá địa phương là 110 tỷ đồng. Trong đó, về tham ô, cố ý làm trái, chiếm dụng vốn 12 tỷ đồng. Bộ thừa nhận 5 khuyết điểm khi triển khai như: chọn chủ dự án đầu tư nhiều trường hợp không đúng đối tượng; lập và phê duyệt dự án thiếu căn cứ thực tế; đăng ký, quản lý tàu nhiều yếu kém và bất cập. Bộ Thủy sản cho rằng, đây là lần đầu tiên triển khai cho vay tín dụng của Nhà nước trực tiếp tới hộ ngư dân, nên nhận thức, kinh nghiệm quản lý dự án vốn vay tín dụng của các cơ quan quản lý chưa nhiều. Do vậy, việc triển khai thực hiện dự án không tránh khỏi có nhiều khuyết điểm nêu trên. Bộ trưởng tự thấy trách nhiệm đã chưa tạo được các hoạt động đồng bộ theo chức năng nhiệm vụ, quy định. Để xảy ra sai phạm trên, theo Bộ Thủy sản, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có thiếu sót. Bởi đây là đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, cấp giấy phép cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên đánh bắt hải sản xa bờ nhưng đã chưa thực hiện đúng quy định. Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế thuộc Bộ Thủy sản và Công ty Khảo sát thiết kế và tư vấn thuộc Tổng công ty Hải sản Biển Đông là 2 đơn vị trong ngành được giao nhiệm vụ thiết kế mẫu tàu cho ngư dân, đã có những thiếu sót, sai phạm trong thiết kế mẫu và thu phí thiết kế... Đặc biệt, Công ty Cơ khí II Đà Nẵng cùng Công ty Cung ứng và phát triển thủy sản Đà Nẵng và chủ dự án có những sai phạm trong triển khai đóng tàu, lập khống một số chứng từ dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước. Về hướng xử lý những tồn tại trên, Bộ Thủy sản cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thành lập hội đồng phân loại, định giá và bán đấu giá đối với các dự án đóng tàu hiện đang thực hiện không hiệu quả. Theo đó, các chủ đầu tư đánh bắt có hiệu quả và trả được một phần nợ vay cho Nhà nước được đề nghị tiếp tục xử lý đồng bộ các biện pháp như gia hạn nợ, giản nợ, ngân hàng thương mại cho vay vốn bổ sung vốn... Việc xử lý nợ vay với những trường hợp này được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Còn với các chủ đầu tư làm ăn thua lỗ không trả được nợ, tiến hành định giá tài sản và tổ chức bán đấu giá công khai. 2.1.3. Dự án mía đường Từ năm 2002, cả nước đã xây dựng 44 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp theo chương trình 5 triệu tấn đường của Chính phủ. Tuy nhiên đến thời điểm này, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc lên tới số nợ khoảng trên 5.000 tỉ đồng và đa số mất khả năng chi trả. Trong số nợ này có tới khoảng 1.000 tỉ đồng vay nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp (DN) đã không trả được nợ nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 DN trên 17,4 triệu USD. Từ khi bắt đầu chương trình mía đường, đại đa số các DN lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ lũy kế của 36 DN là trên 2.000 tỉ đồng. Rất nhiều nhà máy chỉ sau một vài năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí có những nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỉ/141,1 tỉ đồng vốn. Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỉ/161,1 tỉ đồng vốn đầu tư. Nhà máy đường Sơn Dương lỗ 119,6 tỉ/107,8 tỉ đồng vốn đầu tư. Trong số 42 nhà máy đường trên cả nước, chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/42 nhà máy đạt từ 50-80% công suất; có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình, Trị An, Quảng Nam) đạt dưới 50% công suất. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy hầu hết các địa phương đều tìm cách "thu nhỏ" nhà máy khi lập dự án, giảm mức đầu tư xuống mức rất thấp để có được quyết định thành lập nhà máy. Sau khi có quyết định, được cấp vốn, họ lại xin điều chỉnh mức đầu tư để “thổi phình” nhà máy lên. Nhiều nhà máy nhập dây chuyền thiết bị của Úc, giá đắt gấp đôi của Trung Quốc, nhưng nhiều năm không hoạt động được như thiết kế, bị lỗ lớn. Nhà máy đường Quảng Nam nhập dây chuyền của Úc trị giá 12 triệu USD, chi phí xây dựng hết 172 tỉ đồng và hiện đang lỗ tới 123 tỉ đồng. Tại dự án Nhà máy đường Quảng Nam, chủ đầu tư và Ban quản lý nhà máy đã được các đối tác giao máy móc thiết bị cũ, không đúng chủng loại, không đúng danh mục hợp đồng và công suất thiết kế nhưng vẫn tự ý nhận và lắp đặt. Trong khi nhà máy chưa đạt các thông số kỹ thuật, chưa có hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật... nhưng chủ đầu tư đã ký biên bản nghiệm thu tạm thời để thanh toán 5% tiền bảo hành cho đối tác. Các hành vi này đã gây thiệt hại cho Nhà nước 143.830 USD và hơn 1,5 tỉ đồng. Chương trình “1 triệu tấn mía đường” là một trong những chương trình kinh tế lớn của Chính phủ. Nhưng do thực hiện thiếu đồng bộ, thiếu kế hoạch, quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp nên đã xảy ra sai phạm ở rất nhiều khâu của quá trình đầu tư. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, trong quá trình thực hiện đầu tư, tình trạng sai phạm phổ biến và nghiêm trọng đã diễn ra. Nhiều chủ đầu tư đã không thực hiện đấu thầu các hạng mục hoặc chỉ đấu thầu một cách hình thức để tiến tới hợp pháp hoá việc chỉ định thầu. Dù là chương trình kinh tế lớn của Chính phủ, nhưng việc triển khai đã không có kế hoạch, quy hoạch tổng thể. Lợi dụng việc này, lãnh đạo nhiều địa phương đã xin làm dự án mía đường và để được các cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ chấp nhận, họ đã tìm cách tính giảm tổng mức đầu tư của dự án, tính toán khấu hao trong một thời gian ngắn để “xếp” dự án vào nhóm B, C, là nhóm dự án do cấp Bộ và UBND các tỉnh có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được duyệt, các địa phương mới tiến hành xin điều chỉnh tăng vốn bổ sung. Rất nhiều dự án nhà máy đường phải điều chỉnh nhiều lần, tăng đến 60, thậm chí 100% tổng vốn đầu tư. Ví dụ, Nhà máy đường Phụng Hiệp, tăng từ 134,2 tỷ đồng lên đến hơn 210,362 tỷ đồng; Nhà máy đường Linh Cảm tăng từ 98,4 tỷ lên đến 122,6 tỷ; Nhà máy đường Vị Thanh tăng từ 81,3 tỷ lên đến 173,6 tỷ; Nhà máy đường Trị An tăng từ 97,3 tỷ đồng lên đến 161,1 tỷ đồng; Nhà máy đường Bến Tre từ 95,2 tỷ tăng lên 157 tỷ đồng… Về việc nhập thiết bị, Chính phủ có văn bản quy định: Các cơ sở chế biến đường vừa và nhỏ không nhập toàn bộ, chỉ nhập các thiết bị quan trọng trong nước chưa sản xuất… Quy định là vậy, nhưng có tới 19 nhà máy có công suất dưới 2.000 tấn mía/ngày, vẫn nhập thiết bị toàn bộ của nước ngoài; và ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản quy định cấm nhập, các nhà máy này vẫn nhập như thường. Nghiêm trọng nhất, có tới 3 nhà máy đường (Tuyên Quang, Việt Trì và Đắk Lắk) đi mua thiết bị… đã ngừng sản xuất nhiều năm của Trung Quốc; sau đó, vì không sử dụng được, đã phải mua bổ sung và sửa chữa nhiều chục tỉ đồng, nhưng vẫn hoạt động cầm chừng, thua lỗ triền miên, trong đó, Nhà máy đường Việt Trì phải ngừng hoạt động. Trong việc nhập thiết bị của Trung Quốc, nhập khẩu thiết bị mới nhưng đã lạc hậu về công nghệ, dẫn tới tình trạng nhập nhưng phải bỏ vì không thể sử dụng được, gây lãng phí nghiêm trọng. Điều đáng ngạc nhiên là, cùng thiết bị của Trung Quốc, cùng công suất 1.000 tấn mía/ngày) nhưng các nhà máy lại “vô tư” nhập với giá chênh nhau hàng chục tỉ đồng: Nhà máy đường Sơn La mua 65 tỷ; Nhà máy đường Kon Tum nhập 70 tỷ; Bình Thuận 75,2 tỷ; Trị An là 76 tỷ đồng… Nhiều nhà máy theo một hướng khác, nhập dây chuyền thiết bị của Úc, giá đắt gấp đôi thiết bị của Trung Quốc, nhưng chất lượng cũng thê thảm không kém, nhiều năm không hoạt động được như thiết kế, bị lỗ lớn. Ví dụ, Nhà máy đường Quảng Nam nhập dây chuyền của Úc trị giá 12 triệu USD, chi phí xây dựng hết 172 tỷ đồng và hiện đang lỗ tới 123 tỷ đồng; Nhà máy đường Kiên Giang xây dựng hết 161 tỷ đồng và đến nay lỗ 170,6 tỷ đồng. Cùng với thua lỗ triền miên là món nợ khổng lồ, trong tổng số nợ khổng lồ, có tới khoảng 1.000 tỷ đồng vay nợ nước ngoài và dù đã đi vào “sản xuất kinh doanh”, đa số các doanh nghiệp vẫn không trả được nợ nước ngoài, buộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên toàn quốc phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 doanh nghiệp với số nợ vượt trên 17,4 triệu USD. Có thể nói, triển khai thực hiện chương trình mía đường, đại đa số các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ luỹ kế của 36 doanh nghiệp vượt con số 2.000 tỷ đồng. Rất nhiều nhà máy sau một số năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí nhiều nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Trong số đó, Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỷ trên tổng vốn đầu tư 161,1 tỷ; Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỷ/141,1 tỷ tổng vốn; Nhà máy đường Sơn Dương lỗ 119,6 tỷ/107,8 tỷ tổng vốn. Cả nước có 42 nhà máy đường, thì chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/42 nhà máy chỉ đạt từ 50 – 80% công suất. Cá biệt, có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình, Trị An, Quảng Nam) đạt dưới 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thua lỗ kể trên là những sai lầm quá lớn khi triển khai thực hiện chương trình. 2.1.4.Chương trình 135 giai đoạn 2 Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với những nội dung chủ yếu như sau: Mục tiêu: a) Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. b) Mục tiêu cụ thể: - Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. - Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010. - Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hơp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trưng tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước;  100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn. - Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hơp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dựng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí. - Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn. Nguyên tắc chỉ đạo: a) Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn là chính sách xóa đói, giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo của đất nước. Chương trình đầu tư tập trung, không dàn trải, xác định đúng đối tượng là các xã và thôn, bản khó khăn nhất. b) Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể, bằng các nguồn lực có thể huy động được một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách. c) Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. d) Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyên làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia vào Chương trình. đ) Kết hợp Chương trình này với việc thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phối hợp và dành phần ưu tiên đầu tư cho Chương trình này. Phạm vi và đối tượng Chương trình: a) Phạm vi Chương trình: thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ. b) Đối tượng của Chương trình: - Các xã đặc biệt khó khăn. - Các xã biên giới, an toàn khu. - Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp ... (gọi tắt là thôn,bản) đặc biệt khó khănở các xã khu vực II. Từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư Chương trình đối với các xã chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn Ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007. Nhiệm vụ chủ yếu: a) Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc. b) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn c) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng. d) Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Thời gian thực hiện Chương trình: thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010. Nguồn vốn: a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện mục tiêu quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương. b) Ngân sách địa phương hàng năm. c) Huy động đóng góp tự nguyện bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Một số kết quả của Chương trình 135 giai đoạn 2 Theo các báo cáo cho Kỳ họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào tháng 4 năm 2010, từ 2006 đến 2010, tiền rót cho Chương trình 135 giai đoạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc lập kế hoạch đầu tư, làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong quá trình lập kế hoạch đầu tư và liên hệ với thực tế Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan