Trong hoạt động tài chính và ngân sách, UBND là tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều phối ngân sách nhà nước ở địa phương, đưa ra những chính sách về tài chính cụ thể ở địa phương mình quản lý. Bởi vậy, hoạt động tài chính và ngân sách là một trong những mảng quan trọng để xem xét và đánh giá thực trạng hoạt động của UBND. Trong những năm qua, UBND các cấp đã thực hiện khá tốt công tác này. Mức chi tiêu ngân sách khá sát với chỉ tiêu chính phủ dự đoán, đồng thời những hoạt động này giúp thúc đẩy sự hoàn thiện của bộ mặt xã hội từ các địa phương. Nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng một cách có hiệu quả, đưa nền kinh tế - xã hội của nước nhà ngày một phát triển.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những điểm tích cực và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng, ban.
UBND xã (phường, thị trấn) thường có cơ cấu khoảng 5 ban. Ví dụ: Ban kinh tế - kế hoạch; ban tài chính, ban văn hóa - xã hội, ban công an, ban chỉ huy quân sự. Ngoài các ban còn có các trạm như: trạm y tế, trạm bưu điện…
Trước đây, trong cơ cấu tổ chức của UBND, còn có chức danh ủy viên thư kí ủy ban và thường trực UBND. Nhưng theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cùng với việc thành lập thường trực UBND và chức danh ủy viên thư kí của UBND không còn nữa. Quy định trên nhằm làm cho bộ máy hành chính gọn nhẹ, giảm nhiều tầng lớp trung gian, đồng thời nhằm tăng cường trách nhiệm của từng thành viên và tập thể UBND.
Hiện nay, với xu hướng đề cao trách nhiệm cá nhân Chủ tịch UBND và sự phân công chịu trách nhiệm trong tưng lĩnh vực công tác của các thành viên UBND, theo tinh thần Nghị quyết trung ương khóa VIII: UBND cần được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm bớt số ủy viên là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, chẳng hạn: Ở cấp tỉnh, ủy viên phụ trách công an là giám đốc sở công an; ủy viên phụ trách quân sự là trưởng ban chỉ huy quân sự…để đảm bảo tính nhanh nhạy, tăng cường hiệu lực kiểm tra của UBND đối với hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND; xác định rõ thẩm quyền quyền hành chính cụ thể cho từng thành viên thuộc UBND; điều chỉnh, sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn của UBND, tương ứng với việc sắp xếp điều chỉnh lại các bộ, ngành ở trung ương theo hướng quản lí đa ngành, đa lĩnh vực. Ví dụ: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số: 422/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình, ngày 03 tháng 3 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Ninh Bình.
d. Tổ chức Ủy ban nhân dân trong trường hợp thay đổi cấp hoặc địa giới của các đơn vị hành chính và trong trường hợp đặc biệt.
Theo điều 134 mục 4 luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: “Trong trường hợp một đơn vị hành chính được thay đổi cấp quản lý hành chính hoặc trong trường hợp thành lập một đơn vị hành chính mới, thì Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ định UBND lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi HĐND và UBND mới được bầu ra. Ở đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định UBND lâm thời”.
Theo điều 137: “Trong trường hợp HĐND bị giải tán hoặc trong trường hợp đặc biệt khác thì Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ định UBND lâm thời để đảm nhiệm công tác cho đến khi HĐND và UBND mới được bầu ra; đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định UBND lâm thời”.
3. Hoạt động của Ủy ban nhân dân:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, xây dựng quy chế làm việc theo nhiệm kì công tác, thiết lập và duy trì chế độ họp định kì hàng tháng; thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền.
a. Hoạt động của Ủy ban nhân dân trong các phiên họp:
Các phiên họp của UBND là hình thức hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của UBND. Bởi thông quan các phiên họp, UBND đã thực hiện được phần lớn những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền do luật định.
Theo quy định trước đây cũng như hiện nay, UBND họp thường lệ mỗi tháng một lần do UBND triệu tập và chủ tọa. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cũng có thể triệu tập phiên họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch UBND hoặc theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên của UBND.
Để phiên họp diễn ra thực sự dân chủ, phát huy hiệu quả, các thành viên của UBND phải tham dự đầy đủ các phiên họp để thảo luận và quyết định những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp, trường hợp vắng mặt phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND. Đặc biệt từ những năm 1980 trở lại đây, Quốc hội quy định trách nhiệm của UBND trong việc mời Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và những người phụ trách các đoàn thể nhân dân cùng cấp; trưởng ban, phó ban, phó trưởng ban các ban của HĐND; thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND những không phải là thành viên của UBND tham dự các phiên họp khi bàn những vấn đề có liên quan. Tại các phiên họp, UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (điều 124 luật tổ chức HĐND và UBND) những vấn đề sau:
“1. Chương trình làm việc của UBND;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND quyết định;
3. Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình HĐND quyết định;
4. Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương trình HĐND quyết định;
5. Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội; thông qua báo cáo của UBND trước khi trình HĐND;
6. Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương”
Những vấn đề được đưa ra xem xét tại phiên họp của UBND đều được các thành viên của UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Các quyết định của UBND được thể hiện dưới hình thức văn bản đó là quyết định, chỉ thị.
Quyết định của UBND dùng để ban hành các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm thực hiện pháp luật, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và nghị quyết của HĐND cùng cấp; quyết định về nhân sự thuộc thẩm quyền của UBND để tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước…
Chỉ thị dùng để truyền đạt và hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương, các nghị quyết của HĐND.
b. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Hoạt động của Chủ tịch UBND được xác định là hình thức hoạt động thường xuyên và có tác dụng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND.
Với vị trí là người lãnh đạo và điểu hành công tác của UBND, Chủ tịch UBND có quyền triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND (kể cả các phiên họp thường lệ và bất thường). Tại các phiên họp, Chủ tịch UBND hướng cuộc họp vào việc thảo luận, biểu quyết những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp. Căn cứ vào những quyết định mà tập thể UBND đã thông qua, chủ tịch UBND chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện những quyết định đó.
Với xu hướng kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng trong quản lí nhà nước, Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định rạch ròi giữa chế độ trách nhiệm tập thể của UBND với cá nhân chủ tịch UBND. Theo đó, một số nhiệm vụ, quyền hạn trước đây do tập thể của UBND thực hiện nay được chuyển giao cho chủ tịch UBND. Chẳng hạn, chủ tịch UBND lãnh đạo công tác của UBND, đôn đốc, kiểm tra công việc của các thành viên UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và UBND cấp dưới trong việc việc thực hiện hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND cấp mình. Trong quá trình chỉ đạo, thức hiện nếu có dân xem xét, quyết định; áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong bộ máy chính quyền địa phương; tố chức tiếp dân, xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
Đối với chính quyền cấp dưới trực tiếp, chủ tịch UBND có quyền: phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; điều động, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. Đây là một quy định mới rất quan trọng của Hiến pháp năm 1992 so với các Hiến pháp trước đây nhằm tăng cường sự quản lí tập trung theo chiều dọc; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lí; đình chỉ hay bãi bỉ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và những văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND dân cấp mình hủy bỏ.
Các quy định trên nhằm đề cao vị trí, vai trò của Chủ tịch UBND trong hoạt động quản lí cũng như bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước.
c. Hoạt động của các thành viên khác thuộc Ủy ban nhân dân:
Đây là hình thức hoạt động thường xuyên và có tác dụng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND. Trong cơ cấu tổ chức của UBND, chủ tịch UBND phụ trách chung chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành công tác của UBND. Còn các phó chủ tịch và các thành viên ủy ban nhân dân được chủ tịch phân công phụ trách những lĩnh vực, ngành nhất định. Thông thường chủ tịch phân công cho 01 phó chủ tịch phụ trách kinh tế, tài chính, thương mại; 01 phó chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội. Riêng ở các thành phố lớn có thể có một phó chủ tịch được phân công quả lí đô thị ( ví dụ: Quản lí việc kinh doanh nhà, sử dụng vốn từ quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị). Các ủy viên khác được phân công phụ trách các sở, ban, ngành quan trọng như: công an, quân đội, thanh tra, kế hoạch, tài chính, văn hóa, xây dựng, tổ chức, văn phòng, ủy ban… trực tiếp thực hiện công tác quản lí ngành, lĩnh vực dưới danh nghĩa giám đốc sở, trưởng phòng, trưởng ban thuộc UBND. Ở cấp xã, phường, thị trấn thì phó chủ tịch UBND được chủ tịch giao phụ trách công tác văn hóa, xã hội, nội chính, kinh tế. Các phó chủ tịch được phân công nhiệm vụ phụ trách từng lĩnh vực quản lí nhà nước phải báo cáo công tác và chịu sự chỉ đạo của chủ tịch UBND, chịu trách nhiệm trước tập thể UBND và chủ tịch UBND về công việc được giao.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND được chủ tịch phân công phụ trách quản lí đối với một số lĩnh vực chuyên môn nhất định và đảm bảo sự thống nhất quản lí của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
Các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động quản lí nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn phải trực tiếp báo cáo công tác trước UBND và cơ quan chuyên môn cấp trên, trong trường hợp cần thiết phải báo cáo trước HĐND. Thông qua hoạt động quản lí nhà nước ở địa phương trong lĩnh vực chuyên môn đã cùng với UBND thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Đồng thời, đây cũng là hình thức quan trọng trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
II - Những điểm tích cực và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của UBND.
Tích cực:
Nhìn chung, vai trò, quản lí, chỉ đạo của UBND các cấp đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong quản lí hành chính nhà nước, thực thi pháp luật, cụ thể là:
+ Chỉ đạo, điều hành việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc phòng, đáp ứng tốt các nhu cầu đòi hỏi của nhân dân về đời sống vật chất và tinh thần.
+Trong hoạt động tài chính và ngân sách, UBND là tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều phối ngân sách nhà nước ở địa phương, đưa ra những chính sách về tài chính cụ thể ở địa phương mình quản lý. Bởi vậy, hoạt động tài chính và ngân sách là một trong những mảng quan trọng để xem xét và đánh giá thực trạng hoạt động của UBND. Trong những năm qua, UBND các cấp đã thực hiện khá tốt công tác này. Mức chi tiêu ngân sách khá sát với chỉ tiêu chính phủ dự đoán, đồng thời những hoạt động này giúp thúc đẩy sự hoàn thiện của bộ mặt xã hội từ các địa phương. Nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng một cách có hiệu quả, đưa nền kinh tế - xã hội của nước nhà ngày một phát triển.
+Trong hoạt động quản lý đất đai, UBND là một trong những cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ), đồng thời tiến hành những quy hoạch cụ thể đối với đất đai ở địa phương. Căn cứ Luật Đất đai năm 2003 cùng các văn bản có liên quan, công tác cấp Sổ đỏ ở các địa phương đã diễn ra khá hiệu quả, hợp thức hoá tài sản bất động sản cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện pháp lý cho thị trường bất động sản hoạt động. Công tác quy hoạch cũng được thực hiện khá tốt, hình thành nên các khu đô thị mới, khu dân cư văn hoá,…vừa tạo dựng bộ mặt mới cho địa phương cũng như tạo thuận lợi cho việc xây dựng các công trình văn hoá, phúc lợi xã hội. Việc bảo vệ môi trường đất cũng đã được các uỷ ban nhân dân địa phương triển khai và đạt được những thành tựu bước đầu.
+Trong hoạt động chứng thực, đăng kí hộ tịch, UBND các cấp đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình trong hoạt động này, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
+Hoạt động điều hành của UBND các cấp diễn ra khá ổn định. Sự gắn kết giữa uỷ UBND cấp trên và UBND cấp dưới khá chặt chẽ. Bởi vậy nó đã tạo nên sự thống nhất trong chỉ đạo và điều hành của UBND các cấp, đáp ứng được yêu cầu đặt ra đồng thời xây dựng sự đồng bộ trong công tác quản lý chung của các cơ quan nhà nước.
+Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức khá tốt. Chất lượng trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, tạo sự thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của uỷ ban nhân dân một cách nhanh chóng và đúng đắn. Chúng ta cũng phấn đấu xây dựng cho nước nhà một đội ngũ cán bộ, công chức với phẩm chất tốt, cần kiệm, liêm chính, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân và đất nước.
+ Thực hiện vai trò quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo việc thực thi pháp luật, từng bước cải tiến thủ tục hành chính, cải tiến lề lối làm việc nên hiệu lực quản lí nhà nước đã có những tiến bộ rõ rêt.
+ Đội ngủ cán bộ, công chức được kiện toàn một bước, sắp xếp lại, có tuyển chọn thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước nhất là trong quá trình hội nhập.
2. Hạn chế:
Thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND ở nước ta chỉ ra việc kết hợp đúng đắn tập trung và dân chủ là yếu tố quyết định sức mạnh và hiệu lực của Bộ máy quản lí nhà nước. Tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể của UBND với việc đề cao trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan quản lí Nhà nước là bài học để tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lí Nhà nước của UBND các cấp. vì thế, trên cơ sở chắc năng và nhiệm vụ do Luật định, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế hoạt động nhằm phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp, tập thể, các nhân là phương hướng nâng cao hiệu lực và sức mạnh của UBND các cấp. Trong thời gian qua mặc dù tổ chức và hoạt động của UBND các cấp có thu được một số thành tựu và có những tiến bộ nhất định. Song, trước yêu cầu quản lý trong tình hình mới đã và đang bộc lộ không ít khiếm khuyết và tồn tại cần tiếp tục cải cách và đổi mới như:
+ Trước hết, trên lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước pháp luật còn chưa đồng bộ, không kịp thời. Sự phân công, phân cấp giữa các cấp, các ngành, giữa tập thể với cá nhân chưa rành mạch, cụ thể.
+Tổ chức bộ máy của UBND các cấp nhìn chung còn nặng nề, cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền giữa các cấp hành chính chưa được phân định rõ, chưa có sự ràng buộc gắn quyền hạn với trách nhiệm, kỉ cương hành chính chưa được thiệt lập chặt chẽ. Chủ tịch UBND phải là đại biểu của HĐND là một khó khăn cho việc bố trí điều động.
+ Trong cách thức thành lập cho đến nay, pháp luật hiện hành mới chỉ quy định trường hợp chưa bầu được toàn bộ Ủy ban nhân dân mới thì Ủy ban nhân dân cũ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi bầu được (Điều 6)… Nếu đã bầu ra rồi thì Ủy ban nhân dân mới bắt tay ngay vào việc thực hiện nhiệm cụ quyền hạn của mình. Trường hợp một hay một vài thành viên Ủy ban nhân dân mới không được cấp trên phê chuẩn thì pháp luật chưa quy định cách giải quyết cụ thể. Thực tế, có những cuộc bầu cử Ủy ban nhân dân hoàn toàn hợp pháp nhưng đến khâu phê chuẩn thì đã có một số người đã không được phê chuẩn. có những nơi đã bầu chủ tịch Ủy ban nhân dân xã qua ba lần thương lượng, hai lần bầu, lần nào người được giới thiệu cũng đều đạt số phiếu cao, song cho đến sau 200 ngày kể từ khi bầu Hội đồng nhân dân, Chủ tịch xã đó vẫn không được phê chuẩn và lãnh đạo huyện vẫn yêu cầu Đảng ủy xã họp phủ quyết kết quả bầu trên. Với việc không phê chuẩn một vài thành viên khác thì chưa có vấn đề lớn, song nếu đó là chức danh Chủ tịch thì vấn đề trở nên phức tạp. trong trường hợp nêu trên, đương nhiên về mặt pháp lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền không Chủ tịch xã mới được bầu và yêu cầu chọn người khác. Song với sự tranh chấp giữa huyện và xã trong thời gian lâu như vậy tất yếu sẽ gây khó khăn cho hoạt động củachính quyền xã. Trong thời gian này, việc một Chủ tịch chưa được phê chuẩn lại lãnh đạo Ủy ban nhân dân gồm các thành viên đã dược phê chuẩn rõ ràng là một bất cập. Nhưng bất cập hơn nữa nếu vị Chủ tịch đó cuối cùng không được phê chuẩn. Bởi vì, lúc này các Phó chủ tịch và Ủy viên mới được bầu sẽ làm việc dưới sự điều hành của một Chủ tịch khác sẽ được bầu lên nhưng không có tham dự gì về việc lựa chọn các thành viên dưới quyền nữa, ý đồ để cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân giới thiệu Phó chủ tịch và các thành viên khác là để tạo ra một tập thể làm việc phù hợp. Nếu Chủ tịch không được phê chuẩn như trên thì ý nghĩa của quy định này sẽ không còn.
+Về Số lượng thành viên Ủy ban nhân dân được ấn định phù hợp với yêu cầu họt động tập thể của Ủy ban nhân dân và bao quát các mặt công tác. So với trước đây số lượng này đã giảm nhiều (theo Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1989 thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đến mười bảy người, cấp huyện có từ chín đến mười ba người, cấp xã có từ bảy đến chín người; theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện giống như hiện nay, còn cấp xã có từ năm đến bảy người). Tuy nhiên, đứng trên quan điểm tăng cường trách nhiệm cá nhân và và chế độ thủ trưởng, với những đòi hỏi nhanh nhạy, hiệu quả mà chúng ta đang cố gắng xây dựng thì số lượng thành viên Ủy ban nhân dân hiện tại vẫn là đông, nếu không muốn nói là thừa. Điều đó thể hiện ở chỗ hầu như các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân được bàn bạc và quyết định bởi một bộ phận không chính thức là thường trực Ủy ban nhân dân, sự tham gia của các Ủy viên đồng thời là Thủ trưởng các sở, ban, nghành chuyên môn còn ít hiệu quả. Với số lượng, cơ cấu thành phần và cơ chế hoạt động như hiện nay, hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân còn mang tính thông báo công việc chung và vì vậy mỗi quy định của Ủy ban nhân dân chưa thực sự là kết tinh của trí tuệ tập thể.
+ Hoạt động của UBND còn mang nặng tính chất hành chính chưa gần dân và chưa hướng vào mục tiêu phục vụ nhân dân, ở đâu đó vẫn còn phát sinh hiện tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Quản lí đất đai, vốn, tài sản Nhà nước chưa chặt chẽ, còn để lãng phí, thất thoát. Hoạt động quản lí nhà nước còn mang tính chất hình thức. Hoạt động điều hành của UBND các cấp: Tuy hoạt động điều hành của uỷ ban nhân dân các cấp khá tốt, song vẫn tồn tại những mặt hạn chế trong việc cụ thể hoá những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc hiểu và thực hiện chưa đúng vẫn xảy ra ở những cơ quan cấp dưới. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của các uỷ ban nhân dân cấp trên đối với các uỷ ban cấp dưới thông qua hoạt động thanh kiểm tra còn nhiều bất cập, chưa thực sự đi sâu, đi sát, đặc biệt là chưa thực sự lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhân dân.
+Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những vấn đề được bàn tới rất nhiều trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể song nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta còn thấp, đội ngũ cán bộ công chức ở địa phương chưa được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng quản lí hành chính nhà nước, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và sự phát triển của xã hội. Số người có trình độ Đại học và trên đại học không nhiều. Mặt khác, đội ngũ cán bộ trẻ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức hành chính còn yếu. Vì vậy, những sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lí hành chính nhà nước là không thể tránh khỏi thiếu sót, một bộ phận cán bộ công chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật gây phiền hà, những nhiễu nhân dân, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của Bộ máy hành chính ở địa phương. Năm 2008, trong trả lời phỏng vấn của báo giới, Bộ Nội vụ đưa ra nhận định về đội ngũ cán bộ, công chức: “theo đánh giá chung, đội ngũ này còn không ít hạn chế so với đòi hỏi của thời kỳ mới: Chỉ khoảng 30% trong số họ đáp ứng được yêu cầu, khoảng 40% “tàm tạm”, và khoảng 30% còn lại là chưa đáp ứng được yêu cầu.
+Trong hoạt động tài chính và ngân sách, tình trạng bội chi còn nhiều. Trong bản báo cáo của Bộ tài chính trình Quốc hội năm 2008, một số vấn đề nổi lên khi xem xét quyết toán được nhấn mạnh tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, theo đó: chất lượng xây dựng dự toán chưa cao; nhiều khoản thu chi chưa sát với thực tế làm cho công tác điều hành gặp khó khăn. “Đây là tồn tại được Quốc hội nêu ra trong nhiều năm, nhưng chậm được khắc phục”. Một số con số được lấy làm dẫn chứng: chi ngân sách Trung ương tăng 13,5%; chi ngân sách địa phương tăng 13,8%; Đà Nẵng chi tăng 124%, Tp.HCM tăng 61,2% so với dự toán Trung ương giao… Cũng theo ủy ban này, số chi chuyển nguồn sang năm sau và số kết dư ngân sách địa phương có xu hướng tăng cao, trong khi ngân sách Trung ương bội chi ngày một lớn gây ảnh hưởng chung đến hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm “là một dạng của lãng phí, làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, cần được xem xét và có biện pháp khắc phục”, báo cáo viết. trong mỗi kì họp Quốc hội, Bộ trưởng bộ tài chính nhiều khi không giải trình được những khoản đã chi, với lý do “Ngân sách của chúng ta không giống ai cả, chỉ còn duy nhất Việt Nam là ngân sách lồng ghép, cộng cả địa phương vào quyết toán, thế nên chi ở tận xã mà cứ bắt Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình”. Mặt khác, đã có văn bản yêu cầu các địa phương gửi kèm giải trình lên bộ để gửi kèm với báo cáo quyết toán khi Quốc hội xem xét nhưng họ không làm. “Hiệu lực của Bộ trưởng Bộ Tài chính kém lắm, nên mình không chi nhưng cứ phải giải trình”. Điều này cho thấy chúng ta chưa có sự quản lý thực sự chặt chẽ về vấn đề chi tiêu ngân sách, đặc biệt là ở địa phương, tạo điều kiện cho hiện tượng tham nhũng lây lan trong xã hội
+Trong hoạt động quản lý đất đai, những bất cập xảy ra còn khá phổ biến. Đặc biệt là những vướng mắc trong việc quy hoạch đất đai (hoạt động thu hồi đất và bồi thường cho người bị thu hồi đất). Tình trạng nhân dân khiếu nại lên các cơ quan chức năng cấp trên về việc UBND địa phương thực hiện quy hoạch đất đai không hợp lí, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân không phải là hiếm. Bên cạnh đó những lộn xộn về quản lý đất đai mà điển hình là vụ chia chác, “xẻ thịt” đất đai của huyện đảo Phú Quốc 2004), những vụ ở tỉnh Hà Tây hay vụ cưỡng chế đập bỏ mấy trăm căn nhà xây dựng trái phép tại hai quận Tân Bình, Gò Vấp, kể cả tình trạng xây dựng, đào bới cơ sở hạ tầng trì trệ, nhếch nhác, lãng phí và kéo dài nhiều năm ở TP.HCM... chính là biểu hiện của sự kém cỏi về năng lực quản lí nhà nước, đặc biệt là quản lý đất đai, đô thị của đội
Tuy nhiên, đây cũng là cơ sở để bộ máy công quyền cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về những gì đã làm được và chưa làm được, trên cơ sở những tồn tại và thành tựu thu được cần tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan công quyền ghóp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước.
III - Một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân:
Sau một quá trình tìm tòi, nghiên cứu và phân tích dựa trên những thông tin cũng như tài liệu mà nhóm chúng tôi thu thập được. Mặc dù khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, cách nhìn nhận cũng như tiếp cận vấn đề có thể còn phiến diện. Tuy nhiên nhóm chúng tôi cũng xin đề xuất một vài giải pháp mang tính chất tham khảo nhằm hoàn thiện hơn cơ chế tổ chức và hoạt động của UBND.
1. Cần quy định lại cách thức thành lập chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân sao cho có thể xác định được ngay (giống như đối với Thủ tướng Chính phủ) Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân là cơ quan trực thuộc hai chiều thì hiện tại người đứng đầu (Chủ tịch) không thể quy định chỉ do HĐND bầu giống như Quốc hội bầu Thủ tướng mà vẫn cần sự phê chuẩn của cấp trên. Để tránh sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân (9đ).doc