Tiểu luận Nhà nước và vai trò của Nhà nước với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời kì quá độ

MỤC LỤC

I. LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC THEO LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MAC- LÊNIN.

1. Lý luận về bản chất chức năng của nhà nước.

2. Vai trò kinh tế của nhà nước.

II. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỚI NỀN KINH TẾ ĐÓ.

1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2. Vai trò kinh tế của với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế thị trường.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nhà nước và vai trò của Nhà nước với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời kì quá độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiên trong lịch sử loài người - thời kì nô lệ cho đến ngày nay đã có các hình thái nhà nước phát triển rất cao như nhà nước tư bản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Song song với sự phát triển của nhà nước thì các hoạt động kinh tế của con người cũng xuất hiện và phát triển từ hoạt động lao động đơn giản cho đến hoat động kinh tế phức tạp ngày nay. Suốt cả quá trình ấy không nhà nước nào đứng ngoài nền kinh tế. Nhà nước đã khẳng định vai trò kinh tế của mình dù với nhiều mức độ khác nhau như có lúc đã can thiệp rất sâu vào nền kinh tế bằng các kế hoạch, mệnh lệnh nhưng cũng có lúc nhà nước chỉ quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô. Ngày nay thực tiễn trên khắp thế giới đã chứng minh nền kinh tế cần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ở nước ta, cũng không nằm ngoài quy luật trên, đã xác định xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ Đại hội VI của Đảng( 12/1986 ). Từ lúc đó cho đến nay dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà nước ta vẫn khẳng định được vai trò của mình trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bảo đảm con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong tiểu luận này em xin trình bày về “Nhà nước và vai trò của Nhà nước với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời kì quá độ”. Trong qua’ trình thực hiện tiểu luận em còn nhiều thiếu xót mong sự nhận xét của thầy. Em xin chân thành cảm ơn. I. Lý luận về nhà nước và vai trò của nhà nước theo lý luận triết học Mác Lênin 1. Lý luận về bản chất, chức năng của nhà nước a. Bản chất của nhà nước Trên thực tế giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp khác.Vì thế về bản chất nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Như vậy nhà nước có bản chất giai cấp. Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các đặc trưng. Bất cứ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau: Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp bao gồm các đội vũ trang đặc biệt và bộ máy quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khoá, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức. b. Chức năng cơ bản của nhà nước: Tuỳ theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động quyền lực nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp- chức năng giai cấp - là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Đây là chức năng quan trọng nhất thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước. Chức năng xã hội thực hiện ý trí và bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng dân cư nhưng trong phạm vi ý trí và lợi ích ấy tương đồng với lợi ích giai cấp thống trị hoặc là không có nguy cơ loại trừ lợi ích của giai cấp thống trị hoặc là phương tiện để củng cố lợi ích giai cấp thống trị. Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại. Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích giai cấp thống trị bằng hệ thống pháp luật và các phương tiện khác như thông tư, tuyên truyền, các cơ quan văn hoá, giáo dục… Đây là chức năng thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước. Chức năng đối ngoại là chức năng thực hiện mối quan hệ liên minh hoặc đối chọi giữa các nhà nước khác nhau mà thực chất là thực hiện mối quan hệ giữa các giai cấp thống trị ở các quốc gia khác nhau trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo. Chức năng đối ngoại thực chất là mở rộng của đối nội . Tất cả các chức năng trên của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị; thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước rõ rệt. 2. Vai trò kinh tế của nhà nước: Vai trò kinh tế của nhà nước qua các giai đoạn lịch sử: Trong các nhà nước đương đại không có nhà nước nào đứng trên kinh tế hay ngoài kinh tế. Thực tế lịch sử đã chứng minh vai trò kinh tế của nhà nước được phôi thai ngay từ buổi ban đầu khi nhà nước mới chỉ vừa xuất hiện. Sau đó mới được nhận thức và ứng dụng vào thực tiễn quản lý, kinh tế, xã hội. Trong thời đại chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ nô - kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử - đã trực tiếp dùng quyền lực của mình can thiệp vào việc phân phối của cải được sản xuất ra. ở thời đại này, của cải được sản xuất ra bởi những người nô lệ nhưng của cải ấy không được phân phối mà bị giai cấp chủ nô chiếm đoạt bằng các thủ đoạn bạo lực phi kinh tế. Trong thời đại phong kiến, nhà nước phong kiến không chỉ can thiệp vào việc phân phối của cải mà còn đứng ra tập trung lực lượng nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích quan lại di dân đi mở mang các vùng đất mới, đề ra chính sách ruộng đất thích hợp với từng thời kỳ. Nhìn chung các hoạt động này diễn ra một cách tự phát. Như ở Trung Quốc từ học thuyết “Bình dân kinh tế chủ nghĩa”, Mạnh Tử cho rằng chính sách kinh tế của nhà nước phong kiến phải hướng vào làm giầu cho dân; dân giàu thì nước mạnh. ở Việt Nam, tư tưởng nhà nước can thiệp vào nền kinh tế cũng được hình thành rất sớm. Từ nhà Lý thế kỷ X trước công nguyên, Nhà nước phong kiến Việt Nam ý thức sâu sắc về quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất và ra sức thực hiện các biện pháp để duy trì, củng có quyền lực của nhà nước. Trên thế giới vào thế kỷ XVII, chủ nghĩa tư bản được hình thành, quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản được thực hiện, nền kinh tế thị trường từng bước được hình thành. Để giúp cho kinh tế phát triển nhanh cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Chính vì vậy vai trò quản lý kinh tế của nhà nước tư sản ngày càng được xác lập và nâng cao. Nhà nước tư sản đã thực hiện các chính sách tiền tệ hết sức nghiêm ngặt, họ tìm mọi cách tích luỹ tiền tệ, cho tiền chạy ra nước ngoài. Trong chính sách ngoại thương họ dùng hàng rào thuế quan bảo hộ, đánh thuế xuất khẩu cao và thuế xuất khẩu các hàng sản xuất trong nước thấp. Nhà nước còn hỗ trợ các thương nhân trong nước các phương tiện vật chất và tài chính khi họ tham gia buôn bán quốc tế. Nhà nước cũng quy định nghiêm ngặt tỉ giá hối đoái… Bằng các chính sách đó nhà nước tư bản đã tích luỹ được một lượng của cải và tiền tệ đáng kể. Đầu thể kỷ XVIII, giai cấp tư sản tập trung phát triển mạnh sản xuất. Nhờ khoa học kỹ thuật nên sản xuất ở các nước tư bản phát triển nhanh. Phát triển do cạnh tranh trở thành đòi hỏi cấp thiết trong đời sống kinh tế các nước này. Vì thế các nhà kinh tế học cổ điển đã ủng hộ tự do cạnh tranh, nổi bật nhất là Adam Smith (1723 - 1790) một kinh tế gia người Anh đưa ra thuyết “Bàn tay vô hình” và nguyên tắc “Nhà nước không can thiệp” vào hoạt động của nền kinh tế. Sự hoạt động của nền kinh tế là do các quy luật khách quan chi phối. Nhà nước chỉ có một vài nhiệm vụ kinh tế nhất định, đó là trong trường hợp nhiệm vụ vượt khả năng của một doanh nghiệp như làm đường, xây dựng bến cảng, đào các con kênh lớn… Đầu những năm 30 thế kỷ XX, những cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra thường xuyên đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã chứng minh rằng “Bàn tay vô hình” không thể bảo đảm những điều kiện ổn định cho kinh tế thị trường phát triển. Hơn nữa trình độ xã hội hoá sản xuất phát triển ngày càng cao đã chỉ cho các nhà kinh tế học thấy rằng cần phải có cự can thiệp của nhà nước vào quá trình hoạt động của nền kinh tế,điều tiết nền kinh tế. Nhà kinh tế người Anh John Meynard Keynes (1884 - 1946) đã đưa ra lý thuyết “Những điều tiết nền kinh tế thị trường”. Theo thuyết của trường phái Keynes, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ở cả tầm vĩ mô (với các công cụ như pháp luật, chính sách tín dụng, điều tiết lưu thông tiền tệ, lạm phát, thuế…) và tầm vi mô (trực tiếp phát triển các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ công cộng). Song những chấn động lớn trong nền kinh tế vẫn chưa diễn ra. Hơn nữa tình trạng khủng hoảng, lạm phát vẫn xảy ra ngày càng trầm trọng. Điều này làm tăng làn sóng phê phán lý thuyết Keynes và xuất hiện tư tưởng phối hợp “Bàn tay vô hình” với nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế thị trường .Đi theo xu hướng “hỗn hợp” ngày nay các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng các nền kinh tế hiện đại muốn phát triển phải dựa vào cả cơ chế hị trường cũng như sự quản lý của nhà nước. Nổi bật là quan điểm “Kinh tế hỗn hợp” của Paul Samuelson, một kinh tế gia người Mỹ. Trong “Kinh tế học” ông cho rằng: “Điều hành một nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị trường như vỗ tay bằng một bàn tay”. Cơ chế thị trường xác định giá cả và số lượng trong nhiều lĩnh vực, trong khi đó chính phủ điều tiết thị trường bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ. Cả hai bên thị trường và chính phủ đều có tính chất thiết yếu. Từ sau năm 1917, với sự ra đời của liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết và sau năm 1935 là sự ra đời của hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới, trong nền kinh tế thế giới còn có nền kinh tế chỉ huy vận động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Trong cơ chế này, nhà nước là người quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế bằng kế hoạch và thông qua một loạt các chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu gián tiếp. Kết quả vì xơ cứng, các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) đã phải chuyển sang cơ chế thị trường và phải đổi mới cách thức quản lý của nhà nước. Như vậy trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, nhà nước luôn đóng một vai trò nhất định trong đời sống kinh tế. Không một nhà nước nào lại đứng ngoài nền kinh tế. Đó là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và mang tính lịch sử. Nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế của nó nhưng không phải nhà nước nào cũng có chức năng kinh tế mà chức năng kinh tế chỉ phổ biến ở một số nhà nước như nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư bản có điều kiện phát triển kinh tế thị trường mạnh.Cơ sở của chức năng kinh tế này là sự xuất hiện sở hữu quốc gia trong phạm vi hoạt động kinh tế trong thực tế biểu hiện bằng những việc nhà nước trực tiếp thành lập ra các doanh nghiệp hoặc tham gia cổ phần chi phối trong doanh nghiệp cổ phần. b. Vai trò kinh tế của nhà nước được biểu hiện qua việc quản lý điều tiết nền kinh tế vĩ mô bằng các công cụ quản lý như hệ thống pháp luật, thuế, chính sách kinh tế… Ngày nay nền kinh tế thị trường phát triển yêu cầu phải có sự quản lý vĩ mô kinh tế của nhà nước. Kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh…trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường biểu hiện ra bằng giá cả thị trường phụ thuộc vào các nhân tố: giá trị thị trường, giá trị của tiền, cung và cầu, cạnh tranh trên thị trường. Nói nhà nước có vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô đối với kinh tế thị trường vì kinh tế thị trưòng chịu sự chi phối của cơ chế thị trường có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít các khuyết điểm. Bên cạnh các ưu điểm mà không cơ chế nào hoàn toàn thay thế được như kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế, tạo ra sự tương ứng giữa cung cầu, kích thích đổi mới khoa học kĩ thuật, thực hiện phân phối nguồn lực kinh tế hợp lý, có sự điều tiết mềm dẻo dễ thích ứng thì cơ chế thị trường cũng có những khuyết điểm vốn có. Đó là nó chỉ thực hiện đầy đủ khi có kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo. Các doanh nghiệp hoạt động với mục đích lợi nhuận tối đa nên họ có thể tác động xấu đến đời sống xã hội, môi trường, phân phối thu nhập không công bằng gây ra hố ngăn cách về giàu nghèo. Khuyết điểm cuối cùng là khó tránh khỏi những thăng trầm khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước sẽ khuyến khích các ưu điểm phát triển đồng thời hạn chế các khuyết điểm của cơ chế thị trường. Để thực hiện được vai trò này, nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô như hệ thống pháp luật, kế hoạch hoá và các chính sách về kinh tế, tài chính, tiền tệ, các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại… Đấy chính là vai trò kinh tế tất yếu của nhà nước. II. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế đó. 1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khái niệm Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có mục đích là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải từ thực tiễn tìm tòi thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung với bước đi vững chắc. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường áp dụng các hình thức kinh tế, phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống nhân dân. 2. Vai trò kinh tế của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế thị trường. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Quyền lực của nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền với xây dựng chỉnh đống Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước đảm bảo một xã hội công bằng, ai cũng có cơm ăn áo mặc. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Như vậy, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Vai trò kinh tế của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với nền kinh tế thị trường. Từ các lý luận về nhà nước, kinh tế thị trường, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở trên ta nhận thấy vai trò kinh tế hết sức quan trọng của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các nước có nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết đều có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế ở các mức độ khác nhau. Nước Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật trên. Do chúng ta đã xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên để có kết quả nhà nước phải quản lý nền kinh tế thị trường dựa trên các yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế thị trường. Phương pháp quản lý của nhà nước ta là: Thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế để họ có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi, xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh, giá cả chủ yếu do thị trường quyết định, xây dựng cơ chế điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm hưóng dẫn, giám sát hoạt động của các chủ thể kinh tế, hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm tạo ra khuôn khổ cho hoạt động kinh tế, tôn trọng và thực hiện các thông lệ quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản quản lý nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, bảo đảm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Nhà nước có vai trò kinh tế với nền kinh tế thị trường như sau: Đầu tiên, nhà nước tạo điều kiện hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ, phát huy vai trò nòng cốt định hướng và điều tiết của kinh tế nhà nước trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua trên thị trường trong nước ở cả thành thị nông thôn và các vùng khó khăn. Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và có hiệu quả. Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin. Phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, tiền tệ. Mở rộng thị trường bất động sản. Đảm bảo cho các thị trường trên phát triển đồng bộ. Nhà nước quản lý và điều tiết kinh tế bằng các công cụ quản lý vĩ mô để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của thị trường. Trước tiên nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi. Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể kinh tế được tự chủ nhưng quyền tự chủ được thể chế hoá thành pháp luật và mọi hành vi đều phải tuân theo đúng pháp luật. Hệ thống pháp luật kinh tế đồng bộ bao trùm mọi hoạt động kinh tế như các điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động thị trường, những quy định chi tiết cho các hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo, nhà nước tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất (như giao thông vận tải, thông tin liên lạc…) và kết cấu hạ tầng xã hội (như giáo dục và đào tạo, các dịch vụ công cộng khác như an ninh, tài chính…) Bảo đảm minh bạch, công bằng trong chi Ngân sách nhà nước. Thực hiện đầu tư vốn hợp lý cho các ngành, các vùng lãnh thổ trong cả nước, đảm bảo việc đầu tư đúng và đủ. Xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, kích thích việc lưu thông tiền tệ. Nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch các chương trình phát triển kinh tế xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể kinh tế thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, các chương trình chương trình bằng cách sử dụng các đòn bẩy kinh tế như ưu đãi về thuế, về lãi suất cho vay cho những nhà đầu tư vào những ngành những vùng mà nhà nước ưu tiên phát triển. Đồng thời nhà nước sử dụng biện pháp hành chính khi cần thiết như cấm xuất khẩu gỗ để bảo vệ rừng, phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bằng việc điều tiết kinh tế vĩ mô như trên nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp vì lợi ích hẹp hòi của mình có thể lạm dụng tài nguyên xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Sự xuất hiện độc quyền cũng làm giảm tính hiệu quả của hoạt động thị trường, vì vậy nhà nước có nhiệm vụ rất cơ bản là bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thị trường. Bên cạnh đó nhà nước cần khắc phục, hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Sự tác động của cơ chế thị trường có thể đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhưng nó không thể tự động mang lại những giá trị mà xã hội vươn tới, không tự động đưa đến sự phân phối thu nhập công bằng. Nhà nước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Như vậy Nhà nước ta quản lý kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất,phát huy mặt tích cực,hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân. Kết luận Từ những điều đã trình bày ở trên, em xin rút ra kết luận.Về bản chất nhà nước có tính giai cấp là công cụ thực hiện bóc lột của giai cấp bóc lột đối với giai cấp bị bóc lột.Với các chức năng kinh tế xã hội, chính trị cũng như đối nội đối ngoại nhà nước trở thành công cụ đắc lực cho giai cấp thống trị đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị. Trong các chức năng vai trò của nhà nước thì vai trò kinh tế hết sức quan trọng.Không có nhà nước nào là không có vai trò kinh tế từ nhà nước ban đầu nhà nước thời kì chiếm hữu nô lệ cho đến nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường nhà nước có vai trò quản lý kinh tế vĩ mô điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ vĩ mô. Với nước ta, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân do dân và vì dân, dựa trên liên minh giai cấp công nhân nông dân và tầng lớp tri thức và chịu sự lãnh đạo của Đảng, đặt mục tiêu phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, công bằng xã hội. Để đạt được mục tiêu như thế chúng ta xác định phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước .Do đó Nhà nước Việt Nam có một vai trò rõ rệt đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là sự điều tiết kinh tế vĩ mô bằng hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch…Nhà nước ta tạo điều kiện hình thành hệ thống thị trường đồng nhất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định chính trị, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tạo đà thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ đó đưa nước ta vươn lên sánh vai cùng các nước khác trên thế giới. Mục lục I. Lý luận về nhà nước và vai trò kinh tế của nhà nước theo lý luận triết học Mac- Lênin. 1. Lý luận về bản chất chức năng của nhà nước. 2. Vai trò kinh tế của nhà nước. II. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế đó. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vai trò kinh tế của với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế thị trường. Các tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mac- Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Giáo trình Triết học Mac- Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, Nhà xuất bản Chính t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhà nước và vai trò của Nhà nước với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời kì quá độ.doc
Tài liệu liên quan