Tiểu luận Nguyên tắc quản lí đầu tư, làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc này trong công tác quản lí đầu tư

2. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc này yêu cầu công tác quản lí hoạt động đầu tư phải tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm đồng thời phải phát huy tính chủ đọng sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư.

• Biểu hiện của nguyên tắc:

- Biểu hiện của tập trung:

+ Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, việc thực thi các chính sách và hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư đều nhằm đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược ptriển KTXH trong từng thời kì.

+ Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quản lí hoạt động đầu tư.

- Biểu hiện của dân chủ:

+ Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các chủ thể tham gia quá trình đầu tư.

+ Chấp nhận cạnh tranh trong đầu tư.

+ Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư.

• Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc:

- Nguyên tắc này nhằm thực hiện các mục tiêu QLĐT ở tầm vi mô và vĩ mô)

- Khắc phục được tình trạng đầut ư vô chihns phủ và phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc quản lí đầu tư, làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc này trong công tác quản lí đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI Nguyên tắc quản lí đầu tư. Làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc này trong công tác quản lí đầu tư. Bài Làm Có 5 nguyên tắc quản lí đầu tư: Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế và xã hội Nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo các địa phương và vùng lãnh thổ. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể đối với từng nguyên tắc: Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế và xã hội Biểu hiện của nguyên tắc này trong công tác quản lí đầu tư. Thể hiện trong việc xác định cơ chế quản lí đầu tư, trong việc xác định cơ cấu đầu tư đều nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu chiến lược trong từng thời kì( cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương, theo thành phần kinh tế…). Cơ chế đầu tư là sản phẩm chủ quan của chủ thể kinh tế dựa trên các quy luật khách quan đặc biệt là các quy luật kinh tế phù hợp đặc điểm, điều kiện cụ thể của hoạt động đầu tư, nó được xem là công cụ để chủ thể quản lí điều kiện hoạt động đầu tư. Cơ chế quản lí đầu tư thể hiện ở hình thức tổ chức quản lí và phương pháp quản lí. Bao gồm: + Hệ thống tổ chức quản lí và điều hành quản lí. + Hệ thống kế hoạch hóa đầu tư. + Hệ thống quản lí tài sản đầu tư. + Hệ thống chính sách và các đòn bẩy kinh tế. + Hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư. + Các quy chế, thể chế quản lí đầu tư. Thể hiện ở vai trò quản lí của nhà nước trong đầu tư. Trong cơ chế thị trường, nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, thông qua hệ thống các cơ chế chính sách để khuyến khích các chủ thể kinh tế thực hiện theo mục tiêu nhà nước đề ra. Thể hiện ở chính sách đối với người lao động trong đầu tư, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dung. Thể hiện trong việc giải quyết môi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, giưa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư. Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này: Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi khách quan: kinh tế quyết định chính trị, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, nó có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Chính trị là tổng hợp các quan điểm, phương pháp thực tế nhất định của Đảng, giai cấp,Nhà nước mà vấn đề mấu chốt là chính quyền. Trong kinh tế, biểu hiện của chính trị là các chính sách phst triển kinh tế của Đảng, nhà nước, các chính sách tiền tệ ứng dụng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế và chính trị mới tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Nó cũng là một biểu hiện cho sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và chính trị. Trong cương lĩnh quản lí của Đảng cũng nói rõ: phát triển kinh tế nhưng việc quan tâm đến đời sống nhân dân phải được coi trọng hành đầu.. Phát triển kinh tế nhưng không được làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền. Liên hệ: Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế mà cụ thể là quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2010 của thủ tướng chính phủ , Ngành Hàng hải nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống cảng biển nói riêng đã tiến hành quá trình đầu tư vào hệ thống cảng biển phù hợp với quy hoạch này. Ví dụ như trong quy hoạch chỉ ra rằng định hướng phát triển cảng biển trong giai đoạn tới cần tập trung xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại. Thống nhất với quy hoạch, trong hoạt động quản lí đầu tư của mình, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tiến hành đầu tư xây dựng các cảng gồm có :Cảng Vân Long-cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại VN; Cảng nước sâu Cái Lân với tổng vốn đầu tư cảng Đà Nẵng: cảng Dung Quất, cụm cảng Cái Mép- Thị Vải; cảng xăng dầu Vietro Petro , cảng dầu Mỹ Khê, cảng than Hòn Gai, cảng xăng dầu Nhà Bè… Nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này yêu cầu công tác quản lí hoạt động đầu tư phải tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm đồng thời phải phát huy tính chủ đọng sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư. Biểu hiện của nguyên tắc: Biểu hiện của tập trung: + Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, việc thực thi các chính sách và hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư đều nhằm đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược ptriển KTXH trong từng thời kì. + Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quản lí hoạt động đầu tư. Biểu hiện của dân chủ: + Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các chủ thể tham gia quá trình đầu tư. + Chấp nhận cạnh tranh trong đầu tư. + Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư. Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc: Nguyên tắc này nhằm thực hiện các mục tiêu QLĐT ở tầm vi mô và vĩ mô) Khắc phục được tình trạng đầut ư vô chihns phủ và phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư. Liên hệ: Tại VN, nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể đó là:: Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan cao nhất của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê. Đứng đầu Bộ là Bộ trưởng . Dưới Bộ là các Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh. Theo luật Đầu tư VN, phân cấp về trách nhiệm quản lí nhà nước về đầu tư như sau: Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước. Bộ KHĐT chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về hoạt động đầu tư. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực đc phân công. UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của chính phủ. Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo các địa phương và vùng lãnh thổ. Biểu hiện: Biểu hiện ở chức năng của UBND các cấp: + Các cơ quan địa phương chịu trách nhiệm quản lí về mặt hành chính và xã hội đối với mọi đối tượng đóng tại địa phương,không phân biệt kinh tế trung ương và kinh tế địa phương. + Các cơ quan địa phương có nhiệm vụ xây dựng chiến lược,quy hoạch,kế hoạch và các chính sách PTKT trên địa bàn, quản lí cơ sở hạ tầng, tài nguyên môi trường, đời sống an ninh trật tự xã hội. + Các cơ quan này còn thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế đối với hoạt động đầu tư được nhà nước phân cấp. Biểu hiện ở chức năng của các cơ quan quản lí ngành,của các bộ ngành trung ương,chịu trách nhiệm quản lí chủ yếu những vấn đề kinh tế kĩ thuật của ngành mình đối với tất cả các đơn vị kinh tế không phân biệt kinh tế trung ương or địa phương hay các thành phần kinh tế. Đồng thời, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển kinh tế toàn ngành; Ban hành các quy định quản lí ngành như các định mức, chuẩn mực, các quy phạm kĩ thuật, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế đối với hoạt động đầu tư thuộc ngành. Trong công tác quản lí đầu tư, cần sự kết hợp giữa quản lí thuộc ngành và quản lí thuộc địa phương và vũng lãnh thổ;Kết hợp giữa các cơ quan quản lí ngành và cơ quan quản lí địa phương, vùng lãnh thổ nhằm phát triển ngành và khai thác tốt nhất lợi thế của các vùng, lãnh thổ. Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc: Nguyên tắc này xuất phát từ sự kết hợp khách quan cảu 2 xu hướng phát triển kinh tế là chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ. Tuân thủ nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự cân đối kinh tế giữa các ngành và khai thác lợi thế của các địa phương và vùng lãnh thổ. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư. Biểu hiện: Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc này biểu hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của xã hội, cá nhân người lao động, tập thể người lao động, chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, cấc cơ quan thiết kế, tư vấn, cung cấp dịch vụ đầu tư. Sự kết hợp này được thể hiện bằng các chính sách của nhà nước, bằng hợp đồng thỏa thuận giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư và còn được thực hiện thông qua luật đấu thầu. Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc: Nếu tuân thủ nguyên tắc này thì hoạt động đầu tư mới thực hiện được.Khi nguyên tắc này được đảm bảo thì mới đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư. Khi các lợi ích đều được kết hợp hài hòa trong đầu tư sẽ tạo điều kiện và động lực để nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định. Liên hệ: Trong gói kích cầu chống suy giảm kinh tế vừa qua của chính phủ, các chính sách của chính phủ đưa ra trong việc quản lí hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung, đã quan tâm đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng, cụ thể là lợi ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều nguy cơ phá sản trong khủng hoảng thông qua gói kích cầu hô trợ 4% lãi suất cho DN vừa và nhỏ; chính sách xây nhà ở cho người có thu nhập thấp… Các chính sách này cũng nhằm tới mục tiêu tạo việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức phúc lợi xã hội cho người dân. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Biểu hiện: Với chủ đầu tư: nguyên tắc này biểu hiện ở việc đạt lợi nhuận Max. Với nhà nước, đó là mức đóng góp cho ngân sách , mức tăng thu nhập của người lao động,tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường,tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục và phúc lợi xã hội Biểu hiện trong văn bản pháp luật: Ngị định 12/CP và thông tư 03 của chính phủ. Sự cần thiết phải tuân thủ Ở các nước đang phát triển hiện nay khả năng huy động còn hạn hẹp trong khi nhu cầu về vốn lớn do đó trong quản lí đầu tư phải thực hiện tiết kiệm tránh lãng phí. Tiết kiệm được hiểu là các khoản chi phí đầu vào. Tiết kiệm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm lao động và đảm bảo đầu tư có trọng điểm, đồng bộ. Hiệu quả được hiểu là với một số vốn đầu tư nhât định phải đem lại hiệu quả KTXH cao nhất hoặc hiệu quả KTXH đã dự kiến. Liên hệ: Tại VN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản mà đặc biệt là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, do hoạt động quản lí đầu tư còn lỏng lẻo dẫn đến thất thoát và sử dựng lãng phí nguồn vốn đầu tư, thậm chí là nguồn vốn đi vay nước ngoài .Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 của WB đối với 23 quốc gia cho thấy, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 3 về tỷ lệ đầu tư so với GDP, nhưng chỉ xếp thứ 17 về mặt chất lượng và hiệu quả đầu tư. Điều này làm giảm tính hiệu quả của hoạt động đầu tư và làm xấu hình ảnh của Vn đối với nhà đầu tư nước ngoài. VN lại là một nc đang phát triển với nhu cầu về vốn rất lớn, trong đó chiếm tỉ trọng cao là vốn đầu tư nước ngoài, đo đó nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lí đầu tư ở VN rất quan trọng, đặc biệt đối với việc quản lí nguồn vốn đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26298.doc
Tài liệu liên quan