MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU . .1
B. NỘI DUNG . .1
1. Án lệ là nguồn luật chính thống và
chủ yếu ở Anh còn ở Mĩ nó ít được coi trọng hơn .1
2. Pháp luật thành văn ở Mĩ được coi trọng phát triển hơn ở Anh .2
C. KẾT LUẬN 4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những điểm khác giữa án lệ và pháp luật thành văn ở Mỹ và Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU………………………………………………………….………...1
B. NỘI DUNG……………………………………………………….……........1
1. Án lệ là nguồn luật chính thống và
chủ yếu ở Anh còn ở Mĩ nó ít được coi trọng hơn……………………..........1
2. Pháp luật thành văn ở Mĩ được coi trọng phát triển hơn ở Anh………...2
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………5
A. Mở đầu.
Tuy đều thuộc dòng họ Common law, nhưng vai trò của án lệ và pháp luật thành văn ở Anh và Mĩ rất khác nhau.
B. Nội dung.
1. Án lệ là nguồn luật chính thống và chủ yếu ở Anh còn ở Mĩ nó ít được coi trọng hơn.
- Án lệ ở Anh rất được coi trọng, được ưu tiên áp dụng trong tất cả các vụ án thuộc các cấp xét xử khác nhau. Việc bám sát vào án lệ trong hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêm ngặt thể hiện rõ vai trò quan trọng của án lệ. Điều này làm cho hoạt động xét xử sẽ diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức của tất cả các bên tham gia tố tụng, áp dụng án lệ mang lại tính công bằng, qua đó nâng cao được niềm tin của người dân với tòa, với pháp luật. Ngoài ra, các văn bản luật thường bị đóng khung trong lúc thông qua nhưng thực tế cuộc sống thường phát sinh nhiều vấn đề cần điều chỉnh mà văn bản luật không lường trước hoặc lường không hết. Nếu thẩm phán chờ có văn bản quy định thì sẽ vi phạm thời hạn tố tụng, vi phạm quyền khởi kiện của công dân... Trong những trường hợp như thế, áp dụng án lệ sẽ khắc phục nhược điểm này. Nghĩa là lấy những án luật đã được chấp nhận để vận dụng còn hơn là từ chối hoặc chần chừ giải quyết tranh chấp.
Sự coi trọng án lệ ở Anh còn được thể hiện rõ ở mức độ tuân thủ nguyên tắc “stare decisis” chặt chẽ, khắt khe hơn ở Mỹ. Nguyên tắc “stare decisis” nghĩa là tuân thủ các pháp quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này thì tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do các tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Ở Anh, những phán quyết của Thượng nghị viện, Tòa phúc thẩm và tòa cấp cao (High court) có giá trị ràng buộc đối với các tòa án cấp thấp hơn. Tuy nhiên không phải toàn bộ các phán quyết của các tòa án này đều có giá trị ràng buộc mà chỉ có những bản án được xuất bản mới trở thành án lệ và có giá trị ràng buộc.
Tuy nhiên việc tuân thủ quá mức đến mức khuôn khổ nguyên tắc “stare decisis” dễ tạo ra sự bảo thủ, sự ràng buộc giữa toà án cấp trên với cấp dưới làm mất sự linh hoạt của các thẩm phán.
- Khác với Anh, án lệ ở Mỹ chỉ được coi như một phương pháp, một cách thức giải thích luật. Ở Mỹ, tiền lệ pháp được các tòa án trích dẫn thường xuyên nhưng trong các bản án cũng dành nhiều chỗ cho quan điểm của thẩm phán về chính sách chung. Nguyên tắc “stare decisis” được vận dụng mền dẻo hơn và không quá chặt chẽ khuôn khổ như ở Anh, các toà án xét xử của Mỹ không phải chịu sự ràng buộc các phán quyết trong quá khứ của mình và các phán quyết của các toà án cấp trên mà chỉ tôn trọng, lấy làm tư liệu tham khảo.
Án lệ không được coi trọng ở Mỹ bởi xuất phát từ phương diện kinh tế - chính trị - xã hội ở Mỹ, Mỹ là một quốc gia liên bang, mỗi một liên bang có quyền tự chủ riêng, hệ thống pháp luật riêng và hệ thống tòa án riêng. Luật liên bang và luật của bang nhiều khi không đồng nhất ở một số lĩnh vực nhất định. giữa các vùng có sự khác nhau về tập quán, chế độ... vì vậy, việc áp dụng án lệ là một điều khó khăn. Hơn nữa, Mỹ là một quốc gia đa tôn giáo và chủng tộc, người mỹ có tính cá nhân cao, nên việc áp dụng án lệ (chủ yếu là xuất phát từ Anh) thường không được người Mỹ coi trọng lắm.
2. Pháp luật thành văn ở Mĩ được coi trọng phát triển hơn ở Anh
- Pháp luật thành văn ở Anh tới thế kỉ XIX, sau cuộc cải tổ, mới được coi trọng phát triển. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất luật hành chính phát triển mạnh cùng với sự xuất hiện của hàng loạt văn bản, trong thời kỳ này cũng đã diễn ra nhiều cải cách trong một số lĩnh vực mang tính truyền thống như gia đình, hợp đồng, dân sự, thương mại, hình sự… Năm 1972 Anh ra nhập cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) cũng đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành luật thành văn ở Anh. Tuy nhiên pháp luật thành văn của Anh vẫn không được coi trọng bằng án lệ. Ở Anh không có hiến pháp thành văn, do đó Anh không hề có sự phân biệt về tầm quan trọng của những văn bản mang tính hiến pháp so với pháp luật thông thường nên cũng không có cơ quan bảo hiến. Các văn bản pháp luật khác do Nghị viện ban hành hoặc do Nghị viện uỷ quyền ban mà không chia cho nhiều cơ quan chuyên môn như ở Mỹ.
- Trái với Anh, Mỹ rất coi trọng phát triển pháp luật thành văn. Điều này được thể hiện ở việc ban hành hiến pháp năm 1787. Bản Hiến pháp này được coi đạo luật cơ bản của quốc gia, văn kiện pháp lý có tính chất tối cao nên các luật của liên bang và bang không được trái với nội dung của Hiến pháp và có giá trị ràng buộc với thẩm phán các bang trong quá trình xét xử. Hiến pháp Mĩ không chỉ là tuyên ngôn chính trịluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành kinh tế chính trị mà còn là các quy định pháp luật có giá trị thực tiễn cao và thường xuyên được các tòa án áp dụng. Mỗi tiểu bang của Mỹ đều có Hiến pháp riêng, Hiến pháp có hiệu lực cao hơn các đạo luật khác của tiểu bang nhưng phải phù hợp với Hiến pháp liên bang.
Ở Mỹ có rất nhiều đạo luật ở cả cấp Liên bang và cấp bang. Hiến pháp Mỹ quy định, luật Liên bang có giá trị pháp lý cao hơn luật các bang. Án lệ của Mỹ quy định các đạo luật Liên bang có hiệu lực cao hơn phán quyết của tòa mặc dù nội dung và và ý nghĩa của các đạo luật do chính tòa án giải thích. Như vậy có thể nói, trừ Hiến pháp Mỹ, các đạo luật do chính quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lý cao nhất, cao hơn cả phán quyết của tòa án liên bang và cấp bang và cao hơn cả các đạo luật tương ứng của các bang. Mỗi bang của Mỹ đều được ban hành luật riêng áp dụng trong bang
Ở Mỹ các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành. Các cơ quan quản lý nhà nước cả ở cấp Liên bang và cấp bang đều ban hành các quy chế và quy tắc để triển khai cụ thể các quy định cụ thể có trong đạo luật có liên quan. Các văn bản dưới luật do chính phủ Liên bang ban hành cũng được ưu tiên áp dụng trong mối quan hệ vơi pháp luật các tiểu bang.
Ngoài ra, cơ quan lập pháp của Mỹ thường xuyên tiến hành luật hóa các phán quyết của tòa án, các án lệ điển hình , hoạt động pháp điển hóa ở Mỹ được tiến hành thường xuyên hơn so với ở Anh.
Qua những trình bày ở trên, ta thấy luật thành văn đóng một vai trò rất quan trọng trong nguồn luật của Mỹ.
C. KẾT LUẬN.
Sự khác nhau về vai trò của án lệ và pháp luật thành văn ở Anh và Mỹ góp phần làm đa dạng dòng họ Common law.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Luật so sánh, Nhà xuất bản công an nhân dân, quý II năm 2009.
2. Giáo trình Luật so sánh, Đại học Huế.
3. Luật so sánh (bản tiếng Việt), Michael Bogdan.
4. http:// www.sinhvienluat.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những điểm khác giữa án lệ và pháp luật thành văn ở Mỹ và Anh.doc