Tiểu luận Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học nước ta và nguyên nhân tồn tại, yếu kém. 2

1. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục nước ta 2

2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém 5

II. Những giải phải chủ yếu nhằm nhằm phát triển nguồn nhân lực ở nước ta 6

1. Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với giáo dục đại học và nguồn nhân lực của nó 6

2. Cải thiện môi trường dục, nâng cao mức sống và chất lượng của nguồn nhân lực 7

III. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược cho sự phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học 8

1. Nhiệm vụ và mục tiêu 8

2. Nhiệm vụ và nguyên tắc định chiến lược 8

Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 11

Phần cam đoan 12

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Về vai trò người thầy trong giáo dục, xã hội Việt Nam thường định hướng theo các triết lý truyền thống “Không thày đố mày làm nên”, “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, và gần đây làsự du nhập của triết lý “Không có học sinh tồi, chỉ có thầy giáo kém”. Tuy nhiên, khi cuộc sống có nhiều biến đổi lớn thì các triết lý và chân lý của nó cũng phải thay đổi. Giáo dục, trong đó có giáo dục đại học là một yếu tố và bộ phận nhạy cảm trong đời sống xã hội. Những tác động, nhân tố mới từ bên ngoài vào nước ta như Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hoá và kinh tế tri thức… đã buộc ngành giáo dục phải đối mặt với thách thức gay gắt đồng thời cũng mở ra những cơ hội phát triển mới. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về nhân lực của giáo dục đại học Việt Nam và cách thức phát triển nó trong một tương lai gần là một việc làm khó khăn song cũng rất cần thiết. Bài viết của em gồm các nội dungchính sau: I. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước tavà nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém. 1. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta . 2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém. II. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta. 1. Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học và nguồn nhân lực của nó. 2. Cải thiện môi trường giáo dục ,nâng cao mức sống và chất lượng của nguồn nhân lực. III. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược cho sự phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học. 1. nhiệm vụ và mục tiêu. 2. Nhiệm vụ và nguyên tắc định chiến lược. Vì đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận,chắc chắn sẽ mắc phải nhược điểm và thiếu xót.Vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài tiểu luận của em dược tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI ,YẾU KÉM. 1. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nước ta. Nguồn nhân lực giáo dục nước ta đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải :nhu câu học tập của xã hội và quy mô đào tạo tăng nhanh trong khi đó số lượng và năng lực của đọi ngũ giáo viên có giới hạn và khả năng tăng chậm.qua điều tra cho thấy,không phải trường đại học nào cũng có tốc độ tăng trưởng về quy mô đào tạo như nhau. .Các trường đại học thuộc nhóm ngành đào tạo về luật ,kinh tế ,kinh doanh ,ngoại ngữ …tăng trưởng mạnh về quy mô đào tạo .Hiện tượng 1 thầy giảng cho lớp học trên 100 học viên diễn ra một cach phổ biến .ở những bộ môn có nhiều giờ giảng,thường mỗi giáo viên một năm lên lớp vượt giờ chuẩn của Bộ quy định.Phải lên lớp với cường độ cao ,số thời gian quá nhiều sẽ tác động hai mặt tới chất lương sống của giáo viên và bộ phận quản lý giáo dục kèm theo.Họ có cơ hội cải thiện cuộc sống;mặt khác ,họ sẽ mất đi cơ hội và thời gian tham gia các hoạt động tập luyện thể thao,bồi dưỡng sức khoẻ,học tập và nghiên cứu khoa học để cập nhật kiến thức,nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn .Nếu những giáo viên có quá nhiều tiết giảng mà vẫn cố gắng tham gia học tập như chương trình đào tạo thạc sĩ,tiến sĩ hoặc nghiên cứu khoa học thì do sự câu thúc về thời gian họ sẽ phải hoàn thành công việc trên một cách chiếu lệ và nhanh nhất miễn là đạt được kết quả.Chính những nguyên nhân đã dẫn tới kết quả tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên. Hiện tượng căt xém bài giảng, bớt giờ lên lớp, gộp lớp hoặc bỏ lớp đã diễn ra ở quy mô lớn ảnh hưởng xấu tới quy chế và kỷ luật giáo dục. Và điều này nếu tồn tại lâu ngày sẽ dẫn đến một thái độ và lề lối làm việc chung chỉ coi trọng số lượng, kết quả mà coi nhẹ chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp “trồng người”. Đây thực sự là một nguy cơ và thách thức lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Vấn đề nan giải đối với giáo dục đại học hiện nay là trong khi quy mô đào tạo tăng gấp nhiều lần như hiện nay thì không thể giải quyết triệt để vấn đề. Thu nhập chính của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn ở mức thấp khiến họ phải tăng thêm thu nhập từ các nguồn khác là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, những tiêu cực của giáo dục đại học nước ta trong cơ chế thị trường xuất phát từ cơ sở kinh tế và chế độ trả công lao động bất hợp lý của nó. Đó vừa là nguyên nhân khách quan vừa là nguyên nhân chủ quan. Muốn ngăn chặn, tiến tới chấm dứt các hiện tượng suy thoái đạo đức nghề nghiệp, xu hướng thương mại hoá đào tạo và cấp bằng, thì cần cải thiện được thu nhập chính đáng trong nguồn nhân lực của giáo dục đào tạo, cần phải có giải pháp tạo ra nhiều cơ hội cho phép nhân sự trong ngành nâng cao mức sống và chất lượng sống một cách đàng hoàng chính đáng. Môi trường giáo dục chưa tạo ra được bầu không khí hăng say, phấn khởi làm việc và tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên các trường đại học. Mặt trái của cơ chế thị trường là tạo ra xu hướng thương mại hoá giáo dục một cách tự phát, với các tệ nạn của nó là thói chạy chọt trong thi cử, bằng giả, xin và mua điểm…Hiện nay phần lớn giáo viên, cán bộ công nhân viên đều giữ vững bản lĩnh chính trị và đạo đức nhà giáo, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục đại học. Nhưng cũng có một số cá nhân, tập thể đã lợi dụng nghề nghiệp và vị thế của mình để kiếm lợi một cách bất chính. Một số hiện tượng tiêu cực này đã bị phát giác, bị công luận lên án ,gây nên sự bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới uy tín và hình ảnh của giáo viên. Có thể nói rằng môi trường giáo dục ở nước ta tử khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay đã bị xuống cấp so với trước đây. Môi trường bên trong các trường đại học hiện nay cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Hoạt động giáo dục và khoa học rất cần một bầu không khí dân chủ , đoàn kết giữa các chủ thể giáo dục.Song trong thực tế , vẫn còn hiện tượng mất dân chủ và hiện tượng bè phái diễn ra, gây nên tâm trạng chán nản, bất lực của bộ phận giáo viên và cán bộ cấp dưới. Ngoài ra tâm lý cào bằng, đố kỵ “xấu đều hơn tốt lỏi”, tâm lý cục bộ và bản vị “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, thói gia trưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”… còn tồn tại trong các trường đại học, dưới các hình thức tinh vi gây cản trở quá trình phát triển nguồn nhân lực giáo dục. Cơ cấu của nguồn nhân lực giáo dục đại học còn mất cân đối và bất hợp lý giữa các lĩnh vực, chuyên môn, sức mạnh hệ thống yếu. Chất lượng nguồn nhân lực hiện ở mức thấp. Thành tựu đầu tiên của ngành giáo dục nước ta là đã đào tạo được một nguồn nhân lực khá đông, có trình độ và kỹ năng lao động. Đương nhiên, trong nguồn nhân lực của giáo dục đại học nước ta cơ cấu các ngành chính cũng tồn đọng sự bất hợp lý. Qua số liệu gián tiếp về cơ cấu ngành học của các PGS (nay là tiến sĩ) được cấp bằng đến năm 1998 là: Khoa học quân sự :3% Khoa học nông nghiệp:8% Khoa học kinh tế : 11% Khoa học tự nhiên: 22% Khoa học y dược:16% Khoa học xã hội (cả sư phạm): là 40%(1) Theo thống kê trên thì nguồn nhân lực bậc cao thuộc ngành xã hội, tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là khoa học nông nghiệp và quân sự. Sự mất hợp lý và điểm yếu của nguồn nhân lực giáo dục đại học còn thể hiện ở số nhân sự có trình độ cao chỉ chiếm 1 tỷ lệ thấp trong cơ cấu nguồn nhân lực. Tình trạng thất thoát “chảy máu chất xám” vẫn đang tiếp tục diễn ra trong khi ngành lại chưa biết cách thu hút, phát huy trí tuệ từ các nguồn bên ngoài. Bên cạnh đó là nguy cơ về sự hụt hẫng giữa các thế hệ của nguồn nhân lực giáo dục đại học. 2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém. Quan điểm của Đảng coi “giáo dục và đào tạo là cốt sách hàng đầu” chưa được quán triệt sâu sắc và biến thành hành động thực tiễn cách mạng ở tất cả các cấp các ngành, từ tầng lớp cán bộ lãnh đạo xuống đến từng người dân để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đồng bộ trong toàn xã hội, chưa trở thành sự nghiệp của toàn dân. Từ ngành giáo dục đến các ngành, các cấp khác còn tồn tại một tình trạng chung là ngành nào cấp nào cũng có giáo dục là quan trọng và phải quan tâm đến giáo dục và đào tạo, nhưng trong việc làm thì lại thiếu quan tâm đúng mức đến sự phát triển nguồn nhân lực của chính cơ quan đơn vị mình. “Chính phủ và các cơ quan Nhà nước chưa có những quyết định đủ mạnh về chính sách, cơ chế và biện pháp tổ chức thực hiện, để thể hiện đầy đủ quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Các chính sách đã ban hành chưa được khuyến khích nghề dạy học và những giáo viên đến dạy ở những vùng khó khăn, chưa động viên được những giáo viên dạy giỏi và giáo viên có trình độ cao. Tiền lương giáo viên chưa được thoả đáng” (2). Nguyên nhân khách quan khiến cho các trường phải xoay sở để tồn tại, dễ dẫn đến những sai phạm về chế độ tài chính, ảnh hưởng xấu đến kỷ cương và môi trường giáo dục của trường đại học là do Nhà nước cấp kinh phí quá ít lại còn thiếu. Năng llực quản lý Nhà nước đối với giáo dục đại học của Bộ giáo dục và đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập chủ quan của ngành về công tác phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học. Việc thay đổi quá thường xuyên chủ trương đổi mới về mô hình giáo dục đại học ở nước ta đã tạo ra tình trạng thiếu sự ổn định cần thiết về tổ chức và gây khó khăn cho công tác hoặch định nguồn nhân lực của ngành,trường. Bộ chưa xây dựng được một quy chế quản lý ngành để điểu chỉnh quan hệ giữa bộ và các trường một cách hợp lý và hiệu quả. Vì vậy, “ có tình trạng vừa ôm đồm sự vụ, vừa buông lỏng chức năng quản lý Nhà nước , chưa thực hiện tốt sự quản lý thống nhất, giữ vững kỷ cương trong công tác giáo dục, đồng thời chưa phát huy chủ động và trách nhiệm của địa phương và nhà trường”(3). Công tác quản lý nhân sự của các trường đại học vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chậm thay đổi về phương thức, công nghệ quản lý, vì vậy hiệu quả chung là thấp. Có thể nói rằng, xét về mặt công nghệ, công tác quản trị nhân sự của các trường đại học và cao đẳng hiện nay chưa có sự tiến bộ vượt bậc, chưa có một sự thay đổi mới triệt để so với cung cách làm công việc thời quan liêu bao cấp. Nhìn chung trình độ công nghệ quản trị còn ở mức thấp so với các nước tiên tiến. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến cho công tác quản lý nhân sự của các trường đại học cao đẳng chưa tạo ra được sự hài lòng và phấn khởi của nhân sự, chưa đạt được hiệu quả tổ chức cao và do đó hạn chế sự phát triển của nguồn nhân lực giáo dục đại học của nước ta. II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA. 1. Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học và nguồn nhân lực của nó. a>Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý ngành. Cần phải triệt để và nhất quán thực hiện nguyên tắc phân cấp và phân quyền quản lý giữa Bộ với các trường,cơ sở giáo dục đại học khác tăng quyền lực và trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục để giảm bớt công việc cho bộ. Cần có một cơ chế đảm bảo cho các trường đại học có quyền lợi,trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng đào tạo trên cơ sở tự quyết, tự quản về số lượng nhân sự và taìo chính theo pháp luật. Bên cạnh miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm Bộ cần có chính sách thu học phí mềm dẻo cho các trường công lập.Nên có quy chế về tỉ lệ giáo viên cơ hữu trên số giáo viên được mời giảng thực sự. Nếu làm tốt công việc này,Bộ buộc các trườngđại học phải xây dựng một đội ngũ tương xứngvới quy mô và chất lượng đào tạo.Và như vậy,sẽ tạo ra nhiều việc làm từ lĩnh vực dịch vụ đào tạo bậc cao. b>Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lýnhà nước về giáo dục đào tạo đại học. Cần có một chương trình xây dựng hệ thống quy chế giáo dục đại học,điều chỉnh hướnh dẫn các trườngvà cuộc sống giáo dục khác trong các công việc chính của ngành.Thêm nữa ,nên có một chương trình nghiên cứu xây dựng một văn ban quy địnhvề đạo đức người thầy đối với nhân sự trong ngành.muốn hoàn thành công việc này cơ quan bộ giáo dục phải có đội ngũ nhân sự mạnh,làm việc hiệu quả cao. 2. Cải thiện môi trường giáo dục nâng caomức sống và chất lượng của nguồn nhân lực. Cải thiện môi trường giáo dục với mục tiêu kỷ cương,dân chủ và nhân văn.các cơ sở giáo dục đại học cần coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế dân chủ và quan trọng hơn là giữ gìn và phát huy bầu không khí dân chủ để phát huy được trí tuệ tập thể từ nguồn tài nguyên nhân sự của mình. Nâng cao mức sống của nhân sự bằng thu nhập chính đáng.Cần có chính sách ưu tiên giải quyết nhu cầu nhà ở cho ngành giáo dục đại học,đặc biệt đối với bộ phận giáo viên có học hàm,có thâm niên công tác,bằng các biện pháp thích hợp. Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua phát triển các hình thức đào tạo và việc rèn luyện bồi dữơng sức khoẻ thường xuyên.Nâng cao, mở rộng và đầu tư mới cho cơ sở vật chất kỹ thuật ,cho các cở giáo dục đại học. Khai thác mọi nguồn lực và cơ hội thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực. Áp dụng và phát triển công nghệ quản trị nhân sự hiện đại tại cá cơ sở giáo dục đại học. III. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. 1. Nhiệm vụ và mục tiêu: Tuyển chọn,sử dụng ,đào tạo,phát triển được một nguồn nhân lực đủ về số lượng ,chất lượng và hiệu suất lao động cao,cơ cấu hợp lý,có sự tiếp nối liên tục giữa các thế hệ để làm chủ thể của sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam thơì kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nguồn nhân lực giáo dục đại học cần có đủ trình độ vànăng lực phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp,bản lĩnh chính trị và bản sắc văn hoá, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà đảng và nhà nước giao cho,biết tổ chức phát huynội lự kết hợp với sự phát triển hợp tác cạnh tranh quốc tế có hiệu quả,xây dựng giaoí dục đại học vnđạt quy mô và chất lượng chủ lực và đi đầu trong tiến trình phát triển nền kt tri thức của nuức ta. 2. Nhiệm vụ và nguyên tắc định chiến lược; Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học phải quán triệt quan điểm giáo dục đại học cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu và giáo dục phải đi trước một bước so với trình độ phát triẻen kinh tế, xã hội hiện tại để tạo cơ sở và lực lượng thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu trong sự nghiệp cn hoá hiện đại hoá,nhanh chóng đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế tri thức. Thực hiện xã hội hoá giáo dục ,giáo dục cho mọi người,cả nước trở thành một xã hội học tập,phát huy nội lực của ngành và các nguồn lực khác trong nước kết hợp với việc khai thác, phát triển nguồn nnhân lực từ bên ngoài thông qua mở rộng và đa dang hoá hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học. Phấn đáu xây dựng một nguồn nhân lực mạnh đủ về số lượng và chất lượng .Chú trọng và ưu tiên xu hướng trẻ hoá đội ngũ ,kết hợp với thái độ trọng kinh nghiệm và thâm niên giảng dạy. Lấy việc phát triển đào tạo,học tập là phương thức chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực.Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và tạo ra điều kiện cơ sở thuận lợi để mọi nhân sự trong ngành đều có thể tăng thu nhập chính đáng,nâng mức sống và chất lượng sống ,phát triển toàn diện bằng cách tích cực tham gia công tác giảng , nghiên cứu khoa học. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra và giám sát với việc phát huy tinh thần dân chủ và tự quanr tại các tổ chức giáo dục đại học. Vận dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc quản lý, phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nhân sự của các tổ chứ giáo dục. PHẦN KẾT LUẬN Từ một ngàn năm nay,giáo dục đại học không chỉ là thước đo trình độ văn minh văn hoá của một dân tộc,mà còn là cơ sở đào tạo ra các thế hệ hiền tài-nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một đất nước. Trưởng thành trong một hoàn cảnh kháng chiến ,với một nhóm tri thức yêu nước,phải tự tay lao động xây dựng trường lớp, vừa giảng dạy lại tăng gia sản xuất và tham gia đánh giặc,đội ngũ nhân sự của giáo dục đại học nước ta không ngừng lớn mạnh.vượt qua những khó khăn gian khổ để thi đua “dạy tốt ,học tốt”,hoạt động với một hiệu quả cao,là chủ thể của sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. Nguồn nhân lực của giáo dục đại học ở thời kỳ đổi mới đã có bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất cùng với xu thế mở rộng quy mô đào tạo.thách thức lớn nhất đói với nguồn nhân lực giáo dục đại học nước talà giải quyết vấn đề giữ vững và tăng quy mô đào tạo đồng thời không để cho chất lượng đào tạo giảm xuống,mặt khác,không ngừng tăng thêm chất lượng ,đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước. Các nguyên tắc và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học xét đến cùng xuất phát từ một triết lý quản lý:kết hợp giữa sức mạnh tinh thần ,bản sắc văn hoá dân tộc với tính tiên tiến và tính hiệu quả cao của khoa học công nghệ .quản lý hiện đại để vạch ra định hướng chiến lược phat triển đúng đắn,phát huy được sức mạnh của tài trí Việt Nam và tinh thần đoàn kết cộng đồng,thực hiện nguyên tắc đi tắt đón đầu trong con đường phát triển. SÁCH THAM KHẢO : 1.” Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI” Phạm Minh Hạc. 2.Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương khoáVIII. 3. Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành trung ương khoáVIII PHẦN CAM ĐOAN Cuối cùng em xin cam kết những gì em viết trên đây thực sự do chính bản thân em tìm kiếm tài liệu,không sao chép ,không thuê người làm hộ.Những phần tham khảo được trích ở dưới. Một lần nữa em xin cám ơn thầy đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục đại học nước ta và nguyên nhân tồn tại, yếu kém. 2 1. Thực trạng của nguồn nhân lực giáo dục nước ta 2 2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém 5 II. Những giải phải chủ yếu nhằm nhằm phát triển nguồn nhân lực ở nước ta 6 1. Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với giáo dục đại học và nguồn nhân lực của nó 6 2. Cải thiện môi trường dục, nâng cao mức sống và chất lượng của nguồn nhân lực 7 III. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược cho sự phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học 8 1. Nhiệm vụ và mục tiêu 8 2. Nhiệm vụ và nguyên tắc định chiến lược 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 11 Phần cam đoan 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29932.doc
Tài liệu liên quan