A- PHẦN MỞ ĐẦU 2
B- PHẦN NỘI DUNG 3
I/ Khái quát chung về nhập khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong nhập khẩu hàng hóa 3
1. Khái niệm, thực trạng nhập khẩu hàng hóa 3
1.1- Khái niệm 3
1.2- Thực trạng nhập khẩu hàng hóa 3
2. Tác động của nhập khẩu đối với môi trường 4
2.1- Tác động tích cực 5
2.2- Tác động tiêu cực 6
3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu 6
II- Tác động của hội nhập kinh tế đến các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực nhập khẩu 7
1. Cơ sở pháp lý 7
2. Chủ trương của Đảng và nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu 7
3. Các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu 8
3.1- Các quy định của pháp luật thuế 8
3.2- Các quy định về hàng rào phi thuế quan 10
3.3. Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết: 11
C. PHẦN KẾT 11
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nhập khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong nhập khẩu hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng. Toàn cầu hóa được coi là một xu thế tất yếu khách quan, xuất phát từ bản thân quá trình phát triển của thế giới với những yếu tố tác động cơ bản là sự phát triển của lực lượng sản xuất , của khoa học công nghệ và kinh tế thị trường. Nó tạo nên quan hệ gắn kết và phụ thuộc, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các nước trên thế giới. Quá trình này đòi hỏi các quốc gia phải hội nhập hơn nữa với nền kinh tế thế giới, phải chấp nhận cạnh tranh và chủ động mở cửa thị trường trong nước của mình.
Cùng với trào lưu chung đó, trong vòng một thập kỷ qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Một trong những hoạt động thương mại giúp chúng ta mở rộng quan hệ với các nước, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển là hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, một vấn đề được đặt ra và cần phải quan tâm là vấn đề bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, hoạt động nhập khẩu hàng hóa đã có những tác động tích cực tới nền kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Môi trường bị ô nhiễm, mất cần bằng sinh thái…có thể do nhiều lý do khác nhau trong đó có nguyên nhân do nhập khẩu mang lại.
Dù kinh tế có phát triển đến đâu thì con người cũng không thể sống thiếu môi trường. Con người có quyền được sống trong một môi trường trong lành thì cũng có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ môi trường trong lành đó. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động kinh tế, con người luôn phải đặt các lợi ích về môi trường coi bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ đi đôi với phát triển kinh tế.
PHẦN NỘI DUNG
I/ Khái quát chung về nhập khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong nhập khẩu hàng hóa
1. Khái niệm, thực trạng nhập khẩu hàng hóa
1.1- Khái niệm
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất. Sản xuất cũng phát triển thì mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất với người sản xuất, người sản xuất với người tiêu dung và giữa những người tiêu dung với nhau ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng phức tạp. Khi sản xuất xã hội phát triển đến trình độ nhất định, các mối quan hệ kinh tế phát triển không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra bên ngoài, tạo nên các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế. Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong nước.
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếu khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ,công cụ sản xuất và năng suất lao động ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín, làm cho tiêu dung và sản xuất của các nước mang tính chất quốc tế. Đó chính là nguyên nhân làm tăng khả năng trên thị trường. Hàng nhập khẩu cạnh tranh trên thị trường sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kỹ thuật và công nghệ để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hoạt động nhập khẩu cũng tạo điều kiện thúc đẩy nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo lý luận thương mại quốc tế, nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác.
1.2- Thực trạng nhập khẩu hàng hóa
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập hàng hóa nhập khẩu có 3 loại : máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng được nhập khẩu để đổi mới kỹ thuật công nghệ; loại thứ hai là các nguyên liệu, nhiên vật liệu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đủ hoặc không có hiệu quả bằng nhập khẩu, và loại thứ ba là các hàng hóa tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu phát triển về số lượng, đa dạng phong phú về chủng loại, mẫu mã và cao hơn về chất lượng.
Do giá thế giới giảm mạnh, nhiều mặt hàng trong nước đã dần thay thế được hàng nhập khẩu, tiêu thụ trong nước chậm nên dự báo kim ngạch nhập khẩu của cả nước có thể sẽ giảm.Tuy nhiên do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu khiến giá hàng hóa,vật tư, máy móc, thiết bị giảm mạnh. Vì vậy các doanh nghiệp ở trong nước sẽ tranh thủ cơ hội này để gia tăng hàng nhập về với giá rẻ.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố chiều 26/1/2010, kim ngạch nhập khẩu tháng một giảm nhẹ so với tháng mười hai (đạt gần 7,4 tỷ USD), song tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Cả 28 nhóm hàng hóa thuộc diện thống kê đều tăng trưởng, thấp nhất là 20%, cao nhất cũng vượt 200% so với tháng một năm ngoái. Đáng chú ý là các nhóm hàng nguyên vật liệu, thiết bị và máy móc đều tăng trên dưới 50%. Trong đó nhập khẩu sắt thép đạt kim ngạch 283 triệu USD, tăng gần 86%; phân bón tăng 188%; thuốc trừ sâu tăng 175%; máy móc thiết bị tăng 42%. Các doanh nghiệp dệt may cũng tăng cường nhập khẩu nguyên liệu, trong đó nhập khẩu bông tăng 133%, nhập khẩu sợi dệt tăng 175%, vải tăng 65%...
Một vấn đề đáng chú ý là có một phần đáng kể máy móc, thiết bị cũ hay đang trong quá trình thải loại của nước xuất khẩu. Việc nhập khẩu hàng hóa này sẽ gây tác động rất xấu đến môi trường. Do đó cần tăng cao hơn nữa tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, đồng thời cần lựa chọn trình độ kỹ thuật- công nghệ tiên tiến để tránh thiệt hại “kép” : vừa tốn ngoại tệ, vừa biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ của thế giới”.
2. Tác động của nhập khẩu đối với môi trường
Hiện nay, toàn cầu hóa được coi là một xu thế khách quan, nó tạo nên sự gắn kết và phụ thuộc , sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các nước trên thế giới. Từ những con số thống kê về tình hình nhập khẩu hàng hóa cho thấy hoạt động nhập khẩu hàng hóa của nước ta đã đang và sẽ còn vận động mạnh mẽ, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động này sẽ tác động tới môi trường ở cả hai mặt : tích cực và tiêu cực.
2.1- Tác động tích cực
Thông qua hoạt động nhập khẩu, chúng ta có cơ hội tiếp thu với công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ ít hoặc không sản sinh chất thải nên giảm ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đem theo những công nghệ tiên tiến, ít ô nhiễm, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ sạch, áp dụng những tiêu chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước ta.
Ví dụ: theo thống kê của Bộ tài nguyên và môi trường, đã có 20 tỉnh, thành phố của nước ta bị ảnh hưởng dầu tràn. Lượng dầu thu gom được mới chỉ khoảng 1,721 tấn ( xử lý được 1,440 tấn) Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các tập đoàn nước ngoài đưa vào Việt Nam những công nghệ mới nhằm giúp xử lý sự cố trên. Do vậy tập đoàn Marcon đã đưa công nghệ DCR ( xử lý phản ứng hóa học) vào Việt Nam.[1]
Hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thương mại, chúng ta đã có điều kiện thu nhận thông tin, kiến thức về bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu nói riêng, học hỏi được các kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý hài hòa giữa lợi ích kinh tế trong nhập khẩu hàng hóa và bảo vệ môi trường, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế một thách thức lớn được đặt ra là xử lý ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các công nghệ sạch trong quá trình sản xuất. Đó là việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động khác bằng việc sử dụng máy móc hiện đại, tiêu tốn ít nguyên vật liệu. Do đó lượng chất thải phát ra môi trường cũng sẽ hạn chế ở mức tối đa. Một vấn đề bức xúc về môi trường hiện nay là việc xử lý và thu gom chất thải. Các loại chất thải này phần lớn được sinh ra từ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế Việt Nam lại chưa sản xuất được hệ thống thiết bị, công nghệ xử lý và thu gom chất thải tiên tiến, đạt tiêu chuẩn, phù hợp với sức tải của môi trường. Hoạt động nhập khẩu còn góp phần hỗ trợ cho việc áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn. Một khi các doanh nghiệp tích cực thực hiện sản xuất sạch hơn để đạt được những lợi ích thì chắc chắn vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được kiểm soát và ngày càng hạn chế.
2.2- Tác động tiêu cực
Hiện nay, công nghệ đang sử dụng ở Việt Nam chủ yếu là nhập từ nước ngoài. Song vì là nước nghèo, nguồn vốn eo hẹp, cho nên việc chuyển giao công nghệ là một như cầu cấp bách, Nhưng dù là chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta khó có thể nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất. Trong nhiều trường hợp còn phải nhận cả các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu đã bị thải bỏ ở các nước phát triển.
Trong khi công nghệ và trình độ kỹ thuật Việt Nam còn thấp, trình độ của cán bộ quản lý còn hạn chế, chúng ta rất khó có thể đưa ra những quy định có lợi cho môi trường và kiểm soát tác động môi trường của hoạt động nhập khẩu, đầu tư. Do đó. Việt Nam có thể phải gánh chịu những hậu quả môi trường nghiêm trọng do bên ngoài nhập vào. Đặc biệt là nạn xuất khẩu ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng tăng. Có hiện tượng chuyển các ngành gây ô nhiểm nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI.
Tự do hóa thương mại cũng làm tăng nguy cơ lưu thông những sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường. Khi các biện pháp quản lý nhập khẩu bị hạn chế áp dụng thì nguy cơ nhập khẩu tràn lan các sản phẩm tiềm ẩn, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường là không tránh khỏi. Việc nhập khẩu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm… không đúng quy chuẩn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Việc di nhập các loài sinh vật lạ, những sản phẩm biến đổi gen có thể làm xuất hiện những nguy cơ đối với môi trường, tác động tiêu cực đến đời sống của một số loài sinh vật trong nước, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu
- pháp luật môi trường được nhà nước ban hành để ngăn chặn hạn chế loại trừ các yếu tố có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
- góp phần đảm bảo lợi ích kinh tế cho các chủ thể thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa, tạo cơ hội phát triển kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
- góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ hoạt động nhập khẩu, chúng ta có điều kiện nhập những nguyên vật liệu giá rẻ hơn nguyên liệu được khai thác từ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.
- giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho chủ thể thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa và người tiêu dùng, tạo cơ sở pháp lý cho chủ thể điều chỉnh hành vi phù hợp, tránh hành vi gây ô nhiễm môi trường.
II- Tác động của hội nhập kinh tế đến các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực nhập khẩu
1. Cơ sở pháp lý
- Điều 42, 43 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
- Nghị định của Chính phủ số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thương mại và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa nước ngoài.
- Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2005 và một số văn bản hướng dẫn thi hành
…
2. Chủ trương của Đảng và nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu
Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng vấn đề môi trường và đã đề ra “chiến lược bảo vệ môi trường ”. Tại Điều 1, Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg ngày 2-12-2003 đã nêu rõ: “ Chiến lược bảo vệ môi trường là một biện pháp khong thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, là cơ sở quan trọn đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.”
Hiện nay Chính phủ rất côi trọng vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu, đặc biệt trong nhập khẩu thiết bị, công nghệ, Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sạch thân thiện với môi trường.
xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn
hình thành và phát triển công nghệ môi trường
Đối với thiết bị, công nghệ nhập khẩu : “phải sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đối với thiết bị, công nghệ phù hợp thông lệ quốc tế, biến chúng thành hàng rào phi thuế quan quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Đổi mới thiết bị , công nghệ của các doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nhà nước phải xây dựng cơ chế quản lý hàng hóa phù hợp, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu được thuận lợi , góp phần phòng ngừa ô nhiễm”.
3. Các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
3.1- Các quy định của pháp luật thuế
Các quy định của pháp luật thuế là một trong những công cụ pháp lý chủ yếu để nhà nước quản lý hàng hóa nhập khẩu. Từ đó có những chính sách điều chỉnh về thuế phù hợp góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất, nhập khẩu và Luật thuế giá trị gia tăng.
Thuế xuất, nhập khẩu được phân theo mức thuế ưu đãi, đặc biệt và thông thường tùy từng trường hợp. Ngoài ra hàng hóa còn bị áp dụng một trong số các biện pháp về thuế như: tăng mức thuế nhập khẩu, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp… Thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo ba mức: 0%, 5% và 10% tùy từng loại hàng hóa, lĩnh vực.
Nhằm tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thiết bị, sản xuất sạch hơn, Luật thuế xuất nhập khẩu 2005 và thuế giá trị gia tăng quy định cụ thể những trường hợp được miễn thuế nhập khẩu và không thu thuế giá trị gia tăng. Đó là những thiết bị, phương tiện dùng trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu và dự án đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ ODA, thiết bị để mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ, phục vụ hoạt động dầu khí, sử dụng trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước chưa sản xuất…
Hoạt động nhập khẩu thiết bị công nghệ hiện đại là một trong những biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm giảm sức ép về môi trường trong hoạt động sản xuất, cải thiện và nâng cao từng bước chất lượng môi trường. Vì vậy, để khuyến khích hoạt động này phát triển, Chính phủ đã ban hành những quy định về việc áp dụng thuế xuất- nhập khẩu ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu những thiết bị trong nước chưa sản xuất được. Bộ tài chính đã ký quyết định 110/2003/QĐ-BTC ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới thay thế Biểu cũ có hiệu lực từ ngày 1/9/2003. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam về lĩnh vực thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cam kết quốc tế cũng như góp phần bảo vệ môi trường quốc gia trong tiến trình hội nhập.
Ngoài ra để khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy sáng tạo và áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn trong bảo vệ môi trường, nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về thuế trong trường hợp chuyển giao công nghệ, phục vụ giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc.
Quy định áp dụng mức thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu là một công cụ thuế quan trọng đang được Chính phủ quy định trên diện rộng, ngày càng phát triển được tác dụng tích cực trong quản lý hàng hóa nhập khẩu. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang ráo riết khai thác nguồn hàng ô tô cũ từ nước ngoài, việc nhà nước áp dụng mức thuế tuyệt đối là nhằm định hướng các doanh nghiệp phải tính toán để nhập khẩu các loại xe có chất lượng cao, tránh nguy cơ “bãi rác Việt Nam”.
3.2- Các quy định về hàng rào phi thuế quan
Các biện pháp này được thực hiện thông qua việc quy định danh mục các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, danh mục hàng xuất nhập khẩu bị hạn chế định lượng, danh mục các mặt hàng trong diện quản lý chuyên ngành… Việc kiểm soát và quản lý nhập khẩu có thể bao gồm từ việc cấm hoàn toàn, tạm cấm, cấp giấy phép…
Biện pháp cấm nhập khẩu:
Mục đích của biện pháp này là nhằm ngăn chặn tuyệt đối hoạt động nhập khẩu những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn vào Việt Nam, tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất nhập khẩu thời kỳ 2001- 2005 bao gồm một số thiết bị bị cấm như: các loại ma túy, các hóa chất độc hại, hàng tiêu dung đã qua sử dụng, phương tiện vận tải có tay lái nghịch…
Trong nhập khẩu thiết bị, Bộ tài nguyên và môi trường đã quy định danh mục một số thiết bị đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, Điều 5 Nghị định 11/2005/NĐ-CP ban hành ngày 2/2/2005 đã nêu rõ những công nghệ không được chuyển giao. Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2005 cũng đã quy định việc cấm nhập khẩu máy móc thiết bị phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đã qua sử dụng để phá dỡ, máy móc bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hay không có khả năng làm sạch.
Biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu
Thông qua biện pháp này, nhà nước kiểm soát được một cách gián tiếp số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Trên cơ sở đó các ban, ngành chuyên môn sẽ tính trước được ngưỡng phát chất thải ra môi trường, để đề ra những biện pháp phù hợp điều chỉnh hoạt động nhập khẩu, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Biện pháp chỉ định đầu mối nhập khẩu và quản lý chuyên ngành:
Đây là biện pháp được áp dụng trên cơ sở việc phân công quản lý hàng hóa nhập khẩu cho các cơ quan chuyên ngành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này trực tiếp kiểm soát hoạt động nhập khẩu các mặt hàng trong phạm vi mình quản lý. Đồng thời có những quy định phù hợp hơn về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật…nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
3.3. Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết:
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường. Trong đó có những điều ước ít, nhiều có liên quan gián tiếp tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa, góp phần tích cực để Việt Nam củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường nói chúng, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu nói riêng. Như : nghị định thư Tokyo về kiểm soát khí thải nhà kính ký ngày 3/12/1992 ( phê chuẩn ngày 25/9/2002) – đây là nghị định thư của công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Theo nghị định thư này, tất cả các nước tham gia sẽ giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 5.2% vào năm 2012.
Ngày 7/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 35/2005/CT-TTg về tổ chức thực hiện nghị định thư Tokyo. Trên cơ sở đó các thiết bị, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được kiểm soát quản lý chặt chẽ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về khí thải nguy hại gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời khuyến khích việc nhập khẩu những hàng hóa, thiết bị hiện đại từ nguồn viện trợ của các nước công nghệ phát triển tham gia nghị định thư Tokyo.
C. PHẦN KẾT
Tóm lại, hội nhập kinh tế đang có những tác động mạnh mẽ tới pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ môi trường, chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu. Nhà nước ta cần ban hành, sửa đổi một số quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế hiện tượng ô nhiễm suy thoái môi trường đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhập khẩu và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong nhập khẩu hàng hóa Tác động của hội nhập kinh tế đến các quy định của pháp luật bảo vệ môi trườ.doc