MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
I. Kinh tế thị trường ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người mới 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
I. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con người 3
II. Ngoài ra ta tìm hiểu những vấn đề sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền bao cấp sang nền kinh tế thị trường 6
III. Vai trò của chủ thể trong định hướng phát triển nhân cách 8
IV. KẾT LUẬN 11
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
Trải qua hàng nghìn năm con người đã có sự thay đổi, tiến bộ rất nhiều. Từ kỷ nguyên sơ khai con người sống thành từng bầy đàn sau đó phát triển dần lên thành bộ tộc, bộ lạc....Khi đó con người vẫn chưa hiểu biết được những quy luật của tự nhiên xã hội. Khi có những hiện tượng là (sấm sét...) họ cho rằng đó là sự trừng phạt của chúa trời, của Đấng tối cao họ thần thánh hoá hết và tìm vào một thế giới siêu nhân, cùng với sự trôi đi của thời gian, khả năng nhận thức của con người đã phát triển, tầm nhận thức cao hơn, sâu hơn. Họ thấy được sự vận động của các quy luật, thấy được các hiện tượng xảy ra đó xuất phát từ đầu.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì vai trò của con người ngày càng trở nên quan trọng trong các lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội. Sự nhận thức của con người phải cao hơn để phù hợp với sự phát triển đó. Vậy sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến sự hình thành phân cách con người mới hay không ? Mức độ ảnh hưởng đến đâu. Đó là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Và với em, em đã chọn đề tài “ Nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường” với mong muốn được hiểu thêm về nhân cách con người trong nền kinh tế mới.
Nội dung bài tiểu luận gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận: Theo trình tự của một bài viết.
Cơ sở lý luận
I. Kinh tế thị trường ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người mới.
Mỗi hình thái kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt khác với các hình thái kinh tế khác nhau. Hình thái kinh tế ra đời sau sự kế tục phát huy và loại bỏ của các hình thái kinh tế trước nó. Nhưng với mọi hình thái kinh tế đều lấy hình ảnh nhất định về con người làm cơ sở. Theo đó mà con người cũng phải có nhân cách phù hợp với từng hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự thay đổi đó đều nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, của toàn xã hội.
Vậy nhân cách là gì? Nhân cách là sản phẩm của vật chất hay là sản phẩm của ý thức, là cái tồn tại vốn có trong mỗi con người, là thực tế sinh học hay là thực tế xã hội của mỗi con người. Điều đó còn phụ thuộc vào quan điểm của những nhà triết học.
Đối với quan điểm trước Mac cho rằng nhân cách con người là sản phẩm thuần tuý của ý thức do một lực lượng siêu nhiên ban cho. Đó là quan điểm của chủ nghĩa duy tâm. Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình lúc đó thì cho rằng nhân cách là sản phẩm thụ động của môi trường xã hội hay môi trường sinh vật.
Nhưng quan điểm triết học Mac – Lênin thì cho rằng.
Nhân cách là sự thể hiện cá nhân những phẩm chất có ý nghĩa xã hội của con người. Là hình thức tồn tại quan hệ xã hội được thể hiện dưới dạng cá nhân, là thước đo tính xã hội của con người. Nói chung thì nhân cách là cái được hình thành và phát triển thông qua các mối quan hệ xã hội và thông qua hoạt động của chính cá nhân con người có nhân cách ấy, trong đó quan trọng nhất là những quan hệ đạo đức tốt đẹp và hoạt động tiếp thu, sáng tạo ra các giá trị văn hoá, xã hội
Cơ sở thực tiễn
Một hình thái kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt nhưng chúng lại thống nhất ở một điểm đó là lấy con người làm cơ sở cho sự phát triển. Vậy với mỗi hình thái kinh tế thì con người phải có sự thay đổi cho sự phát triển của hình thái đó.
I. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con người.
1. Kinh tế thị trường:
Là một hệ thống kinh tế vận động và phát triển thông qua sự vận động mang tính quy luật của nhiều mối quan hệ VD: Quy luật cung cầu: Quy luật giá trị thặng dư... Kinh tế thị trường là đỉnh cao của nền kinh tế hàng hoá. Nó có đặc trưng riêng khác với nền kinh tế tập trung bao cấp. Nền kinh tế thị trường kế hoạch hoá sản xuất không chỉ ở cấp trung ương mà còn ở từng xí nghiệp các bộ phận, từng cơ sở sản xuất kinh doanh. Còn kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì được kế hoạch từ cấp trung ương các xí nghiệp, các bộ phận cơ sở, thì cứ theo việc đó mà tiến hành sản xuất thiếu đâu nhà nước chịu. Các xí nghiệp, các bộ phận cơ sở ấy không phải chịu thua lỗ, thất bại của doanh nghiệp và trong cơ chế kinh tế này thì các doanh nghiệp không phải tuân theo quy luật cạnh tranh. Còn ngược lại trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Không có quy luật cạnh tranh. Còn ngược lại trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Không có quy luật cạnh tranh thì không phải nền kinh tế thị trường.
Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường như vậy đã làm cho con người ngày càng trở nên năng động sáng tạo hơn sơ với cơ chế tập trung bao cấp. Vậy sự thay đổi của các hình thái kinh tế đã làm cho con người thay đổi để phù hợp với từng hình thái phát triển đó hay nói cách khác, xã hội quy định ý thức xã hội nên con người phải có ý thức xã hội. Phù hợp với điều kiện xã hội thời kỳ bao cấp.
2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong hoàn cảnh lịch sử kinh tế thị trường.
Xuất phát từ chỗ cho rằng trong nền kinh tế thị trường con người tuy có lý trí nhưng cũng có ... lợi rằng nền kinh tế đó dựa vào trên cơ sở tư nhân về tư liệu sản xuất và trên cơ sở tự do phát triển của cá nhân, người ta muốn nhấn mạnh đến lợi ích cá nhân, coi nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân như là một sức mạnh, mọi động lực thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ.
Bước vào nền kinh tế thị trường, con người chấp nhận cạnh tranh và chạy theo lợi nhuận, lợi ích đó là điều hiển nhiên. Song cũng có nhiều nhân tố khác xô đẩy cá nhân vào cảnh bối rối, liều lĩnh thậm chí dẫn đến tình trạng “ tâm thần phẫn lập”. Trong tình huống đó nhiều khi, như nhà triết học pháp Ăng đrêc luman đã viết: “ con người là hang ổ của sự vô nhân đạo”. Cho nên để đạt tới sự cân bằng, bù trừ hoặc loại bỏ được những tác nhân tiêu cực trong mỗi cá nhân, con người phải nhận thức và thoả mãn được 3 yếu tố cơ bản. (1)
+ Mỗi cá nhân đều hành động theo nguyên tắc; quyền luôn luôn gắn với trách nhiệm của họ. Trong cuộc sống sự tồn tại và phát triển cần chữ “tín” lòng chân thành nghĩa là với sự tự ý thức đúng đẵn và sâu xa.
+ Con người sinh ra không chỉ tồn tại một mình như cá thể riêng rẽ. Cũng vì thế mới xuất hiện nỗi sợ hãi trước cô đơn và có yêu cầu hợp tác trong mọi trường hợp, mọi hoạt động. Trong nền kinh tế cũng vậy, một hoặc một số cá nhân đơn độc không thể nào giải đáp nhanh chóng triệt để những câu hỏi như: cần sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? cần phân phối cho ai.
(1) Mỗi cá nhân không loại trừ kiểu người được coi là “làm ăn kinh tế” “kinh doanh buôn bán” đều phải có đạo đức Do đó có nhiều hình thức thị trường và kinhdoanh, nên trong thời đại ngày nay cần đề cập đến mặt đạo đức trong nhân cách mới con người từ nhiều mối quan hệ khác nhau, đối với tự nhiên, sự sống và tạo ra sự sống, đối với đồng tiền, đối với các phương tiện thông tin đại chúng, đối với quan hệ nhân ái giữa con người.
Mối quan hệ giữa cá nhân với người khác với nhóm và xã hội đã từng là cuộc đấu tranh luận trên nhiều lĩnh vực và chắc chắn sẽ không thể kết thúc, không thể đem lại một ý nghĩa thực tế, nếu người ta thiếu khách quan muốn thiên về một khía cạnh một gía nào đấy.
Khả năng thích ứng của con người một số nhà khoa học cho rằng, việc thích ứng với mọi biến đổi là yêu cầu cơ bản tất cả mọi người, không phụ thuộc vào nền văn hoá truyền thống của họ.
Con người không những phải thích ứng với những tình huống mới mà còn phải đứng vững trước những thay đổi nguy hiểm và tàn bạo. Nếu không có sáng kiến mới, tinh thần cách phê phán, hoặc sức mạnh của ý chí, con người sẽ bị mất thời cơ trở thành kẻ bi quan đứng ngoài cuộc hoặc bị đào thải.
Sự thích ứng ở mức cao là sự thay đổi cách ứng sử hay cách thích nghi tâm lý. Trong cuộc sống có nhiều kiểu thích nghi xã hội. Tuy vậy người ta đã gặp nhiều trường hợp chỉ vì chạy theo ý thích, lợi ích cá nhân mà mục tiêu và biện pháp đều bị thay đổi làm nảy sinh những hiện tượng xã hội tiêu cực như chủ nghĩa cơ hội, thời vị lợi, bệnh xu thời, sự phân biệt chủng tộc, sắc tộc.
Tính năng động trước hết trong phạm vi lao động là một khái niệm chỉ sự linh hoạt của người nhận viện, khả năng lao động ở bất cứ nơi nào cần đến họ. Các nhà hoạch định chính sách hoặc những nhà kinh doanh, nếu thiếu sự nhạy cảm thiếu linh hoạt thì sẽ bị trả giá. Theo An VinTônphlơ (Alinfo..) nhà tương lai học Mỹ đã cho rằng trong thăng giá trị sự toàn diện, uyển chuyển và linh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng, con người sẽ ngày càng vươn tới một lối sống cân đối hơn (chân tay và trí óc giải trí và làm việc) sản xuất và tiêu thụ trừu tượng và cụ thể khách quan và chủ quan. Tính cơ động và linh hoạt có thể xem như bạn đồng hành của tính sáng tạo.
Sự định hướng giá trị đúng đắn nhanh chóng của cá nhân hiện rõ đã trở thành một điều kiện quan trọng trong đời sống và nhất là trong hoàn cảnh kinh tế – xã hội đang biến động mạnh mẽ.
Việc cá nhân hướng suy nghĩ và hành động của mình vào những giá trị này hay những giá trị của họ. Cùng một lúc con người theo đuổi những giá trị liên quan đến bản thân gia đình lao động sản xuâts đào tạo bồi dưỡng.... Việc định hướng vào những giá trị vật chất tinh thần đều có ý nghĩa. Nhưng trước mắt và trong giai đoạnh tới đang có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm nếu xã hội muốn trở thành một cộng đồng bao gồm các công dân có nhân cách cao đẹp.
Xã hội sẽ mờ nhạt, mất đi tính sinh động và khả năng phát triển, nếu người dân trong đó không có cá tính liên quan đến nhau nhưng không giống nhau. Cá tính là khái niệm vừa nói lên đặc điểm riêng biệt của cá nhân, đặc điểm độc nhất vô nhị của nhân cách vị trí đặc thù của cá nhân trong hệ thống quan hệ xã hội, vừa dùng để chỉ khía cạnh của sự tự ý thức.
Cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành cá tính là sự phân công lao động của cá nhân nhất định. Trong hệ thống các quan hệ xã hội, cá tính là tổng thể các tính cách giúp phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Trong khi phát triển cá tính cá nhân phải tự điều chỉnh cho phù hợp với môi trường, tình huống quan hệ chung trong cộng đồng.
II. Ngoài ra ta tìm hiểu những vấn đề sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
1. Nhân cách con người trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là một hình thái kinh tế xã hội với những đặc trưng của nó đã tác động đến nhân cách của con người. Với mô hình kinh tế chỉ huy và mô hình hoá kế hoạch hoá tập trung Nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu. Điều đó thể hiện ở sự chi tiết hoá các nhiệm vụ do trung ương giao bằng một hệ thống pháp lệnh, các cơ quan hành chính kinh tế, can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về các quyết định của mình. Nền kinh tế quan liêu bao cấp bỏ qua những quy luật của sự phát triển kinh tế như quy luật cạnh tranh quy luật giá cả, bỏ qua quan hệ hàng hoá tiền tệ và nền kinh tế được thực hiện bằng việc cấp phát và giao nộp sản phâm thực hiện chế độ tín phiếu, quy định giá cả sản phẩm. Trong nền kinh tế tập chung đã làm mất đi tính sáng tạo, năng động của chủ doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh. Bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian từ đó tạo ra một đội ngũ cán bộ kém năng lực trong quản lý, không tạo nghiệp vụ kinh doanh, cửa quyền, hách dịch.
Chính những đặc chưng của nó như vậy đã làm cho nền kinh tế chậm phát triển. Nó đã tạo ra những mô thuẫn cơ bản mà công cuộc đổi mới phải xoá bỏ cơ chế đó để thay vào đó là một nền kinh tế mới cơ chế dân chủ.
Với cơ chế quan liêu như vậy đã làm méo mó con người triệt tiêu động lực nội tại của nó, tước hết tự do, lý trí, nhu cầu độc lập về bản thân họ. Làm mất đi chí vươn lên của con người trong xã hội, tạo ra một sức “ì” của xã hội.
Do đó phải có một cơ chế kinh tế mới với tính ưu việt phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt nam nói riêng và Châu á nói chung chịu sự tác động mạnh mẽ của hai nhân tố. Đó là những tư tưởng, phong thái trong quá khứ và điều kiện để xây dựng nền kinh tế, con người hiện nay. Hai điều kiện đó đã tạo nên những mâu thuẫn cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người mới.
Việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho con người có sự tự do hơn, nhưng đồng thời cũng không làm mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhận thức của con người được nâng lên. Tầm hiểu biết xã hội cũng vì thế mà rộng hơn, sâu hơn. Tất cả những điều đó đã hình thành một nhân cách, một con người mới.
Khi nói đến nhân cách trong điều kiền kinh tế thị trường thì chúng ta không thể bỏ qua được một nhân tố quan trọng đó là: Giáo dục nhân cách.Tác động của các điều kiện kinh tế xã hội cũng như một hệ thống giáo dục xã hội đối với nhân cách con người không mang tính chất một chiều. Con người không phải là đối tượng thụ động mà có quan hệ năng động với môi trường đó nó sinh trưởng. Bởi vậy hiệu lực tác động của hoàn cảnh xã hội đối với con người còn bị quy định tính tích cực của bản thân nhân cách, bởi khả năng tự giáo dục của nhân cách.
Tự giáo dục gồm có khả năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự kiểm tra, tự điều tiết nhân cách. Sự phát triển những khả năng ấy sẽ kích thích con người hướng tới và tiếp nhận có lựa chọn những tác động từ phía xã hội theo hướng thuận lợi cho phát triển nhân cách. Phát triển khả năng tự giáo dục nhân cách chính là cách tốt nhất để loại bỏ đi tính tiêu cực mà nền kinh tế thị trường đã tạo ra.
Mối quan hệ giữa nhân cách và văn hoá.
Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi dân tộc đã sáng tạo ra. Để thoả mãn những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần của mình. Mỗi một dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng.
Ngoài ra văn hoá còn có chức năng làm môi trường cho sự hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của mỗi con người là thành viên của xã hội đã sáng tạo ra nền văn hoá đó. Định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá, đặc biệt là văn hoá nghệ thuật có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách. Những giá trị chuẩn mực, những khuôn mẫu văn hoá của xã hội chính là mảnh đất mầu mỡ, nguồn nuôi dưỡng thế giới tinh thần của con người. Các tác phẩm nghệ thuật nhờ đặc trưng hình tượng có thể tác động toàn diện lên sự phát triển tình cảm, lý trí và năng lực sáng tạo của nhân cách. Bởi vậy giữ gìn bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá trong nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước không chỉ là đòi hỏi của bản thân văn hoá mà còn là sự đòi hỏi của việc phát triển nhân cách theo hướng tích cực. Trong sự tác động qua lại với môi trường văn hoá lành mạnh, nhân cách từng bước hình thành một cơ chế phòng ngừa phản giá trị tinh thần nảy sinh từ bản thân công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoặc được du nhập từ bên ngoài vào.
III. Vai trò của chủ thể trong định hướng phát triển nhân cách.
Làm ăn mới, nhìn về giá trước, nghĩ đến lợi ích lâu dài. Quy luật cạnh tranh đã làm chủ con người đi từ sản xuất quy mô nhỏ đến sản xuất quy mô lớn luôn phải nghĩ đến việc đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến chuyển đổi hệ giá trị xã hội và giá trị con người, con người từ phục tùng sang tự chủ sáng tạo từ dựa trên tình nghĩa sang dựa trên lý trí và dân chủ.... Các chuẩn mực của con người đỏi hỏi không chỉ phát triển từng mặt riêng lẻ mà phải là cá nhân phát triển hài hoà của thể chất tinh thần, trí tuệ.
1. Vai trò của xã hội
Xã hội hoá chính là mọi quá trình nhờ đó nền văn hoá phân loại được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là quá trình gián tiếp học hỏi qua đó cá nhân có thể phát triển bản chất xã hội có kinh nghiệm tham gia đời sống xã hội. Thiếu mối quan hệ này thì cá nhân và xã hội đều không thể thiếu được. Mỗi giai đoạnh của cuộc sống có điểm, có những bước chuyển hoá quá độ hoặc những khủng hoảng cần vượt qua. Còn nhân cách con người được hiểu một cách toàn diện và tài đức, năng lực, thể chất và nhân lực, trí tuệ, trạng thái tinh thần, tình cảm của mỗi cá nhân bao gồm cả nhận thức tình cảm hành động phong phú, tính khí lối sống của họ. Đó là sự thống nhất những mặt cá nhân và mặt xã hội ở con người cụ thể là thái độ ứng xử của môĩ con người trước hiện thực. Bằng sự hoạt động của bản thân, dưới sự hướng dẫn giáo dục của thế hệ trước, từ các quan hệ xã hội tập thể, nhóm con người hình thành và phát triển nhân cách con người.
Trong chính sách của Đảng và Nhà nước vừa phải phát huy sức mạnh truyền thống, tính cộng đồng, vừa phải khắc phục những mặt yếu của truyền thống cá nhân là bị coi nhẹ, không phát triển nhân cách, nhân cách không được khẳng định, cá tính không được phát huy. Trong quá trình chuyển hoá từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường chúng ta phải xoá bỏ các hình thức bao cấp, xoá bỏ mọi biểu hiện của những đặc quyền, đặc lợi, xử lý tốt mỗi quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.
2. Vai trò của từng cá thể.
Con người trong quản lý xã hội là vấn đề trọng tâm của lý luận quản lý xã hội, tầm quan trọng của nó càng được nhận mạnh hơn khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vai trò của con người trong hệ thống quản lý còn được xem xét một cách biện chứng, bởi nó luôn thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội.
“ Thời đại đang mở ra nhiều viễn cảnh tương lai con người là vô hạn. Không nên chỉ nhìn thấy khó khăn, hạn chế con người hiện tại mà bi quan hoặc cho rằng phát triển con ngườitoàn là hoang tưởng”. Con đường đi tới tương lai sẽ phong phú và đa dạng, còn nhiều điều mới lạ và những điều mới lạ đó sẽ không hề mâu thuẫn và ngược chiều với ý tưởng nhân đạo và khả quan của chủ nghĩa Mac Lênin về sự hoàn thiện con người.
3. Vai trò tránh nhiệm của sinh viên với việc.
Nhân cách hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời mỗi con người, tuổi trẻ có những cơ hội tốt nhất để nhân cách được hình thành và phát triển một cách toàn diện. Để khắc phục những mâu thuẫn của sự hình thành và phát triển nhân cách của con người trong điều kiện chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Người sinh viên luôn tự đấu tranh với bản thân mình. Đó sự đấu tranh giữa việc sống sao cho đúng nhân cách của người sinh viên. Khi người sinh viên xác định rõ được động cơ học tập thì sẽ có thái độ đúng đắn, có mục đích rõ ràng, đây là người sinh viên có nhân cách và sẽ luôn giành được sự quan tâm ưu ái của xã hội với sự giúp đỡ nhiệt thành của các tầng lớp xã hội họ có điều kiện sống và học tập tốt hơn và trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Người sinh viên luôn phấn đầu rèn luyện, luôn ý thức và khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại tương lai tốt đẹp, ngoài ra không thể có sự nào khác. Mà ngược lại một con người có tài mà thiếu nhân cách dễ làm những điều tồi tệ cho người khác và xã hội. Tư tưởng Lênin và sinh viên vẫn còn nguyên giá trị lý luậnvà thực tiễn trong thời đại ngày nay. Đối với chúng ta đó là những chỉ dẫn quý giá với yêu cầu thời đại và thực tiễn đất nước nhằm hình thành một đội ngũ tri thức.
IV. Kết luận
Như vậy nhân cách vừa là cái chung cái tổng hoà những quan hệ xã hội, tức là cái bản chất xã hội trong mỗi cá nhân vừa là đặc thù của cá nhân đó.
Khái niệm nhân cách chỉ bản sắc độc đáo của mỗi cá nhân nó không chỉ là sản phẩm của quan hệ xã hôị có tính lịch sử cụ thể không chỉ là kế thừa di sản lịch sử văn hoá mà còn là chủ thể của các quan hệ xã hội. Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của “cái tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý xã hội tạo nên với hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân theo cách riêng của mình.Với nhân cách riêng mỗi cá nhân tự ý thức làm chủ cuộc sống, tự lựa chọn chức năng, động cơ và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội từ đó mà hình thành sự thôi thức nội tâm, ý chí vươn tới những mục tiêu xác định.
Trong cơ chế hiện nay người ta có thể bộc lộ hết mình mà không phải quên đi cái tôi trước kia có suy nghĩ gì nên buộc con người phải vận động liên tục không ngừng phát huy khả năng sáng tạo.
Mục lục
Trang
Lời giới thiệu
1
Cơ sở lý luận
2
I. Kinh tế thị trường ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người mới
2
Cơ sở thực tiễn
3
I. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con người
3
II. Ngoài ra ta tìm hiểu những vấn đề sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền bao cấp sang nền kinh tế thị trường
6
III. Vai trò của chủ thể trong định hướng phát triển nhân cách
8
IV. Kết luận
11
Tài liệu tham khảo
1. Triết học số 1 tháng 3 năm 1993
2. Văn hoá và nhân cách Trần Tuấn Lộ
3. Chủ nghĩa Mac - lênin và thời đại của chúng ta
4. Triết học số 6 (118) tháng 12 năm 2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60269.doc