Tiểu luận Những ảnh hưởng từ tư tưởng nhân trị của nho giáo trong quản trị kinh doanh tại Việt Nam

 Nội dung cơ bản của Nho giáo là xây dựng học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Người được coi là quân tử trong Nho giáo là người được đào tạo để trở thành “người cai trị kiểu mẫu”. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải “tự đào tạo”, phải “tu thân”. Sau khi tu thân xong phải có bồn phận ‘hành đạo”- cai trị, và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm: nhân trị và chính danh. Ở đây, ta bàn sâu hơn về tư tưởng nhân trị và sự áp dụng tư tưởng này trong quản trị kinh doanh tại Việt Nam- một trong số các nước châu Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Nho giáo.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những ảnh hưởng từ tư tưởng nhân trị của nho giáo trong quản trị kinh doanh tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ TƯ TƯỞNG NHÂN TRỊ CỦA NHO GIÁO TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM HÀ NỘI- 05/2010 Khi được Trọng Cung hỏi thế nào là “nhân”, Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân- Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (sách Luận ngữ). Việc nhân trị đối với người quân tử xưa là vô cùng quan trọng, bởi lẽ sức mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào dân, vào những bậc hiền tài; có yêu người và coi người như bản thân mình mới mong bình ổn xã tắc. Có lẽ, những giá trị sâu sắc từ tư tưởng triết học này đã ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta cho tới tận bây giờ, nhất là trong lĩnh vực quản trị kinh doanh- lĩnh vực “dùng người”. Nho giáo, hay còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển nhằm xây dựng xã hội chính trị. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán (Chu Công). Đến thời Xuân Thu, Khổng Tử- một nhà triết học hiền tài- đã phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá tư tưởng đó. Cũng chính vì lẽ đó mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Nội dung cơ bản của Nho giáo là xây dựng học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Người được coi là quân tử trong Nho giáo là người được đào tạo để trở thành “người cai trị kiểu mẫu”. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải “tự đào tạo”, phải “tu thân”. Sau khi tu thân xong phải có bồn phận ‘hành đạo”- cai trị, và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm: nhân trị và chính danh. Ở đây, ta bàn sâu hơn về tư tưởng nhân trị và sự áp dụng tư tưởng này trong quản trị kinh doanh tại Việt Nam- một trong số các nước châu Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Nho giáo. Nước ta từ xưa đến nay đã chứng kiến bao biến động lịch sử, đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Qua mỗi thời kì, không thể không nhắc tới những vị vua anh minh, quan tâm đời sống nhân dân, chăm lo nước nhà, chú trọng tìm kiếm hiền tài như: Trần Nhân Tông, Lý Nhân Tông, Lê Lợi… Những vị vua này đã cùng gặp nhau ở một điểm, đó là áp dụng đúng đắn tư tưởng nhân trị của Nho giáo trong việc “tề gia, trị quốc, thiên hạ bình”. Cho đến tận bây giờ, tư tưởng ấy vẫn thể hiện được những giá trị sâu sắc của nó trong đời sống con người, được ứng dụng trong kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực quản trị- nơi mà việc dùng đúng người, tìm được và phát triển những cá nhân có năng lực cao là vô cùng quan trọng. Trong thời đại hiện nay, khi mà các giá trị đạo đức xa xưa đã dần bị hao mòn, Nho giáo và những tư tưởng của nó, như tư tưởng nhân trị vẫn phần nào đó ảnh hưởng đến phong cách, lối sống kinh doanh và dường như đã trở thành một trong những “phương thức” kinh doanh hiệu quả trong xã hội Việt Nam hiện nay. Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đi cùng với việc đời sống vật chất con người được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện thì những biến động kinh tế cũng khiến các nhà kinh doanh phải trăn trở tìm cách tháo gỡ. Bài toán kinh tế đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện tại, và là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những khó khăn đó. Có rất nhiều phương thức cũng như chiến lược trong kinh doanh đang được các nhà kinh tế, các doanh nhân…áp dụng với mục tiêu đẩy lùi sự suy thoái. Người ta có thể huy động vốn, đầu tư nhiều hơn vào cải tiến máy móc và trang thiết bị kĩ thuật, khai thác tài nguyên, xây dựng các khu công nghiệp tiềm năng. Tuy nhiên, việc quản trị kinh doanh còn bao gồm cả lĩnh vực quản trị nhân lực. Vì vậy, cách chọn người ra sao, dùng người như thế nào…cũng là một phần không thể bỏ qua trong kinh doanh, nhất là ở thời điểm hiện tại. Chịu ảnh hưởng từ các tư tưởng triết học Nho giáo, Việt Nam vẫn áp dụng được những tư tưởng ấy trong kinh doanh. “Nhân trị” thể hiện trong quản trị kinh doanh của nước ta, nói một cách khái quát, ở chỗ trong công việc phải có sự rõ ràng trong quan hệ giữa người làm quản trị và người được quản trị, nói một cách dễ hiểu, là “sếp” và “nhân viên” là hai thành phần khác nhau, có địa vị cũng như quyền lợi khác nhau trong doanh nghiệp; tuy nhiên không vì thế mà “sếp” lơ là đời sống của “nhân viên” mà thực tế họ luôn tìm hiểu, giúp đỡ nhân viên trong công việc cũng như tạo cơ hội cho họ phát triển năng lực; bởi suy cho cùng, mục đích chung vẫn là kinh doanh hiệu quả, thu được lợi ích cao nhất. Hiện nay, ở nước ta, các chủ công ty, doanh nghiệp…- những nhà quản trị kinh doanh luôn mở rộng phạm vi tìm kiếm nhân viên; sau khi đã tìm được những người đủ điều kiện, họ trực tiếp tham gia phỏng vấn để có cái nhìn trực quan hơn về năng lực của những “ứng cử viên”; sau đó quyết định tuyển những người mà họ cần và có thể tạo cơ hội cho những cá nhân chưa đủ điều kiện nhưng có khả năng trong công việc nếu được qua đào tạo sâu hơn. Mặc dù là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có phần chậm tiến hơn so với nhiều nước khác trong khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung, việc thành lập các công ty liên doanh, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài…đang chiếm tỉ lệ cao, nhưng có một thực tế rằng, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp…- các tổ chức kinh tế của nước ta, ít có sự phân biệt và khoảng cách quá lớn giữa người làm quản trị và những người thuộc “cấp dưới” của họ. Có rất nhiều ví dụ để minh họa cho điều này. Sự quan tâm lẫn nhau không chỉ trong công việc mà còn cả trong đời sống đã thể hiện phần nào sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân trị trong quản trị kinh doanh của nước ta. Ví dụ như, ngoài việc nâng cao năng lực các cá nhân, trao cơ hội và giúp đỡ họ thể hiện khả năng hết mình trong công việc như cử họ đi học tập tại nước ngoài, mở lớp bồi dưỡng năng lực làm việc…, các nhà quản trị còn quan tâm đến đời sống tinh thần của mỗi nhân viên, bởi họ biết nguồn nhân lực là một tài nguyên quý giá, cũng là thành phần chủ chốt trong kinh doanh. Tại nước ta, các dịp lễ, Tết đặc biệt trong năm, nhân viên luôn nhận được những quyền lợi đặc biệt: những khoản tiền thưởng, việc tăng lương…- đó là những món quà vật chất mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Hay như khi một cá nhân nào đó có những khó khăn trong đời sống riêng, họ đều có thể nhận được sự thông cảm và quan tâm từ những người “đồng nghiệp” của mình. Vì vậy, giống như việc trị quốc trong xã hội xưa, các nhà quản trị kinh doanh Việt Nam đã sử dụng tư tưởng Nho gia một cách khéo léo nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả, giúp tất cả các cá nhân phát huy được tối đa năng lực của mình, song vẫn có cảm giác được sống trong ngôi nhà thứ hai của mình. Tuy nhiên, việc áp dụng tư tưởng nhân trị trong quản trị kinh doanh ở nước ta hiện nay cũng bộc lộ một vài bất lợi nhỏ. Ví dụ như việc nhiều công ty với vốn đầu tư nước ngoài, có chủ là người nước ngoài sang Việt Nam khai thác khiến nhiều nhân viên của ta cảm thấy khó khăn trong việc hợp tác. Bởi lẽ, trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, không phải ai cũng thể hiện sẽ quan tâm tới từng cá nhân, xem xét từng lý do, hoàn cảnh của mỗi người trong công việc. Hơn nữa, việc chúng ta thể hiện sự thông cảm đối với mỗi người trong từng trường hợp cụ thể dễ khiến họ lợi dụng sự cảm thông đó, ỷ lại và không hoàn thành trách nhiệm của bản thân mình đối với công việc. Điều này là một bất lợi rất lớn đối với chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Có một ví dụ rất rõ ràng, đó là khi chúng ta làm việc với các ông chủ người Nhật Bản, Hàn Quốc…chúng ta luôn cảm thấy có những bất đồng xảy ra. Bởi lẽ họ cũng là những người quản trị kinh doanh, có những cách thức riêng để quản lý công việc. Người Việt Nam khi làm việc với các ông chủ người châu Á hầu hết đều thấy họ khá khắt khe trong công việc. Họ có thể động viên nhân viên của mình bằng những khoản tiền thưởng xứng đáng với công sức họ bỏ ra, với hiệu suất cũng như chất lượng công việc của họ; nhưng những ông chủ này ít khi chấp nhận những thiếu sót trong khi làm việc của nhân viên, thậm chí có thể không đồng ý cho nhân viên của mình nghỉ làm vì những lý do riêng của họ. Vì vậy, chúng ta phải thích nghi với môi trường làm việc đang thay đổi từng ngày như hiện nay, đồng thời áp dụng những tư tưởng của Nho giáo một cách hợp lý, hiệu quả. Bởi xét cho cùng, chúng ta xây dựng và đi theo một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, và xã hội này khác với xã hội loạn lạc thời Xuân Thu của Trung Hoa xưa. Biết phát huy cũng như áp dụng tư tưởng triết học Nho giáo xưa một cách hợp lý trong quản trị kinh doanh, hay nói cách khác là biết “nhân trị”, biết dùng người và đối xử với họ như thế nào, đó mới chính là chìa khóa thành công của một nhà quản trị trong xã hội hiện đại như ngày nay. Trong ngàn năm lịch sử, Nho giáo đã là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Ngày nay, cơ sở kinh tế- xã hội của nó không còn nữa, nó vẫn để lại dấu ấn khá đậm nét trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực kinh tế. Tư tưởng “nhân trị” sâu sắc của Nho giáo đã, đang và vẫn sẽ thể hiện những ảnh hưởng của nó trong việc quản trị kinh doanh của nước ta, và điều chúng ta cần làm là áp dụng tư tưởng ấy một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26559.doc
Tài liệu liên quan