Đại hội X đánh giá 20 năm đổi mới, và đưa ra kết luận công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đó là: Về kinh tế xã hội, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đồi cơ bản và toàn diện. Về kinh tế, tăng trưởng kinh tế khá nhanh, lạm phát qua các năm giảm từ 774,7% năm 1986 xuống còn 12,7% năm 1995, bình quân tăng trưởng hàng năm đạt 7,5% trong giai đoạn 2001-2005. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển quốc gia.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những bổ sung, phát triển về chủ nghĩa xà hôi và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ TP HÀ NỘI
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI THU HOẠCH
LỚP TÌM HIỂU ĐẢNG
CỦA CẢM TÌNH ĐẢNG
Họ và tên học viên : Trần Thị Lan Hương
Ngày sinh : 26 - 10 - 1987
Quê quán : TP. Nam Định - Tỉnh Nam Định
Đơn vị công tác : Lớp Tài chính doanh nghiệp 47B
HÀ NỘI, 2008
Câu 1:
Những bổ sung, phát triển về chủ nghĩa xà hôi và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trả lời:
Tính đến ĐH Đảng X (18/04/2006), sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước trong đó có hơn 15 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, điều này được thể hiện qua báo cáo các năm tại các Đại hội Đảng trước đó.
ĐH Đảng VIII (28/06/1996) đã đánh giá "Nhìn tống quát, công cuộc đổi mới 10 năm qua đã thu được những thành ưu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã được hoàn thành về cơ bản".
Cụ thể "Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hằng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%. Lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và ngoài nước so với GDP năm 1990 là 15,8%, năm 1995 là 27,4%. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo".
"Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
ĐH đã nhận định "Xét trên tổng thế, việc hoạch đinh và thực hiện đường lối đồi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa".
Đến ĐH IX (19/04/2001), Đảng ta tiếp tục khẳng định" Thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổi mới đã chứng minh tinh đúng đắn của Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII của Đảng, đồng thời giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng ta một lần nữa khẳng định: "Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới. Đang và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chu nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ".
Trước những biến đổi không ngừng của tình hình thế giới và Việt Nam, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những bài học kinh nghiệm được rút ra, tại Đại hội X Đảng ta đã tiến hành bổ sung và phát triền một số nội dung của Cương lĩnh cho phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta được diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Cụ thể đó là:
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh 1991 đã được Đại hội X bổ sung và xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân xây dựng có 8 đặc trưng, bao gồm:
Một là "xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". Trong Cương lĩnh 1991 chưa nói tới đặc trưng này. Tại Đại hội VIII của Đảng đã xác định mục tiêu của cách mạng nước ta là "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Đến Đại hội IX đã bổ sung thêm từ "dân chủ", thành "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đại hội X đã xác định đó là một đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.
Hai là "do nhân dân làm chủ". Đây là điểm đổi mới của Đại hội X so với Cương lĩnh 1991, mở rộng từ "do nhân dân lao động làm chủ" trong Cương lĩnh 1991 thành "do nhân dân làm chủ". Đại đa số nhân dân là người lao động, hơn nữa, trong điều kiện phát triền nền kinh tế nhiều thành phần và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, nói nhân dân làm chủ phù hợp với thực tế hơn, thực hiện đại đoàn kết dân tộc đồng thời nó cũng khẳng định chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ba là "có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lương sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất". Trên cơ sở xác định ở nước ta có 3 chế độ sở hữu cơ bản là toàn dân, tập thể và tư nhân, nhiều hình thức sở hữu và loại hình sản xuất, kinh doanh, nên quan hệ sở hữu trong xã hội có sự đan xen phức tạp và đang phát triển. Vì vậy nói về quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng X đã điều chỉnh, bỏ đoạn nói về "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu".
Bốn là "có nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là đặc trưng đã được đề cập trong Cương lĩnh 1991. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thấm đượm tinh thần yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi của nó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bản sắc dân tộc là những giá trị tinh thần bền vững mà lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã hun đúc nên, đó là nền yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, tinh thần cố kết cộng đồng... Đi cùng với việc giữ gìn bản sắc dân là việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa của dân tộc.
Năm là "con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện". Giải phóng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của xã hội. Con người được phát triển toàn diện, cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. So với Cương lĩnh 1991, Đại hội X đã điều chỉnh, bỏ cụm từ "bóc lột". Xét về bản chất và mục tiêu lâu dài trong xã hội ta không còn bóc lột Nhưng trong quá trình phát triển hiện tượng bóc lột tồn tại do trình độ sản xuất quy định, và trong thời kỳ quá độ, nó còn có ý nghĩa nhất định trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài đặc trưng này ra, Đại hội X cũng sữa chữa cụm từ "có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân" thành "có điều kiện phát triển toàn diện".
Sáu là "các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cũng tiến bộ". Nước ta là quốc giạ đa dân tộc. Trên đất nước ta có 54 dân tộc anh em bao đời chung sức, chung lòng xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam. Trong xã hội mới mà chúng ta xây dựng các dân tộc anh em, dù là đa số hay thiểu số, đều bình đẳng, có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc trưng này cơ bản như Cương lĩnh 1991, nhưng có bổ sung thêm cụm từ "tương trợ", phù hợp hơn với thực tế phát huy lợi thế của từng vùng, miền, từng dân tộc.
Bảy là "có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản". Cương lĩnh 1991 chưa nói tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta xây dựng nhà nước dân chủ mới và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tám là "có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới". Đặc trưng này liên tục được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh 1991 cũng như qua các kỳ Đại hội, giúp tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài.
Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh 1991 nêu ra 7 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội X đã sắp xếp lại điều chỉnh, bổ sung thành 8 quá trình tất yếu phải thực hiện ở nước ta, đó là:
Một là, "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Trong Cương lĩnh 1991 chúng ta chưa bao giờ dùng khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nói phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, từ nhận thức rõ hơn, hướng tới khẳng định nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của sản xuất hàng hóa, là quy luật phát triển chung của nhân loại, Đại hội X đã xác định mô hình kinh tế tổng quát trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là quá trình tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội cũng quyết định Đảng viên được làm kính tế tư nhân, làm xuất hiện 1 tầng lớp mới.
Hai là, "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Cương lĩnh 1991 nói công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, đến Đại hội X bổ sung công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội cũng thảo luận và nêu ra phương hướng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nên kinh thế tri thức nhằm tranh thủ các cơ hội quốc tế thuận lợi, do bối cảnh quốc tế tạo ra, tiềm năng và lợi thế của chúng ta nhằm rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn liền với quá trình phát triển tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế, phát triển mạnh các ngành kinh tế, các sản phẩm kinh tế có giá trị cao.
Ba là, "xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội". Quan điểm này nhắc lại nội dung trong Cương lĩnh 1991 .
Bốn là, "xây dựng nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc". Đại hội X đã xác định đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nông và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để đoàn kết dân tộc, quy tụ tất cả những người Việt Nam yêu nước ở cả trong và ngoài nước.
Năm là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Đây là nội dung được bổ sung so với Cương lĩnh 1991. Đại hội X chỉ rõ phải xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sáu là "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh". Đại hội X nhấn mạnh hơn nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, khắc phục bằng được tình trạng suy thoái về đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí, vì chúng đang là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Bảy là, "bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia", đập tan mọi âm mưu thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thu địch, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Tám là, "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế", tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ tối đa sức mạnh bên ngoài để kết hợp có hiệu quả sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, góp phần của nước ta vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ của nhân dân thế giới.
Đại hội X đánh giá 20 năm đổi mới, và đưa ra kết luận công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đó là: Về kinh tế xã hội, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đồi cơ bản và toàn diện. Về kinh tế, tăng trưởng kinh tế khá nhanh, lạm phát qua các năm giảm từ 774,7% năm 1986 xuống còn 12,7% năm 1995, bình quân tăng trưởng hàng năm đạt 7,5% trong giai đoạn 2001-2005. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển quốc gia.
Góp một phần quan trọng vào thắng lợi chung ấy trong 20 năm đổi mới chính là một phần quan trọng trong định hướng của Cương lĩnh 1991 .
Đại hội X đã khẳng định "Qua tổng kết lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", đồng thời những thay đổi, bổ sung, phát triển một cách sáng tạo Cương lĩnh 1991 trong Đại hội X đã giúp Cương lĩnh thực sự phù hợp với điều kiện phát triển mới, nhằm làm nền tảng chính trị, tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Những bổ sung, phát triển nội dung Cương lĩnh 1991 trong Đại hội X đã có một ý nghĩa to lớn.
Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần tương ứng với nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, giúp tận dụng khả năng của tất cả các thành phần kinh tế trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần đầu tiên cho phép Đảng viên được làm kinh tế tư nhân, đây là một chủ trương mới, giúp tận dụng tối đa khả năng của tất cả các thành viên xã hội đóng góp vào sự phát triền chung của đất nước. Sự sửa đổi, bổ sung đó cũng giúp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý của nhân dân với các hoạt động của nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng: Đại hội cũng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Điều này giúp phát triển bền vững nền kinh tế, giảm khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giúp ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Câu hỏi 2:
Qua buổi đi thực tế ở bảo tàng Hồ Chí Minh đồng chí đã nhận thức những gì sâu sắc nhất có ý nghĩa với việc rèn luyện bản thân để trở thành người Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Hôm nay, cùng với lớp học cảm tình Đảng tôi đã tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh không phải qua sách vở mà bằng những câu chuyện thực tế, bằng những bút tích đáng quý mà Người đã để lại. Viếng thăm và lặng yên nghe giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh, về những hiện vật từng gắn liền với sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hiện vật như vẫn còn ấm hơi Người, thể hiện cuộc sống đời thường giản dị của một lãnh tụ vĩ đại, một tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta mãi mãi học tập, noi theo. Căn nhà nhỏ đơn so; xung quanh là hồ sen, chan chứa ảnh bình dị của con người Việt Nam là nơi đầu tiên chúng tôi tới thăm trong chuyến du lịch vô cùng đặc biệt này.
Đây chính là nơi đã vun đắp cho Người tình yêu quê hương tha thiết, tinh thần cố kết cộng đồng, yêu lao động. Cũng chính tại căn nhà này, Người đã thấm nhuần những bài học đầu đời của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để rồi cùng với tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt ấy, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Lặng yên lắng nghe lời giới thiệu của thuyết minh viên, chúng tôi như được sống lại một thời kỳ lịch sử khó khăn nhưng đầy huy hoàng của dân tộc - một thời kỳ mà thế hệ như chúng tôi đã không được trải qua. Quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lan ấy cũng là khoảng thời gian mà Người đã tiếp thu được những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Tư tưởng "trung quân, ái quốc" trong tư tưởng của Khổng Tử Thành "trung với nước, hiếu với dân", hay đó là tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn, tư tưởng từ bi, cứu khổ cứu nạn của đạo Phật.
Chỉ qua những vật dụng đơn so trong căn nhà nhỏ của Bác và cùng với lời lẽ của chị thuyết minh viên, tôi lại có dịp nhận thức rõ hơn về những tư tưởng đạo đức đáng quý ấy của Người. Đó là đức tính "kiệm" trong "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" đó cũng là "yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình",...
Tất cả những điều đó đã làm nên một Hồ Chí Minh vĩ đại, không chỉ trong lòng những người dân Việt Nam mà còn trong lòng những bạn bè thế giới.
Qua đó, tôi đã có những nhận thức sâu sắc hơn về Đảng, có ý nghĩa với việc rèn luyện bản thân để trở thành người Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam:
Tôi đã hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng, tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra; thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sĩ cách mạng.
Tôi đã xác đinh rõ động cơ phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những người cùng chung một chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Tôi cũng xác đỉnh rõ vào Đảng là dấn thân theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, phấn đấu, quyết tâm đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc ta đã chọn và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Tôi sẽ luôn luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng: vững vàng trên lập trường của giai cấp công nhân, giữ vững niềm tin. Trước khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không mất phương hưởng chính trị và có thái độ, chỉnh kiến rõ ràng, kiên định. Tôi sẽ tích cực học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ về mọi mặt, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, làm giàu vốn hiểu biết của mình; thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng.
Bản thân tôi sẽ phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: coi trọng nâng cao năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn; không ngừng học tập thường xuyên tiếp nhận những hiểu biết mới đủ kiến thức đáp ứng những yêu cầu do thực tiễn đạt ra; phải coi trọng nhiệm vụ học tập chính trị cùng với chuyên môn, nghiệp vụ.
Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, công tác xã hội: gắn bó với tập thể, với nhân dân, gắn bó với đồng nghiệp, bạn bè trong đơn vị công tác, với bà con làng xóm, khối phố, tôn trọng nhau, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; hòa mình với quần chúng nhưng không hùa theo những suy nghĩ và việc làm tiêu cực, sai trái; luôn luôn để cao trách nhiệm, vận động mọi người đoàn kết, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra nhiệt tình tham gia sinh hoạt và công tác đoàn thể góp phần phát huy vai trò của đoàn thể trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở: bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của mình quan tâm đóng góp ý kiến với chi bộ, đảng bộ trong việc lãnh đạo cơ quan, đơn vị chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào, hoạt động triển khai thực hiện chủ trường, nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra, với tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất; tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; tham gia ý kiến khi được hỏi về việc giới thiệu những đảng viên ưu tú, đủ tiêu chuẩn để tổ chức đảng xem xét, bầu vào cấp ủy, giới thiệu những quần chúng ưu tứ có đủ điều kiện để tổ chức đảng xét kết nạp; thường xuyên tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của chính quyền và đoàn thể, góp phần xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh.
Mỗi người trong chúng ta đều tự hào với truyền thống của Đảng ta. Chúng ta vui mừng được sống trong một xã hội hoà bình, ổn định và đang được chứng kiến từng bước phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang. Về bản thân, tôi nguyện không ngừng học tập và nghiên cứu để hiểu biết lịch sử và truyền thống vẻ vang của Đảng không chỉ để tự hào về Đảng mà quan trọng hơn là góp phần giữ vững, kế thừa và phát triển, làm giàu trí tuệ, đạt được những thành tựu và truyền thống của Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang lầm đòi hỏi của thời kỳ mới, đưa ngọn cờ vinh quang của Đảng lên tầm cao mới. Với nỗ lực không ngừng phấn đấu, trau dồi đạo đức, thấm nhuần tư tưởng của Đảng, tôi mong muốn tha thiết được đứng trong đội ngũ của Đảng cộng sản Việt nam để có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25090.doc