Tiểu luận Những khái niệm cơ bản trong Hindu giáo

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Nội dung 1

1. Atman - Brahman 1

1.1.Brahman 1

2. Karma – Samsara 2

2.1. Karma – Nghiệp báo 2

2.2. Samsara – Luân hồi 2

3. Dharma – Moksha 3

3.1. Dharma 3

3.2. Moksha 3

Kết luận 4

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5796 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những khái niệm cơ bản trong Hindu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những khái niệm cơ bản trong Hindu giáo Mở đầu Nếu các tôn giáo khác đều có giáo chủ, có người sáng lập thì Hindu giáo lại khác hẳn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Bản thân Hindu giáo là tổng hợp của những hệ thống tôn giáo tín ngưỡng-triết học, không giáo điều hay một tổ chức nhà thờ trung ương chặt chẽ. Rất khó để tìm thấy một tài liệu nào nói rõ ràng về giáo lý của Hindu giáo mà ta có thể tìm thấy những giáo lý cơ bản của Hindu giáo trong các kinh sách ( Vêda, Upanishad ) hay nhiều tác phẩm văn học như truyện cổ tích Purana, hay hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana. Các giáo lý cơ bản đó xoay quanh một số khái niệm và các cặp phạm trù: Atman – brahman, karma – samsara, dharma – moksha. Nội dung 1. Atman - Brahman 1.1.Brahman - Brahman hay là Đại Ngã, là một khái niệm cơ bản của tôn giáo và các học thuyết cổ đại ở Ấn Độ. Rất khó để hình dung và miêu tả Brahman. Kinh Upanishad đã dùng toan bộ chữ “không” để nói miêu tả brahman “không lớn, không nhỏ, không ngắn, không dài, không rực rở, không tối tăm, không mùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không hơi thở, không trong, không ngoài, không hủy diệt mà cũng không bị tiêu hủy”. - Theo các nhà tư tưởng Hindu giáo thì Brahman là “ cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào khi chết”. - Brahman được hiểu biết phổ biến nhất đó là một thực tại khách quan duy nhất tối cao của vũ trụ, là tinh thần tuyệt đối, là cội nguồn, là bản chất của mọi hiện tượng trong vũ trụ bao la, là nguồn sáng của tất cả ánh sáng “là linh hồn của vũ trụ tối cao”. - Có thể hiểu về Brahman một cách dễ hiểu nhất theo kinh Upanishad đó là “toàn thể vũ trụ”. 1.2. Atman - Atman là một phần của Brahman gọi là Tiểu Ngã. Đó là linh hồn của cá thể, là một mảnh, một biểu hiện của Brahman, tồn tại trong mỗi sinh vật, hiện tượng cụ thể và đơn nhất. - Con người chúng ta hợp bởi hai yếu tố linh hồn và thể xác, thể xác có thể bị hủy diệt nhưng linh hồn thì bất diệt. Atman - linh hồn bất diệt không sinh cũng không tử, nó hiện hữu và không bao giờ ngừng hiện hữu. Linh hồn thường hằng, vĩnh cữu, dù thân xác bị hủy diệt, linh hồn vẫn tồn tại. Linh hồn rời bỏ thân xác bị hủy hoại và đến với một thân xác mới và sẻ trở về với Brahman khi thân xác đó không còn. - Vì Atman là linh hồn và là cái tồn tại trong thể xác con người ở đời sống trần tục nên ý thức con người thường nhầm tưởng rằng: Linh hồn - cái Tiểu Ngã là cái khác với cái Đại Ngã - “linh hồn vũ trụ” với nguồn sống không có sinh, không có diệt. Nhưng thực chất thì hòa đồng làm một, về bản chất là đồng nhất. Vì nếu Brahman là đại ngã thì Atman là cái Tiểu Ngã trong cái Đại Ngã ấy. Nếu Brahman là linh hồn của vũ trụ tối cao thì Atman là linh hồn cá thể của vũ trụ tối cao ấy. Nếu Brahman là thực tại duy nhất của vũ trụ thì Atman là số nhiều trong cái duy nhất ấy. Mặt khác Atman là một mảnh, là một bộ phận của Brahman nên Atman cũng có nghĩa là Brahman. Có thể viết thành công thức sau: Atman = Brahman Chính sự hòa đồng ấy Atman và Brahman đã tạo thành một cặp phạm trù tiêu biểu trong giáo lý Hindu giáo, trở thành yếu điểm tâm linh của triết học Ấn độ cả về phương diện thể luận lẫn nhận thức luận. Mọi nguyên lý khác của đạo Hindu đều dựa trên nền tảng này. 2. Karma – Samsara - Linh hồn trong thể xác con người ở đời sống trần tục nên ý thức còn cạn cợt, lầm lạc, ham muốn dục vọng từ đó có những hành động nhằm thỏa mản những ham muốn trong đời sống trần gian đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ cho kiếp này và cả kiếp sau gọi là nghiệp báo Karma. - Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị giam hãm hết trong thể xác này đến thể xác khác. Linh hồn bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, u mê, ngu muội gọi là luân hồi Samsara, không nhận và không trở về đồng nhất với bản chất tuyệt đối Brahman được. 2.1. Karma – Nghiệp báo - Karma nguyên nghĩa là hành động. Tuy nhiên, nó đã tồn tại nhiều thế kỷ trong Hindu giáo như một thuật ngữ liên quan đến tư tưởng: Mọi hoạt động của mỗi người, dù tốt hay xấu đều tạo ra những hệ quả nhất định mà chính người ấy phải chịu, đó chính là nghiệp báo. - Những gì con người có ở kiếp này chính là kết quả của những hành động mà người đó đã gieo hạt ở kiếp trước và những hoạt động của kiếp này sẽ quyết định số phận của người đó trong kiếp sau. Chính vì vậy mà số phận hay Định mệnh của mỗi người không phải do một đấng siêu nhiên nào sắp đặt mà chính là do bản thân của mỗi người tự tạo ra cho chính mình. 2.2. Samsara – Luân hồi - Samsara là vòng xoáy luân hồi sinh - tử mà ở đó linh hồn bị giam hãm, ràng buộc vào thể xác này rồi thể xác khác tương ứng với kiếp này, kiếp khác và cứ kéo dài thành một chuổi dài không kể xiết những cuộc đời nối tiếp nhau. - Thể xác chỉ là nơi tạm bợ, là quán trọ bên đường của linh hồn trong vòng xoáy luân hồi. Khi thân xác không còn tồn tại nữa thì linh hồn theo nghiệp báo của kiếp này mà tái sinh vào một thân xác mới. Nếu tạo nghiệp tốt thì sẽ nhận quả tốt, còn tạo nghiệp xấu thì nhận quả xấu cũng giống như: “Gieo cây nào gặp quả ấy”. Điều này giải thích tại sao lại có đẳng cấp, có con người, con vật, có thánh thần, ác quỷ… - Học thuyết luân hồi – nghiệp báo này hình thành nên hai loại người với hai cách ứng xử trái ngược nhau: * Một là người chỉ biết nhẫn nhục, cam chịu, thụ động. Những người này cho rằng số phận của họ hiện nay là do nghiệp báo của kiếp trước nên họ tỏ ra chấp nhận với cuộc sống. * Hai là những người biết nổ lực, làm thiện, hướng thiện, tránh bỏ cái ác, lạc quan, họ có những hành động tốt đẹp vì họ tin rằng số phận của mình là do mình tạo ra và do mình định đoạt. Như vậy, theo Hindu giáo con người chỉ có thể thoát khỏi vòng tuần hoàn luân hồi, u mê khi họ nhận ra được cái Ngụy Ngã và bản chất thức tỉnh quay trở về với tinh thần tối cao Brahman. Bên cạnh khái niệm Atman – Brahman làm nền tảng cho vũ trụ quan thì học thuyết Karma – Samsara đóng vai trò nền tảng cho nhân sinh quan của đạo Hindu. Học thuyết này cũng ảnh hưởng lớn đến các tôn giáo khác. 3. Dharma – Moksha Hindu giáo tin rằng con người trong cuộc sống vừa chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nhu cầu xã hội vừa có tâm linh khao khát vượt qua những gới hạn của xã hội đó. Vì vậy mà con người bị đặt trước hai bổn phận tương ứng với hai nhiệm vụ khác nhau. Đó là Dharma ( bảo vệ, duy trì, nâng đỡ thế giới nói chung và xã hội con người nói riêng ) và Moksha ( hợp nhất với tinh thần tối cao Brahman, thoát khỏi sự chi phối của đời sống xã hội ). 3.1. Dharma - Là một thuật ngữ phức tạp của Hindu giáo, tạm dịch là Đạo hay Pháp. Dharma chỉ nguyên lý, trật tự, quy luật khách quan cơ bản nhất chi phối toàn thể vũ trụ (tự nhiên - xã hội - tâm linh) đem lại sự điều hòa về mọi phương diện. - Dharma của mỗi người là nhiệm vụ xã hội, vai trò xã hội được định sẳn mà con người có bổn phận phải đảm bảo sự vận hành có trật tự của xã hội. Bổn phận ấy tùy thuộc vào đẳng cấp và những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Ví dụ như: Người nào làm nghề gì phải chịu trách nhiệm với công việc ấy hay con người tùy thuộc vào thứ bậc mà có những mối quan hệ gia đình, xã hội ( vợ chồng, anh em, cha mẹ - con cái, bạn bè…). - Trong suốt cuộc đời mỗi người phải tìm kiếm để đạt được giá trị hiểu biết, giàu có, tình yêu…nhưng tất cả chỉ là hư vô, vô nghĩa vì mục đích cuối cùng đó là giải thoát – Moksha. 3.2. Moksha - Moksha nghĩa là Giải thoát, liên quan đến sự tự do thoát khỏi Karma – Samsara, thoát khỏi mọi giới hạn của thân xác, thoát khỏi vô minh và đau khổ đạt đến hạnh phúc, an vui Cực Lạc. Hạnh phúc theo Hindu giáo đó là sự ý thức về bản ngã đích thực và mối quan hệ giữa bản ngã cá nhân (Tiểu Ngã) với Đại Ngã. Khi con người bừng tỉnh khỏi cơn u mê, tăm tối truyền kiếp, nhận thức được bản ngã đích thực của mình, là lúc con người trở về với chân của hạnh phúc và được giải phóng khỏi luân hồi, khỏi mọi đau khổ. - Moksha là sự kết thúc vòng tuần hoàn vô tận thời gian trở nên tuyệt đích tâm linh. Đây là cứu cánh của Hindu giáo. - Đến với Moksha mỗi người có một lối đi khác nhau tùy thuộc vào chính bản thân người đó. Có 3 con đường đến với giải thoát như sau: * Con đường tri thức: đòi hỏi tu hành khổ hạnh, rời bỏ cám dỗ vật chất, chuyên tâm rèn luyện kỉ luật tinh thần. Con đường tri thức “mảnh như một lưỡi dao cạo” vì nó đòi hỏi phải có sức mạnh tinh thần vững vàng và sẳn lòng thoát li hoàn toàn khỏi trần tục. Một thao tác quan trọng của con đường này là Yoga. * Con đường hành động: lấy hành động làm cơ sở quan trọng của cuộc sống. Hành động xấu thì phải nhận nghiệp xấu. Ngược lại, hành động với ý thức phụng sự Đại Ngã, không chú ý đến hơn thua, thưởng phạt thì không bị trói buộc bởi vong luân hồi sinh tử và có thể đạt đến giải thoát Moksha. * Con đường sùng tín: Con đường này rộng rãi nhất và mở ra với tất cả mọi người, không phân biệt giàu - nghèo, trai - gái…Tín đồ chỉ cần hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng Tối Cao, hiến dâng tinh thần phụng sự Đấng Tối Cao của mình. Linh hồn cá thể hòa nhập với linh hồn vũ trụ trong tình yêu và bằng tình yêu. Như vậy, Dharma và Moksha là hai nhu cầu trái nghịch nhau trong vận mệnh con người. Nhưng tín đồ Hindu giáo đã ý thức giác ngộ về Dharma và Moksha như là một bổn phận kép trong cuộc sống. Họ không thoát li trần tục mà vẫn thực hiện nhiệm bổn phận với xã hội nhưng trong thế giới tâm linh thì vẫn hướng hy vọng về sự giải thoát cuối cùng mà họ xem là tuyệt đích tâm linh. Kết luận Giáo lý của đạo Hindu mang đậm tính tâm linh, giải thoát luôn dẫn dắt các tín đồ đi theo ánh sáng của sự giác ngộ và hướng họ đến với Chân Ngã. Chính vì vậy mà Hindu giáo có sức sống rất mãnh liệt, trải qua nhiều giai đoạn Hindu còn ảnh hưởng rất lớn đến các tôn giáo khác như Đạo Phật, Đạo Jain. Đặc biệt là Phật Giáo. Nếu có thể ví Hindu Giáo như một dòng sông chảy về phương Nam thì Phật Giáo là một dòng tách ra từ thượng nguồn của dòng sông ấy và chảy về phương Bắc. Vì tuy ảnh hưởng đạo Hindu nhưng Phật Giáo đã tìm ra hướng đi riêng cho mình. Hindu Giáo cho rằng tất cả vũ trụ đều do Brahman sinh ra, nuôi dưỡng, và sau đó trở về với Brahaman. Nhưng Phật giáo cho rằng “ không thể tạo ra một đấng sáng tạo, một Brahman hay một vị nào khác là chủ vòng luân chuyển của đời sống, chỉ có những hiện tượng, diễn biến tùy thuộc vào các điều kiện ” tất cả sự sinh thành hay hủy hoại đều do thế giới quan, tác động của 12 nhân duyên “ Duyên khởi”.Như vậy học thuyết của Phật giáo và Hindu giáo có sự khác nhau. Một bên cho rằng vũ trụ vạn hữu này do một đấng gọi là Brahman tạo nên, một bên bảo rằng thế giới này chẳng có ai tạo ra nó cả mà nó do nhiều duyên, nhiều nhân tác động hình thành. Vì vậy mà học thuyết Duyên khởi của đạo phật có tác dụng thôi thúc con người phải luôn sống tốt và có trách nhiệm với công đồng, với môi trường. Còn Hindu giáo cho rằng tất cả vui buồn, sướng khổ, họa phúc… đều do Brahman quyết định, con người chẳng có gì phải bận tâm. Vì thế ngày nay, dù là một trong 10 quốc gia công nghiệp trên thế giới nhưng bò vẫn đi nghênh ngang ngoài đường, xác chết sau khi đốt được ném xuống sông Hằng và rồi ăn, uống, tắm, giặt cũng ở đó. Nạn đói, nạn ăn xin, nhà ổ chuột, chênh lệch giàu nghèo vẫn rất phổ biến. Bên cạnh đó giáo lý Atman của Hindu giáo cũng được Phật giáo chuyển hóa thành thuyết Vô ngã. Đạo Hindu cho rằng linh hồn Atan là bất diệt trường tồn, còn Phật giáo cho là Vô ngã nghĩa là “không có một bản chất trường tồn, bất biến, không có một chủ thể tuyệt đối, không có một linh hồn bất diệt, không có đấng sáng tạo vĩnh cửu, mà tất cả đều do Duyên sinh”. Tóm lại. Giáo lý của Hindu giáo chỉ rỏ muốn diệt vô minh để chấm dứt luân hồi thì con người phải trả hết những nghiệp xấu đã gây ra và phát huy những nghiệp lành. Chỉ khi nào sự thăng tiến của tâm linh tiến đến mức độ chỉ làm ra những việc lành, lúc ấy con người mới bừng tỉnh khỏi cơn mê truyền kiếp, nhận thức được Bản ngã đích thực, rời khỏi luân hồi trở về hội nhập vào Đại Ngã. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (37).doc
Tài liệu liên quan