MỤC LỤC
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THUỐC LÁ .1
I/ Sự ra đời của thuốc lá .1
II/ Thực trạng của việc hút thuốc lá tại Việt Nam .2
III/ Vai trò của thuốc lá trong đời sống người Việt Nam 3
CHƯƠNG II : NHỮNG MẶT LỢI VÀ HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ .4
I/ Những lợi ích của việc hút thuốc lá .4
II/ Tác hại của thuốc lá dưới con mắt khoa học .7
III/ Những mặt có hại của thuốc lá đối với sinh viên .7
KẾT LUẬN 10
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những mặt lợi và hại của việc hút thuốc lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THUỐC LÁ
I/ Sự ra đời của thuốc lá :
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.
Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Roman Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1556, Andre Teve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Thuốc lá được trồng ở Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếng thăm Anh và một số quốc gia khác đem về. Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ở Bungari vào
khoảng năm 1687. Tại Đức từ năm 1640 đã có nhà máy sản xuất thuốc lá điếu ở Nordeburg và vào năm 1788 đã có xưởng sản xuất xì gà tại Hamburg.
Tại các nước châu á, Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế kỷ 18.
Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu. Thuốc lá là một trong những hàng hóa quan trọng được các nước châu Âu mang tới châu Á, châu Phi.
Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ, thuốc lá đã được trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau đó lan ra Philippines, ấn Độ, Java, Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibêri.
Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu - Mỹ hoàn thành cách mạng công nghiệp.
Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận to lớn hơn trước. Cuối thế kỷ XIX, suốt thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Ngành công nghiệp thuốc lá diễn ra quá trình tập trung hóa như các ngành sản xuất khác.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng chú ý phát triển ngành công nghiệp thuốc lá, như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, Ấn Độ,
Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam...
II/ Thực trạng của việc hút thuốc lá tại Việt Nam :
Việt Nam là một trong những nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới,với 51,6% nam giới và 2% nữ giới hút thuốc.Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là vì ở Việt Nam mua thuốc lá còn dễ hơn mua rau (trung bình giá 1 bao thuốc 20 điếu chi khoảng 3.500 đồng,tương đương 0.22 USD, gần như thấp nhất thế giới).
Việt Nam có khoảng 20 triệu người hút thuốc lá (chủ yếu là nam giới), trong đó 95% có thói quen hút tại nhà, cùng với đó là hàng triệu trẻ em và phụ nữ đang phải chịu khói thuốc thụ động. Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2003, có 71% trẻ
em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình ít nhất một người hút thuốc. Gần 60% em tuổi thiếu niên, nói thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở nhà.
Tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất tập trung vào lứa tuổi thanh niên từ 15-24 tuổi,chiếm 31,6%. Hiện nay, sinh viên hút thuốc và nghiện thuốc lá khá cao. Theo một con số thống kê chưa thật đầy đủ, thì cứ 100 sinh viên nam, có tới 40 người hút thuốc lá thường xuyên, một số nghiện và 10 người thỉnh thoảng hút một, vài điếu.
Độ tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc là từ 15-25 tuổi,có trường hợp hút từ năm 5 tuổi.Tỷ lệ hút thuốc ở độ tuổi 40-45 là 90%.Tỷ lệ hút thuốc ở nông dân (81%) và công nhân (80%) cao hơn so với giới kinh doanh (75%) và trí thức (67%). Ở nông thôn có tỷ lệ hút cao hơn thành thị.
Không chỉ có sinh viên mà cả học sinh cấp II và cấp III cũng đã có rất nhiều em hút thuốc lá.Theo một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 1/2002 ở các trường nội thành TP HCM thì tỉ lệ các em học sinh nam cấp III hiện đang hút thuốc lá (có hút trong vòng 30 ngày qua) lên đến 27,8% và đã từng hút là 43,5%. Trong một khảo sát thực hiện ở học sinh các lớp 8,9,10 (từ 13-15 tuổi) được thực hiện vào tháng 05/2003 theo chỉ đạo của Vụ Điều trị, Bộ Y tế cho thấy tỉ lệ các em học sinh nam trong độ tuổi này hiện đang hút thuốc lá (có hút trong vòng 30 ngày qua) lên đến 8,3 % và đã từng hút là 34,2%. Cụ thể tỉ lệ hiện đang hút tương ứng ở lớp 8, 9, 10 là 4,7%, 7,6% và 12%. Như vậy ta có thể thấy ngay từ lớp 8 đã có nhiều em học sinh nam hút thuốc lá và tỉ lệ hút tăng đều từ các lớp thấp đến cao. Về tuổi bắt đầu hút thì thật đáng ngại khi
có 3,1% học sinh bắt đầu hút từ lúc 7 tuổi hoặc dưới 7 tuổi và nhiều nhất là từ 12-13
tuổi (3,3%).
Quy định cấm hút thuốc nơi công cộng còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Cả cán bộ và người dân đều chưa có ý thức và chưa chú ý đến các quy định này. Địa điểm hứng khói thuốc nhiều nhất chủ yếu là ở các nhà hàng, quán cafe, chiếm 72,5%.
III/ Vai trò của thuốc lá trong đời sống người Việt Nam :
Cùng với sự phổ biến rộng rãi của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc,ngành công nghiệp thuốc lá đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.Một ví dụ điển hình là Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã và đang tạo công ăn việc làm cho hơn 12.000 lao động, nộp ngân sách Nhà nước trên 3.000 tỉ đồng mỗi năm.
Thuốc lá có mặt khắp mọi nơi.Dù là ma chay cưới hỏi,tiệc tùng liên hoan thì thuốc lá dường như là thứ không thể thiếu.Đơn giản là vì nó đã trở thành một thứ văn hóa,một yếu tố nghiễm nhiên phải có trong đời sống thường ngày.Không lúc nào là người ta không thể hút thuốc lá.Dù là giữa cái nắng trưa hè oi bức hay nhưng đêm đông lạnh giá thì điếu thuốc lá vẫn là người bạn gần gũi, khó có thể tách rời.
Thuốc lá,cùng với rượu bia đã trở thành một trong những phương tiện xã giao phổ biến trong xã hội.Ngày xưa thì miếng trầu là đầu câu chuyện nhưng giờ đây, vai trò đó thuộc về những điếu thuốc.Hầu hết nam giới,khi mới quen,gặp lần đầu hay là bạn bè thì thường có thói quen mời thuốc.Nó gần như là một phép lịch sự trong giao tiếp của phái mạnh.
Thuốc lá không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay mà ngay trong thời chiến nó cũng có chỗ đứng riêng của mình.Trong nhưng đêm đông giá rét, các
chiến sĩ của chúng ta cũng đã chia nhau từng mẩu thuốc.Lúc đó, thuốc lá như một nhịp
cầu nối đưa những người con từ khắp vùng miền của đất nước xích lại gần nhau hơn,đoàn kết hơn,gắn bó hơn.
Không thể phủ nhận thuốc lá đã, đang và sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam khi mà nó đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống.
CHƯƠNG II : NHỮNG MẶT LỢI VÀ HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ
I/ Những lợi ích của việc hút thuốc lá :
Như đã nói ở trên,thuốc lá đã trở thành một cách thức giao tiếp quan trọng trong xã hội.Vì có rất nhiều người hút thuốc lá nên việc biết và có thể hút thuốc lá giúp cho chúng ta dễ dàng hòa nhập hơn, dễ kết giao và tạo dựng mối quan hệ hơn.Mọi người thường có xu hương quan hệ với những người dù ít hay nhiều có điểm chung với mình và thuốc lá, một thứ quá đỗi phổ biến nghiễm nhiên có chỗ đứng khó có thể thay thế trong một vài điểm chung đó.Nếu là một người không hút thuốc, thậm chí ghét khói thuốc thì trong các mối quan hệ hay trong công việc kinh doanh, khi đối phương hút thuốc và mình tỏ thái độ không hài lòng thì chắc chắn họ sẽ ít nhiều không vui, bầu không khí sẽ kém hòa đồng hơn dãn đến việc đôi lúc kết quả sẽ không được như mình mong muốn.Đổi lại, nếu là một người hút thuốc, hai bên sẽ nhanh chóng tìm thấy diểm
chung và sẽ đạt được những kết quả tốt hơn.
Trong cuộc sống ngày nay,các mối quan hệ đóng một vai trò sống còn.Không một ai có thể tự mình làm tất cả.Dù chúng ta có tài giỏi đến đâu nhưng rồi vẫn sẽ có lúc phải nhờ vả người khác.Việc này lại tùy thuộc xem chũng ta quen được những ai và mối quan hệ đó có đủ tốt để người ta giúp mình không.Sẽ chẳng phải lo nghĩ về những điều này nếu chúng ta có thể hòa nhập và kết giao tốt.Thuốc lá, mặc dù không phải là yếu tố tiên quyến trong việc tạo dựng các mối quan hệ nhưng trong rất nhiều trường hợp,nó giúp cho việc đó trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh vai trò là một phương tiện quan trọng trong công tác xã giao thì thuốc lá còn có những tác động riêng tới người hút thuốc.
Có người hút thuốc để giảm cân và quả thực có rất nhiều trường hợp đã thành công. Khi đó,sau cả một quá trình thì thuốc lá, từ một công cụ thuần túy đã trở thành cái gì đó quen thuộc đối với họ.Thời đại ngày nay không còn phù hợp với tâm lí ăn chắc mặc bền của những thời khốn khó ngày xưa.Giờ đây mục tiêu của mỗi người trong chũng ta là ăn ngon mặc đẹp.Do vậy ngoại hình trở nên đặc biệt quan trọng.
Người khác lại nói họ hút thuốc lá để có thể suy nghĩ minh mẫn hơn, tình táo hơn, để tập trung vào công việc hay đơn giản chỉ là để thư giãn. Điều này được chứng thực bởi rất nhiều người hút thuốc.Quả thật là những người hút thuốc,khi phải suy nghĩ những việc quan trọng hoặc trong những lúc suy tư, họ hầu như đều hút thuốc lá.
Trong cuộc sống nhộn nhịp,tấp nập ngày nay,việc bị mất tập trung do có quá nhiều thứ chi phối hay bị stress, căng thẳng do áp lực từ công việc và gia đình là điều khá phổ biến.Thuốc lá,theo một cách nào đó,như là một lối thoát, một cách thức giúp lấy
lại sự cân bằng và tinh thần để tiếp tục sống.
Những cái lợi vừa được nói ở trên của thuốc lá có ích bao nhiêu đối với một người bình thường thì có lẽ còn có nhiều lợi ích hơn nữa đối với một sinh viên.
Học hành thi cử đan xen cùng với các hoạt động giải trí đôi lúc làm họ mất phương hướng.Đại học là quảng thời gian chúng ta cần phải trau giồi, tiếp thu kiến thức nhiều nhất và cũng là lúc chúng ta tự do nhất.Khi đó thì ai cũng sẽ muốn vui chơi giải trí.Thời gian này,đôi khi thật là khó để giành hết tâm trí vào việc làm bài tập hay ôn luyện trước kì thi....Và khi đó,thuốc lá là giải pháp để lấy lại sự tập trung.
Thêm nữa là một sinh viên vừa chân ướt chân ráo bước ra khỏi cổng trường đại học, không kinh nghiêm, không mối quan hệ thì dù có là một sinh viên xuất xắc thì
cũng cũng chưa chắc sẽ dễ dàng tìm được một công việc ưng ý.Nếu có thể hòa nhập tốt, kết giao được các mối quan hệ từ sớm thì sẽ phần nào gải quyết được vấn đề này.Tất nhiên, để làm được điều này thì còn có vô số các yếu tố khác nữa chứ không rieng gì việc biết hay không biết hút thuốc lá.Nhưng dù sao,thuốc lá hiện nay được coi như một biểu hiện của sự trưởng thành,nó sẽ bỏ đi phần nào hình ảnh về một sinh viên non nớt,khờ dại,qua đó ít nhiều lấy được lòng tin của mọi người.
Đến đây ta có thể thấy rằng thuốc có khá là nhiều lợi ích.Dù không mang tính chất quyết định trong cuộc sống nhưng bằng sự hiện diện rộng rãi của mình, trong nhiều trường hợp,nó giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
II/ Tác hại của thuốc lá dưới con mắt khoa học :
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh ung thư đường hô hấp,các
bệnh liên quan tới tim mạch,nhiễm trùng…….Trong khói thuốc có hơn 4.000 hóa chất
độc hại, trong đó có tới 50 chất là tác nhân gây ung thư.
Hút thuốc lá làm cho cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể.Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng hút thuốc lá làm suy giảm năng lực phán đoán,phản ứng nhanh.
Không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà thuốc lá còn đặc biệt nguy hiểm đối với người xung quanh,những người phải hút thuốc thụ động do hít phải khói thuốc từ người hút thuốc lá. Khói thuốc phụ có gấp đôi chất nicotine và tar so với khói thuốc người hút hít vào và có gấp năm lần carbon monoxide, một chất khí chết người làm cơ
thể thiếu dưỡng khí. Những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc phụ có thêm rủi ro bị ung thư phổi, ung thư xoang mũi, bệnh tim, đột quỵ, và các vấn đề hô hấp,kể cả ho nhiều hơn, thở khò khè, sưng phổi, viêm cuống phổi, và suyễn.
Những người sống chung với người hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên có thêm 30 phần trăm rủi ro bị ung thư phổi và bệnh tim.
Đáng nói hơn là phụ nữ có thai tiếp xúc với khói thuốc phụ có thể có thêm rủi ro bị xảy thai và sinh con nhẹ cân.Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá phụ có nguy cơ đột tử trong khi ngủ cao.Ngoài ra, việc sớm phải tiếp xúc với khói thuốc phụ sẽ khiến trẻ em bị suy giảm sức khỏe mãn tính,có chỉ số thông minh và khả năng tư duy, phản ứng kém hơn so với những trẻ không phải tiếp xúc với khói thuốc.
III/ Những mặt có hại của thuốc lá đối với sinh viên :
Cái hại trước tiên là về mặt sức khỏe.Như đã nói ở trên,hút thuốc lá là nguyên nhân
của không ít các căn bệnh khác nhau.Trong số đó, có cả những căn bệnh hiểm nghèo
nguy hiểm.Tuy rằng không phải ai hút thuốc cũng bị mắc những chứng bệnh đó nhưng dù ít hay nhiều, thuốc lá vẫn có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người hút.Một sinh viên phải học hành và luyện tập rất nhiều để tiếp thu bài giảng trên lớp cũng như tích lũy những kĩ năng phục vụ cho công việc sau này.Áp lực của việc học hành thi cử trong môi trường đại học là rất lớn.Nếu không có một sức khỏe tốt thì sẽ rất dễ hụt hơi trong những thời điểm quan trọng.
Khói thuốc lá làm suy giảm khả năng tư duy và chậm tốc độ phản ứng của hệ thần kinh.Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu các bài giảng trên lớp cũng như việc ôn luyện, làm bài tập ở nhà.Sự suy nhược, mệt mỏi gây ra bởi thuốc lá sẽ là một trong những trở ngại lớn các bạn sinh viên phải bước vào những kì thi cuối kì căng thẳng.Vậy là từ cái hại cho sức khỏe, thuốc lá có cả những tác động tiêu cực tới việc học tập của các bạn sinh viên.Qua đó, nó gián tiếp gây ra những ảnh hưởng xấu đến tiền đồ sau này của những trí thức trụ cột trong tương lai của đất nước.
Tiếp sau cái hại về sức khỏe là các hại về mặt kinh tế.Mặc dù giá thuốc lá ở Việt Nam thuộc vào loại thấp nhất trên thế giới nhưng dù thấp thì vẫn cần tiền để mua.Hầu hết sinh viên hiện nay đều vẫn phải sống dựa vào bố mẹ.Những sinh viên đã tự lập tuy không phải là không có nhưng chỉ chỉ chiếm một tỉ lệ vô cùng ít.Vậy là những đồng tiền do mồ hôi công sức của các bậc phụ huynh làm ra lại được dùng để đầu độc chính những đứa con của họ.Đây là một sự lãng phí to lớn,không chỉ lãng phí tiền của mà còn lãng phí sức lao động và cả tình thương yêu của những người làm cha làm mẹ dành cho những cô câậ sinh viên đang ngày đêm vô tư nhả khói.
Đấy là chưa nói đến trường hợp những sinh viên có hoàn cảnh gia đình không được khá giả, thậm chí là khó khăn nhưng vẫn nghiện thuốc lá.Số tiền họ bỏ ra hàng tháng để mua thuốc lá có thể đã được dùng vào những việc khác có ích hơn cho việc học hành của họ hay ít nhất cũng đỡ được phần nào gánh nặng trên đôi vai của cha mẹ.Thay vào đó,những đồng tiền mồ hôi nước mắt đó lại được các bạn sinh viên thản nhiên đốt cùng những điếu thuốc vô bổ.
Việc lãng phí tiền của vào khói thuốc của các bạn sinh viên sẽ dẫn đến một kết quả là làm thu hẹp chi phí dành cho việc học tập rèn luyện của bản thân.Một khi điều kiện học tập không được đảm bảo thì sẽ rất khó có thể đạt được những thành tích tốt nhất, kiến thức tích lũy được sẽ ít hơn, nghèo nàn hơn.Điều đó đồng nghĩa với việc các bạn sinh viên sẽ không thể có đủ năng lực, kĩ năng làm việc cơ bản sau khi ra trường.Nó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới việc đi tìm việc làm và gây ra những khó khăn không phải là nhỏ trong cả quá trình làm việc.
Với việc không có đầy đủ những điều kiện học tập có thể cùng với một thể lực thiếu hụt vì thuốc lá,các bạn sinh viên sẽ gặp những khó khăn vô cùng lớn khi bước vào đời và phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh vốn đã chẳng dễ dàng đối với bất kì ai.
Thuốc lá trực tiếp có những tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như tinh thần của các bạn sinh viên.Thậm chí là không chỉ tác động tới sinh viên hút thuốc mà ngay cả những sinh viên không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc cũng bị tác động.Thông qua việc làm suy nhược cả sức khỏe và tinh thần, thuốc lá gián tiếp ảnh hương xấu tới kết quả học tập, rèn luyện của các bạn sinh viên và từ đó gây nên những tác động nghiêm trọng tới tương lai sau này của mỗi người.
Thêm vào đó, thuốc lá cũng góp phần là suy kiệt về mặt kinh tế.Trong một só trường hợp nó thu hẹp, làm giảm điều kiện, khả năng học tập, thu nhận kiến thức của các bạn sinh viên.Điều dó gây ra những thiếu hụt về mặt kiến thức, năng lực mà đôi khi rất khó hoặc không thể bù đắp.Cũng như những tác động xấu về mặt sức khỏe,những ảnh hưởng xấu về mặt kinh tế, cuối cùng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng không kém trong tương lai của mỗi bạn sinh viên.
KẾT LUẬN
Với một lịch sử lâu đời và sự phổ biến rộng rãi của mình,thuốc lá đã,đang và có lẽ sẽ vẫn giữ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống con người.Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng,chỗ đứng và tầm quan trọng của thuốc lá trong đời sống hàng ngày của mỗi người.
Một điều không thể bác bỏ nữa là những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá trên cả hai phương diện sức khỏe và kinh tế đối với mỗi người, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên.
Mặc dù vậy, bất chấp những mặt có hại đó, thuốc lá vẫn giữ được chỗ đứng riêng cho mình nhờ những mặt tích cực, có ích của riêng mình.
Mọi sự vật đều có hai mặt của nó.Thuốc lá cũng vậy.Vấn đề của chúng ta, những sinh viên, những trụ cột tương lai của đất nước là cần phải nhìn nhận một cách sáng suốt và toàn diện, phải biết cân nhắc, xem xét cả mặt lợi cũng như mặt hại của thuốc lá để đưa ra những quyết định tốt nhất cho bản thân, cũng như cho gia đình và xã hội.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THUỐC LÁ…………………………………...1
I/ Sự ra đời của thuốc lá………………………………………………………………..1
II/ Thực trạng của việc hút thuốc lá tại Việt Nam……………………………………..2
III/ Vai trò của thuốc lá trong đời sống người Việt Nam………………………………3
CHƯƠNG II : NHỮNG MẶT LỢI VÀ HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ………...4
I/ Những lợi ích của việc hút thuốc lá………………………………………………….4
II/ Tác hại của thuốc lá dưới con mắt khoa học………………………………………..7
III/ Những mặt có hại của thuốc lá đối với sinh viên…………………………………..7
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………10
Tài liệu tham khảo :
_Giáo trình Triết học Mác – Lênnin
_Nguồn từ Internet :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26128.doc