Triết lí về sự nhận thức cuộc sống còn được thể hiện theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Người trần là những con người đoản mệnh có số mệnh bé nhỏ như lời thần Apôlông đã nói “ đời người khổ như đám lá cây đang xanh tốt nhờ sự dinh dưỡng của trái đất, phút chốc đã héo tàn vào cõi hư vô” quả thật như thế đời người là khoảng thời gian ngắn ngủi mà cái chết thì luôn rình rập và có thể mang đi bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà con người khát khao một cuộc sống bất tử,nhưng sao con người có thể làm được như thế khi mà chu trình sống chỉ xoay quanh bốn chữ sinh, lão, bênh, tử và nếu thật sự con người được trường sinh thì thử nghĩ trái đất sẽ như thế nào, lúc này mọi quy luật điều bị vỡ bỏ, mọi sự phát triển điều bị ngưng trệ, con người sẽ ngày một đông thêm và tự hủy diệt chính mình. Đó chính là lí do tại sao trong câu chuyện về Xixyphoc khi luôn tìm cách trốn chạy khỏi cái chết bằng trí thông minh, lém lĩnh của mình để đối chọi với thần chết nhưng vẫn không sao thoát được mà còn bị trừng phạt nặng nề ở địa phủ. Qua đó ta càng khẳng định lại một lần nữa cho dù loài người có thông minh, có bản lĩnh đến đâu chăng nữa thì quy luật vẫn là quy luật của sự bất khả xâm phạm.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5127 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nhận thức về cuộc sống trong thần thoại Hy Lạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức về cuộc sống trong thần thoại Hy Lạp
Trong xã hội thị tộc không có, chưa có ý thức, quan niệm về vai trò cá nhân. Mỗi cá nhân là một thành viên thị tộc, là một biểu hiện của thị tộc mang trong bản thân mình truyền thống, đặc điểm, sức mạnh của thị tộc bắt nguồn từ những anh hùng đầu tiên của thị tộc. Nhưng trí tuệ của con người nguyên thủy không thể lưu giữ được hết và giải thích được đúng mọi biến cố, mọi sự kiện, làm sao tránh khỏi lãng quên, nhầm lẫn. Vì thế, người Hy Lạp đã sáng tạo ra những mẫu chuyện vừa có khả năng lưu giữ các hiện tượng xã hội, vừa thể hiện sự triết lí trong nhận thức về cuộc sống của người dân Hy Lạp.
Có nhiều tác phẩm thần thoại cho thấy vạn vật sinh từ chổ hỗn mang đến có trật tự, từ ít sang nhiều, từ thấp kém sang văn minh tiến bộ. Ban đầu vũ trụ chỉ là sự hỗn mang và bóng tối, sau đó là sự ra đời của đất rồi đất cho ra bầu trời, sau đó là sự kết hợp giữa thần trời Uranox và nữ thần đất mẹ Gaia đã cho ra sông, núi, biển cả, đất đai rộng lớn rồi lần lượt các vị thần kết hợp với nhau sản sinh ra nhiều vị thần khác cứ tiếp tục các vị thần lại sáng tạo ra muôn loài trong đó có con người. Thế giới từ đây bắt đầu xong pha vào cuộc sống hoàn toàn mới, trong quá trình phát triển ý thức con người cũng dần dần hình thành và ngày càng tiến bộ đi từ chổ ăn long ở lỗ cho đến lúc sống trong những cung điện nguy nga hoành tráng. Đó là hình ảnh nữ thần Reea đẻ Zớt trong một “hang đá xa xôi; nữ thần Maia sinh ra Hecmex, quấn tã lót cho con và đặt vào một chiếc nôi để trong hang đá; Apolong chăn bò khi chiều xuống thì lùa bò về hang…rõ ràng những truyện thần thoại này đã phản ánh cái thời kỳ mà hang đá còn là nơi trú ẩn, sinh hoạt đáng tin cậy của con người.
Chế độ quần hôn, tạp hôn, hôn nhân tập đoàn được kể trong nhiều chuyện. Nhất là thần tối cao Zớt trải nhiều cuộc tình không phân biệt gia hệ, Heracles cưới cả năm chục chị em . Thần Uranos phối hôn với mẹ Gaia, thần Cronos cưới chị ruột là Rhea, thần Zớt cưới em gái là Hera
Tục lệ hiếu khách của dân Hi Lạp do thần Zớt ban hành, ai vi phạm sẽ bị thần linh trừng phạt. Nghĩa là, ban đầu tục lệ phải được áp đặt, lâu ngày mới thành quen. Khách đến nhà phải được chủ nhà tiếp đãi chu đáo, được bảo vệ an toàn. Thần Zớt nhiều lần vi hành đi tìm những kẻ vi phạm tục lệ để trừng phạt (truyện Philemon). Phải tiếp đãi hậu hĩ người khách lạ đến nhà mình phải che chở bảo toàn tính mạng cho họ dưới máy nhà mình. Chính vì vậy mà vua Prôtex không thể giết Belêrôphông mà đẩy chàng đến chổ cha vợ, và đến lượt ông này, vì tục hiếu khách của thần Zớt, cũng không dám hại chàng mà chỉ buộc chàng phải lao vào những cuộc chiến đấu gian lao nguy hiểm…Atmet mặc dù trong nhà tang tóc, vẫn tiếp Hêraklex vì chàng là “khách quý đến nhà”.
Triết lí về sự nhận thức cuộc sống còn được thể hiện theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Người trần là những con người đoản mệnh có số mệnh bé nhỏ như lời thần Apôlông đã nói “ đời người khổ như đám lá cây đang xanh tốt nhờ sự dinh dưỡng của trái đất, phút chốc đã héo tàn vào cõi hư vô” quả thật như thế đời người là khoảng thời gian ngắn ngủi mà cái chết thì luôn rình rập và có thể mang đi bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà con người khát khao một cuộc sống bất tử,nhưng sao con người có thể làm được như thế khi mà chu trình sống chỉ xoay quanh bốn chữ sinh, lão, bênh, tử và nếu thật sự con người được trường sinh thì thử nghĩ trái đất sẽ như thế nào, lúc này mọi quy luật điều bị vỡ bỏ, mọi sự phát triển điều bị ngưng trệ, con người sẽ ngày một đông thêm và tự hủy diệt chính mình. Đó chính là lí do tại sao trong câu chuyện về Xixyphoc khi luôn tìm cách trốn chạy khỏi cái chết bằng trí thông minh, lém lĩnh của mình để đối chọi với thần chết nhưng vẫn không sao thoát được mà còn bị trừng phạt nặng nề ở địa phủ. Qua đó ta càng khẳng định lại một lần nữa cho dù loài người có thông minh, có bản lĩnh đến đâu chăng nữa thì quy luật vẫn là quy luật của sự bất khả xâm phạm.
Xã hội tiến triển thì mối quan hệ xã hội cũng thay đổi dần. Những người đứng đầu thị tộc, bộ tộc bắt đầu chiếm của chung làm của riêng và bước lên địa vị thống trị, mang tính cách và đặc điểm của tầng lớp thống trị, tiền thân của giai cấp chủ nô sau này. Sự tiến bộ trong quan hệ nhân văn cũng được tả qua truyện Heracles bị trừng phạt vì tội giết con, giết vợ.
Tư tưởng công bằng đạo lí còn thể hiện ở sự trừng phạt kẻ xấu, những kẻ vi phạm đạo đức như ích kỉ, dối trá như tên vua Pôliđectex cưỡng bức Đanaê và buộc Pecxe phải đi lấy đầu quỷ Mêđuyzơ. Đồng thời còn ban thưởng cho người tốt: Ôlempơ chói lọi, nơi các vị thần bất tử sống, nơi nổi buồn chỉ thoáng qua, còn niềm vui thì bất tận, được dành cho người anh hùng lao động Hêraklex. Đó cũng là bước đầu hình thành đạo đức (chưa phải là luật pháp) nên câu chuyện thần thoại là một kiểu tuyên truyền giáo dục có hiệu quả đặc biệt
Kể từ khi xã hội phát sinh chế độ tư hữu, xã hội phân hóa giai cấp dẫn tới quan hệ giữa con người với con người ngày càng xấu đi. Những cuộc tranh giành của cải cũng chẳng kém phần quyết liệt. Đặc biệt bọn vua chúa, chủ nô tham lam bị thần thoại đả kích thích đáng . Đó là tên vua Eryxichtông vì tham lam muốn chặt cây sồi đã bị nữ thần Đêmête trông coi về sự phì nhiêu của mùa màng phái thần đói đến nhà hắn.Hắn đã bị một cái đói khủng khiếp hành hạ đến chết. Cũng như tên vua Licuôcgơ xứ Tơraxơ hỗn láo với thần Điônizôx, vị thần rượu nho, vác cuốc chặt những cây nho. Hắn phải chịu cái chết tàn khốc.
Song song đó trong câu chuyện về Heerralex đi tìm những quả táo vàng đã thể hiện được một triết lí sâu sắc: trách nhiệm của ai thì người đó thực hiện đừng đổ cho người khác. Để tìm được những quả táo vàng
Heerralex đã phải băng qua sa mạc đi tìm khu vườn có những quả táo vàng do Atlax canh giữ, nhưng do phạm tội bị trừng phật phải vác bầu trời. Atlax giao nhiệm vụ canh giữa vườn táo lại cho các con, chúng rất hung dữ, biết khó lòng lấy được, Heerralex tìm gặp Atlax nhờ giúp đỡ, đổi lại chàng phải thay hắn đội bầu trời một lúc để hắn đi lấy những quả táo vàng. Nhưng khi lấy những quả táo vàng hắn lại có thâm ý khác là muốn Heerralex thay mình vác bầu trời mãi mãi nên bảo Heerralex là hắn sẽ thay chàng đem quả táo đến nơi chàng cần. bằng trí thông minh Heerralex nhỏ nhẹ nhờ Atlax vác lại bầu trời để tìm gối lót lên vai. Thế là Heerralex có được những quả táo vàng, còn Atlax tiếp tục với trách nhiệm gánh vác bầu trời của mình.
Bên cạnh triết lí về trách nhiệm của con người, thần thoại Hy Lạp có những triết lí sâu sắc về tình yêu chung thủy. đó là câu chuyện về Ophe có tiếng đàn làm say đắm lòng người và người vợ Oridix mà chàng rất mực yêu thương. Nhưng cuộc sống hạnh phúc của họ không kéo dài được bao lâu khi Oridix từ giả cõi đời. Ophe xót thương, đau đớn vô cùng “chàng quỳ bên xác vợ. nổi đau đó đã hào vào tiếng đàn đã hòa vào tiếng đàn bi ai, xót xa như ai khứa vào ruột, như muối xác vào lòng”. Không bằng lòng mất đi người vợ thân yêu, Ophe quyết tâm đi xuống âm phủ gặp thần Heedex và Pexephon để xin hai thần trả lại cho chàng người vợ. hai thần cảm động đồng ý nhưng với điều kiện là trên đường về do quá nhớ thương vợ chàng đã quay đầu lại nhìn quên đi lời dặn. Và sau lần nhìn đó Ophe phải vĩnh viễn mất đi Oridix. Chàng lại tìm xuống địa ngục nhưng vô ích. Từ đó chàng đành sống một mình với cây đàn Lia và những bài hát về mối tình của mình với vợ.
à Nói cho cùng thì tính triết lí thể hiện trong thần thoại vô cùng bao la rộng lớn, ở mỗi câu chuyện ta đều có thể rút ra được bài học đắt giá cho chính mình vì bản chất của tính triết lí trong những câu chuyện li kì ấy thật có ý nghĩa và sát thực biết chừng nào.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận thức về cuộc sống trong thần thoại Hy Lạp.docx