MỤC LỤC
Lời mở đầu .Trang 3
Phần nội dung .Trang 4
I. Văn hóa Quan họ-tổng hòa của các loại hình văn hóa .Trang 4
1. Văn hóa Quan họ và Văn hóa lễ nghĩa Trang 4
2. Văn hóa Quan họ và Văn hóa lễ tín .Trang 5
3. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ hội .Trang 6
4. Văn hóa Quan họ và văn hóa hành vi công xã .Trang 7
II. Những khía cạnh cơ bản của Quan họ Bắc Ninh Trang 8
1. Tìm hiểu lối chơi Quan họ .Trang 8
2. Những đặc trưng ngôn ngữ lời ca Quan họ .Trang 9
3. Những đặc điểm âm nhạc của giọng giã bạn Quan họ .Trang 10
4. Mùa xuân đi trẩy hội Lim và những làn điệu Quan họ khác .Trang 11
5. Trang phục cổ truyền của người Quan họ .Trang 12
III. Quan họ Bắc Ninh: “xưa và nay” .Trang 14
1. Bắc Ninh đã, đang và sẽ phải làm gì để giữ mãi Trang 14
2. Cần phát triển những làng Quan họ mới .Trang 15
3. Bài hát: “ Người ơi người ở đừng về ” .Trang 16
Phần kết luận .Trang 18
Phần cam đoan Trang 19
Tài liệu tham khảo .Trang 20
20 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 6503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa và nay”.Trang 14
1. Bắc Ninh đã, đang và sẽ phải làm gì để giữ mãiTrang 14
2. Cần phát triển những làng Quan họ mới.Trang 15
3. Bài hát: “ Người ơi người ở đừng về ”...Trang 16
Phần kết luận..Trang 18
Phần cam đoanTrang 19
Tài liệu tham khảo..Trang 20
Lời mở đầu:
“ Làng Quan họ quê tôi, tháng giêng mùa hát hội. Những đêm trăng hát gọi, con sông Cầu làng bao xanh”. Đó là 1 làn điệu dân ca mang đậm nét “Quan họ Bắc Ninh”. Nói dến Bắc Ninh,vùng đất Kinh Bắc xưa không ai là không nhớ tới những câu dân ca quan họ, những làn điệu quan họ mang đậm bản sắc riêng có của Bắc Ninh và của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều trăm năm nay, khách thập phương nói đến bắc ninh không thể không nói đến quan họ (và ngược lại). Người cả nước say đắm Quan họ không chỉ bởi tiếng hát đậm đà, thắm thiết, mà còn bởi nếp sống thanh lịch của con người nơi đây, thanh lịch được biểu hiện từ lời ăn, tiếng nói, cho tới sự nền nã, tế nhị trong giao tiếp giữa con người với nhau. Nét đẹp ấy vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay, nó được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa Quan họ phản ánh đầy đủ và sâu sắc những mối quan hệ đặc thù của con người vùng Quan họ. Đó là mối quan hệ không những giữa những người trong một cộng đòng làng xóm mà còn là quan hệ của con người giữa các làng xã với nhau. Đó là một loại hình văn hóa cộng đồng, lấy chữ “lễ” làm trọng tâm trong mọi mặt sinh hoạt, lấy chữ “nghĩa” làm động lực trong mọi mối quan hệ giũa con người với nhau. Đó là nét đẹp nét tinh hoa của văn hóa quan họ
Em xin được giới thiệu đôi chút về nét đẹp văn hóa Quan họ Bắc Ninh qua bài tiểu luận này. Bài viết của em sẽ có rất nhiều sai xót, mong thầy xem xét, cho lời khuyên và bỏ qua cho em!
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG:
I. Văn hóa Quan họ - tổng hòa của các loại hình văn hóa truyền thống Bắc Ninh:
1. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ nghĩa:
Văn hóa Quan họ phản ánh đầy đủ và sâu sắc những mối quan hệ đặc thù của người Bắc Ninh xưa. Từ các hình thức sinh hoạt nội tại cho tới giá trị thẩm mỹ của giao tiếp và ca hát, văn hóa Quan họ đều tập trung chủ yếu vào hai mặt là lễ và nghĩa. Hai mặt ấy hòa quyện vào nhau tạp thành nội dung phản ánh tình người trong cộng đồng và giữa các cộng đồng. Đây đồng thời là nội dung, là bản chất của tục kết chạ giữa các làng – một hình thức sinh hoạt văn hóa lễ nghĩa tiêu biểu của làng xã xưa.
Lệ tục kết chạ giữa các cộng đồng làng xã phát triển tới mức được xem như là nguồn gốc của hát Quan họ. “ Các cụ ở Lũng Giang – Tam Sơn kể: Xưa, người Lũng Giang (Lim) mua gỗ từ Thanh Hóa ra để làm Đình. Bè gỗ theo sông Tiêu Tương tới địa phận Tam Sơn thì mắc cạn, dân Tam Sơn ra rất đông giúp người Lim kéo gỗ. Từ đấy, hai bên kết chạ với nhau. Đi lại giao lưu rất mặn nồng. Phải những dịp hội hè, đình đám xuân thu nhị kỳ, người ta lại mời nhau đến hò hát câu vui, trai làng này hát với gái làng kia.”. Tục này cứ thế mà lưu truyền, rồi bài bản cũng được sáng tác mới cho phù hợp với ý tình đôi bên. Lối hát ấy sau gọi là Quan họ.
Mặc dù đó chỉ là những giai thoại, những truyền thuyết đầy tính hư cấu, một cách lý giải mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác gọi là “phép biện chứng dân gian”, hoặc “phương pháp lãng mạn dân gian”, xong nếu đối chiếu với những mặt sinh hoạt cụ thể của văn hóa Quan họ ta sẽ thấy cách lý giải trên là có cơ sở.
Có thể giả thiết rằng tục kết bạn Quan họ chính lá là tục kết chạ vốn có của hàng xóm. Đặc trưng của ngôn ngữ giao tiếp và lời ca Quan họ là tính trân trọng, cung kính bạn hát. Khi nói chuyện và khi hát cả hai bên đều xưng “em” hoặc “chúng em” và gọi bên kia là“anh” hoặc “chị”. Đó cũng chính là nét khác biệt của ngôn ngữ kết chạ với ngôn ngữ của những làng không cùng chạ.
Như vậy, văn hóa Quan họ đã kế thừa các yếu tố lễ nghĩa truyền thống của văn hóa cộng đồng công xã Bắc Ninh. Đó là sự kế thừa theo hướng phát triển ngày càng mở rộng, từ gốc là các yếu tố của tục kết chạ giữa các làng, tới chỗ là phổ biến chung cho cả vùng Quan họ, trở thành đặc điểm, đặc trưng cho tất cả các liền anh, liền chị, tất cả các bọn Quan họ. Chính quá trình mở rộng và hoàn thiện ấy là nét mới của văn hóa lễ nghĩa Quan họ so với truyền thống.
2. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ tín.
Đối với sinh hoạt văn hóa quan họ thì dân ca vẫn chỉ là một bộ phận hợp thành một loại hình văn hóa tổng hợp, trong đó Quan họ vẫn gắn liền với những nghi lễ, tín ngưỡng. Tính chất này biểu hiện rõ ở mọi lĩnh vực hoạt động văn hóa quan họ.
Nghi lễ tín ngưỡng trong tục kết bạn: trong lối chơi Quan họ có câu “ trai đi tìm, gái hát trước”. Nghĩa là bọn nam phải chủ động đi tìm bọn nữ để kết bạn, còn trong các cuộc hát thì bao giờ cũng phải nhường phần nữ hát trước. Vào dịp hội hè mùa xuân, Quan họ mời bạn sang làng mình chảy hội. Lúc này Quan họ đôi bên buộc phải làm lễ và hát ở đình sau đó mới tham gia vào phần hội.
Quan họ và tín ngưỡng thờ nữ thần: Một đặc điểm nổi bật của việc thờ thần ở Bắc Ninh xưa là tín ngưỡng thờ nữ thần rất phổ biến. Việc người quan họ tôn sùng vua bà làm thủy tổ Quan họ là một mối quan hệ kéo theo tất yếu. Mặt khác việc thờ nữ thần là dấu ấn của thời kỳ mẫu hệ. Phải chăng đó là cơ sở tín ngưỡng công xã dẫn tới đặc điểm quan họ bao giờ cũng trân trọng, kính trọng phụ nữ, mà ít nhất cũng là sự bình đẳng mọi mặt giữa các liền anh, liền chị Quan họ. Chắc chắn là nghi lễ, tín ngưỡng có trước Quan họ. Nhưng với tư cách là một loại hình hoạt động văn hóa cộng đông, Quan họ đã hòa nhập vào nghi lễ tín ngưỡng của làng xã và dần dần trở thành phần quan trọng của trò diễn xướng dân gian trọng ngày lễ.
Như vậy, văn hóa Quan họ là một bộ phần hợp thành văn hóa cộng đông làng xã, do đó đã tiếp thu các văn hóa tín ngưỡng của làng xã rồi nó lại góp phần làm phong phú thêm, tôn nghiêm thêm các hình thức nghi lễ tín ngưỡng của cộng đồng mình. Chính sự tham gia, sự hòa nhập vào văn hóa tín ngưỡng ấy đã tạo ra bản sắc riêng vô cùng độc đáo của sinh hoạt văn hóa Quan họ.
3. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ hội
Mối quan hệ giữa văn hóa quan họ và văn hóa lễ hội là một mối quan hệ tương tác, hai chiều: Văn hóa lễ hội là điều kiện để Quan họ tồn tại, phát triển. Ngược lại, văn hóa Quan họ với tư cách là một bộ phận cấu thành làng xã đã làm cho lễ hội vùng Quan họ mang màu sắc riêng. Lễ hội vừa được nâng cao hơn về tính cộng đồng, lại vừa thêm tôn nghiêm, sôi động và trữ tình.
Trong ngày hội xuân của một làng Quan họ nào đó, trai gái Quan họ từ các làng nô nức rủ nhau đến trẩy hội và ca hát. Đó là các bọn Quan họ (đã kết bạn) rủ nhau đi chơi hội. Từng cặp nhóm quan họ kết bạn đứng hát với nhau ở ngoài trời nơi trung tâm hội, như sườn đồi (ở Lim) hoặc sân đình, sân chùasự gặp gỡ mùa xuân này làm cho không khí ngày hội ở trung tâm làng rất náo nhiệt.
Như vậy, lễ hội là môi trường, là điều kiện của sinh hoạt văn hóa quan họ. Đến lượt mình, chính sinh hoạt văn hóa quan họ đã tạo cho lễ hội mang tinh tích cực hơn. Đặc biệt, ngoài tính vui vẻ, sôi động, lễ hội ở các làng Quan họ còn mang tính trữ tình bởi sự giao lưu của các liền anh, liền chị Quan họ. Đây chính là bản sắc riêng của lễ hội mùa xuân vùng Quan họ.
4. văn hóa quan họ và văn hóa hành vi công xã
Văn hóa Quan họ bắt gốc từ văn hóa lễ nghĩa, và lại là văn hóa lễ hội, nên đã tiếp thu và mang những đặc điểm văn hóa hành vi của các loại hình văn hóa trên.
Trong ngôn ngữ giao tiếp cũng như trong lời ca Quan họ, hầu như không thấy có thủ pháp chuyển nghĩa bằng ngoa dụ mà chủ yếu là dung uyển ngữ. Người Quan họ bao giờ cũng cung kính, nhún nhường với bạn mình, nên thủ pháp uyển ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là trong giao tiếp. Ví dụ như giọng hát của một liền anh, liền chị nào đó vốn rất nổi tiếng, nhưng vẫn nói với bạn hát rằng: “Chúng em đã ca đôi câu. Thật đúng là cầm đèn soi giăng, đánh trống qua cửa nhà sấm. Giờ xin Quan họ người ca đôi câu để chị em chúng em theo tiếp”.
Người Quan họ sử dụng nhiều nhã ngữ khi giao tiếp và ca hát. Nhã ngữ là lối nói gián tiếp, tránh gọi tên trực tiếp các sự vật, hiện tượng. Trong đời sống gọi tên trực tiếp là “khiếm nhã”. Việc kiêng kỵ kiêng húy trong giao tiếp và lời ca cũng chính là xuất phát từ tục kiêng kỵ, kiêng húy của cộng đồng làng xã, nhất là kiêng nói tên các vị thần thành hoàng.
Người Quan họ cũng đã sử dụng triệt để một loại ngôn ngữ giao tiesp đặc biệt của xứ Bắc đó là “miếng giầu”. Người xưa thường nói “miếng giầu là đầu câu chuyện”. Như thế, miếng giầu cũng là ngôn ngữ, một loại ngôn ngữ thầm, không thành tiếng, nhưng bản thân miếng giầu đã nói rất rõ tiếng lòng, tình nghĩa, tình cảm của người mời. Trong mọi lĩnh vực sinh hoạt Quan họ đều gắn liền với miếng giầu.
Người Quan họ bao giờ cũng gọi nhau là “anh” hoặc “chị” và tự xưng “em” để biểu hiện sự trân trọng, cung kính bạn mình. Đó là tiếp thu từ cách xưng hô trong giao thiệp của người dân ở những làng cùng chạ. Rộng hơn nữa, hiện tượng này cũng rất phổ biến trong lời ăn, tiếng nói của người Bắc Ninh xưa. Tính bình đẳng giữa con người trong cộng đồng làng xã và trong mối quan hệ với các làng xã khác được biểu hiện rõ trong đặc điểm này. Mặt khác, việc cả 2 bên đề tự xưng “em” và gọi bạn là “anh” hoặc “chị” của người Quan họ còn thể hiện sâu sắc tính bình đẳng nam nữ mang đầy chất công xã. Đây là một đặc trưng văn hóa hành vi tiêu biểu của Quan họ mà ta không thể tìm thấy trong hầu như tất cả các loại hình dân ca, nhạc cổ khác.
II. Những khía cạnh cơ bản của Quan họ
1. Tìm hiểu lối chơi quan họ
Xa xưa ít người nói “Đi hát Quan họ” mà thường dùng: “Đi chơi Quan họ”, cũng có nơi kiêng chữ hát thì nói: Chúng em đi “ca Quan họ”. Ca Quan họ mới chỉ là công việc bày tỏ nỗi lòng bằng ca hát chứ còn chơi Quan họ thì bao gồm tất cả những việc như: Giao tiếp, ứng xử, ăn, mặc, phong tục, lễ nghĩa, ca hát, lối sốngmà ngày nay nói gộp lại bằng cụm từ “Văn hóa Quan họ”. Làm việc khoa học, có bài bản, Quan họ gọi là lề lối. Lề lối chơi Quan họ là một hình thái sinh hoạt văn hóa của những người có văn hóa và yêu văn hóa.
Nói đến lối chơi Quan họ là nói đến một quá trình hình thành, phát triển lâu dài của một loại hình văn hóa nghệ thuật với những lề lối, qui định bền chặt đã trở thành một phong cách chung- phong chách Quan họ. Mặc dù không có văn bản nhưng lại chặt chẽ và được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh từ tổ chức đến các hình thức diễn xướng.
Sinh hoạt văn hóa Quan họ ở bất kỳ làng nào cũng gắn liền với nghi lễ tập tục của chính địa phương ấy. Đó chình là phong cách riêng trong lối chơi Quan họ của mỗi làng. Vì vậy tìm hiểu lối chơi Quan họ sẽ giúp chúng ta trong việc bảo tồn và phát triển một nền văn hóa Quan họ, niềm tự hào của người Bắc Ninh – Kinh Bắc.
2. Những đặc trưng ngôn ngữ lời ca Quan họ
- Đặc trưng - nét khác biệt các dân ca
Mỗi loại hình dân ca đều có những đặc trưng riêng. Đặc trưng ấy không những phản ánh bản chất của loại hình, mà còn là nét khác biệt với những loại hình khác. Việc tìm hiểu đặc trưng của từng loại dân ca, nhất là về ngôn ngữ lời ca, đương nhiên không giản đơn. Bởi vi, các dân ca thường có sự giao lưu, tiếp thu lẫn nhau, hoặc cùng tiếp thu từ ca dao,
Tuy có những điểm phức tạp như vậy, nhưng cơ bản lời ca mỗi loại hình đều có đặc trưng riêng. Những đặc trưng của ngôn ngữ lời ca cùng với những đặc trưng về lối hát, về âm nhạc, về diễn xướng, tạo nét riêng biệt của mỗi loại dân ca. Đó chính là nét khác biệt giữa loại dân ca này với loại dân ca khác.
- Đặc trưng sử dụng ngôn ngữ đời sống
Là loại hình hát đối giọng, thường xuyên ra đời các làn điệu mới, cho nên có thể nói rằng nghệ thuật sáng tạo Quan họ là nghệ thuật sáng tác ca khúc.
Đặc trưng ngôn ngữ đời sống còn thể hiện qua phương thức hư từ và phương thức trật tự từ. Phương thức hư từ được phát huy một cách rộng rãi trong lời ca, khiến cho sự miêu tả tâm trạng thêm phong phú, sinh động, mang hơi thở của cuộc sống thực. Lời ca quan họ không bị gò ép về số tiếng và niêm luật, cho nên phương thức hư từ trở thành thủ pháp quan trọng nhất trong sáng tạo lời ca Quan họ.
Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy Quan họ là biểu lộ tình cảm, thể hiện tâm trạng qua dòng tự sự chứ không qua dòng cảm xúc như nhiều dân ca khác, đặc điểm này chi phối kết cấu của các câu Quan họ. Lời ca Quan họ thường có kết cấu hoàn chỉnh đầy đủ các thành phần câu. Đó là đặc điểm của ngôn ngữ tự sự, chẳng hạn như câu:
“ Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ
Tuy rằng lắm bạn, nhưng em vẫn chờ Quan họ đây ”.
Nói đặc trưng ngôn ngữ lời ca Quan họ là ngôn ngữ đời sống cũng tức là khẳng định đặc điểm đối giọng, nhiều làn điệu cũng như nhu cầu thường xuyên sáng tạo bài bản mới của Quan họ. Yêu cầu của lối chơi cùng với nhu cầu của đời sống tình cảm khiến cho các bài bản mới cả nhạc lẫn lời thường xuyên ra đời. Tài năng của người quan họ chính là ở sự liên tục sáng tạo cái mới này. Và đó cũng là nguyên nhân cơ bản nhất để Quan họ ngày càng phát triển phong phú trở thành vốn quý đặc sắc của tỉnh Bắc Ninh.
3. Những đặc điểm âm nhạc của giọng giã bạn Quan họ:
Tuy không có những tính chất, đặc điểm khác hẳn với các giọng trong Quan họ nhưng so sánh ở từng tính chất, đặc điểm, mức độ ít nhiều vẫn có sự khác nhau. Ví như tính chất, đặc điểm giọng giã bạn và giọng lề lối, cùng giống nhau ở điểm: giai điệu chậm giãi, ít có những giai điệu tiết tấu sôi nổi Nhưng khác nhau ở chỗ : giai điệu giọng lề lối đơn điệu, tiết tấu từ đầu đến cuối bài ít thay đổi. Còn giọng giã bạn, giai điệu thường có khuynh hướng chuyển giọng, chuyển điệu, tiết tấu trong bài ca luôn thay đổi.
Chính từ những mức độ khác nhau đó đã tạo ra đắc điểm âm nhạc giọng giã bạn:
- Thể loại: chủ yếu ở dạng hát, hoặc kết hợp với hát với ngâm.
- Bố cục: Kết cấu chue yếu cảu một bộ phận ở dạng hát. Từng bài ca chia làm nhiều trổ tương đối tương xứng nhau về âm nhạc.
- Tính chất giai điệu mềm mại, phảng phất nét buồn.
- Khuôn nhịp thường áp dụng nhịp 2/4, 4/4. Tiết tấu bình ổn.
- Âm đệm ít hơn so với các giọng cổ Quan họ. Thường sử dụng từ đệm, câu đệm có nghĩa.
- Âm nhạc chỉ phản ánh một chủ đề lưu luyến chia tay của Quan họ.
- Lời ca được hình thành từ thơ lục bát hoặc lúc bát biến thể, giàu hình ảnh gợi cảm, giàu nhạc tính góp phần cụ thể hóa cho chủ đề âm nhạc.
4. Mùa xuân đi trẩy hội Lim và những làn điệu Quan họ khác nhau:
Cứ mỗi độ xuân về, xứ Bắc-Bắc Ninh lại tưng bừng rộn rã những lễ hội dân gian, nhưng đắc sắc và cuốn hút hơn cả là hội xuân Quan họ tại núi Lim. Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịch hàng năm tại núi Lim thuộc thì trấn Lim, huyện Tiên Du. Lễ hội này đã thể hiện tập trung và rực rỡ nhất tinh hoa sinh hoạt văn hóa vùng quê Kinh Bắc.
Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm, sùng kính với những buổi tế lễ tưởng niệm các danh thần quê hương, những buổi rước thần và hát xướng ở đình làng cùng những trò chơi dân gian độc đáo hấp dẫn. Náo nức nhất, hấp dẫn và cuốn hút nhất là sinh hoạt văn hóa Quan họ trong ngày hội. Các liền anh với áo the, khăn xếp, ô lục soạn ; các liền chị với áo mớ ba, mớ bảy, nón thúng quai thao, gặp gỡ nhau theo lời hẹn ước hội xuân năm trước “Đến hẹn lại lên”. Cuộc hát diễn ra ở trong nhà, trước cửa chùa, ven sườn đồi, trên những thuyền thúng giữa ao, hồ. Hàng trăm làn điệu Quan họ được các liền anh, liền chị Quan họ ca lên, nhằm giãi bày tình yêu của người Quan họ với đủ các trạng thái, cung bậc của tình cảm: yêu nhau, thương quý nhau, lo lắng, nhớ nhung, hẹn ước
Đi trẩy hội Lim là một dịp về với một vùng nước non kỳ thú, về với sinh hoạt lễ hội dân gian đặc sắc nhất của xứ Kinh Bắc-Bắc Ninh, là một lần được tham dự sinh hoạt dân ca Quan họ, loại hình dân ca đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc. Có thể nói hội Lim là dịp phô diễn tập trung nhất tinh hoa dân ca văn hóa dân tộc trên vùng quê hướng Kinh Bắc.
Trong những năm vừa qua có rất nhiều số liệu không giống nhau về các làn điệu quan họ khác nhau được công bố dưới rất nhiều hình thức song có ba làn điệu chính mà mọi người hay nói tới là:
- Giọng lề lối.
- Giọng vặt.
- Giọng giã bạn.
5. Trang phục cổ truyền của người Quan họ:
Không biết từ bao giờ , Quan họ trở thành niềm say mê, nét văn hóa của người Kinh Bắc xưa-Bắc Ninh ngày nay. Nói đến Quan họ là nói đến văn hóa Bắc Ninh và ngược lại nói đến văn hóa Bắc Ninh, không mấy ai lại quên được Quan họ.
Trang phục Quan họ chính là trang phục của các nam thanh nữ tú đi trẩy hội mùa xuân ngày xưa. Liền chị Quan họ chít khăn mỏ quạ vừa ấm, vừa giòn, tạo dáng khuôn mặt như búp sen tươi tắn. “Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”. Không phải cái khăn như hoa sen mà mép viền của khăn mỏ quạ với những đường lượn tự nhiên khuôn viên gương mặt nên hình búp sen, hoa sen. Và dưới chùm khăn mỏ quạ ấy, ta thấy le lói một màu hồng điều của khăn vấn làm ngơ ngác các “liền anh”. Có thể nói chiếc khăn mỏ quạ là một nét đặc biệt của trang phục Quan họ. Nét đặc biệt thứ hai của trang phục Quan họ là chiếc áo mớ ba mớ bảy của liền chị Quan họ. Áo mớ ba là bộ áo dài ba chiếc. Ngoài cùng là áo the thâm màu hay màu nâu hoặc màu tam giang , hai chiếc trong màu mỡ gà, màu cánh sen hay màu vàng chanh. Áo chỉ cài cúc cạnh sườn còn đoạn từ nách lên đến cổ thì lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc áo cánh trắng không cài cúc cổ tôn màu yếm hoa hiên hay đỏ thắm. Nhìn chung, ta thấy áo Quan hị thẫm màu, gam ấm, giản dị nhưng rất độc đáo nên thơ bởi lớp áo ngoài mỏng như mây như khói làm nhẹ bớt sức nặng của màu nền như mận chín vàng chanh, cánh sen và trong sự nền nã nói chung, chiếc áo quan họ nổi bật bởi một vạt lật khéo khoe sắc vượt khỏi lớp áo choàng the, đồng thời khoe lớp ló yếm đào xẻ cánh nhạn. Dù cho nắng nhạt hay mưa bay, các liền chị Quan họ đều mang theo chiếc nón quai thao tròn vành vạnh như trăng 16. Nắng nhẹ thì khoác vai, lâm thâm mưa thì đội đầu, lúc hát che thân, lúc cười che miệng, khi e thẹn thì che mặt chiếc nón khi ấp ủ gần kề, khi vời vợi như cách núi cách sông với liền anh Quan họ. Đã nón thúng quai thao, yếm thắm hoa đào thì lại càng không thể thiếu được khuyên vàng xà tích, chiếc cơi đựng trầu với váy lưỡi trai bảy bức trùng xuống gót chân. Chân đi dép mũi cong cong xinh xắn. Trông liền chị Quan họ vừa nền nã duyên dáng vừa như ủ đầy những khát vọng của tình yêu. Cái dây lưng vừa thắt vừa tỏa ra như điểm hút cuối cùng cho bộ trang phục thêm hoàn hảo.
Trang phục của liền chị Quan họ thì như vậy, Trang phục liền anh Quan họ cũng thật độc đáo thể hiện chức năng thẩm mỹ cao của người Kinh Bắc. Trang phục của liền anh Quan họ bao giờ cũng đơn giản hơn. Song chúng ta thấy ở đây một sự đối lập tế nhị để tạo nên sự hài hòa đồng điệu. Liền chị Quan họ với chiếc khăn mỏ quạ với những đường nét tự nhiên còn liền anh là chiếc khăn quấn vuông vắn với các nếp gấp song song rành mạch làm cho gương mặt trở nên chữ điền trang nhã. Liền anh Quan họ cũng mặc áo the ngoài, hai cái, quần nghiêm ống sớ chúc bâu, chân đi giày Gia Định. Đi hội, liền anh mang ô lục xoan, khi xếp đeo tay, khi giương rợp bóng. Chiếc ô, chiếc nón sóng sít hài hòa bên nhau. Trông Quan họ thật lịch thiệp, nhã nhặn và trang nghiêm.
III. Quan họ Bắc Ninh: “Xưa và Nay”
1. Bắc Ninh đã, đang và sẽ phải làm gì để giữ mãi một nét đẹp văn hóa Quan họ
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội đã nói: Đồng thời với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thực hiện đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm đến việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Quan họ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của sở VHTT tỉnh Bắc Ninh sau 5 năm thành lập trung tâm văn hóa Quan họ đã thực hiên có hiệu quả trong nhiều nhiệm vụ của mình. Với việc hàng năm đều tổ chức được hội thi tiếng hát Quan họ đầu xuân, liên hoan tiếng hát Quan họ thiếu nhi và liên hoan tiếng hát Quan họ người cao tuổi. Song hành và gắn kết chặt chẽ với việc phát triển, mở rộng phong trào ca hát Quan họ, là việc trung tâm đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đã hoàn thành nhiều chuyên đề nghiên cứu về văn hóa Quan họ, khẳng định được nét tinh hoa tiêu biểu của Quan họ.
Nhưng quan họ Bắc Ninh cũng đang đứng trước thử thách khốc liệt trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, bởi vì lớp già lần lượt ra đi, lớp trẻ thì phải lăn lộn mưu sinh, không gian Quan họ Bắc Ninh ngày ngày bị thu hẹp, luỹ tre làng, ruộng lúa bị các Khu công nghiệp đẩy lùi, đặc biệt nữa là nếu làm nghệ sỹ quan họ chuyên nghiệp phải hàng chục năm khổ luyện thì liệu thế hệ trẻ có đeo đuổi tận tậm không? Và tương lai hành nghề họ có nuôi được con ăn học hoặc đi du học nước ngoài như con người làm nghề khác không?
Điều lẽ tất nhiên rằng cuộc sống sẽ không bao giờ được như chính mình mong muốn, có nhiều sự thay đổi, thay đổi đến chóng mặt. chỉ có điều rằng chúng ta có biết bảo vệ và giữ gìn cái đẹp, cái tốt và cái hay đó không mà thôi. “Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn”.
Văn hóa Quan họ đã ra đời mang đến cho mỗi con người cảm nhận một nét đẹp về cuộc sống khác nhau. Mỗi câu hát, mỗi làn điệu vang lên làm cho mỗi người cảm thấy được chính nét đẹp tinh thần trong con người mình.
Nét đẹp nhân vǎn trong sinh hoạt vǎn hoá Quan họ nổi rõ là Tình người và Nghĩa người. Người Quan họ luôn sống trọng tình trọng nghĩa, gìn giữ sự thuỷ chung trong mọi quan hệ gia đình và cộng đồng. Dù phải qua những đoạn thǎng trầm, mờ tỏ - nhưng cho đến hôm nay tiếng hát Quan họ đã và luôn vang lên vào những ngày vui, ngày hội của làng quê Kinh Bắc. Luôn vang lên trong mọi thời đại.
2. Cần phát huy những làng Quan họ mới
Để nghị quyết trung ương 5 của Đảng trở thành hiện thực sinh động. Những năm qua ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực mang tầm chiến lược trong việc tổ chức các hội thi và liên hoan tiếng hát Quan họ cho các lứa tuổi trẻ em đến người già, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống của Quê hương Bắc Ninh ngàn năm văn hiến.
Mỗi năm có 3 cuộc thi và liên hoan, mỗi cuộc trung bình có 250 diễn viên tham gia. Từ chỗ chỉ có 24 làng Quan họ đến nay đã có 52 làng thường xuyên đăng ký tham dự các cuộc thi. Những con số đã cho thấy phong trào ca hát Quan họ ở khắp các làng quê trong tỉnh ngày một đông đảo về số lượng. còn về chất lượng, cũng đáng được nâng cấp từng bước, tùy từng điều kiện và tùy từng đối tượng tham gia. Nhiều làng đang phát triển thành lang Quan họ theo những chiều hướng rất tự nhiên sau đây:
- Trước hết là tại làng đó có một số người yêu thích Quan họ rủ nhau học tập.
- Chiều hướng thứ hai là thấy các làng bạn người ta được về Huyện, về Tỉnh giao lưu ca hát nên cũng muốn làng mình như thế
- Chiều hướng thứ ba: Vì làng mở hội không có hát Quan họ bị thiên hạ chê là không vui.
- Chiều hướng thứ tư là do sở thích cá nhân và lại có điều kiện.
Chẳng biết ngày xưa các làng Quan họ cổ duy trì và phát triển như thế nào. Với cách phát triển làng Quan họ mới như đã nói ở trên đây cũng hợp với quy luật tự nhiên. Vì điều kiện đời sống xã hội phát triển, thì nhu cầu hưởng thụ cũng đòi hỏi tương xứng. Cần nói thêm rằng, chúng ta chấp nhận sự phát triển tự nhiên theo quy luật nhưng phải có định hướng rõ ràng. Vấn đề này bấy nay ngành văn hóa Bắc Ninh đã làm nhưng chưa đồng bộ còn thiếu cơ sở pháp lý về mặt nhà nước cho việc phát triển làng Quan họ mới. Thông qua các cuộc thi và liên hoan Quan họ do tỉnh tổ chức mới thấy hết khả năng sáng tạo dân gian của phong trào ca hát Quan họ. Nhưng đồng thời cũng phát hiện sự bột phá bế tác là lối hát của những thế hệ nối tiếp đã không còn giư được phong cách hát của người Quan họ xưa.
Để có được một làng quan họ mới cần phải đồng bộ về biện pháp chủ trương. Được cấp ủy chính quyền đoàn thể tạo điều kiện đã đành, nhưng vẫn phải có chính sách ưu đãi cụ thể với những người đi truyền dạy, những tổ chức và cá nhân đứng lên xây dựng phong trào.
3. Bài hát “Người ơi người ở đừng về”
Người ơi! Người ởi đừng về, Người ơi! Người ởi đừng về,
Người về em vần (í i ì i), (Có mấy) khóc i thầm
Đôi bên (là bên song như) vạt áọ
(Mà này cũng có a ướt đầm), Ướt đầm như mưạ
Người ơi! Người ởi đừng về, Người về em vẫn
(í i ì i có mấy) trông theo,
Trông (ư ư) nước (tình chung là như) nước chảy,
(Mà này cũng có trông a bèọ Trông bèo (là) bèo trôị
Người ơi! Người ởi đừng về. Người về, em vẫn (í i ì i)
(Có mấy) tái (i) hồi yêu (a), (Em là) em (mong anh)
xin chớ (mà này cũng có a), đứng ngồi (đứng ngồi) với aị
Người ơi! Người ởi đừng về. Người ơi! Người ởi đừng về.
PHẦN KẾT LUẬN
Tổng hợp tất cả các bài Quan họ là sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của tình cảm và tâm trạng con người. Cuộc sống vốn là như thế, và lời ca Quan họ với đặc trưng ngôn ngữ đời sống, chính là tiếng nói tình cảm chân thật của những con người cần lao ở trong tận thôn cùng, ngõ hẻm của làng quê Quan họ Bắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8957.doc