Tiểu luận Những mặt tích cực và hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng trong quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần nội dung 2

I. Nội dung của thuyết Z 2

1. Tổng quan về thuyết Z 2

2. Những đặc trưngmang bản sắc của thuýêt Z ưu điểm và hạn chế 3

II. Một số gợi ý đối với các doanh nghiệp của Việt Nam qua kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản 6

1. Thực trạng quản lý lao động của các doanh nghiệp Việt nam hiện nay 6

2. Một số gợi ý đối với các Công ty Việt Nam 8

Kết luận 10

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những mặt tích cực và hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng trong quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, xét từ những phạm vi cá nhân, tập đoàn, đến quốc gia hoặc nhóm quốc gia.Đây cũng là một hoạt động có tính quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt động xã hội và nhân loại. Quản lý đúng thì dẫn đến thành công, tồn tại, ổn định và phát triển bền vững, còn quản lý sai dẫn đến thất bại, suy thoái, lệ thuộc, biến chất và đổ vỡ. Với tầm quan trọng như vậy, Khoa Học Quản Lý đã trở thành đề tài được nhiều người quan tâm, suy ngẫm, tổng kết và vận dụng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.Khoa học quản lý có lịch sử lâu đời và phong phú với nhiều trường phái khác nhau có thể quy tụ thành hai xu hướng:Một là coi trọng các yếu tố kỹ thuật, kỷ luật, coi nhẹ yếu tố con người. Hai là coi trọng yếu tố con người, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Thuyết Z-phương thức quản lý Nhật Bản, nằm trong xu hướng thứ hai. Thành công “thần kỳ” về kinh tế của Nhật Bản sau Đại chiến II đã khiến các nhà quản lý và khoa học quản lý phương Tây từ chỗ miệt thị đi đến kinh ngạc, sùng bái mô hình và phương pháp quản lý độc đáo đó, để đến ngày nay cả thế giới nhắc đến Nhật Bản như một hình mẫu của sự phát triển kinh tế mà nhiều nước trên thế giới phải tìm tòi học hỏi, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Những mặt tích cực và hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng trong quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay.” làm đề tài tiểu luận. Do sự hiểu biết hạn hẹp nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong thầy cô sửa chữa và đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản lý doanh nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. Phần nội dung Thế giới đang dần thay đổi theo quy luật tồn tại và phát triển của nó.Trong đó, với sự phát triển nổi trội nhất, vượt lên trên các nước khác để trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới đó là Nhật Bản.Nhật Bản đã làm cho cả thế giới biết đến mình nhờ sự nỗ lực phi thường, phục hồi từ đống hoang tàn sau chiến tranh như là một hiện tượng mà người ta gọi đó là “Sự thần kỳ Nhật Bản”. Có nhiều yếu tố làm nên sự thần kỳ đó, trong đó có sự đóng góp quan trọng của hệ thống quản lý và ngày nay cách quản lý của Nhật Bản đã trở thành thời thượng trong kinh tế hiện đại. Ông William Ouichi, giáo sư Mỹ thuộc trường Đại học California đã nghiên cứu các công ty của Mỹ có nhiều nét tương đồng với các công ty Nhật Bản, từ đó đề ra thuyết Z. I-Nội dung của Thuyết Z. 1-Tổng quan về thuyết Z Trọng tâm của thuyết Z là thực hiện quá trình công nghệ, mô hình quản lý và phong cách kinh doanh dựa trên quá trình đổi mới nền văn hoá kinh doanh gọi là “Nền văn hoá kiểu Z”, nhằm tạo ra sự phát triển nhanh và vững chắc của doanh nghiệp. Bản chất nền văn hoá kiểu Z là một nền văn hoá nhất trí trong cộng đồng, bình đẳng hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp để cùng nhau đạt tới mục đích chung. Nền văn hoá đó chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy... Tác giả Ouichi đã đưa ra bảng so sánh giữa mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản: Mô hình quản lý phương Tây Mô hình quản lý Nhật Bản 1-Làm việc ngắn hạn 2-Đánh giá và đề bạt nhanh 3-Nghề nghiệp chuyên mônn hoá 4-Cơ chế kiểm tra trực tiếp 5-Quyết định quản lý do cá nhân thủ trưởng 6-Trách nhiệm cá nhân 7-Quyền lợi có giới hạn 1-Làm việc suốt đời ở một công ty 2-Đánh giá và đề bạt chậm 3-Nghề nghiệp không chuyên môn hoá 4-Cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên 5-Quyết định tập thể 6-Trách nhiệm tập thể 7-Quyền lợi toàn cục Ông đề ra nội dung của Thuyết Z gồm: -Người làm việc gắn bó lâu dài với công ty -Người làm việc có quyền phê bình và trung thực trong quan hệ với lãnh đạo công ty -Người làm việc được tham gia vào quá trình chuẩn bị quyết định quản lý, khuyến khích tính tự chủ và sáng tạo -Người làm việc có tinh thần tập thể cao dù vẫn coi trọng cá nhân -Công ty phát triển các quan hệ tin cậy, tình bạn và hợp tác giữa những người làm việc, hướng tới mục tiêu chung 2-Những đặc trưng mang bản sắc của thuyết Z.Ưu điểm và hạn chế a-Chế độ làm việc suốt đời Việc làm việc suốt đời là đặc điểm quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống quản lý của Nhật Bản.Đây không chỉ là chính sách mà còn là mục tiêu nhiều mặt của cuộc sống và lao động của người Nhật. Hầu hết những người vừa rời ghế nhà trường sẽ gia nhập một công ty (lớn) và làm việc với công ty đó cho đến lúc về hưu.Đó cũng như sự ràng buộc lâu dài giữa người lao động và công ty, cho phép các chủ công ty sử dụng một bộ phận lao động đáng kể với những quy định chặt chẽ. Chính việc làm suốt đời tạo cho người lao động an tâm và gắn bó với doanh nghiệp, tạo nên sự ổn định tinh thần, công nhân sẽ hết mình với công ty và công ty sẵn sàng đầu tư đào tạo nhân viên. Nó còn tăng cường sự gắn bó giữa các nhân viên công ty, quan hệ tốt tạo điều kiện cho công ty nâng cao năng suất vì công nhân không sợ mất việc...Chế độ làm việc suốt đời gắn liền với chế độ lên lương và đề bạt. Tuy nhiên, chế độ quản lý lao động kiểu này cũng có những hạn chế sau: -Công nhân dễ ỉ lại và không phát huy sáng tạo cá nhân bởi chỉ cần làm vừa đủ là được lên lương, họ không phải lo gì khác ngoài công việc vì công ty đã tạo mọi điều kiện cho họ. -Việc đề bạt sẽ bị trở ngại do không đủ chỗ trống mặc dù đã đến hạn đề bạt. -Nhân viên của công ty nào chỉ biết công ty đó và sống vì công ty nên họ không có cuộc sống riêng tư phong phú. b-Đánh giá và đề bạt Quan niệm đánh giá và đề bạt ở Nhật bản rất thận trọng trong việc thử thách lâu dài tuần tự từ thấp lên cao do đó sẽ có điều kiện để đánh giá đúng. Mặc dù hơi chậm chạp nhưng nó lại đề cao tính cộng đồng, sự hoà hợp giao cảm và gắn bó. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế của phương pháp quản lý này. Do thời gian đề bạt có thể lên tới 10-15 năm nên không khuyến khích được người tài, không tận dụng được tiềm năng của lực lượng trẻ. c-Nghề nghiệp không chuyên môn hoá Ưu điểm của chế độ quản lý này đó là người công nhân có hiểu biết rộng, có khả năng thay thế, bọc lót cho nhau trong công việc và thích nghi nhanh với yêu cầu thay đổi công việc nhưng vì không chuyên môn hoá ngành nghề nào nên việc đào tạo cho nhân viên rất tốn kém, kéo dài thời gian, trình độ chuyên môn hoá, năng suất lao động sẽ khó nâng cao. d-Cơ chế kiểm tra Vì đây là cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên nên có thể tăng cường sự quan tâm, tự kiểm tra, đánh giá kết quả cá nhân của tập thể nhưng hạn chế của nó lại có thể ảnh hưởng rất lớn tới việc kiểm tra và sẽ trở thành vô nghĩa nếu tập thể thông đồng để vi phạm hay kiểm tra xuê xoa... e-Quyết định và trách nhiệm Tại Nhật Bản, quyết định quản lý của doanh nghiệp đều là quyết định tập thể. Do vậy sẽ phát huy được tính trí tuệ tập thể và ra quyết định chính xác. Mặc dù vậy, việc quyết định tập thể lại mất thời gian mà trong nền kinh tế thị trường thì thời gian là tối quan trọng và công ty đó sẽ khó ra quyết định kịp thời, sáng suốt theo yêu cầu nhanh nhạy của thị trường. Trách nhiệm tập thể cũng như vậy, mỗi cá nhân hay nhóm làm việc sẽ đổ trách nhiệm cho nhau, gây hại cho công ty, trì hoãn kinh doanh... f-Chế độ trả lương theo thâm niên Chế độ trả lương của Nhật Bản được quyết định theo thâm niên. Những công nhân làm việc lâu hơn sẽ được trả lương cao hơn, cho dù làm việc như nhau.Cơ cấu tiền lương được quyết định trên cơ sở giữa lương cơ bản dựa vào thâm niên và lương cơ bản dựa vào năng lực.Chế độ lương như vậy sẽ khuyến khích nhân viên tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo để nâng cao khả năng kỹ thuật. Việc đề bạt cũng dựa trên cơ sở làm việc tại công ty nên nhân viên sẽ trung thành với công ty đó hơn là chuyển sang công ty khác.Mọi thành viên sẽ cùng làm việc và cùng giúp cho sự phát triển của công ty. -Cơ chế quản lý của xí nghiệp Nhật Bản Cơ chế quản lý xí nghiệp tuy chính xác, tỉ mỉ , khắt khe nhưng lại rất mềm dẻo.Công việc được thực hiện theo cách thức từ dưới lên, cơ cấu tổ chức có thể thay đổi.Các mục tiêu quản lý của họ ẩn dấu trong các quan hệ ứng xử. Khách hàng và bạn hàng hài lòng sẽ trở thành sức mạnh bảo đảm sự phát triển bền vững và có hiệu quả của công ty. II-Một số gợi ý đối với các doanh nghiệp của Việt Nam qua kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản. Việc học tập người Nhật không phải là một cái mốt mà đó là sự học tập có cải biến phù hợp. Ouichi cũng đã thừa nhận nền văn hoá Z của ông không thể đem áp dụng ở các nước khác song tư tưởng cốt lõi của nó có thể trở thành nguyên tắc quản lý chung cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nhật Bản và Việt Nam nếu xét đến những yếu tố cơ bản như con người, văn hoá, thiên nhiên thì có nhiều điểm giống nhau. Thế nhưng tốc độ phát triển kinh tế của hai nước lại khác xa nhau. Chính vì vậy,kinh nghiệm của người Nhật Bản trong việc phát huy và sử dụng nhân tố con người càng trở nên có ý nghĩa với đất nước nhỏ hẹp lại đông dân như Việt Nam. 1-Thực trạng quản lý lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Việt Nam, với nền kinh tế đang trong giai đoạn mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh thì chúng ta phải học hỏi rất nhiều. Đất nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng hiện nay vẫn còn thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, khi mà vấn đề quản lý lao động là vô cùng quan trọng và cần thiết.Nhiều cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân vẫn chưa được sử dụng theo đúng ngành nghề, chuyên môn được đào tạo. Mặc dù nguồn lao động của nước ta rất dồi dào nhưng quá trình đào tạo và quản lý, sử dụng họ một cách hiệu quả nhất mới là điều thiết yếu. a-Cách tuyển dụng nhân viên mới Các doanh nghiệp ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp tuyển mộ nhân viên nhưng phổ biến nhất là quảng cáo trên báo chí và truyền hình. Tiền quảng cáo là khá tốn kém nhất là quảng cáo truyền hình.Nhưng hiện nay, nhờ học tập kinh nghiệm của nước bạn mà điển hình là Nhật Bản, các doanh nghiệp đã tuyển nhân viên thông qua các trường đại học. Việc làm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều tiền của mà từ đó có thể tuyển dụng được những nhân viên giỏi có thể đáp ứng được nhiều đòi hỏi khác nhau như có thể làm việc bán thời gian hay làm việc theo từng chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp.Nhưng việc làm này vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì thiếu tổ chức, thiếu phương tiện liên lạc. Các doanh nghiệp của chúng ta còn e ngại vì vậy chưa có nhiều công ty lớn tham gia vào hoạt động này. b-Đào tạo và phát triển lao động Những năm gần đây, các công ty Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề đào tạo và phát triển lao động. Do đó đã liên tiếp tổ chức nhiều khoá tu nghiệp về quản trị kinh doanh cho các cấp quản trị và nâng cao trình độ cho công nhân. Một số phương pháp đào tạo phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam như đào tạo tại chỗ, đào tạo nghề, học chuyên ngành đại học tại chức...Tất nhiên, nhu cầu được đào tạo tại các doanh nghiệp còn thiếu nhưng điều quan trọng là các doanh nghiệp đó phải chọn lựa được phương pháp thích hợp và hiệu quả nhất. c-Lương bổng và đãi ngộ Điểm nổi bật của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là lương thấp, thưởng cao do đó tiền lương không tạo được mối quan tâm thường xuyên của cán bộ, công nhân viên chức. Chính vì vậy, trình độ và năng lực của nhà quản lý là rất cần thiết trong việc tạo động lực kích thích cho con người làm việc hăng hái và hiệu quả. Theo ông SADANORI WATANABE(rất nhiều năm làm giám đốc công ty HITACHI ở Malaixia) thì : “ Tôi thấy các doanh nghiệp Việt Nam luôn bình thản, không quá lo âu về tương lai. Có lẽ họ chưa cảm nhận được tình trạng khủng hoảng kinh tế...Nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn trông đợi sự hỗ trợ của chính phủ nên không cần quá nỗ lực.” Nhưng từ ngày 01/11/2003, một số doanh nghiệp sẽ không được Nhà nước bảo hộ và bù lỗ mà phải tự chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của mình mà điển hình là mặt hàng xăng dầu. Cũng theo ông S.W, thì “các doanh nghiệp Việt Nam không quen nghĩ về quản lý kinh doanh một cách chiến lược và lâu dài. Họ chỉ nghĩ đến việc thu lợi nhanh chóng...Thiếu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và không nghĩ đến việc nâng cao giá trị và hình ảnh của doanh nghiệp mình. Nhìn chung là các nhà quản lý thiếu tầm nhìn của một nhà lãnh đạo, thiếu tư duy quản lý mang tính quốc tế.” Nhưng “Tới năm 2005, khi hội nhập AFTA và WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự cạnh tranh mới có thể tồn tại được...”. Vậy để làm được điều này, chúng ta cần phải làm gì? 2-Một số gợi ý đối với các công ty Việt Nam Trong quá trình phát huy và sử dụng lao động, chúng ta còn vấp phải những thiếu sót như: việc đào tạo chưa theo kịp đòi hỏi của công cuộc đổi mới kinh tế, chưa lấy việc làm giàu thêm tri thức và nhân cách của con người làm mục đích hoạt động mà còn chạy theo kinh tế. Đồng thời, do nền kinh tế còn kém phát triển so với thế giới, chúng ta còn thiếu rất nhiều vốn và vật tư để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước...đó chính là nguyên nhân gây ra việc thiếu đòn bẩy kích thích để giữ chân người tài, không tạo được lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên. Do vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải coi trọng hơn nữa nhân tố con người trong phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và đất nước. Hơn thế, Nhà nước ta phải có những chính sách kinh tế và quản lý nhằm tạo điều kiện phát huy năng lực sáng tạo và ý thức trách nhiệm cao cuả người quản lý và người lao động. Bên cạnh đó Nhà nước cần phải thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra giám sát...để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác. Chúng ta cần phải có chế độ đãi ngộ, thù lao và đào tạo lại phù hợp cho từng đối tượng.Cần phải tiến hành thi tuyển, bao gồm cả công chức nhà nước...nhằm chọn được người tài. Bên cạnh đó, chúng ta cần học hỏi phương pháp quản lý của người Nhật Bản để đảm bảo uy tín và danh dự cho công ty với những chính sách tuyển dụng, giáo dục, đào tạo...cho mỗi nhân viên đều tự hào và làm việc hết mình cho công ty. Theo quan điểm của ông S.W, thì các nhà quản lý các doanh nghiệp Việt Nam cần “thay đổi tư duy và nhìn nhận hoạt động kinh doanh một cách chiến lược để phát triển doanh nghiệp cả trung và dài hạn...Cần phải giảm giá thành và nâng cao chất lượng.Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân chưa nỗ lực giảm chi phí,bố trí nhà máy không hiệu quả...Tôi xin đề xuất phương pháp quản lý 5S: đó là sàng lọc,sắp xếp,sạch sẽ,săn sóc,sẵn sàng...”. “Và tôi rất ấn tượng về các nhà quản lý trẻ năng động, hăng hái, ham học hỏi...” Đó là những bài học rất bổ ích và quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kết luận Tư tưởng quản lý của thuyết Z là tư tưởng tiến bộ mang tính nhân văn phù hợp với lòng người và đã được thử nghiệm khá thành công trong nhiều thập kỷ. ở nước ta, tính đậm đà của bản sắc văn hoá cũng đã thể hiện khá sâu sắc về nhân nghĩa và tính cộng đồng. Nhưng trong một xã hội mới, xã hội công nghiệp, cơ chế thị trường khi lợi ích trở thành động lực thì đạo lý và giá trị tinh thần, tính cộng đồng quả là một thử thách. Nói chung, nhìn vào những đặc trưng chủ yếu của hệ thống quản lý lao động Nhật Bản, chúng ta nhận thấy các công ty hay xí nghiệp Việt Nam để có thể hướng tới việc đạt được lợi nhuận tối đa, vững chắc, lâu dài và sự phát triển mạnh mẽ thì chúng ta cần phải chăm lo về vật chất, mọi mặt đời sống, tình cảm, tinh thần của các nhân viên trong công ty. Đồng thời phải thúc đẩy sự cam kết giữa công ty và các thành viên để đảm bảo việc làm ổn định, thu hút tình cảm hướng về công ty, đầu tư đào tạo nhân viên, khuyến khích tinh thần trách nhiệm, phát huy sáng kiến, nâng cao chất lượng sản phẩm...tạo uy tín doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới. Thế giới đánh giá cao tiềm năng cá nhân của người Việt Nam, nhưng để phát triển kinh tế quốc gia thì chúng ta còn phải học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước đi trước, tiếp thu cái tinh hoa gạt bỏ cái thô, tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc...để phát huy sức mạnh tập thể cộng đồng, đưa đất nước trở thành quốc gia có nền kinh tế ổn định và ngày càng phát triển. Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Quản lý doanh nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận của mình. Mục lục Lời mở đầu 1 Phần nội dung 2 I. Nội dung của thuyết Z 2 1. Tổng quan về thuyết Z 2 2. Những đặc trưngmang bản sắc của thuýêt Z ưu điểm và hạn chế 3 II. Một số gợi ý đối với các doanh nghiệp của Việt Nam qua kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản 6 1. Thực trạng quản lý lao động của các doanh nghiệp Việt nam hiện nay 6 2. Một số gợi ý đối với các Công ty Việt Nam 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 1- Giáo trình Khoa học quản lý- Trường Đại học Quản lý và kinh doanh HN. 2- Giáo trình Khoa học quản lý- Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 3-Tinh hoa quản lý- 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỷ XX,VIM-2002 4-Lịch sử các học thuyết. 5-Quản lý nhân sự. 6-Các học thuyết quản lý. 7-Tạp chí “Nhà quản lý” số 5, tháng 11/2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững mặt tích cực và hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng trong quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay.doc
Tài liệu liên quan