Hoàn toàn không nghi ngờ rằng, sự tranh luận về mối quan hệ giữa tâm lý và
lôgíc chắc chắn vẫn còn kéo dài. Điều thu hút sự chú ý của chúng ta là, vì sao
lại có sự tranh luận giữa các nhà triết học và các nhà tâm lý học, sự khác biệt
và mối liên hệ giữa những vấn đề tâm lý và những vấn đề lôgíc nằm ở đâu,
chức năng của chúng trong quá trình nhận thức là gì? Chúng tôi cho rằng, đối
với việc lý giải cơ chế, chức năng của đồ thức, sự nghiên cứu sâu vấn đề này
là vô cùng quan trọng.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhận thức -Đồ thức -Tính khách quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiến hành lý giải ý nghĩa của các tin tức
đó. Do vậy, nhận thức khi đóng vai trò là thông tin giải thích hoặc thông tin
không lý tưởng thì thường chứa đựng tính chất giả thiết và suy luận. Rất rõ ràng,
trong hai loại hoạt động thông tin hoặc nhận thức, nhận thức đồ thức (bản mã tín
hiệu) tuy đều phát huy tác dụng nhưng những tác dụng đó hoàn toàn không
giống nhau. Trong thông tin lý tưởng và hoạt động nhận thức mang tính tái hiện,
chủ thể chỉ cần dựa vào những đồ thức đã có là có thể tiến hành dự đoán và phán
đoán; nhưng trong thông tin không lý tưởng hoặc trong quá trình suy luận mang
tính giả thiết, nếu chủ thể dựa vào những đồ thức đã định thì không thể đưa ra
những phán đoán chính xác về sự vật, do vậy đồ thức không thể chi phối sự lý
giải và tri giác của con người một cách hoàn toàn. Trong sự suy luận mang tính
giả thiết, mã tín hiệu và ngữ cảnh, đồ thức và khách thể bổ sung lẫn nhau, cùng
phát huy tác dụng. Suy luận mang tính chất giả thiết dựa vào quy tắc để phán
đoán sự vật, nhưng những quy tắc do đồ thức cung cấp chỉ có đặc điểm là khả
năng thành lập. Suy luận mang tính giả thiết vừa dựa vào đồ thức vừa tham khảo
suy luận theo “ngữ cảnh” (khách thể), vì thế có sự thống nhất của đồ thức nhận
thức tương ứng và đồng hoá với đối tượng nhận thức. Trên thực tế, đồ thức
trong thông tin lý tưởng hoặc trong chức năng của hoạt động nhận thức mang
tính tái hiện, chỉ là một dạng đặc biệt, ngoại lệ. Quan hệ của đồ thức và đối
tượng có tính phổ biến và tính đặc thù, tính phổ biến của đồ thức tuy là phương
tiện để nắm bắt các đối tượng cá biệt, nhưng tính cá biệt không thể hoàn toàn
nằm trong tính phổ biến. Đây chính là nguyên nhân khiến đồ thức không thể tự
nó phát huy tác dụng. Trong khi chủ thể phản ánh khách thể bên ngoài một cách
trung thực, tác dụng tương hỗ của đồ thức nhận thức và đối tượng khách quan sẽ
hình thành nên một loại kết cấu bổ trợ. Kết cấu này không chỉ là cơ sở cho việc
thống nhất giữa tính khách quan của nhận thức và tính năng động chủ quan của
nhận thức, mà còn cho thấy con người lợi dụng việc quy về đồ thức để nắm bắt
những điều kiện và con đường của sự vật mới.
Sự suy luận mang tính giả thiết của con người gắn liền với một loại chức năng
quan trọng của đồ thức nhận thức. Sự lý giải trước đây đối với chức năng của đồ
thức chủ yếu hạn chế trong phương diện đồng hoá đối tượng của nó. Theo cách
lý giải này, quá trình tri giác của con người chính là quá trình lợi dụng những đồ
thức đã có để tiến hành phân biệt và nhận thức đối với những sự vật bên ngoài
tác động vào; tri giác chính là sự kích hoạt đối với đồ thức kinh nghiệm; sự phù
hợp giữa kích thích của sự vật bên ngoài với các đồ thức có sẵn là tiền đề của
phản ánh, đồ thức chỉ là cơ cấu tái nhận thức các sự vật quen thuộc. Cách xem
xét này, về nguyên tắc, là đúng, nhưng nó hoàn toàn không chứa đựng toàn bộ
đặc điểm của nhận thức con người. Ví dụ, so sánh và giả thiết là hai phương
thức tư duy quan trọng để nhận thức những sự vật mới, chúng có mối liên hệ
mật thiết với đồ thức của chủ thể. Trên thực tế, con người không chỉ có phản
ứng đối với mỗi một sự vật mà họ đã biết rõ, cho dù là gặp phải những sự vật
mới không thể lý giải trong phạm vi của mã tín hiệu, cũng đòi hỏi đồ thức lý giải
ý nghĩa của nó. Mặc dù sự giải thích này chứa đựng tính hoài nghi, nhưng khi
chúng được kiểm nghiệm, nghĩa là khi có đầy đủ căn cứ thực tiễn, sẽ được đưa
vào hệ thống mã tín hiệu vốn có, đôi lúc còn có thể thay thế những mã tín hiệu
cũ. Nhấn mạnh một cách phiến diện tác dụng đồng hoá của đồ thức vừa không
thể giải thích được là phải làm gì khi gặp phải những hiện tượng khác biệt trong
nhận thức, vừa không thể nói rõ con người làm thế nào để có thể đưa ra những
phát hiện mới mang tính sáng tạo trong những hoàn cảnh chưa hề có tiền lệ.
Ký hiệu học cho rằng, không giống với động vật chỉ dựa vào tính di truyền của
cơ thể, con người là chủ thể của sáng tạo và sử dụng mã tín hiệu văn hoá. Bản
chất của việc con người sáng tạo ra mã tín hiệu văn hoá là nhằm mang lại ý
nghĩa và giá trị đối với thế giới bên ngoài, nhằm tiến hành mã tín hiệu hoá, trình
tự hoá. Nhưng cần phải chỉ ra rằng, bất kỳ cơ sở phát triển và hình thức của mã
tín hiệu văn hoá nào cũng đều là hoạt động thực tiễn của con người. Ký hiệu
ngôn ngữ đóng vai trò là hình thức phát triển nhất và là hình thái điển hình của
ký hiệu văn hoá khác. Nghiên cứu kết cấu và chức năng của nó có thể giúp
chúng ta đưa ra những hình mẫu và chìa khoá lý tưởng cho việc lý giải hoạt
động nhận thức và những mã tín hiệu điển hình khác; tương tự như vậy, cũng
không được quên rằng ngôn ngữ vốn có tính phái sinh và nó cũng chỉ là tương
đối đối với các đối tượng văn hoá và hoạt động nhận thức mà thôi.
II. Như trên đã trình bày, con người trong cùng hoàn cảnh trao đổi tin tức cần
phải nhất quán dựa vào “bản mã tín hiệu” của mình, cái “bản mã tín hiệu” này
chính là đồ thức nhận thức trên góc độ ý nghĩa nhận thức luận. Đồ thức là
phương thức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con người. Nó là bản
mẫu có tính khái quát của hệ thống tri thức được đưa vào trong quá trình nhận
thức, là sự thể hiện tập trung nhất của quan niệm truyền thống, tri thức và kinh
nghiệm vốn có của con người. Khái niệm đồ thức không chỉ biểu hiện tính chỉnh
thể của hiệu ứng chức năng và kết cấu quan hệ của các yếu tố trong quá trình
nhận thức, mà còn chỉ ra đặc trưng chủ yếu, phương thức tồn tại và phát triển cơ
bản của nhận thức. Chúng ta thường thấy những nghiên cứu về chức năng của
đồ thức, còn trong bài viết này chúng tôi chú trọng trình bày nhân tố chế ước nội
tại trong chức năng của đồ thức, từ đó giúp chúng ta hiểu được cơ chế chuyển
đổi của đồ thức.
Thứ nhất, khi coi đồ thức nhận thức như đối tượng cần đi sâu nghiên cứu của tư
duy, chúng ta có thể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc. Vấn đề đầu tiên
gặp phải là sự lý giải khác nhau về đồ thức. Ví dụ, Piaget giải thích đồ thức là
kết cấu vận động chuyển biến của tư duy, quan điểm này nghiêng về phương
diện suy luận lôgíc của đồ thức. Herbert A. Simon, người sáng lập ra tâm lý học
nhận thức và trí tuệ nhân tạo, thì giải thích đồ thức là kết cấu chỉ số, nghĩa là bao
hàm nội dung tri thức nhất định, mà không phải là chỉ tính trình tự của tri
thức(3). Hai quan điểm trên rõ ràng không tương đồng với nhau. Vấn đề tiếp
theo, khi chúng ta tiếp cận với những tài liệu hình thành đồ thức và tài liệu về
chức năng của đồ thức, giữa hai loại này tồn tại sự không hài hòa, không phù
hợp. Trong quan điểm của Piaget, hình thức cuối cùng của đồ thức chính là hình
thức hoá cấu trúc tư duy, nhưng trong rất nhiều tác phẩm bàn về chức năng của
đồ thức, lại chủ yếu trình bày về tác dụng chế ước và quy phạm của những tri
thức cụ thể đối với nhận thức. Điều làm cho mọi người chú ý là, cùng một học
giả, khi trình bày về những vấn đề khác nhau của đồ thức, cũng có những sự
không nhất quán. Như trên đã nói, Piaget tập trung vào vấn đề kết cấu lôgíc, do
đó ông đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa phương diện vận dụng toán học của tư
duy và phương diện phản ảnh biểu tượng của tư duy, đồng thời coi kết cấu vận
dụng toán học là phương diện bản chất của tư duy. Nhưng, khi ông bàn về vấn
đề tương ứng và đồng hoá của đồ thức, thì thực chất lại thoát ly khỏi những quy
định đối với đồ thức của mình. Bởi vì đồ thức đóng vai trò là kết cấu suy luận
lôgíc của tư duy, phát triển đến hết giai đoạn hình thức hoá thì rất khó để có thể
tiếp tục nói đến vấn đề tương ứng. Vấn đề tương ứng nghĩa là tương ứng với sự
vật, chỉ khi xem đồ thức như là cái cấu thành tri thức mới có thể lý giải vấn đề
tương ứng của đồ thức. Theo quan điểm của Piaget, đồ thức xuất phát từ kết cấu
hoạt động của chủ thể, mà không phải do khách thể đem lại. Do vậy, vấn đề đồ
thức tương ứng với khách thể là tương đối khó lý giải. Những loại vấn đề này
đều nói lên rằng, cần phải nắm một cách toàn diện tính quy định của đồ thức,
đồng thời phải tiến hành phân tích một cách có hệ thống sự cấu thành của đồ
thức. Ở đây, tôi chỉ xuất phát từ một góc độ là hệ thống tri thức để tiến hành một
số phân tích đối với vấn đề cấu thành của đồ thức.
Mọi người đều biết, sự nghiên cứu của triết học khoa học đối với lôgíc phát triển
của khoa học tập trung ở góc độ hệ thống tri thức, về thực chất, là nghiên cứu đồ
thức nhận thức theo nghĩa hẹp, cho dù người ta dùng những thuật ngữ không
giống với nhận thức luận và tâm lý học. Do vậy, việc nghiên cứu chức năng của
đồ thức nhận thức cần phải dựa vào kết quả nghiên cứu của nó. Khi chúng ta
xem đồ thức nhận thức như một hệ thống tri thức, đồ thức nhận thức của con
người và triết học khoa học nghiên cứu hệ thống tri thức là giống nhau, nhưng
cũng có thể phân thành ba cấp độ: cấp độ kinh nghiệm, cấp độ lý luận và cấp độ
nguyên lý. Hệ thống tri thức của con người vừa phản ánh quá trình hình thành và
phát triển của đồ thức, nghĩa là quá trình thăng hoa từ thấp lên cao xuất phát từ
cấp độ kinh nghiệm cảm tính, vừa cho kinh nghiệm đóng vai trò bộ phận hợp
thành sự tồn tại của đồ thức, mà không xem nó như một giai đoạn phát triển của
đồ thức.
Giống như sự cấu thành tri thức của đồ thức nhận thức, chức năng của đồ thức
cũng bộc lộ tính cấp độ. Cấp độ nguyên lý đóng vai trò là cấp độ cao nhất của đồ
thức, nó khống chế và điều tiết cấp độ kinh nghiệm và lý luận, đồng thời quyết
định bản chất của đồ thức nhận thức. Sự khác biệt giữa các đồ thức khác nhau
mặc dù cũng xuất phát từ hai cấp độ khác, nhưng chỉ có cấp độ nguyên lý mới là
nhân tố quyết định về chất của đồ thức. Cấp độ nguyên lý là kết cấu cao hơn của
hệ thống tri thức, còn cấp độ kinh nghiệm và lý luận chỉ là kết cấu bên ngoài.
Nếu cho rằng, nhận thức và lý giải đối với khách thể là chức năng của lý luận và
kinh nghiệm, thì nguyên lý sẽ đưa ra cấu trúc của sự lý giải. Cấp độ nguyên lý là
“mệnh lệnh”, nó quy định sự phát triển biến hoá, chế ước sự biểu hiện và sản
sinh tri thức mới, đồng thời chọn lựa, tổ chức, chú giải đối với nhận thức để đưa
ra tiêu chuẩn hợp lý nhất. Tóm lại, cấp độ nguyên lý là do con người tạo nên, là
mô thức chung nhất để nhận thức thế giới; nó đưa ra một loại mô thức phản ánh
mang tính khả năng và phù hợp với sự biến hoá của thế giới. Sự biến đổi của cấp
độ nguyên lý sẽ dẫn đến toàn bộ kết cấu của lý luận và kinh nghiệm cũng biến
đổi theo. Nhưng loại mô thức nhận thức chung nhất này quy định không chỉ các
hình thức của tư duy (như kết cấu lôgíc toán học), mà cả phương thức và góc độ
quan sát của con người chịu ảnh hưởng bởi sự chế ước của lịch sử và thời đại.
Do vậy, nó thực chất là phương thức tư duy mà chúng ta vẫn thường nói đến.
Phương thức tư duy đóng vai trò là những kết cấu tinh thần để phát huy văn hoá
thế giới trong những thời kỳ và giai đoạn lịch sử nhất định, sự ảnh hưởng của nó
luôn có ý nghĩa vượt thời gian, nhưng lại không thể tồn tại độc lập, mà luôn
thâm nhập vào đồ thức nhận thức của con người để phát huy tác dụng.
Nếu mô thức nhận thức ẩn chứa trong những kết cấu cao hơn của những hệ
thống tri thức nhất định, thì lý luận và kinh nghiệm là mô thức biểu hiện của mô
thức nhận thức, nghĩa là cấp độ chức năng của nó. Như mọi người đều biết, chức
năng nhận thức của mô thức lý luận biểu hiện tập trung trong việc quan sát lý
luận. Đối với cùng một đối tượng, những gì mà nhà vật lý học nhìn thấy thì khác
với nhà hoá học. Nguyên nhân là ở chỗ, họ áp dụng những tri thức khác nhau
với cùng một đối tượng, tức là đem các tri thức lý luận khác nhau gắn vào đối
tượng, tạo nên sự lý giải và phân loại khác nhau đối với đối tượng. Cấp độ lý
luận có sự ổn định tương đối so với cấp độ kinh nghiệm, nó vừa có sự trợ giúp
của cấp độ kinh nghiệm, vừa nhận được sự bảo đảm của cấp độ nguyên lý. Khi
một loại lý luận đồng thời có tính thực dụng hợp lý (tính hợp lý của cấp độ kinh
nghiệm) và có tính hợp lý của niềm tin (tính hợp lý do cấp độ nguyên lý quyết
định), nó sẽ nhận được sự trợ giúp của hai loại cấp độ kia và do vậy, càng tăng
cường vai trò giải thích của mình.
Cấp độ kinh nghiệm nằm ở ngoài phạm vi của hệ thống tri thức; nó nằm trong
quá trình tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, do vậy mà Piaget cho rằng,
đó là chỗ quan trọng nhất của cấu tạo nội hoá và cấu tạo ngoại hoá. Cấp độ kinh
nghiệm cùng với sự phát triển hoạt động thực tiễn của con người cũng luôn luôn
ở trong quá trình vận động, biến đổi, cho dù cấp độ kinh nghiệm chịu sự chi
phối và chỉ đạo của lý luận, nhưng từ góc độ phát sinh học mà xét, nó lại là xuất
phát điểm của hệ thống tri thức của con người. Một mặt, cấp độ kinh nghiệm, do
mối liên hệ tự nhiên giữa nó và thực tiễn mà sản sinh hạt nhân hợp lý của trình
tự lôgíc và tri thức ngữ nghĩa; mặt khác, đồ thức nhận thức thường thông qua
cấp độ kinh nghiệm như là trung gian để tiến hành tác động qua lại với môi
trường nhằm đạt được sự điều chỉnh và phát triển. Đối với việc chấp nhận văn
hoá nước ngoài và tính có thể lý giải được về sự khác biệt giữa các nền văn hoá
khác nhau, thì cũng căn cứ vào tính tương đồng của loài người trên phương diện
lý tính thực dụng, nghĩa là trong điều kiện phương thức sinh hoạt khác nhau, con
người luôn có rất nhiều kinh nghiệm sống tương tự như nhau.
Những phân tích ở trên cho thấy, trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, việc sử
dụng và lý giải khái niệm “đồ thức” thường do tính chất chuyên môn của chúng
mà có sự khác nhau. Vấn đề phân biệt mô thức trong nghiên cứu của tâm lý học
chủ yếu thuộc về cấp độ kinh nghiệm; “phép từ quả truy tìm nhân” và “nguyên
lý dòng chảy” trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học gắn liền với chức
năng lý luận, còn “lý luận bản đồ xanh” là ý nghĩa chức năng của cấp độ nguyên
lý. Nghiên cứu nhận thức luận đối với đồ thức, trước tiên cần chú ý đến cấp độ
tri thức do các loại lý luận đồ thức chỉ ra, đồng thời cần phải tiến hành nghiên
cứu trên góc độ tổng thể.
Thứ hai, chức năng của đồ thức và cơ chế chuyển đổi của nó còn biểu hiện ở
một góc độ khác, nghĩa là vấn đề tính không đối xứng của nhân tố lôgíc và nhân
tố tâm lý. Tri thức của con người không chỉ có tính cấp độ của nó, mà còn có sự
phân biệt chủng loại. Nhà triết học nổi tiếng Karl Popper đã phân tri thức của
con người thành 2 loại: tri thức mang ý nghĩa chủ quan và tri thức mang ý nghĩa
khách quan. Loại thứ nhất thuộc về tâm lý học, loại sau thuộc về lôgíc học. Ông
cho rằng, ý nghĩa khách quan của tri thức không bao hàm tri thức của chủ thể
nhận thức. Do đó, mục đích của lý luận về tri thức khách quan của Karl Popper
là bỏ qua bộ não và cơ thể, tiến tới vượt qua quá trình tâm lý để biểu thị tính
chất lý tính của nhân loại. Nói một cách tương đối, đối với quá trình tâm lý của
con người, hệ thống tri thức do ngôn ngữ và chữ viết tạo thành vốn có tính
nghiêm ngặt và tính quy định chỉnh thể. Điều này cho thấy, kết cấu lôgíc của hệ
thống tri thức này tương đối ít tính tuỳ tiện và cũng tương đối dễ hình thức hoá.
Đây là điểm thuận lợi cho việc tiến hành phân tích lôgíc đối với hệ thống tri thức
khách quan. Thế nhưng, ở đây, Karl Popper đã phạm một sai lầm không thể bỏ
qua. Chúng ta biết rằng, nghiên cứu nhận thức luận đối với những phát hiện
khoa học không thể chỉ tập trung vào việc phân tích lôgíc những kết quả nhận
thức cũng như năng lực hình thức hoá nhận thức của con người. Đối với sự phát
sinh, phát triển của nhận thức mà nói, đây không phải là một vấn đề thuần tuý
hình thức, mà nó bao hàm quá trình tư duy tâm lý vô cùng phức tạp. Chính là
dựa vào cách xem xét này, Karl Popper không tán thành việc đối lập tri thức với
tâm lý học. Ông cho rằng, không thể xem xét vấn đề tri thức một cách biết lập,
tách rời sự phát sinh, phát triển của tư duy. Với bất kỳ nhận thức luận nào, cho
dù nó hạ thấp nhân tố chủ thể xuống mức thấp nhất, thì cũng đều phải cần đến sự
trợ giúp của tâm lý học. Như vậy, Karl Popper đã chuyển trọng tâm nghiên cứu từ
kết quả nhận thức sang quá trình nhận thức, đồng thời kết hợp lôgíc học với tâm
lý học, nhằm xây dựng một loại lôgíc vốn có hiệu dụng của tâm lý học và gắn với
vận dụng toán tâm lý.
NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN (*) (tiếp theo)
LÝ CẢNH NGUYÊN(**)
Hoàn toàn không nghi ngờ rằng, sự tranh luận về mối quan hệ giữa tâm lý và
lôgíc chắc chắn vẫn còn kéo dài. Điều thu hút sự chú ý của chúng ta là, vì sao
lại có sự tranh luận giữa các nhà triết học và các nhà tâm lý học, sự khác biệt
và mối liên hệ giữa những vấn đề tâm lý và những vấn đề lôgíc nằm ở đâu,
chức năng của chúng trong quá trình nhận thức là gì? Chúng tôi cho rằng, đối
với việc lý giải cơ chế, chức năng của đồ thức, sự nghiên cứu sâu vấn đề này
là vô cùng quan trọng.
Nếu xem xét một cách tỷ mỉ, chúng ta sẽ nhận thấy, hệ thống phân loại tâm lý
và hệ thống quy loại lôgíc là hai loại chức năng điển hình của hệ thống phân
loại. Đầu tiên, đối với phạm vi phân loại của sự vật, chúng có độ rộng hẹp
khác nhau. Mọi người đều biết, năng lực phân loại của con người bắt nguồn từ
năng lực phân biệt dựa vào bản năng của động vật, do vậy phạm vi nhận biết
của động vật đối với các mô thức là vô cùng hạn hẹp. Khi có ai lấy hết trứng
trong tổ của chim hải âu, nó sẽ đi tìm những vật tròn tròn khác, ví dụ như đá
sỏi hoặc khoai tây để thay thế. So với động vật, hệ thống phân loại của con
người vốn có đặc trưng lý tính. Khi cần thiết, con người cũng có thể phân biệt
được sự khác nhau giữa vật và vật làm giả y hệt như nó. Nhưng như vậy
không có nghĩa là nói, con người chỉ có một hệ thống phân loại lôgíc mà thôi.
Thực tế cho thấy, sự phân loại tâm lý của con người đối với sự vật có khi còn
rộng hơn phân loại lôgíc (khái niệm). Khi chúng ta nói đến những từ như: ruột
quả, chân bàn, sau ghế, v.v. thì những từ in nghiêng đều được mượn từ phạm
vi khác đến và chúng đã sớm vượt khỏi hàm nghĩa vốn có của từ ngữ. Con
người sở dĩ có thể truyền đạt tin tức một cách có hiệu quả là vì giữa sự vật
được đề cập đến và những sự vật khác có tính tương đồng, đồng thời có thể
dẫn đến những phản ứng tương tự. Nói cách khác, ngôn ngữ thường ngày và
ngôn ngữ lý luận của con người luôn có tính chất loại suy, hàm nghĩa của nó
luôn vượt ra khỏi ý nghĩa trong từ điển. Tiếp theo, hình thức biểu trưng của
chúng không giống nhau. Hình thức biểu hiện của lôgíc đa phần mang tính
mệnh đề, còn của tâm lý học thì chủ yếu mang là tính so sánh. Giống như việc
dùng ngôn ngữ để biểu đạt, tư duy lôgíc đòi hỏi chúng ta vận dụng loại ngôn
ngữ chính xác của toán học để biểu đạt, đồng thời phải tuân thủ một loạt các
quy tắc và trình tự của việc xoá bỏ tính đa nghĩa của ngôn ngữ. Nhưng tư duy
so sánh thì lại yêu cầu chúng ta vượt qua hạn chế về loại, từ những sự vật khác
nhau để tìm ra những sự vật giống nhau. Một học giả chỉ ra rằng, trong lúc sử
dụng ngôn ngữ mang tính so sánh, “cần phải trợ giúp năng lực loại suy (đây
có lẽ là yếu tố thiên bẩm nổi bật nhất của bộ não con người), nghĩa là trong
những hoàn cảnh hoặc sự vật không giống nhau nhận ra những quan hệ và tính
chất giống nhau. Cái này tạo thành cơ sở tâm lý của phép tỷ dụ (ẩn dụ)”(4).
Như vậy, con người có hai phương thức biểu đạt ngôn ngữ, hoặc nói cách
khác, ngôn ngữ có hai mô thức vận dụng. Hai mô thức hay hai phương thức
biểu đạt đó có tác dụng và ý nghĩa rất khác nhau trong tư duy. Đối với câu nói
“Người Trung Quốc là người Trung Quốc”. Xét từ góc độ lôgíc, đây là một sự
biểu đạt mà lượng thông tin bằng không. Nhưng nếu xét từ góc độ tâm lý, việc
câu trên lặp lại cụm từ “người Trung Quốc” hoàn toàn không phải là ngang giá
trị với cụm từ đầu. Thực chất con người có hai loại phương pháp phân loại,
phương pháp phân loại lôgíc thì nghiêng về đồng nhất khách thể, hoặc tính
đồng nhất trong những điều kiện khác nhau của một loại khách thể, còn
nguyên tắc phân loại tâm lý thì nhấn mạnh tính đẳng trực của sự không đồng
nhất khách thể, nó có khuynh hướng kết hợp những sự vật khác nhau lại với
nhau. Tính phi đối xứng của nhân tố lôgíc và nhân tố tâm lý hoàn toàn không
nói lên sự tách rời, hoặc không thể dung hoà giữa chúng, mà chỉ nói lên rằng,
chúng ta cần phải xuất phát từ cấp độ cao hơn để nghiên cứu mối quan hệ qua
lại giữa hai nhân tố này. Chính vì thế, tôi đánh giá cao việc trong những năm
gần đây có nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau đã cùng đưa ra và nghiên cứu ý
nghĩa phương pháp luận của phạm trù “tương tự”. Phạm trù này giúp ích cho
việc thống nhất lôgíc và tâm lý với nhau. Vấn đề “tương tự” chính là “dù là
bất đồng nhưng lại tương đồng”, nó bao hàm sự tượng trưng còn rộng và bao
quát hơn “loại”. Điều này nói lên rằng, khi hai sự vật cùng thuộc về một loại,
thì đương nhiên chúng tương tự với nhau, nhưng chúng ta lại rất khó dùng
“loại” để định nghĩa phạm trù “tương tự”. Nhà sáng lập lôgíc mờ L.A.Kuhn
lần đầu tiên đưa ra nội hàm của phạm trù “tương tự”, chính là chỉ một dạng
“loại” mà không thể định nghĩa một cách rõ ràng. Sự kết hợp giữa tâm lý học
và lôgíc học khiến cho sự nắm bắt về “loại” của chúng ta trở nên mơ hồ, từ đó
giúp con người có khả năng nắm bắt được quan hệ tương tự khả năng này
được gọi là khả năng “xác nhận đồng đẳng” hoặc “xác nhận đồng nhất”, nó
chính là sự vận dụng quan hệ được hình thành trong một lĩnh vực này sang
một lĩnh vực khác. Rõ ràng, khả năng này là cơ sở cho đồ thức nhận thức phát
huy tác dụng.
Cũng giống như tính phi đối xứng giữa chức năng của bán cầu não trái và bán
cầu não phải là cơ sở của kết cấu bổ trợ để hình thành nên tư duy trừu tượng
và tư duy hình tượng của con người, tính phi đối xứng giữa chức năng lôgíc và
chức năng tâm lý cũng cấu thành một loại kết cấu bổ trợ. Cái kết cấu bổ trợ
này có giá trị quan trọng đối với việc lý giải đồ thức trong quá trình nhận thức.
Đầu tiên, sự “đồng hoá” của đồ thức đối với khách thể nhận thức (bao gồm
các hình thức chọn lựa, giải thích, giả thiết, đối chiếu, v.v.) hoàn toàn không
nói lên đồ thức và khách thể là có quan hệ hoàn toàn đồng đẳng, mà chỉ một
loại quan hệ tương tự. Nói cho cùng, không chỉ suy luận so sánh của con
người, bao gồm diễn dịch, quy nạp, mà cả suy luận mang tính giả thiết cũng
đều dựa vào những sự vật tương tự để tiến hành. Tiếp theo, xét từ góc độ của
ký hiệu học, sự đối lập của lôgíc và tâm lý là sự đối lập của lưỡng cực ý nghĩa,
những yếu tố lôgíc nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống ngữ nghĩa, còn những
yếu tố tâm lý thì nằm ở vùng giáp ranh của hệ thống này. Vị trí trung tâm chịu
sự chi phối hoàn toàn của mã tín hiệu, nó là bộ phận xác lập đầy đủ lý tính con
người; còn vùng giáp ranh thì có khuynh hướng thoát khỏi sự khống chế của
mã tín hiệu, trình tự hoá của nó thì không hoàn chỉnh và không ổn định.
Những yếu tố lôgíc và những yếu tố tâm lý đóng vai trò là nhân tố chế ước nội
tại của đồ thức nhận thức chính là hai loại năng lực của chủ thể, từ lĩnh vực
lôgíc đến lĩnh vực tâm lý. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, tư duy con người từ
lúc thu nhận mã tín hiệu đến khi giải mã tín hiệu cũng chính là vấn đề
“phương thức tư duy thu hẹp” chuyển thành “phương thức tư duy lan toả”. Sự
thống nhất đối lập cũng như sự chuyển biến qua lại giữa tâm lý và lôgíc là kết
cấu có tính sáng tạo của sự phát triển ký hiệu ngôn ngữ, cũng chính là nhân tố
cấu thành cơ bản của tư duy sáng tạo. Con người sáng tạo và sử dụng mã tín
hiệu, con người vừa phục tùng mã tín hiệu, vừa có thể cải biến mã tín hiệu. Do
đó có thể rút ra kết luận là, việc hai nhân tố này (nhân tố lôgíc và nhân tố tâm
lý – ND.) cùng tồn tại sẽ thúc đẩy nhận thức của con người và cơ chế nội tại
của sự tiến hoá của đồ thức.
III. Vấn đề đặt ra khi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu quá trình nhận thức là, rốt
cuộc, đồ thức được phát huy tác dụng như thể nào và làm thế nào mà con
người xuất phát từ đồ thức chủ quan lại đạt được tính khách quan của nhận
thức. Đây chính là những vấn đề quan trọng mà nhận thức luận phải đối mặt.
Như mọi người đều biết, Piaget đã đưa ra lý luận đồ thức nhận thức. Ông cho
rằng, bất kỳ nhận thức nào cũng đều không có một sự khởi đầu tuyệt đối, nó
luôn được gắn với những đồ thức đã có. Nhận thức và tri thức không phải là
sự phản ứng đơn giản của chủ thể đối với kích thích bên ngoài, mà đạt được
thông qua kinh nghiệm hoặc đồ thức đã có trước đây đối với sự đồng hoá của
nó. Ông dùng công thức “S (A) R” để thay thế công thức “S - R” của những
người theo chủ nghĩa hành vi, trong đó (A) biểu thị các loại kích thích đã bị đồ
thức của chủ thể đồng hoá. Như vậy, Piaget cho rằng, để đảm bảo, nhận thức
và tri thức của con người hoàn toàn không chỉ dựa vào khách thể bên ngoài,
mà còn dựa vào kết cấu năng lực của chủ thể, nghĩa là về bản chất, đồ thức
nhận thức dựa trên sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể.
Sự khởi đầu của nhận thức bắt nguồn từ sự tác động qua lại giữa chủ thể và
khách thể, nó phong phú hơn so với việc khách thể độc lập nảy sinh ra các vấn
đề, đây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- triet_hoc_52__7754.pdf