Về đặc trưng cơ bản của nhà nước được Ph. Ăngghen nhận định, bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau đây:
• Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
• Có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.
• Hình thành hệ thống thuế khoá để nuôi bộ máy nhà nước.
Khi phân biệt sự khác nhau và đặc trưng của nhà nước đối với các tổ chức quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, V.I.Lênin đã nêu một số đoạn trích của Ph. Ăngghen như sau: “ So với tổ chức huyết tộc trước kia (thị tộc hay bộ tộc) thì đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ nó phân chia thần dân trong quốc gia theo sự phân chia lãnh thổ”. “ Đặc trưng thứ hai là sự thiết lập một quyền lực xã hội, quyền lực này không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Quyền lực xã hội đó là cần thiết vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổ chức vũ trang tự động của dân cư được nữa Quyền lực xã hội đó tồn tại ở mọi quốc gia. Nó không phải chỉ gồm những người được vũ trang mà còn gồm cả những vật phụ them nữa, như nhà tù và đủ loại cơ quan cưỡng bức mà cơ cấu của xã hội thị tộc (bộ tộc) chưa hề biết đến ”
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhà nước và cách mạng xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trò của nhà nước chỉ là một cơ quan “điều hòa giai cấp” và trong cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu của các học giả tư sản về nhà nước “trong đó họ tự biện hộ sự thống trị của các giai cấp bóc lộ, xóa nhòa tính chất giai cấp của nhà nước tư sản” tán dương nhà nước đế quốc hiện đại, miêu tả nó như một nhà nước siêu giai cấp, phủ nhận vai trò phản động của nó trong đời sống xã hội .Cũng ở tác phẩm “ nhà nước cách mạng”, Lênin khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước với tinh thần của Mác như sau “Theo Mác nhà nướclà một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của giai cấp này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập ra một trật tự”,trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng bằng cách làm dịu xung đột giai cấp. Theo Lênin, trong các xã hội có đối kháng giai cấp, bất kì nhà nước cũng là một tổ chức chính trị mang tính chất giai cấp, là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn áp giai cấp khác. Nhưng cần hiểu rằng, nhà nước là công cụ quyền lực của một giai cấp và chỉ một giai cấp mà thôi, không có cái gọi là nhà nước của nhiều giai cấp. Cũng không phải bất cứ giai cấp nào cũng nắm được quyền lực nhà nước. Trong xã hội, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế là giai cấp có thế lực nhất và nó cũng chính là giai cấp thiết lập và sử dụng bộ máy nhà nước. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định, mà cơ sở hạ tầng vầ kiến trúc thượng tầng được biểu hiện thông qua 2 mặt của đời sống xã hội là kinh tế và chính trị. Cơ sở hạ tầng vì vậy giai cấp có thế mạnh về kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị về chính trị là tất yếu. Nhờ có nhà nước mà giai cấp này có thêm phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức.Về vấn đề này Ăngghen cho rằng “Vì cơ sở hạ tầng xuất hiện sự cần thiết phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, vì nhà nước đồng thời cũng xuất hiện chính bằng những cuộc xung đột giữa các giai cấp ấy, cho nên theo quy luật chung, nó là nhà nước của giai cấp mạnh nhất giữ địa vị thống trị về kinh tế, do đó cũng thống trị cả về mặt chính trị.
Như vậy bản chất của nhà nước là ở chỗ nó là công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ sở hữu và địa vị thống trị của mình trong xã hội, đồng thời để trấn áp giai cấp bị trị. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào nắm được quyền lực nhà nước thì nhà nước mang bản chất của giai cấp đó. Bản chất của nhà nước chủ nô là nhà nước mang tên giai cấp chủ nô, của nhà nước phong kiến là địa chủ phong kiến, còn bản chất của nhà nước tư bản chủ nghĩa là nhà nước của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên trong lịch sử phát triển của nhà nước cũng xuất hiện những hiện tượng phá cách không tuân theo đúng quy luật. Đó là hiện tượng nhà nước của 2 giai cấp, nó giữ được một mức độ độc lập nào đó giữa 2 giai cấp đối địch khi cuộc đấu tranh của chúng đạt đến một mức độ cân bằng nhất định. Ăngghen gọi đây là “…trường hợp ngoại lệ tức là những thời kì mà giai cấp đang đấu tranh đã đạt đến một sự cân bằng lực lượng khiến cho chính quyền nhà nước tạm thời có được một sự độc lập nào đó đối với cả 2 giai cấp, tựa hồ như một bên trung gian đứng giữa các giai cấp...Chế độ quân chủ chuyên chế vào thế kỉ 17-18,chế độ Bônapacto của Đế chế thứ nhất và thứ hai ở Pháp, chế độ Bixmac ở Đức, là như thế “
Trong xã hội có giai cấp, nhà nước không chỉ là người đại diện cho giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích cho mình mà ở mức độ nhất định còn đại diện cho lợi ích chung của toàn xã hội. Nói cách khác,bên cạnh tính giai cấp thể hiện mặt bản chất của nhà nước thì tính xã hội cũng là một mặt thể hiện bản chất của nhà nước. Đây là hai mặt của một vấn đề, chúng vận động ngược chiều nhau, nếu một mặt thể hiện rõ thì mặt kia lại mờ nhạt nhưng chúng lại gắn bó mật thiết với nhau bởi nếu nhà nước chỉ là nhà nước của giai cấp thống trị thì xã hội sẽ không thể tồn tại được, bởi bất kì xã hội nào cũng có lợi ích chung cần duy trì. Tính xã hội của nhà nước được biểu hiện ở những nhiệm vụ sau đây: duy trì trật tự công cộng, xét xử tranh chấp giữa các thành viên trong xã hội, quản lí kinh tế, văn hóa... sao cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Giai cấp nắm quyền lực nhà nước nhân danh xã hội điều chỉnh và quản lí xã hội trong việc quyết định công việc chung, điều tiết các lĩnh vực đời sống xã hội, thực hiện lợi ích xã hội. Trên cơ sở đó giai cấp thống trị mới duy trì được địa vị của mình đối với các giai cấp khác trong xã hội.
1.1.3.Một số quan điểm về nhà nước trong thời đại ngày nay:
Nhà nước tư bản nhân dân: do hiện nay công dân và người dân có cổ phần trong các công ty, tập đoàn tức là có giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho toàn dân là nhà tư bản. Do vậy mà nó không mang bản chất giai cấp.
Còn một quan điểm khác: nhà nước là nhà nước kỷ thị chung xuất phát từ quan điểm thời đại ngày nay là thời đại của những tri thức và tri thức trở thành lực lượng lao động trực tiếp.
Hai quan điểm trên đều không đúng.Bởi sự chênh lệch cổ phần,cổ phiếu giữa các nhà tư bản và công nhân là rất lớn.Do vậy quyền quyết định công việc của công ty,tập đoàn vẫn lầ của giai cấp tư sản.Vậy là khoảng cách giàu nghèo không mất đi mà ngày càng cao.
Còn ở quan điểm thứ hai:quyền quyết định áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất vẫn thuộc về giai cấp tư sản tức là địa vị của giai cấp tư sản trong hệ thóng sản xuất vẫn không thay đổi hay giai cấp tư sản vẫn là giai cấp thống trị.
Như vậy những quan điểm trên đều không đúng vì phần lớn tư liệu sản xuất trong xã hội đều thuộc quyền nắm giữ của giai cấp tư sản nên về cơ bản bản chất nhà nước tư bản vẫn không thay đổi mà nó chỉ thay đổi một chút về tính xã hội.
1.1.4.Một số nét về vấn đề nguồn gốc và bản chất nhà nước ở Việt Nam:
Trải qua 3 giai đoạn phùng nguyên(thuộc sơ kỳ đồng thau cách đây 4000 năm),đồng đậu(thuộc trung kỳ đồng thau cách đây 3500 năm) và Gômun(thuộc hậu kỳ đồng thau cáh đây 3000 năm) công cụ sản xuất bằng đồng đã thay thế cho công cụ bằng đá và chính điều này đã làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tạo ra sản phẩm dư thừa nhiều. Một số người thu vén, từ đó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội dẫn đến mâu thuẫn nảy sinh cùng với sự xuất hiện bạo lực của xã hội. Đó là những tiền đề có tính quy luật cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang-tổ chức nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có kinh đô đặt tại Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ và có lãnh thổ bao gồm miền Bắc và ba tỉnh : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Cùng với sự phân hoá xã hội do tác động trực tiếp của nhu cầu phải đoàn kết để trị thuỷ làm thuỷ lợi và chống xâm lấn mà một nhà nước đầu tiên ở nước ta có phàn sớm hơn quy luật. Đó là bỏ qua hình thái nhà nước chủ nô tiến lên nhà nước phong kiến luôn. Đến thế kỷ 2 TCN, các dân tộc này bị các tập đoàn phương Bắc cai trị hơn 1000 năm, đã nhiều cuộc khởi nghĩa xảy ra nhưng cũng chỉ giành và giữ được đất nước trong khoảng thời gian ngắn. Mãi đến năm 938 sau trận thắng ở sông Bạch Đằng dân tộc ta mới xây dựng nhà nước độc lập trên cơ sở học tập mô hình thể chế chính trị, xã hội, chữ viết và văn hoá của người Trung Quốc. Tiếp sau nhà nước phong kiến, nước ta lại bước qua nhà nước tư bản tiến lên nhà nước Việt Nam cộng hoà vào ngày 2-9-1945 sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Bây giờ là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Nhà nước ta là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân trong đó lợi ích của giai cấp công nhân gắn lion với lợi ích của xã hội, của mọi giai cấp. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Với vai trò là thể chế trung tâm trong hệ thống chính trị biểu hiện tập trung quyền lực của nhân dân và là công hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình, nhà nước ta có những điều kiện sau:
Là người đại diện chính thức của mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội. Sử dụng công cụ pháp luật, hệ thống lực lượng vũ trang và bộ máy cưỡng chế để quản lý và duy trì trật tự xã hội mà không tổ chức nào có được. Đặc biệt nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất các tư liệu sản xuất chủ yếu quan trọng của đất nước. Với tư cách này nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo điều kiện cho sự vận hành của bộ máy nhà nước và bảo đảm cho các tổ choc xã hội hoạt động. Do đó ở nước ta, muốn bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động chúng ta cần phải bảo vệ nhà nước vô sản, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản- người đại diện chân chính cho lợi ích của nhân dân Việt Nam.
1.2.Đặc trưng cơ bản của nhà nước.
Về đặc trưng cơ bản của nhà nước được Ph. Ăngghen nhận định, bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau đây:
Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
Có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.
Hình thành hệ thống thuế khoá để nuôi bộ máy nhà nước.
Khi phân biệt sự khác nhau và đặc trưng của nhà nước đối với các tổ chức quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, V.I.Lênin đã nêu một số đoạn trích của Ph. Ăngghen như sau: “…So với tổ chức huyết tộc trước kia (thị tộc hay bộ tộc) thì đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ nó phân chia thần dân trong quốc gia theo sự phân chia lãnh thổ”. “…Đặc trưng thứ hai là sự thiết lập một quyền lực xã hội, quyền lực này không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Quyền lực xã hội đó là cần thiết vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổ chức vũ trang tự động của dân cư được nữa…Quyền lực xã hội đó tồn tại ở mọi quốc gia. Nó không phải chỉ gồm những người được vũ trang mà còn gồm cả những vật phụ them nữa, như nhà tù và đủ loại cơ quan cưỡng bức mà cơ cấu của xã hội thị tộc (bộ tộc) chưa hề biết đến…”
Nói về đặc trưng thứ ba là thu thuế, một chế độ thuế má cưỡng bức thu từ dân để nuôi bộ máy cai trị. Ph. Ăngghen viết: “ Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội…” Nói cách khác về cơ bản mọi nhà nước đều sống nhờ sự chu cấp của nhân dân bằng chủ động, cưỡng bức hay tự nguyện hoặc phối hợp cả hai.
1.3.Chức năng của Nhà Nước.
Chức năng của Nhà Nước là phương tiện hoạt động chủ yếu của Nhà Nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà Nước.
Chức năng cơ bản của Nhà Nước có thể phân chia dựa trên 2 góc độ:
Dựa vào quyền lực chính trị của Nhà Nước:
Chức năng thống trị chính trị : do Nhà Nước được ra đời mang bản chất của giai cấp thống trị nên nó cũng chính là công cụ chuyên chính của một giai cấp để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã hội.
Đây là chức năng cơ bản nhất và được ưu tiên số một bởi chỉ bằng sự thống trị của mình Nhà Nước mới có thể duy trì được địa vị và bảo vệ được quyền lợi cho mình.
Chức năng xã hội: Nhà Nước thực hiện việc quản lý, chăm lo cho sự tồn tại, sự vận động và phát triển của toàn xã hội. Bởi xã hội có ổn định, phồn thịnh và công bằng thì nền chính trị mới được đảm bảo và sự thống trị chính trị mới được giữ vững, kéo dài.
Dựa vào phạm vi hoạt động :
Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất nước như đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, bảo vệ chế độ chính trị-xã hội, xây dựng và phát triển đất nước… Chức năng này thường được pháp luật hoá và mang tính chất bắt buộc thực hiện dưới sự giám sát quản lý của Nhà Nước. Đồng thời công cụ để thực hiện chức năng đối nội còn bao gồm cả bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hoá, giáo dục…
Chức năng đối ngoại: thể hiện những mặt hoạt động của Nhà Nước trong quan hệ với các Nhà Nước trên thế giới và các dân tộc khác như phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối bang giao với các quốc gia khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích của quốc gia. Chức năng đối ngoại có tầm quan trọng đặc biệt nhằm liên kết những quốc gia có cùng chế độ, cùng mục đích và hướng tới lợi ích chung, trao đổi kinh nghiệm, tài chính để có thể cùng giữ vững địa vị thống trị tại chính quốc.
1.4.Các kiểu và hình thức của Nhà Nước
Các học giả tư sản thường phân chia Nhà Nước thành 2 loại: “Nhà nước tự do” và “Nhà nước độc tài”. Cách phân chia như vậy nhằm che đậy bản chất giai cấp của Nhà nước.
Chủ nghĩa Mac-Lênin phân chia Nhà nước thành các kiểu và hình thức Nhà nước khác nhau căn cứ vào nhiệm vụ lịch sử, cách tổ chức và phương thức hoạt động của nó.
1.4.1.Kiểu Nhà nước.
a)Khái niệm: kiểu Nhà nước được dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào.
b)Các kiểu Nhà nước: dựa vào hình thái kinh tế-xã hội mà chia ra thành 3 kiểu Nhà nước khác nhau:
Tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ là Nhà nước chiếm hữu nô lệ.
Tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội phong kiến là Nhà nước phong kiến.
Tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa là Nhà nước tư sản.
Ngoài ra còn có Nhà nước vô sản. Đây là một kiểu Nhà nước đặc biệt, Nhà nước không nguyên nghĩa, Nhà nước tồn tại trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Một kiểu Nhà nước có thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Trong một giai đoạn cụ thể Nhà nước tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế và chính trị trong và ngoài nước, tuỳ thuộc vào sự so sánh lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội. Ngoài ra, những truyền thống và đặc điểm của mỗi dân tộc cũng có ảnh hưởng đến hình thức của Nhà nước.
1.4.2.Hình thức Nhà nước.
a)Khái niệm: hình thức nhà nước dùng để nói đến hình thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực của nhà nước. Nói chung đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.
Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi cơ cấu giai cấp- xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước…
b)Phân biệt các hình thức nhà nước:
Các hình thức cầm quyền khác nhau ở chỗ: quyền lực tối cao do nhà vua nắm giữ hay chính thức thuộc về 1 cơ quan do nhân dân bầu cử.Về mặt này người ta phân biệt nhà nước tồn tại dưới hình thức quân chủ hay cộng hoà. Nhà nước quân chủ là nhà nước do vua đứng đầu và ngôi vua được kế truyền. Nhà nước cộng hoà là hình thức cầm quyền do các cơ quan bầu cử thực hiện. Hiện nay, việc phân biệt hình thức nhà nước dưới góc độ hình thức cầm quyền chỉ còn mang tính chất thuần tuý hình thức.
Trên thực tế, xem xét hình thức nhà nước là xác định rõ thiết chế chính trị để thực hiện quyền lực nhà nước. Theo khía cạnh này người ta phân biệt chế độ dân chủ là hình thức nhà nước đối lập với chế độ độc tài chuyên chế. Chế độ dân chủ hay chế độ độc tài là 2 thiết chế chính trị đặc trưng để phân biệt những hình thức của Nhà nước hiện đại.
Nhà nước chủ nô:
a) Xuất hiện và tồn tại:trong thời kỳ cổ đại.
b) Hình thức: Có nhiều hình thức khác nhau:
+ Chính thể quân chủ: quyền lực thuộc về nhà vua.
+ Chính thể cộng hoà
+ Chính thể quý tộc
+ Chính thể dân chủ: bầu cử ra hội đồng
c) Bản chất: Nhà nước của giai cấp chủ nô, quyền đều thuộc về giai cấp chủ nô, pháp luật nhà nước không coi nô lệ là con người.
Nhà nước phong kiến
a)Xuất hiện và tồn tại: Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến.
Trong thời kỳ trung cổ, sự thống trị của giai cấp phong kiến đối với nông dân thay thế cho sự thống trị của giai cấp chủ nô đối với nô lệ; kiểu nhà nước phong kiến thay thế cho kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ. Nhà nước này được xây dựng dựa trên chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc. Trong nhà nước phong kiến các chúa phong kiến mới có đủ mọi quyền lực, còn nông nô hầu như không có quyền. Do vậy, địa vị của nông nô khác rất ít so với nô lệ.
b)Các hình thức: Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau:
Ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán. Mỗi chúa phong kiến là một ông vua trên lãnh thổ của mình.Mối liên hệ thực sự giữa các chúa phong kiến Châu Âu chủ yếu được thiết lập bằng các hình thức liên minh của các Nhà nước cát cứ, trong đó Thiên chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng giữa các tiểu vương quốc phong kiến.
à Kết luận: Trong chế độ phong kiến phân quyền, quyền lực nhà nước bị chia cắt thành những quyền lực độc lập địa phương phân tán. Ở phương Đông, hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của nhà vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền
tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật.
à Kết luận: Quyền lực nhà vua rất mạnh nhưng nói chung vẫn chưa thủ tiêu hoàn toàn các quyền lực địa phương độc lập.
c)Bản chất: Nhà nước phong kiến chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ , quý tộc.
Đó là cơ quan bảo để bảo vệ những đặc quyền phong kiến.
Nhà nước tư sản
a)Sự ra đời: Bắt đầu từ cuộc cách mạng Hà Lan (8/1566) đến cuộc cách mạng tư sản Anh (8/1642) Nhà nước tư sản đã ra đời và hình thành hệ thống.
b)Các hình thức Nhà nước tư sản:
Chế độ Cộng hoà đại nghị
. Nghị viện là 1 thiết chế quyền lực trung tâm, có vị trí và vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực Nhà nước.
. Tổng thống do nghị viện bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ do các đảng chiếm đa số trong nghị viện thành lập. Tổng thống hầu như không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của đất nước.
. Hiện nay có : CHLB Đức, CH Áo, CH Italia… có nhà nước tổ chức theo hình thức này.
Hình thức chế độ tổng thống
. Tổng thống có vai trò rất quan trọng do dân trực tiếp (hay gián tiếp
thông qua đại cử tri) bầu ra.
. Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm ,chịu trách nhiệm trước tổng thống.
. Tổng thống có toàn quyền trong hành pháp,nghị viện có quyền lập pháp.
Nghị viện không có quyền lật đổ tổng thống và tổng thống không được
giải tán nghị viện trước thời hạn. Ví dụ về hình thức này là Mỹ và một số
các nước Mỹ-Latinh.
Hình thức quân chủ lập hiến:
. Vua là nguyên thủ quốc gia chỉ mang tính chất tượng trưng, không có
quyền lực thực tế. Ví dụ: Anh, Nhật, Thuỵ Điển.
b)Bản chất của Nhà nước tư sản:
+ Là nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội.
+ Nhà nước tư sản tuyên bố quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân nhưng trong thực tế đó chỉ là quyền bình đẳng tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
+ Nền dân chủ tư sản là nền dân chủ của thiểu số bọn bóc lột. Bản chất chủ yếu của nó là “sự chuyên chính không hạn chế” đối với người lao động.
+ Ngày nay, mặc dù trong luật bầu cử của hầu hết các nước tư bản phát triển đều thừa nhận quyền của người lao động được ứng cử vào các cơ quan quản lý Nhà nước nhưng:
. Luật đưa ra những điều kiện mà người lao động khó vượt qua.
. Giai cấp tư sản nắm trong tay bộ máy tuyên truyền đồ sộ, chi những khoản tiền khổng lồ để cổ động cho người của mình.
Trước dân chủ vô sản: Dân chủ tư sản là đỉnh cao trong sự tiến hoá của dân chủ, kết tinh những giá trị dân chủ được sáng tạo trong thời kỳ trước. Nhưng phần lớn những chuẩn mực dân chủ đạt được trong thời kỳ CNTB là thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động.
à Nền dân chủ tư sản đã đạt được những thành tựu to lớn. Do đó, nền dân chủ vô sản với tư cách là nền dân chủ cao nhất phải biết kế thừa và phát huy những thành tựu đó.
2.Cách mạng xã hội
2.1 Lý luận về cách mạng xã hội.
2.1.1 Khái niệm về cách mạng xã hội.
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoạt và căn bản về chất lượng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế xã hội cao hơn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời , thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.
Dù theo nhĩa rộng hay nghĩa hẹp, giành chính quyền vẫn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Bởi vì chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới xác lập được nền chuyên chính của mình, tiến tới bảo đảm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta cần phân biệt giữa cách mạng xã hội và tiến hoá xã hội, cải cách xã hội, đảo chính.
2.1.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội.
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ trỏ nên lỗi thời kìm hãm sự phát triển của các lực lượng sản xuất:”Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội.”
Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng , đại biểu cho lực lượng sản xuất mới với giai cấp thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng công cụ nhà nước có trong tay bảo vệ , duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời. Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn và làm cho nó trở thành quan hệ sản xuất thống trị nhằm giải phóng mình, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp thống trị, phải giành lấy chính quyền nhà nước. Do vậy cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp và là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp, vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
2.1.3. Vai trò của cách mạng xã hội.
Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế xã hội cũ bằng hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về hình thái kinh tế chính trị văn hoá tư tưởng. Trong các thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ, như C.Mác đã nói: “Cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử.”
2.2. Từ vai trò, nguyên nhân của cách mạng xã hội luận chứng tính tất yếu của cách mạng xã hội trong điều kiện thế giới ngày nay.
Lịch sử nhân loại đã diễn ra bốn cuộc cách mạng xã hội, đưa nhân loại trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau là: cuộc mạng xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế xã hội nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ: cuộc cách mạng chuyển chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ TBCN; cuộc cách mạng vô sản lật đổ CNTB, xác lập chế độ XHCN và tiến lên cộng sản chủ nghĩa.
Trước khi đi vào luận chứng tính tất yếu của cách mạng xã hộ trong điều kiện thế giới ngày nay, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại bốn cuộc cách mạng xã hội trên.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ phát triển hết sức thấp kếm của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại, xã hội không có sự phân chia giai cấp. Nhưng khi công cụ lao động bằng đồng, sắt lần lượt ra đời thay thế công cụ lao động bằng đá, năng suet lao dông tăng vọt, của cải dư thừa, những người đứng đầu chiếm làm của riêng và trở nên giàu có, xã hội bắt đầu phân hoá giai cấp, mâu thuẫn giai cấp nảy sinh và phát triển, cách mạng xã hội chuyển xã hội nguyên thuỷ lên xã hội chiếm hữu nô lệ.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, tồn tại 2 giai câp cơ bản chủ nô và nô lệ. Giai cấp chủ nô có mọi quyền lực, thậm chí là quyền mua bán nô lệ, quyền quyết định số phận nô lệ. Đây là những người đứng đầu các tổ choc trong công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu của cải dư thừa trong xã hội mà trở nên giàu có, trở thành giai cấp thống trị. Nô lệ là giai cấp bị trị. Nô lệ chỉ là công cụ lao động biết nói, không có bất cứ quyền lợi nào. Tuy nhiên so với xã hội công xã nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất cũng được giải phóng ít nhiều. Khi mâu thuẫn giai cấp lên tột đỉnh, xã hội phong kiến ra đời phủ định xã hội chiếm nô.
Nhà nước phong kiến : đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến là chính quyền, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức thống trị nông nô và như một tất yếu lịch sử ở đâu có giai cấp ở đó có đấu tranh giai cấp; ở đâu có áp bức bất công ở đó có đấu tranh chống áp bức bất công. Đấu tranh ở thời kỳ này đã mang tính giai cấp rõ rệt, có qui mô tổ chức và tính tự giác. Trước sự đàn áp bóc lột dã man của hệ thống vua quan triều đình giai cấp nông dân đã nổi dậy đấu tranh. Trước sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tiến bộ mà đại diện là giai cấp tư sản, cách mạng xã hội chuyển xã hội lên một hình thái mới:Tư bản chủ nghĩa.
Hình thái kinh tế xã hội TBCN ra đời đánh dấu một bước tiến dài trong lịch sử nhân loại. Nhờ vào những phát minh khoa học, năng suất lao động liên tục tăng nhanh, công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh, nhu cầu của con người được đáp ứng đầy đủ hơn, lực lượng sản xuất phát triển… Quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa ban đầu phù hợp, đến một chừng mực nhất đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhà nước và cách mạng xã hội.DOC