Tiểu luận Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

1. Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước 2

1.1. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước 2

1.1.1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước 2

1.1.2. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát 3

1.2. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội 4

1.3. Nhân dân lao động tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở 4

1.4. Nhân dân lao động trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý hành chính nhà nước 5

2. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay. 6

2.1. Trong việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước 6

2.1.1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước 6

2.1.2. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát. 7

2.2. Trong việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội 8

2.3. Trong việc tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở 9

2.4. Trong việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý hành chính nhà nước 10

Kết luận 10

Danh mục tài liệu tham khảo 11

 

 

docx12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Điều 3 Hiến pháp năm 1992 cũng ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân ”. Như vậy tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân, được nhà nước củng cố và bảo đảm thực hiện thông qua những quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Điều 2 Hiến pháp năm 1999 . Bản chất này tiếp tục được củng cố và ghi nhận trong các ngành và lĩnh vực cụ thể, đặc biệt trong quản lý hành chính nó còn được nâng lên thành một nguyên tắc cơ bản của ngành, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước. Chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công. Như vậy nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước là một nguyên tắc quan trọng và nội dung của nó được thể hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Bài tiểu luận dưới đây sẽ phân tích và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước Các hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện gồm có: tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước; tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội; tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở hoặc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là một quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Với việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, người lao động có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là phương thức tham gia quản lý hành chính nhà nước tích cực và hiệu quả nhất mà nhân dân lao động có thể tham gia. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào cũng có thể tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước mà chỉ những người đáp ứng được đầy đủ những điều kiện luật định mới có thể tham gia. Đó thường là những điều kiện về độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhân phẩm, đạo đức…tùy thuộc vào từng cơ quan nhà nước. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước Đối với các cơ quan như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đây là những cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Điều 54 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Như vậy có hai hình thức người lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Thứ nhất, người lao động có quyền tham gia vào quá trình lực chọn, bầu ra các đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thông qua cơ chế bầu cử. Những đại biểu được bầu phải đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động, phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, giúp đỡ và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân… Nói cách khác đây là một hình thức người lao động gián tiếp tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây cũng là hình thức rộng rãi nhất để người lao động có thể tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước. Thứ hai, người lao động còn có quyền ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trực tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Ở cương vị này, người lao động có thể trực tiếp xem xét và quyết định không chỉ các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước mà còn các vấn đề quan trọng khác của đất nước hoặc của từng địa phương như xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, luật, pháp lệnh; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hoặc của địa phương; bầu, miễn nhiệm các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước; quyết định các chính sách dân tộc, tôn giáo… Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát Bên cạnh các cơ quan quyền lực nhà nước, trong bộ máy nhà nước còn có các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát. Người lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan này thông qua cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để trở thành cán bộ hoặc thông qua cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm để trở thành công chức, trực tiếp sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành các công việc khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội Ngoài việc tham gia vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước, người lao động còn có quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội và nhà nước sẽ đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện quyền đó. Các tổ chức xã hội cũng được nhà nước trao cho những vai trò, quyền và nghĩa vụ nhất định trong quản lý hành chính nhà nước. Điều 9 Hiến pháp năm 1999 ghi nhận “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chính thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước”. Bên cạnh việc trao quyền, nhà nước cũng tạo điều kiện và giúp đỡ các tổ chức xã hội về mặt vật chất và tinh thần, để các tổ chức đó trợ giúp đắc lực cho người lao động thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Thực tế cho thấy các tổ chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia. Thông qua các hình thức hoạt động của các tổ chức xã hội vai trò của người lao động trong quản lý hành chính nhà nước được phát huy một cách chủ động, sáng tạo. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhân dân lao động tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở Cho dù không tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, người lao động vẫn có thể tham gia vào quản lý hành chính thông qua các hoạt động tự quản ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc của mình. Đây là hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động mang tính đơn giản và chủ động nhưng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao. Hoạt động tự quản là những hoạt động do chính người lao động tự thực hiện để quản lý những vấn đề về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đời sống công cộng…quanh khu vực mình sống hoặc làm việc. Đó thường là những hoạt động rất đơn giản, gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của chính họ nhưng góp phần và giúp ích không nhỏ vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan chức năng. Những hoạt động tự quản ở cơ sở giúp tiết kiệm ngân sách địa phương, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn kỷ luật, vệ sinh môi trường và tinh thần trách nhiệm, tự giác tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội của người lao động. Với vai trò quan trọng đó nhà nước không ngừng khuyến khích và tạo những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để người lao động tham gia tích cực vào những hoạt động tự quản trên. Nhân dân lao động trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý hành chính nhà nước Bản thân mỗi người lao động khi không tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nào vẫn luôn có những quyền và nghĩa vụ nhất định liên quan tới lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Những quyền và nghĩa vụ đó được Hiến pháp ghi nhận là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Điều 53 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Bên cạnh đó, người lao động có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ này người lao động có thể thực hiện gián tiếp bằng cách thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội như đã giới thiệu ở trên hoặc trực tiếp thực hiện. Người lao động có thể trực tiếp khiếu nại, tố cáo những vi phạm trong mọi lĩnh vực, trong đó có quản lý hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trực tiếp biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân… Cũng như hình thức tự quản, việc người lao động trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước và nâng cao ý thức tự giác của mỗi người. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay. Dù thông qua hình thức trực tiếp hay gián tiếp thì hiện nay nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính ngày càng đông đảo. Điều đó cho thấy việc vận dụng nguyên tắc này đang đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những hạn chế, yếu kém còn tồn tại khiến cho việc vận dụng nguyên tắc này còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả tốt nhất. Trong việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước Với chế độ bầu cử hiện nay, người lao động đang tham gia một cách đông đảo và tích cực vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Dù là trực tiếp hay gián tiếp tham gia thì quyền của người lao động đang ngày càng được mở rộng và phát triển. Chế độ bầu cử với các nguyên tắc cơ bản: bầu cử phổ thông, bầu cử trực tiếp, bỏ phiếu kín, bầu cử bình đẳng đã tạo ra những điều kiện rất mở để người lao động có thể dễ dàng tham gia bầu cử hoặc thậm chí ứng cử vào chức danh đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân. Người lao động nếu không thuộc các trường hợp pháp luật quy định không được tham gia bầu cử thì chỉ cần đủ mười tám tuổi trở lên là đã có thể tham gia bầu cử và đủ hai mốt tuổi trở lên là có quyền ứng cử. Khi tham gia bầu cử, các cử tri được tự do biểu lộ ý chí của mình trong việc lựa chọn đại biểu, nghiêm cấm mọi sự áp đặt. Tuy nhiên mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri trong thực tiễn lại đang tồn tại nhiều hạn chế. Về nguyên tắc người đại biểu dân cử phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của nhân dân. Có như vậy người dân lao động mới thực sự được gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội. Nguyên tắc là vậy nhưng trên thực tế, công tác tiếp xúc cử tri hiện nay chỉ mang tính hình thức, không phát huy được hiệu quả mong muốn. Nếu có những cuộc tiếp xúc cử tri thì cũng chỉ trước và sau kì họp Quốc hội, thậm chí ngay trong những cuộc tiếp xúc đó cũng không thu hút được nhiều cử tri từ các thành phần khác nhau trong xã hội tham gia. Như vậy người lao động không mặn mà lắm với việc tham gia vào công việc quản lý nhà nước của các cơ quan này hay do các đại biểu không nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ của mình? Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát. Trong các cơ quan hành chính, đặc biệt các cơ quan xét xử và kiểm sát, điều kiện để người lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan này có phần hạn chế hơn các cơ quan quyền lực nhà nước. Nếu như trong chế độ bầu cử đại biểu, mọi công dân từ đủ hai mươi mốt tuổi đều có quyền ứng cử vào chức danh đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, không phân biệt trình độ học vấn. Thì đối với các chức danh trong các cơ quan hành chính, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát còn yêu cầu thêm một số điều kiện về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tùy thuộc vào từng vị trí, chức danh. Ví dụ như quy định về điều kiện để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân, ngoài những điều kiện chung về tư cách công dân, về phẩm chất đạo đức thì còn có những điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là “có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn ” Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 Quy định như vậy không phải là để hạn chế nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan đó mà là do tính chuyên môn của các cơ quan đó, nếu tuyển một người không có chuyên môn vào làm việc thì sẽ gây trì trệ, gián đoạn, làm giảm hiệu quả công việc. Tất nhiên nhà nước không ngăn cấm mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người lao động trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tham gia vào các cơ quan đó. Tuy nhiên, trong cơ chế tuyển dụng công chức của các cơ quan này còn để lọt nhiều khe hở, dẫn đến tình trạng “mua chức, mua quyền”, để cho những cá nhân không đủ điều kiện, tư cách được tham gia vào hoạt động của các cơ quan này. Khi đó nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước không được vận dụng đúng đắn mà bị bóp méo, vận dụng sai lệch. Trong việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội Các tổ chức xã hội hiện nay đang phát triển không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng. Các tổ chức này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Hiện nay số lượng nhân dân lao động tham gia vào các tổ chức này ngày một nhiều và sự tham gia đó đều trên tinh thần tự nguyện, tích cực và bình đẳng. Bên cạnh đó chất lượng thành viên của các tổ chức này cũng được nâng cao, nhiều thành viên của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ học vấn cao đã được giới thiệu vào các vị trí trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên cũng giống như việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, việc tuyển chọn thành viên trong các tổ chức xã hội này còn nhiều bất cập. Đặc biệt trong Đảng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vì đây là hai tổ chức có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu người vào các chức danh trong cơ quan nhà nước nên không tránh khỏi những tiêu cực. Việc cố tình tham gia vào các tổ chức này, từ đó “luồn lách” để được giới thiệu vào các cơ quan nhà nước là một thực tiễn vẫn đang xảy ra. Đây cũng là một biểu hiện của việc vận dụng không đúng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước. Trong việc tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở Những năm gần đây, phong trào người dân làm công tác tự quản ở tổ dân phố, khu dân cư đang ngày càng tỏ ra hiệu quả và lan rộng, phát triển mạnh mẽ đặc biệt ở nông thôn mới hiện nay. Người dân đang rất tích cực tham gia vào những công việc quản lý chung tuy đơn giản nhưng lại vô cùng thiết thực đó. Ví dụ như mô hình tự quản ở xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Để làm tuyến đường dài 400m, xã Đông La đã thành lập tổ tự quản số 1 để vận động nhân dân cùng bàn bạc, thực hiện. Thời gian đầu, tổ chỉ có 15 hộ gia đình tham gia nhưng sau đó đã tăng lên 31 hộ. Ngoài mục đích ban đầu thành lập, các thành viên trong tổ còn giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tham gia giữ gìn môi trường sống trong lành, giữ đoàn kết trong gia đình, làng xóm. Từ mô hình tổ tự quản số 1 đến nay xã Đông La, huyện Đông Hưng đã có 27 tổ tự quản như thế . Những hoạt động như vậy không chỉ trợ giúp chính quyền địa phương trong công tác quản lý hành chính mà còn nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm và tinh thần chia sẻ công việc trong nhân dân lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia tích cực vào quản lý hành chính. Trong việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý hành chính nhà nước Có lẽ đây là hình thức còn tồn tại nhiều bất cập nhất. Mặc dù được nhà nước trao cho và bảo đảm việc thực hiện các quyền về quản lý về hành chính nhưng không phải mọi người lao động đều biết hoặc quan tâm tới. Ví dụ như quyền khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và trong Luật khiếu nại, tố cáo. Theo luật này, công dân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và của cán bộ nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình và của người khác. Đây không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân. Nhưng không phải ai cũng biết đến điều đó mà có biết chưa chắc người dân đã thực hiện. Xuất phát từ tâm lý sợ bị trả thù, đe dọa mà hầu hết người dân không giám thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó các nghĩa vụ tuân theo quy định của quản lý hành chính nhà nước cũng không được người dân tự giác chấp hành, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn giao thông. Kết luận Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc này thể hiện rõ nét quyền làm chủ của nhân dân và bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta. Do đó cần không ngừng vận dụng một cách có hiệu quả, chủ động, sáng tạo nguyên tắc này trong các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội – 2010; Hiến pháp 1992; Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi và bổ sung năm 2005; Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính.docx