Phụ Lục Trang
I GIỚI THIỆU VIỆT NAM 2
II NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG 17
2.1Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội .17
2.2Điều kiện kinh tế .20
2.3Chính sách phát triển du lịch 23
III CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH DU LỊCH 23
3.1Thời gian rỗi .23
3.2 Khả năng tài chính của du khách tiềm năng .24
3.3 Nhận thức .26
IV KHẢ NĂNG CUNG ỨNG NHU CẦU DU LỊCH 26
4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên . .26
4.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn . 30
4.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt .31
4.4 Sự sẵn sàng đón tiếp du khách .33
V XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những điều kiện phát triển của Du Lịch Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phía Bắc (từ đòe Hải Vân
trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa khá rõ nét: xuân- hạ - thu –đông.
Việt Nam chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ
trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình của nhiều nước khác cùng vĩ độ ở
châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam, nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn
và mùa hạ ít nóng hơn.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của
Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác và giữa
nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Khí hậu Việt
Nam cũng tạo ra những bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6-
10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán…thường xuyên đe dọa.
Tài nguyên
Tài nguyên rừng
Rừng Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ,
trắc, pơ mu…tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây
dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc
nhĩ, mật ong…về động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu,
khỉ…còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công,
trĩ, gà lôi đỏ…
Tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam thấp, năm 2009 chiếm 39,1% diện tích tự
nhiên. Nhiều loài thực động vật đang bị khai thác ngoài sự kiểm soát nên có
xu hướng ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng.
Tài nguyên thủy hải sản
12
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ, và nước mặn là nguồn tài
nguyên phong phú về tôm, cá…trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính
riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài
cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, và 653 loài rong biển…Nhiều
loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực…Có những
loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc…
Biển Việt Nam cũng là một tiềm năng lớn trong việc khai thác muối
phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu.
Khoáng sản
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự
báo khoảng trên 6 tỷ tấn), dầu khí (ước lượng trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ
thùng). Khí đốt khoảng 50-70 tỷ m3); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-
300 nghìn tấn); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm,
đồng, vàng, thiếc, chì…); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrite…). Việt
Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích
mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ, đầm, kênh rạch,
biển…chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông đường thủy, thủy điện;
cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống…
Các nguồn nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú
và phân bố khá đều trong cả nước.
Tài nguyên du lịch
Việt Nam có hơn 40 nghìn di sản văn hóa vật thể là bất động sản (đình
chùa, đền miếu, thành quách, lăng mộ…). Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam
có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng
di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số
lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm
13
khoảng 70% di tích của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam có 7 di sản được
UNESCO công nhận di sản thế giới, đó là di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh, hai lần được công nhận năm 1994 và 2000), di sản thiên nhiên
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), quần thể di sản văn hóa
Thừa Thiên Huế, di sản văn hóa phố cổ Hội An, di sản văn hóa Mỹ Sơn
(Quảng Nam); hai di sản văn hóa phi vật thể là Nhã nhạc, nhạc cung đình
Việt Nam (Thừa Thiên Huế) và không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên. Cả nước có 117 bảo tang, trong đó Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch
trực tiếp quản lý 6, các bộ ngành và đoàn thể khác ở trung ương quản lý 32 và
địa phương quản lý 79.
Việt Nam có nhiều thắng cảnh nổi tiếng
Tính đến năm 2009, Việt Nam được UNESCO công nhận 8 “Khu dự trữ
sinh quyển thế giới”, đó là:
1, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau(2009)
14
2, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009)
3, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An( 2007)
4, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang(2006)
15
5, Cát Bà (thành phố Hải Phòng-2004)
6, Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (thuộc địa bàn hai huyện
Tiền Hải-Thái Bình và huyện Giao Thủy-Nam Định-2004)
16
7, Vườn Quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai-2001)
8, Cần Giờ / Rừng Sác (thành phố Hồ Chí Minh-2000)
17
Việt Nam là một trong hơn mười quốc gia trên thế giới có vịnh “ Đẹp
nhất thế giới”, đó là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vịnh Nha Trang (Khánh
Hòa).
Vịnh Nha Trang Vịnh Hạ Long
Hiện nay, Việt Nam có đến 31 vườn quốc gia; 400 nguồn nước nóng,
nhiệt độ từ 40oC đến 105oC.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế
giới, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi
cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Việt Nam có nhiều yếu tố
thuận lợi phát triển ngành du lịch. Những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam
đã và đang thu hút nhiều triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần quan
trọng trong cơ cấu thu nhập quốc dân.
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG
1.1 Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội
18
Không khí chính trị hòa bình bảo đảm cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh
tế, khoa học-kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc. Du khách thích đến
những vùng đất có không khí chính trị hòa bình vì ở nơi đây họ cảm thấy yên
ổn, tính mạng họ được coi trọng. Do vậy, điều kiện an ninh chính trị và an toàn
xã hội của một nước hay một địa điểm du lịch là một trong những nhân tố giúp
du lịch phát triển.
So sánh với tình hình chính trị trong khu vực và toàn cầu hiện nay, Việt Nam là
nước có nền an ninh chính trị-xã hội an toàn và ổn định.
Theo khảo sát toàn cầu về mức độ yên bình, Việt Nam đứng thứ 39 trên tổng số
144 nước, được đánh giá cao về sự thân thiện với người nước ngoài và nguy cơ
xảy ra khủng bố thấp. Chỉ số hòa bình toàn cầu (Global Peace Index), do Viện
Hòa bình Kinh tế tại Australia phối hợp với Đơn vị tình báo kinh tế thực hiện -
xếp hạng 144 quốc gia về mức độ yên bình - theo định nghĩa là không có bạo
lực. Chỉ số được đưa ra dựa trên 23 chỉ tiêu bao gồm ổn định chính trị, nguy cơ
khủng bố, tỷ lệ giết người, khả năng xảy ra biểu tình bạo lực, tôn trọng nhân
quyền, nội chiến, nhập khẩu vũ khí và liên quan tới chiến tranh nước ngoài. Một
ví dụ hết sức thuyết phục minh chứng cho mức độ yên bình và ổn định của Việt
Nam đó là đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Trước và trong sự kiện này đã
có rất nhiều nguồn tin dự báo về khủng bố, bạo loạn…nhưng thực tế cho thấy
đại lễ đã diễn ra hết sức suôn sẻ.
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch của Việt Nam. Việt
Nam là nước ít gặp thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần…nhưng lũ lụt vẫn
xảy ra ở khu vực miền Trung từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, và vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12. Điều này ít nhiều cũng có ảnh
hưởng đến sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Vì trong khoảng thời gian
xảy ra lũ lụt thì không thế tổ chức tour du lịch tại các điểm trên.
19
Về bệnh dịch, Việt Nam đã thành
công trong việc khống chế sự lan
truyền của các bệnh dịch nguy
hiểm đã bùng phát trên toàn thế
giới trong những năm gần đây như:
dịch SARS năm 2003, dịch cúm
AH5N1 năm 2009. Điều này khiến
du khách yên tâm hơn khi du lịch ở Việt Nam.
2.2 Điều kiện kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển
du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề chi sự
ra đời và phát triểnn của ngành kinh tế du lịch. Điều này được giải thích bởi sự
lệ thuộc cả du lịch vào thành quả các ngành kinh tế khác. Những nước có nền
kinh tế phát triển, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất có chất lượng
đạt các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
20
Ngành nông nghiệp và công nghiệp Việt Nam khá phát triển, đặc biệt là ngành
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như công nghiệp chế biến đường,
thịt, sữa, đồ hộp, công nghiệp chế biến rượu, bia, thuốc lá…
Những năm qua, ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh, nếu như trước
những năm 1990 chỉ có 1- 2 nhà sản xuất, phân phối sữa thì hiện nay thị trường
sữa Việt Nam tăng lên 72 doanh nghiệp. Ngành sữa Việt Nam còn có tiềm năng
về nguyên liệu sữa cho sản xuất. Theo thống kê từ Hiệp hội thức ăn gia súc Việt
Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng dần từ 500 triệu lít (năm 2010) lên 805
triệu lít (năm 2015). Hiện nay ngành sữa Việt Nam đáp ứng 22% nguyên liệu,
dự kiến đến năm 2020, nguồn nguyên liệu sữa tươi đáp ứng từ 38- 40% cho sản
xuất. Việt Nam không còn xuất khẩu sữa sang các nước Châu Phi.
Theo ước tính thì đến năm 2020, sản lượng đường của Việt Nam sẽ đáp ứng
được nhu cầu trong nước và có thể dư thừa để xuất khẩu.
Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong
cung ứng vật tư cho du lịch Việt Nam như: công nghiệp dệt may, công nghiệp
thủy tinh, công nghiệp sành sứ và đồ gốm. Ngành công nghiệp dệt may cung
21
cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị cho phòng khách, khăn trải
bàn, ga trải giường…Các ngành công nghiệp nhẹ phát triển đã cung ứng cho
ngành du lịch Việt Nam những vật tư, hàng hóa, trang thiết bị chất lượng cao từ
đó nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành du lịch.
Về giao thông vận tải, sự phát triển về số lượng và chất lượng của các phương
tiện giao thông vận chuyển là nhân tố thúc đẩy ngành dịch vụ Việt Nam phát
triển mạnh mẽ.
Từ năm 2006 đến nay, cả nước đã mở mới được 11.874 km đường giao thông
nông thôn và nâng cấp đươc̣ 32.546 km; xây dưṇg 2.365 cầu/ 53.352md cầu các
loại và 14.125/353.140 m cống. Tổng số vốn huy đôṇg đươc̣ là 13.942 tỷ đồng;
Huy đôṇg đươc̣ hơn 48 triêụ ngày công lao đôṇg . Ngành Giao thông vận tải đã
và đang triển khai dự án giao thông nông thôn 3 tại 33 tỉnh miền Bắc , miền
Trung và Duyên hải Nam Trung bô ̣với tổng mức vốn đầu tư 150 triêụ USD để
xây dưṇg khoảng 2.150 - 4.150 km đường giao thông nông thôn...
Ngành đường sắt đã đóng mới hơn 500 toa xe các loaị và sửa chữa 100%
phương tiêṇ vâṇ tải.
Tính đến đầu năm 2010, đôị tàu biển Viêṭ Nam gồm 1.654 tàu biển, trong đó có
450 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế , với tổng troṇg tải đaṭ 6,2 triêụ DWT .
Trong 3 năm gần đây, đôị tàu biển Viêṭ Nam đa ̃có sư ̣phát triển maṇh me ̃về số
tấn troṇg tải, với tốc đô ̣tăng bình quân 20% / năm. Đội tàu Việt Nam hiện đứng
vị trí 60/152 quốc gia có tàu mang cờ có quốc tic̣h và xếp thứ 4 trong 10 nước
ASEAN, sau Singapore , Indonesia, Malaysia. Về tuổi tàu , đôị tàu Viêṭ Nam
“trẻ” thứ 2 sau ASEAN, trung bình 1,29 tuổi….
Vậ̣n tải hàng không ngày càng khẳng điṇh về vi ̣ thế , đóng góp quan troṇg vào
sư ̣phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoaṇ 2005-2009, thị trường hàng không
tăng trưởng bình quân 14,2% về hành khách và 10,7 % về hàng hóa. Năm 2009,
22
sản lượng hàng hóa, khách thông qua các cảng hàng không, sân bay Viêṭ Nam là
26,16 triêụ lươṭ , gấp 1,8 lần so với năm 2005 (năm 2010 dư ̣kiến đaṭ 30 triêụ
lươṭ khách ) và gần nửa triệu tấn hàng hóa gấp 1,5 lần năm 2005. Hãng hàng
không Quốc gia Viêṭ Nam đa ̃khai thác 40 đường bay quốc tế đến 26 thành phố
của 15 quốc gia và vùng lañh thổ…Ngày 10/6/2010, Hãng hàng không Quốc gia
Viêṭ Nam Vietnam Airlines chính thức gia nhâp̣ Liên minh Hàng không toàn cầu
Sky Team. Đây là sư ̣ghi nhâṇ hôị nhâp̣ sâu của Hàng không Viêṭ Nam với quốc
tế…
Về công nghiêp̣ sản xuất ô tô , sản phẩm đạt được trong 3 năm gần đây là 8.780
xe chở khách và xe buýt các loaị; 38.470 ô tô tải các loaị; Sản xuất và lắp ráp xe
gắn máy đaṭ tỷ lê ̣hóa trên 70% với 209.000 xe gắn máy…
Lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông , đa ̃có những chuyển biến tích cưc̣ , đăc̣
biêṭ trong những năm gần đây . Nhiều chính sách , biêṇ pháp đa ̃đươc̣ ngành
tham mưu cho Đảng , Chính phủ được ban hành và thực thi một cách mạnh mẽ ,
quyết liêṭ nên bước đầu đa ̃kiềm chế sư ̣gia tăng tai naṇ giao thông , bảo đảm sự
bền vững của phát triển .
Hiêṇ nay, nhiều dư ̣án , công trình giao thông vâṇ tải đang đươc̣ triển khai trên
khắp đất nước như: Đường Hồ Chí Minh (giai đoaṇ 2), đường cao tốc Nôị Bài –
Lào Cai, đường cao tốc Hà Nôị – Hải Phòng (Quốc lô ̣5B), các dự án đường bộ
cao tốc Bắc – Nam, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong , dư ̣án cải taọ luồng
cho tàu biển có troṇg tải lớn vào sông Hâụ , nhà ga sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất, Cần Thơ .
Trên khắp đất nước Viêṭ Nam , nhiều công trình giao thông v ận tải lớn , có ý
nghĩa đã hoàn thành như : Những cây cầu l ớn (Bãi Cháy, Thanh Trì, Vĩnh Tuy,
Rạch Miễu, Hàm Luông, Cần Thơ), mạng lưới quốc lộ Bắc –Nam, 38 cầu giao
thông nông thôn đồng bằng sông Cửu Long , cầu Thuâṇ An , cầu Tư Hiền, cầu
Suối Long, Quốc lô ̣37, vâṇ tải thủy từ Hải Phòng đến Thủy điêṇ Sơn La , cảng
cái lân, Đài thông tin Duyên hải, hê ̣thống Đèn biển Viêṭ Nam, Đội tàu SAR tìm
23
kiếm cứu naṇ trên biển , đường cất ha ̣cánh , đường lăn sân đỗ cảng hàng không
Liên Khương , Cảng hàng không Chu Lai…
Các dự án công trình giao thông vận tải này đã và đang phục vụ cho mục tiêu
đưa nước ta trở thành nước công nghiêp̣ vào năm 2020 và các mục tiêu phát
triển của những năm tiếp theo.
2.3 Chính sách phát triển du lịch
Ngành du lịch của một nước có phát triển hay không phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố trong đó có yếu tố bộ máy quản lý xã hội. Những chính sách phát triển du
lịch đúng đắn sẽ góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của ngành du
lịch nước đó. Ngành du lịch Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để phát triển
hơn nữa là do những chính sách đổi mới, đúng đắn và kịp thời của các Đảng,
Nhà nước và các ban ngành có liên quan. Đã có nhiều dự án du lịch được phê
duyệt khởi công trong như: trong năm 2010, dự án du lịch nghỉ dưỡng Sixsenses
Con Dao đạt tiêu chuẩn 5 sao gồm 35 biệt thự, spa, hồ bơi, nhà hàng với tổng
vốn đầu tư 25 triệu USD đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12-2010.
Ngoài ra, một dự án du lịch tại khu vực Bãi Đất Dốc, tổng vốn đầu tư 38 triệu
USD dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 1/2011.
Quảng Ngãi sẽ xây dựng khu du lịch Đặng Thùy Trâm tại khu vực từng là nơi
làm việc của nữ bác sĩ, liệt sĩ viết cuốn nhật ký nổi tiếng thời chống Mỹ. Dự
kiến vốn đầu tư cho khu du lịch lớn này vào khoảng 400 tỉ đồng và sẽ đi vào
hoạt động vào năm 2012.
III. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH NHU CẦU DU LỊCH
Các nhân tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng trưởng chính là thời
gian rỗi, thu nhập, trình độ dân trí.
3.1 Thời gian rỗi
24
Một trong những tiêu chí được xác định trong định nghĩa du lịch là chuyến đi
thực hiện trong thời gian rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép,
thời gian rỗi có được trong chuyến công tác.
Từ khi luật lao động Việt Nam quy định làm việc theo ngày, 1 ngày làm việc 8
giờ đồng hồ và nghỉ 2 ngày cuối tuần thứ bảy và chủ nhật (ngày 2-10-1999),
người Việt Nam có nhiều thời gian rỗi hơn để đi du lịch vào cuối tuần.
Việt Nam còn có một số ngày nghỉ toàn quốc như: Tết Dương Lịch 1 tháng 1,
Tết Nguyên Đán Từ 30 tháng 12 (hay 29 tháng 12 nếu
tháng thiếu) đến 3 tháng 1 (Âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 (Âm lịch)
Tưởng, Ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. 30 tháng 4, Quốc tế Lao động 1 tháng 5, Quốc khánh 2
tháng 9.
Ngoài ra còn có các ngày lễ truyền thống của một số đơn vị, ngành cụ thể như:
ngày học sinh-sinh viên Việt Nam (9/1), Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2),
ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
(22/12)…
Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch, thể thao
và nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi. Vì vậy muốn phát triển du lịch, người
làm du lịch phải nghiên cứu kỹ cơ cấu thời gian rỗi và tận dụng tối đa, hợp lý
khoảng thời gian đó cho hoạt động du lịch.
Tuy quỹ thời gian rỗi của Việt Nam đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước
năm 1995, nhưng xét về mặt bằng chung với các nước trong khu vực như Trung
Quốc (với chế độ nghỉ “tuần lễ vàng” được áp dụng từ năm 1999: Tết Nguyên
Đán, Quốc tế lao động mùng 1 tháng 5 và ngày Quốc khánh Trung Quốc mùng
1 tháng 10.) thì Việt Nam vẫn là một nước có ít ngày nghỉ. Nếu như thời gian
25
rỗi từ những ngày lễ được tăng lên cùng với việc sử dụng hợp lý quỹ thời gian
và có chế độ lao động đúng đắn thì ngành du lịch Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội
hơn để phát triển.
3.2 Khả năng tài chính của du khách
Con người khi muốn đi du lịch, không chỉ cần có thời gian rỗi mà còn phải có
đủ tiền để thực hiện chuyến đi đó. Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân
có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch
trong nước cũng như ra nước ngoài.
Khi đi du lịch và lưu trú ở ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch cần tiêu
dùng nhiều dịch vụ, hàng hóa, phương tiện đi lại…vì vậy thu nhập của nhân dân
là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hàng tháng.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Đơn
vị
nghìn
đồng
651,5 738,3 817,4 979,7 1068,5 1297,1 1565,3 1976,0 2159,0 2501,3
(theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam
Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện có tăng so với
những năm trước (năm 2009 là 2501,3 nghìn đồng/tháng cao gấp 3,84 lần thu
nhập năm 2000). Thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt
1.160 USD. Thu nhập tăng, đời sống được nâng cao, người Việt Nam đã chăm
đi du lịch hơn. Tuy nhiên, so với mặt bằng trong khu vực thì Việt Nam vẫn là
26
một nước có mức thu nhập bình quân thấp. Phát biểu trong Hội thảo "Phát triển
và Giảm nghèo của các nước đang phát triển thời kỳ hậu khủng hoảng" tại Hà
Nội, ông James Adams, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình
Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định, với thu nhập đầu người trên
1.000 USD, Việt Nam nằm trong nhóm thu nhập thấp thấp nhất châu Á (dưới
2.000 USD) cùng với Bangladesh, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Sri Lanka,
Papua New Guinea, Nepal.
Theo tính toán của tổ chức này, thu nhập trung bình của người Việt Nam tụt hậu
tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với
Singapore.
Nhiều khoản vay ODA từ Nhật Bản, WB đã dần chuyển từ dạng lãi suất ưu đãi
cho quốc gia thu nhập thấp sang khoản vay kém ưu đãi hơn dành cho nước có
mức thu nhập cao hơn.
3.3 Trình độ dân trí
Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của nhân
dân ở một đất nước. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao, nhu
cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa
của nhân dân nước đó cao thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo
phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch đến đó.
Trình độ dân trí thể hiện bằng các hành động, cách ứng xử cụ thể với môi
trường xung quanh, bằng thái độ đối với du khách của người dân địa phương,
bằng cách cư xử của du khách tại nơi du lịch.
IV. KHẢ NĂNG CUNG ỨNG NHU CẦU DU LỊCH
Những điều kiện tác động đến sự phát triển của du lịch không mang tính phổ
biển mà chỉ mang tính đặc trưng đối với từng quốc gia riêng. Theo đó, những
27
điều kiện khu vực chủ yếu chỉ tác động đến khả năng cung ứng nhu cầu du lịch
đó là
4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
4.1.1 Vị trí địa lý
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các địa điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng đối
với nước nhận khách du lịch. Tuy nhiên những bất lợi về khoảng cách đã dần
được khắc phục bằng sự phát triển của ngành giao thông vận tải: đường bộ,
đường thủy, đường hàng không.
Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho du lịch. Từ rất lâu, Việt Nam đã
bị các nước nhòm ngó vì địa thế “cửa ngõ ba châu” của mình. Vị trí địa lý này
rất thuận lợi cho việc đi lại giao lưu văn hóa, phát triển du lịch quốc tế.
4.1.2 Địa hình
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và
sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng,
tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Đặc biệt khách du lịch
thường ưa thích những nơi nhiều đồi núi, mà địa hình nước ta có đến ¾ là đồi
núi. Trong các kiểu địa hình, kiểu địa hình Karst (núi và hang động) và địa hình
bờ nước là những tài nguyên du lịch rất giá trị. Cả hai loại địa hình trên đều phổ
biến ở nước ta. Địa hình đá vôi nước ta phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở
lên với nhiều hệ thống hang động có giá trị du lịch như Phong Nha, Hương
Tích, Bích Động, Thẩm Tà Toong…
28
Động Phong Nha Động Hương Tích
Đặc biệt hơn cả là kiểu địa hình karst ngập nước nhiệt đới điển hình ở Vịnh Hạ
Long- địa danh đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới.
4.1.3 Khí hậu
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa-kiểu khí hậu khá ôn hòa thường
được du khách ưa thích.
Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam từ 220C đến 270C, thích hợp với du lịch
biển. Hơn nữa, du khách ở các nước hàn đới còn có nhu cầu sang Việt Nam để
tránh cái rét lên tới âm độ ở nước họ.
4.1.4 Thủy văn
29
Thủy văn-nước là một yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con
người. Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành
mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Ngoài tác dụng để tắm
thông thường, gương nước còn là một phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa
stress.
Trong tài nguyên nước, các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được
đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Theo các nhà địa thủy chất văn Việt
Nam, ở nước ta có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị như Kim Bôi, Quang
Hanh, Hội Vân…
Bể tắm nước khoáng Kim Bôi-Hòa Bình
4.1.5 Thế giới động, thực vật
Thế giới động, thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch
chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu. Ngay nay con người có xu hướng quay
trở về với thiên nhiên, vì vậy thế giới động thực vật hoang dã ngày càng thu hút
con người và trở thành một hoạt động du lịch sôi nổi.
Ở Việt Nam có một số địa điểm du lịch thỏa mãn ý thích khám phá những nơi
rừng rậm nhiệt đới, nhiều cây leo…của du khách nước ngoài như vườn Quốc
gia Cúc Phương, Bên En, Tam Đảo…
30
Vườn Quốc gia Cúc Phương Gia đình ông cố vấn trưởng dự án bảo
tồn Vườn quốc gia Tam Đảo Herberb
Christ tham gia ’’Ngày đa dạng sinh học
Việt Nam’’
4.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng
cho sự phát triển của du lịch ở một địa điêm, một vùng hoặc một đất nước.
Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và
mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
Các thành tựu về kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách
du lịch đến xem như hội chợ triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm…Ở đó thấy
được kết quả của công việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông,
thông tin. Ví dụ tham gia triển lãm và Hội thảo quốc tế chuyên ngành giao
thông vận tải đường bộ (Viet Transport) năm 2010 có trên 30 công ty đến từ 10
quốc gia trên thế giới trưng bày các sản phẩm và dịch vụ , tập trung vào nhóm
đường bộ và đường cao tốc, đường sắt, hệ thống giao thông thông minh và công
nghệ thông tin truyền thông.
31
Hơn nữa, Việt Nam là một nước có lịch sử lâu đời và các tài nguyên văn hóa có
giá trị như ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, hát quan họ, kỹ thuật làm đồ gốm
Bát Tràng, tranh Đông Hồ…đã thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như các
chuyên gia nghiên cứu
4.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt
Các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng có một số tình hình và sự kiện
đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du
lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc tọa đàm dân tộc hoặc quốc tế, các
cuộc thi đấu thể thao, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị…Các hình
thức này tuy chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng đóng vai
trò có ích trong sự phát triển du lịch.
32
Cúp bóng đá AFF cup 2010
Hội nghị thượng định Asean lần thứ 17 tại Hà Nội 2010
Bên cạnh đó, Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế và tham gia các tổ chức
lớn như tổ chức thương mại thế giới WTO( tham gia năm 2006), hội đồng bảo
an Liên Hợp Quốc UN (2007)…
Ở Việt Nam, chưa có nhiều những sự kiện lớn mang tầm quốc tế, hay những lễ
hội tôn giáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1.PDF