Trứớc khi nghiên cứu vấn đề nhân cách con người trong nền kinh tế nước ta hiện nay chúng ta cần phải hiểu thế nào là quy luật mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của
các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Mâu thuẫn có tính khách quan vì là cái vốn có trong các sự vật hiện tượng và tính phổ biến tồn taị trong tất cả các lĩnh vực.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhân cách con người trong nền kinh tế thị trương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhảy vọt lớn trong lịch sử tiến hoá của dân tộc.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc - thời kỳ đọc lập dân tộc, dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã là trung tâm kết hợp các yếu tố giai cấp, dân tộc quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp của cách mạng để giành thắng lợi./.
a - mở đầu
Con người là vốn quý nhất, thước đo của mọi sự vật kẻ tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Chính vì vậy trong lịch sử phát triển loài người con người luôn phải chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách cho mình đi theo theo một hướng tốt nhất.
Lịch sử phát triển loài người trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn liền với một hình thái kinh tế - xã hội, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên bởi vì sự vận động thay thế nhau cua các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối, đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ cúa lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng có liên hệ biện chứng với nhau thông qua những quy luật xã hội.
Từ năm 1986 trong công cuộc đổi mới đất nước nền kinh tế đã được chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nền kinh tế nước ta đã có nhiều tiến chuyển tốt đẹp như tốt độ tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được nâng lên, trong thời kỳ này nhân cách con người cũng bị ảnh hưởng đến hai măt tốt, xấu. Về mặt xấu thì nền kinh tế thị trương đã làm cho con người tha hoá về mặt đạo đức thế giới nội tâm nghèo đi, tâm lý hưởng thụ tăng lên, còn về mặt tốt làm cho con người năng động hơn, phát huy tạo điều kiện nâng cao năng xuấtlao động xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường đang có nhiều chuyển hướng mới cũng đặt ra không ít những vấn đề cần bàn, mà trong đó vấn đề nhân cách nghĩa là sự phát triển những phẩm chất xã hội của con người, đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Kinh tế thị trương với việc hình thành nhân cách con ngưòi mới là một vấn đề hết sức quan trọng và to lớn trong bất kỳ một xã hội, một quốc gia nào..
Khi xem xét vấn đề nhân cách con người chúng ta phải nhìn một cách toàn diện không được nhìn nhận một cách phiến diện. việc nghiên cứu vấn đề nhân cách con người có ý nghĩa vô cùng quan trong trong thời đại ngày nay. Nó giúp cho con người tự hoàn thiện mình, giúp cho con người thái độ phẩm chất đúng đắn trong các vấn đề xã hội khác.
Vậy qua bài tiểu luận này em xin được đề cập đến vấn đề nhân cách con người trong nền kinh tế thị trương hiện nay.
B - Nội Dung
Trứớc khi nghiên cứu vấn đề nhân cách con người trong nền kinh tế nước ta hiện nay chúng ta cần phải hiểu thế nào là quy luật mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của
các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Mâu thuẫn có tính khách quan vì là cái vốn có trong các sự vật hiện tượng và tính phổ biến tồn taị trong tất cả các lĩnh vực.
Do mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến nên mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau. trong mỗi sựu vật hiện tượng khong phải chỉ có một mâu thuẫn mà có nhiều mâu thuẫn mỗi mâu thuẫn lại có đặc điểm vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật vì vậy cần phải cố phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể.
Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ quy định rằng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập, trong mặt mâu thuẫn sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời với sự đấu tranh gữa chúng bởi vì trong quy định rằng buộc lẫn nhau hai mặt đối lập vẫn luôn có su hướng phát triển trái ngược nhau đấu tranh với nhau. Phát triển là một sự đấu tranh gữa các mặt đối lập.
Quá trình hình thành và phát triển của một thuẫn lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện sự khác biệt, sau đó phát triển lên thành hai mặt đối lập, khi hai mặt của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và có điều kiện thì gữa chúng
có sự chuyển hóa - mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới đuợc hình thành và lại bắt đầu bằng một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết thì không có sự phát triển. Chuyển hoá của các mặt đối lập là tất yếu là kết quả của sự đấu tranh gữa các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên các hình thức chuyển hoá cũng hết sức đa dạng. Có thể hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau và có thể chuyển hoá lên hình thức cao hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng gữa hai mặt: Thống nhất của các mặt đói lập là tạm thời tương đối còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Tính vận động và phát triển của sự vật là sự tự thân và diễn ra liên tục. Tính tương đối thống nhất gữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận, các sự vật đa dạng phức tạp, gián đoạn.
Tóm lại: Mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt của các mặt đối lập, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hoá gữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Từ những cơ sở lý luận trên để từ đó đi đến nghiên cứu những vấn đề sau:
I - Đặc trưng của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách.
1/ Thực tiễn những năm gần đây cho thấy đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là phù hợp với quy luật khách quan hợp lòng dân, đáp ứng Được yêu cầu của cuộc sống.
Xét theo góc độ kinh tế học, kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá tuân theo quy chế điều phối của thị trường. Đó chính là nền kinh tế hàng hoá gắn với thị trường lấy thị trường làm đièu kiện tồn tại và hoạt động. thị trường là nơi trao đổi gữa người bán và người mua là yéu tố chi phối mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kinh tế hàng hoá càng phát triển thì thị trường càng mở rộng và trở thành yếu tố quan trọng kích thích phát triển.
Kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế mà ở đó các mối quan hệ kinh tế gữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ hàng hoá tiền tệ phát triển, mở rộng bao quát trên nhiều lĩnh vực có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội là nhân tố phát triển sức sản xuất tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiên lên. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật tự thân, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp khủng hoảng chu kỳ.
Mặt khác do hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh của nền kinh tế kém phát triển của cơ chế tập trungquan liêu bao cấp nền kinh tế nước ta đã bị tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. trong hoàn cảnh đó kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng, phục hồi sản xuất. Trên cơ sở đó đời sống của con người ngày càng được cải thiện nâng cao được đời sống về vật chất và tinh thần và ngày càng đầy đủ hơn. một điều tất yếu sẽ xẩy ra con người sẽ không khoẻ mạnh nếu thiếu thốn về mặt vật chất và thiếu đi sự chăm sóc của các điều kiện y tế; Con người không thể có chí tuệ minh mẫn nếu thiếu các hoạt động vật chất để tién hành các hoạt động học tập nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra nền kinh tế thị trường còn tạo ra môi trường cho con người phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh chạy đua quyết liệt. Điều đó buộc con người phải linh hoạt. Có tác phong nhanh nhạy linh hoạt có đầu óc quan sát phân tích để thích nghi hành động có hiệu quả từ đó nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con người.
Kinh tế thị trường ở việt nam tồn tại như là một tất yếu khách quan do:
Sự phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi nó không mất đi mà trái lại nó cũng phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng. sự phân công lao động không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó vựot ra khỏi phạm vi đó và trở thành quốc tế vấn đề sở hữu tư nhân vốn là sở hữu tư bản vốn có của loài người nhưng có một thời gian dài chúng ta không thừa nhận. Hiện nay nền kinh nước ta đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
ở việt nam trước đây đã xuất hiện mô hình “ Kinh tế chỉ huy” hây mô hình kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp. Mô hình này xét về thực chất là xoá bỏ các thành phần kinh tế với tư cách là cơ sở kinh tế của sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá - tền tệ hầu như hình thức hoá, nếu không muốn nói là thủ phạm.
Nền kinh tế thị trương ngoài những mặt tích cực tạo ra cho con người vẫn còn tồn tại một số khuyết tật vốn có của nó: Thất nghiệp lạm phát, khủng hoảng, sự chênh lệch giàu nghèo phá hoại môi trường sinh thái.
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi dân chủ công bằng xã hội. Việc hình thànhnhân cách con người trong cơ chế thị trường đát nước ta đang là một vấn đề được nhiều nhà ngiên cuứu quan tâm.
II - ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến nhân cách con người mới ở Việt nam.
1/ Nhân cách là gì ?
Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới cái tôi do tác động của các yếu tố sinh học tâm lý xã hội tạo nên. với đặc điểm riêng của về di truyền, về sinh lý thần kinh, về gia đình về hoàn cảnh sống của mọi cá nhân theo cách riêng của mình, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hoá của xã hội vào bên trong mình thực hiện quá trình so sánh, lọc bỏ, tự đánh giá, tự giáo dục trên cơ sở đó hình thành động lực, lợi ích lòng tin, định hướng giá trị trong xúc cảm, suy tư và hành động với nhân cách riêng moõi cá nhân có khả năng tự ý thức làm chủ cuộc sống, tự lựa chọn chức năng động cơ và trách nhiệm cụ thể hoạt động hội, từ đó mà mà hình thành sự thôi thúc nội tâm ý chí vươn tới mục tiêu xác định.
Vậy nhân cách là toàn bộ những đặc tính và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức tự khảng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Tóm lại: Sự hình thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong quá trình xác lập cái tôi:
Do đó trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay nhân cách của con người bị tác động của môt số yếu tố tích cực và tiêu cực.
2/ Những ảnh hưởng tích cực đến nhân cách con người.
Sau hơn mười năm đổi mới nền kinh tế nước ta có những bước chuyển biến mới nên đã tạo điều kiện cho cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Số hộ có thu nhập trung bình, khá, giàu tăng, còn số có thu nhập thấp giảm Theo số liệu điều tra ở một số tỉnh thuộc 3 miền: Bắc, Trung, Nam cho thấy số người giàu chiếm tỷ lệ 3% đến 15%, số người khá chiếm từ 7% đến 18%, số người trung bình chiếm khoảng 25%. Phần còn lại là đang sống ở mức đói, nghèo. Ngoài ra
nền kinh tế thị trường còn tạo ra một số tiến chuyển tốt như số có nhà ở tốt chiếm hơn 50% và số hộ có điện sinh hoạt 52%, số hộ có nước sạch sử dụng là 67%, số hộ có ti vi là 2triệu hộ , số hộ có ra đi ô 5 triệu hộ.
Về mặt giáo dục và đào tạo thì ngày càng được chú trọng và phát triên hơn cụ thể là đã đạt được một số thành tựu , đã có 91 % dân biết chữ và trong đó có 46,4% người lao động có trình độ tiểu học, 15% số người có trình độ trung học ngoài ra về hệ thống đào tạo cán bộ sau đại học cũng đã được chú ý tới rất nhiều hiện nay nước ta có khoảng 10.000 tiến sỹ, 500 phó tiến sỹ và rrát nhiều thạc sĩ và giáo sư, phó giáo sư. Nước ta đã chú trọng đến việc đào tạo học sinh giỏi theo mô hình trường chuyên, lớp chọn.
nhìn chung về mặt bằng dân trí đã được nâng cao hơn trước rất nhiều. Từ đó cho ta thấy nền kinh tế thị trường đã tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường lợi ích cá nhân được khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật. Đồng thời kinh tế thị trường còn tạo một số điều kiện thuận lợi để con người tham gia vào các quan hệ, các hoạt động kinh tế, xã hộiđa dạng. Việc mở rộng phạm vi hoạt động mối quan tâm đến lợi ích khiến con ngưòi trở nên năng động hơn, tích cực hơn. Hơn thế cạnh tranh với tính cáh một thuộc tính tất yếu của cơ chế thị trường luôn đặt con ngươì vào tình thế phải quyết chọn, phải nỗ lực vượt bậc. Do vậy cơ chế thị trường đã tạo cho con ngưòi một tính cách khôn ngoan, tỉnh táo, mạnh dạn, mạo hiểm kiên trì, linh hoạt...
Việc chuyển nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với cơ cấu nhiều thành phần có ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng và phát huy các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Nó tạo ra những điều kiện, tiền đề kinh tế cho sự phát triển, khai thác các nguồn lực cho quá trình phát triển. Đồng thời chuyển sang nền kinh tế thị trường thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác và phân công lao động trong nước và thế gới, áp dụng các thành tựukhoa học công nghệ hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động xã hội, tăng thu nhập quốc dân và thu nhập của người lao động bảo đảm phúc lợi xã hội
cho mọi tầng lớp. Dưới tác động của quy luật lợi nhuận cạnh tranh, cung cầu, nền kinh tế thị trường có sức động viên to lớn các nguồn lực tài nguyên và con người phát triển nó giúp con người sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và sức lao động phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế chính nền kinh tế thị truờng đang tạo thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân về nhiều phưong diện, nhất là phương diện tài năng và trí tuệ. Qua sự mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác chúng ta đã có những bước tiến mới trong kinh tế đối ngoại. Trong quá trình mở rộng hợp tác kinh tế và giao lưu văn hoá với một mặt chúng ta thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loài làm phong phú nền văn hoá dân tộc.
Ngoài những tác động theo xu hướng tốt của cơ chế thị trường còn có những tác động về mặt trái cuả cơ chế thị trường đến nhân cách con người.
3/ những tác động tiêu cực đến nhân cách con người.
a) thực tế nhiều năm gần đây cho thấy kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển nhiều loại tiêu cực xã hội, làm nẩy sinh những vấn đề rất phức tạp. việc khuyến khích các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác và cạnh tranh với nhau cùng phát triển sản xuất kinh doanh tất yếu dẫn đến sự phân tầng xã hội và có khoảng cách rất xa gưa người giàu và người nghèo. Bên cạnh một bộ phận nhân dân có thu nhập cao nhờ biét kinh doanh, ở nước ta đã và đang xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào kể cả làm hàng giả lừa đảo gây tôi ác vi phạm pháp luật sẵn sàng trà đạp lên lương tâm và nhân phẩm. Nạn buôn lậu trốn thuế đang rất trầm trọng. Nạn đổ vỡ tín dụng phá sản trong kinh doanh, nợ chồng chất không thanh toán được gây ra biết bao tai hoạ cho người lương thiện, cho xã hội. Tình trạng tham ô, hối lộ đặc biệt là vấn đề tham nhũng rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên cần phải thấy rằng không phải xây dựng được cơ chế thị trườnglà những phẩm chất tốt đẹp tự nó hình thành cho con người có những lúc những nơi kinh tế thị trường không những làm con người, tốt đẹp hơn mà ngược lại còn làm tha hoá bản chất con người biến con người thành kẻ nô lệ sùng bái sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả làm chi biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm văn hoá, đạo đức,luân lý... Bên cạnh những tác động tích cực kinh tế thị trường cũng có nhiều khuyết tật hạn chế gây ra những tác động xấu. Việc quá đè cao lợi ích cá nhân bất chấp lợi ích tập thể và lợi ích xã hội là một nguy cơ lớn lơị nhuận kích thích sản xuất, nhưng mặt khác lợi nhuận cũng tự phát đẩy con người tới những hành vi phá hoại môi trường sống và làm tha hoá đạo đức nhân phẩm. Sự cạnh tranh trên thị trường làm ch con người sáng tạo hơn, nang đọng hơn, nhưng nhiều khi làm mất đi lòng nhân ái, tính vị tha, biến con người thành những cỗ máy chỉ biết tính toán một cách sòng phảng lạnh lùng thiếu nhân tình.
Quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm sống động thị trường nhưng cũng làm sói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá con người. Ngoài ra đi kèm với kinh tế thị trường là hàng loạt tệ nạn xã hội đưa đến những rối loạn khủng hoảng cho gia đình hạt nhân, tế bào của xã hội, rượu chè mại dâm ma tuý buôn lậu hối lộ tham nhũng là những căn bệnh trầm kha không dễ bề khắc phục trong kinh tế thị trường.
Điều đáng lo ngại quá trình đồng nhất hoá các giá trị định hướng nhân cách trong điều kiện hiện nay lại mang tính chất của quá trình phương tây hoá, thậm chí Mỹ hoá. Vì vậy trong bản giá trị định hướng nhân cách thay vì những giá trị mang bản sắc dân tộc người ta thấy chủ nghĩa thực dụng, tâm lý hướng thụ sự sùng bái tiền tài, quyền lực thành đạt. Nền kinh tế hàng hoá đòi hỏi phải mở rộng quan hệ với các nước, chúng ta đã nâng cao xuất khẩu và có những bước tiến mới trong kinh tế đối ngoại, trong quá trình mở rộng hợp tác kinh tế và giao lưu văn hoá với các nước một mặt chúng ta tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loài, làm phong phú nền văn hoá dân tộc. Mặt khác trong quá trình thâm nhập của nền văn hoá ngoại lai làm cho nền văn hoá truyền thống bị mai một ví như ở thành thị nơi kinh tế thị phát triển mạnh cùng với sự tiếp xúc với bên ngoài được mở rộng nhiều đã trỗi dậy một bộ phận dân cư có xu hướng quay lưng với truyền thống đuổi theo đồng tiền và lợi nhuận một cách vô điều kiện, từ đó dẫn đến sự sói mòn về nhân cách, gia tăng các tệ nạn xã hội, mai dâm. Ngược lại ở nông thôn nơi kinh tế hàng hoá chưa phát triển mấy đang có xu hướng quay về với truyền thống một cách thái quá. Trong điều kiện cuộc sống được nâng cao nhưng trình độ dân trí lại thấp nên những người dân nông thôn đang có những hoạt động khôi phục truyền thóng, kết hợp vối viẹc khôi phục những thủ tục lạc hậu, những truyền thống lạc hậu kể cả mê tín dị đoan.
Khi cơ chế thị trường được mở rộng giá trị và sự đánh giá, giá trị nhân cách không tránh khỏi sự biến dạng nhất định trong các xã hội phương đông, truyền thống nhân cách vẫn được xác định bởi vốn hiểu biết và mối quan tâm của người với người. Khác với trách nhiệm đóng góp của họ đối với gia đình và cộng đòng, thậm chí trong những tình thế phải quyết chọn người ta sẵn sàng “ xả thân thành nhân’’ coi đó là phương châm giải quyết những xung đột giữa cá nhân với cộng đồng. Nhưng trong điều kiện của cơ chế thị trường dưới áp lực của lợi nhuận, cạnh tranh giá trị nhân cách ít biểu hiện qua những đóng góp, hy sinh của con người nó được nhìn nhận được đánh giá bằng mức đọ thành đạt quy mô thu nhập thậm chí bằng khả năng biến người khác thành phương tiện hợp pháp để thực hiện các mục đích của con ngươì nhất định.
Cũng dưới áp lực của cạnh tranh con người trong cơ chế thị trường luôn phải thể hiện tự khẳng định trội hơn ngưới khác. Nói khác đi muốn khẳng định mình con người phải tự vươn lên trên mình, cơ chế thị trường theo nghĩa đó là cơ chế tốt nhất cho nhân cách phát triển. Nhưng mặt khác nhu cầu về bức xúc phải vươn lên trọi hơn người khác lại dẫn đến một sự đối lập nhất định dưới giá trị đích thực của nhân cách với hình thức biểu hiện nhân cách. Do vậy thói kiêu ngạo, thói phô trương sự đua đòi theo mốt một cách vô lối là những hiện tượng thường thấy hiện nay, chúng che dấu sự nghèo nàn và méo mó của nhân cách.
Trong thời kỳ hiện ta thấy sự trượt dốc về đạo đức, hình thành nhân cách con người phải được chú trọng và có những biện pháp tích cực.
Đặc biệt đối với tầng lớp thế hệ trẻ một lực lượng kế thừa quan trọng của đất nước đang bị tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Trong quá trìng vận động của xã hội hiện nay cũng có khá nhiều thanh niên hoặc không hội nhập với những quy tắc khắt khe và nhiều cái còn tồn lại của nền kinh tế quan liêu bao cấp hoặc chỉ hội nhập ở những mặt tiêu cực của nó mà đã trở nên lạc lõng và mất phương hướng.
Một số người bi quan chán nản khi không đủ sức vươn lên đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tế cuộc sống của một số khác trước những đổi thay phức tạp của môi trường rộng xung quanh, đã không đủ sức mạnh để vượt qua chính mình và trở nên sa ngã tha hoá, thế hệ trẻ ngày nay dễ bị lâm lạc hơn trước và rất nhiều thanh thiếu niên khi bị lầm lỡ sa ngã đã hoàn toàn không ý thức được tính nghiêm trọng trong hành vi của mình. Nhiều tội phạm ở tuổi vị thành niên đã không nhận thức những lỗi lầm, không thể hiểu rằng mình phạm tội thậm chí trong nhiều trường hợp còn tự coi mình là những” Người hùng” không sợ bị trừng phạt, không sợ chết biết vươn lên trên những suy nghĩ tầm thường của cuộc sống. Một số thanh sa vào con đường nghiện ngập, cờ bạc và khi bị bắt đã không ngần ngại trả lời những người phỏng vấn, “làm như vậy chỉ vì muốn sống khác người khác đời, muốn sóng cuộc sống tẻ nhạt buồn chán”Nhiều thanh niên đoi khi chỉ muốn chứng tỏ mình mà đã gây ra rất nhiều tội ác như cướp giật và thạam chí đôi khi còn giết người chỉ vì một lý do đơn giản là nhìn” ngứa mắt” hoặc đã” xúc phạm” tới mình. Đó là tất cả những sự biểu hiện của sự tha hoá trong đời sống hiện nay của thanh niên nước ta hiện nay. Trong điều kiện như vậy, sự ohát triển nhân cách vừa bị méo mó, vừa trở nên nghèo nàn đơn điệu nó mất đi sự phong phú của các bản sắc dân tộc và phong cách riêng. Quá trình làm cho con người mất đi cá tính luôn tìm cách thích ứng với xã hội bằng cách bắt chươcs người khác các học giả phương tây sự xã hội hoá quá mức đối với con người than phiền về tình trạng này E-Fromm viết “ đạo đức mới không phải là lương tâm của truyền thống nhân văn phẩm chất có nghĩa là khả năng thích nghi, biến mình thành giống như mọi người tội lỗi là sự khác biệt với người khác” và cuối cùng sự đổi mới công nghệ liên tục làm thay đổi nhanh chóng quan niệm về giá trị của con người. Trng xã hội tiểu công nghiệp bản giá trị tinh thần của các cá nhân cũng như của xã hội mang tính ổn định cao. Con người yên tâm sống và hoạt động trong sự định hướng của những chuẩn mực cái giá trị, con người trở nên hoài nghi và mất lòng tin vào những gì có tính chất bền vững. chủ nghĩa tương đối về giá trị là tâm lý lưu vô đối với truyền thống tạo ra tâm trạng bất an về mặt xã hội. Con người mất đi cảm giác an toàn vì thiếu sự đảm bảo của các giá trị lâu dài tự do của nhân cách do vậy mất đi phương hướng hoạt động.
Nhân cách là một đắc điểm nổi bât của lối sống mà lối sống lại là một yếu tó của nền văn hoá phát triển theo định hướng dân tộc hiện đại và nhân văn, bởi thế xây dựng lối sống có văn hoá chính là xây dựng nhân cách sóng của cn người khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Từ nhân cách đến phẩm chất cuộc sống bao gồm cả cuộc sống và cuộc sống tinh thần luôn hướng tới Chân - Thiện - Mỹ ở mức độ cao.
Môi trường cần có cho phẩm chất cuộc sống thì hiện thành hiện thực chính là vì đất nước phải ổn định chính trị công bằng xã hội được đề cao, mọi tệ nạn xã hội phải bị lên án bài trừ.
b/ Trước những thực trạng trên cần phải có những giải pháp khắc phục. Để khắc phục những mâu thuẫn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam trong nền kinh tế thị trường ở giai đoạn hiện nay. đó là một vấn đề đang được đặt ra buộc phải có sự kết hợp chặt chẽ gữa đảng, nhà nước, các cơ quan đoàn thể và mỗi cá nhân của mỗi chúng ta thì mới nhanh chóng đẩy lùi tình trạng trên và đưa đất nước ta thành một nước văn minh, hiện đại và có trình độ dân trí ngày càng cao.
Thống nhất gữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội chúng ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển con người nhất là đầu tư cho đào tạo giáo dục và nâng cao dân trí. Giáo dục trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là một nền giáo dục tổng hợp, toàn diện bao gòm giáo chính trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, trí thức. Chỉ có một nền giáo dục tổng hợp như vậy mới có thể làm phát triển một cách phong phú, thế giới tinh thần và những năng lực thực tiễn của con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Và ngoài ra còn phải có sự tác động của một su hướng giáo dục nước đó là tự giáo dục nhân cách. Tự giáo dục bao gồm khả năng tự nhận thức tự đánh giá tự kiểm tra tự điều tiết của nhân cách.
Sự phát triển những khả năng này sẽ kích thích con người tích cực hướng tới và tiếp nhận có lựa chọn những tác động từ xã hội theo hướng thuận lợi cho phát triển nhân cách con người.
Để phát triển kinh tế đi đôi với thục hiện các mục tiêu xã hội chúng ta cần phải tiến hành xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội cũng như xây dựng cơ chế nhằm thực hiện phát triển kinh tế và phát triển xã hội con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển của con người, lợi ích và hạnh phúc của con người, phải có những thước đo của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60088.DOC