Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

Ở nước ta, nguyên tắc này không những được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước mà tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số các tổ chức chính trị – xã hội cũng vận dụng nguyên tắc này. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo bốn nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ. Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.

Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo qui định của Hiến pháp và pháp luật, nhưng những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân. Ở địa phương, những vấn đề quan trọng ở địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến hoặc trực tiếp quyết định.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong quản lý hành chính nhà nước,các nguyên tắc cơ bản mang nội dung rất đa dạng, có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở phân loại về tác động và ý nghĩa của chúng trong việc quản lý hành chính hiện nay thì vai trò của các nguyên tắc thể hiện mặt tích cực trong thực tiễn quản lý. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước có tác đảng đến thực tiễn quản lý là nguyên tắc tập trung – dân chủ. Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Khái quát chung về nguyên tắc tập trung – dân chủ Nguyên tắc tập trung – dân chủ bao hàm hai yếu tố: “tập trung” và “dân chủ”, có thể tóm lại bao hàm hai nghĩa là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ và đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước, vừa bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta. Trong quản lý nhà nước cần có sự tập trung quyền lực, có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập được xã hội trật tự, kỷ cương. Vì vậy, trong một xã hội có giai cấp, quyền lực Nhà nước là chủ yếu, tập trung vào Nhà nước. Đối với các nhà nước bóc lột thì sự tập trung này là độc đoán, chuyên quyền, còn đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng thì tập trung quyền lực là cần thiết, tuy nhiên phải dân chủ đối với toàn bộ nhân dân, bởi bản chất nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Trong quản lý hành chính nhà nước, tập trung đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý, mục đích của việc tập trung nhằm điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Mặt khác, dân chủ hướng tới việc mở rộng thẩm quyền cho đối tượng quản lý, nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong công tác quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Khi thực hiện việc quản lý, các chủ thể có thẩm quyền cần phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của hai yếu tố, tránh được các hành vi lạm quyền, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển và tình trạng tuỳ tiện, cục bộ địa phương, vô chính phủ. Theo Điều 15 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã cho thấy rõ sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ là yêu cầu khách quan và tất yếu. Nội dung của nguyên tắc tập trung – dân chủ Cơ sở pháp lý Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định :Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước. Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới. Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý, bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương. Có sự phân cấp rành mạch. Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ cấp trên xuống cấp dưới. Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Từ khi ra đời, mỗi cấp đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước riêng, đặc thù. Có những chức năng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn cấp trên, hoặc có những chức năng tất yếu phải được thực hiện ở cấp cơ sở. Ví dụ như hương ước làng xã, hương ước không thể được "lập ra" ở cấp huyện, cấp mà có thể có rất nhiều làng xã với những tập quán và lối sống khác nhau. Từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau: Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Hiến pháp nước ta ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước thông qua bầu cử và những đại diện của người dân sẽ thay họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó. Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương được hình thành và trong tổ chức, hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Thứ nhất, cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sát nhập hay giải thể các cơ quan hành chính cùng cấp, đây chính là điểm mấu chốt thể hiện sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước. Cụ thể: đối với trung ương Quốc hội thành lập ra Chính phủ, trao cho Chính phủ quyền hành pháp. Ngược lại, ở địa phương, các uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra, thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan khác như bộ, cơ quan ngang bộ… là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đều do các cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi và bãi bỏ. Tất cả các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Mục đích là đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động, đồng thời đảm bảo sự tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước. Thứ hai, yếu tố dân chủ được thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, các cơ quan quyền lực nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của minh là quản lý hành chính nhà nước trên mọi mặt đời sống xã hội. Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động, bảo đảm sự tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực-cơ quan do dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Sự phục tùng của cấp dưới với cấp trên, địa phương đối với trung ương Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ. Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Thiếu sự phục tùng sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tuỳ tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương như đã nói ở trên. Sự phục tùng thể hiện ở hai phương diện tổ chức và hoạt động. Tất cả yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương buộc phảicó nghĩa vụ thực hiện. Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng những mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời cấp trên, trung ương phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới và địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở dân chủ, tạo mọi điều kiện thiết yếu để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của địa phương, cấp dưới. Việc phân cấp quản lý Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình trong phạm vi thẩm quyền. Việc phân cấp quản lý là một trong những biểu hiện của nguyên tắc tập trung – dân chủ. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự được thực hiện khi đảm bảo được những yêu cầu dưới đây: + Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi toàn quốc. + Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. + Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế tình trạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới. Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới.  Phân cấp dưới giác độ tổ chức, là sự chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan cấp trên cho cơ quan cấp dưới - tức là trung ương chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương thực hiện. Dưới góc độ pháp luật, phân cấp được coi là thuật ngữ chỉ sự phân định quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm như trong Từ điển luật học: ”...bằng cách qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ để vừa đảm bảo việc điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ đồng thời phát huy dân chủ, nâng cao tính năng động của mỗi địa phương, cơ sở”. Hoặc: ”Phân cấp quản lý nhà nước được hiểu là sự chuyển giao ổn định thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc nhằm đạt mục tiêu chung một cách có hiệu quả nhất trong quá trình phân công quản lý của cả hệ thống hành chính nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền được giao, mỗi cấp có quyền hành động tự chủ nhất định để phát huy tính năng động sáng tạo của mình.” (Về cải cách bộ máy quản lý hành chính nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức hành chính). Phân cấp thường được hiểu là sự chuyển giao thẩm quyền ra quyết định và điều hành một số công việc của Trung ương cho địa phương theo nguyên tắc cấp nào được giao thẩm quyền quyết định việc gì thì phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Thực chất của phân cấp chính là phân cấp về thẩm quyền quyết định cái gì, với phạm vi và mức độ đến đâu và bằng điều kiện gì? Do vậy, bên cạnh phân cấp thẩm quyền thì phải phân cấp các điều kiện đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền như ngân sách, nhân sự, cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết… Về nguyên tắc, phân cấp không phải là phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương (theo cấp hành chính và đơn vị hành chính) và cũng không phải là phân chia lợi ích giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, mà thực chất là phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền giữa cấp trên với cấp dưới một cách hợp lý, tạo thuận lợi trong việc giải quyết các công việc của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của hành chính nhà nước.  Như vậy có thể thấy phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một quá trình liên thông từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp hành chính đến thẩm quyền hành chính tương ứng ở mỗi cấp và các điều kiện thực hiện để đạt mục tiêu quản lý của hệ thống một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình đó mỗi cấp đều phải chịu trách nhiệm với nhau và với nhân dân về kết quả thực hiện phân cấp của mình. Từ những tiếp cận khác nhau trên đây có thể thấy phân cấp quản lý là việc phân giao công việc quản lý nhà nước cho các đơn vị hành chính, có tư cách pháp nhân , những quyền hạn và những nguồn lực nhất định, dưới sự kiểm tra của Nhà nước để vừa đảm bảo điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ đồng thời phát huy dân chủ, nâng cao tính chủ động, năng động của địa phương và cơ sở.     Hướng về cơ sở Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Các đơn vị đó là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Vì thế nhà nước cần có các chính sách quản lý thống nhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất nhằm tạo điều kiện để đơn vị cơ sở hoạt động có hiệu quả. Có như vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây cũng chính là việc thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Các cơ quan hành chính địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều – nguyên tắc song trùng trực thuộc. Sự phụ thuộc này thể hiện ở hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được pháp luật quy định một cách cụ thể. Ở địa phương, ủy ban nhân dân các cấp trước hết phụ thuộc vào hội đồng nhân dân cùng cấp (mối phụ thuộc ngang) và phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (mối phụ thuộc dọc). Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Ví dụ: UBND Tỉnh A một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND Tỉnh A theo chiều ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc. Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp. Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh B, một mặt phụ thuộc vào UBND tỉnh B, mặt khác phụ thuộc vào Bộ Tư Pháp. Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ. Vấn đề thực tiễn Ở nước ta, nguyên tắc này không những được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước mà tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số các tổ chức chính trị – xã hội cũng vận dụng nguyên tắc này. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo bốn nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ. Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm. Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo qui định của Hiến pháp và pháp luật, nhưng những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân. Ở địa phương, những vấn đề quan trọng ở địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến hoặc trực tiếp quyết định. - Các cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Các đại biểu dân cử có thể bị nhân dân bãi nhiệm nếu không còn sự tín nhiệm của nhân dân. Các văn bản của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có giá trị bắt buộc đối với các cơ quan cùng cấp và cấp dưới. Tất cả các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều được thảo luận một cách dân chủ, công khai trong các kỳ họp và quyết định theo đa số (trừ một số vấn đề đặc biệt được quyết định khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành). - Đối với cơ quan hành chính nhà nước nguyên tắc này thể hiện, Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (đối với Thủ tướng), phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) theo đề nghị của Thủ tướng, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ. Quốc hội thành lập, sáp nhập, giải thể các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo sự đề nghị của Thủ tướng (sau khi đã được tập thể Chính phủ quyết định). Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật qui định để thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội. Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số 8 nhóm vấn đề quan trọng, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì sẽ thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết. Thủ tướng có quyền quyết định cá nhân những vấn đề khác (Điều 20, Luật tổ chức Chính phủ 2001). Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên có quyền phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp về việc bầu Ủy ban nhân dân; có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp. Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số 6 nhóm vấn đề quan trọng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định những vấn đề còn lại thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Các cơ quan thuộc Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm tính dân chủ. Bộ trưởng có quyền quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những công việc do Bộ trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm liên đới về những công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương nhưng do Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên và hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Tập trung dân chủ không phải là cơ quan cấp trên làm thay hoặc “lấn sân” cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng không phải là việc cơ quan cấp dưới ỷ lại, đùn đẩy cho cấp trên. Trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện rất đa dạng như Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với Tòa án các cấp. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân địa phương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án quân sự cấp quân khu, khu vực. Việc xét xử ở Tòa án có Hội thẩm tham gia theo qui định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Tòa án xét xử công khai (trừ một số trường hợp đặc biệt). Tòa án đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án. Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử… Đối với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện mang tính chất đặc thù. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Viện trưởng VKSND địa phương do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên; Viện trưởng VKSND các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC. VKSND cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của VKSND cấp dưới. Thực hiện chương trình cải cách nền hành chính theo quyết định 136/2001/QĐ-TTG, những năm qua một số công việc trước đây do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết, nay được chuyển cho chính quyền địa phương thực hiện. Quá trình xây dựng và ban hành đầy đủ các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các bộ ngành Trung ương đã mang lại hai kết quả quan trọng, đó là khắc phục được một bước những trùng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm được nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và phân cấp tiếp một số việc cho chính quyền địa phương các cấp. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay Bất kỳ xã hội và bất kỳ kiểu nhà nước nào, việc quản lý xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước (quản lý nhà nước) đều phải có sự tập trung quyền lực. Đây là yếu tố bắt buộc và mang tính tất yếu nhằm điều khiển (quản lý) được toàn bộ các hoạt động xã hội, thiết lập và duy trì một trật tự xã hội phù hợp với ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Tuy nhiên, nội dung (tính chất) của sự tập trung trong các chế độ xã hội và chế độ nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Điều đó trước hết phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, chế độ nhà nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Trong xã hội phong kiến, quyền lực nhà nước tập trung trong tay giai cấp thống trị phong kiến mà đại diện là nhà vua; đặc biệt ở các nhà nước theo chính thể quân chủ chuyên chế, chế độ cai trị thể hiện sự độc đoán, chuyên quyền, phản dân chủ (hoặc có dân chủ nhưng rất hạn chế). Đến chế độ tư bản chủ nghĩa, tập trung, quan liêu là đặc trưng điển hình của việc tổ chức bộ máy nhà nước tư sản. Các cơ quan cai trị với những quan lại cai trị được bổ nhiệm từ trên xuống luôn kiêu căng, lấn át, xa rời thực tế; chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên mà không chịu trách nhiệm trước nhân dân và không chịu sự giám sát của nhân dân. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã kịch liệt phê phán cơ chế tập trung quan liêu đó. Đối với bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì một nguyên tắc mới đã được vận dụng, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có biểu hiện rất phong phú và đa dạng, nhưng thể hiện một cách khái quát ở việc phân công công việc, mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước (ở trung ương cũng như ở các cấp địa phương), sự phân cấp về thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn), mối quan hệ giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp địa phương với nhau. Trong từng cơ quan nhà nước, những vấn đề nào do tập thể quyết định; những vấn đề nào do người đứng đầu quyết định; quy định cách thức quyết định những vấn đề đó. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc hoạt động quản lý hành chính nhà nước diễn ra thuận lợi và tiến tới xây dựng một nhà nước pháp quyền trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.doc
Tài liệu liên quan