Tiểu luận Những người ẳn diện sau khuôn hình

Họa sĩ thiết kế là người đồng hành với ê-kip chế tác gồm đạo diễn và quay phim.

Cùng với họa sĩ thiết kế còn có những thành phần khác như: ánh sáng mỹ thuật truyền hình, đạo cụ mỹ thuật truyền hình, hóa trang mỹ thuật truyền hình, phục trang mỹ thuật truyền hình, dụng cảnh mỹ thuật truyền hình, họa sĩ thiết kế kĩ xảo

Trong các chương trình có lien quan đến lịch sử, như một bộ phim về đề tài lịch sủ, cần thiết phải tái hiện một gian đoạn lịch sủ nào đó thì không thể thiếu họa sĩ thiết kế. Khó mà xác định được họa sĩ thiết kế đóng góp bao nhiêu phần trăm vào thành công của một tác phẩm, nếu thiếu đi bàn tay của họa sĩ thiết kế thì tác phẩm đó trở nên thiếu thuyết phục đối với người xem.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những người ẳn diện sau khuôn hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Sự thành công của một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình thì không thể không nhắc đến vai trò của họa sĩ thiết kế. Họa si thiết kế cùng với đạo diễn và quay phim là ba nhân tố quan trọng trong một chương trình truyền hình. Trong một chương trình truyền hình, ba thành phần họa sĩ thiết kế - đạo diễn – quay phim là những thành phần chính. Ba thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, họ góp ý bổ sung cho nhau để tạo nên hiệu quả tốt nhất cho chương trình. Mỗi thành phần đều có công việc và nhiệm vụ riêng. Họa sĩ thiết kế là người chuyên sắp xếp bối cảnh, không gian thời gian sao cho phù hợp với nội dung chương trình. Họa sĩ thiết kế còn phụ trách phần sắp xếp bố trí ánh sáng mỹ thuật truyền hình, hóa trang, phục trang, đạo cụ và kĩ xảo. Đạo diễn phụ trách chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, chọn bối cảnh, định hình khuynh hướng nghệ thuật cho bộ phim, thống nhất kịch bản, phân cảnh thành các lớp (dựng theo ảnh chụp và gióng khung), tổ chức và chọn địa điểm quay. Quay phim phụ trách chỉ đạo diễn xuất (vị trí diễn viên, giọng, thể hiện cảm xúc, cử động), chịu trách nhiệm chọn vị trí đặt máy quay, khung cảnh, cú máy... chọn ánh sáng cho khung cảnh (cùng với đạo diễn hình ảnh),đảm bảo thời gian quay và cân đối ngân sách thu chi, tất cả những hoạt động khác như chỉ đạo nghệ thuật, kĩ thuật cho bộ phim và nhất là quản lí ê-kíp làm phim. Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THIẾT KẾ MỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH I – KHÁI NIỆM 1. Mỹ thuật là gì? Mỹ thuật được hiểu nôm na là “nghệ thuật của cái đẹp”( theo Hán Việt “mỹ” nghĩa là ‘đẹp” và “thuật” là “nghệ thuật”). Đây là từ được dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, điêu khắc. kiến trúc, đồ họa. Theo cách nhìn khác, mỹ thuật là cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được. Vì thế người ta còn dùng từ “nghệ thuật thị giác” để nói về mỹ thuật Mỹ thuật bao gồm : Hội họa, Nhiếp ảnh, Điêu khắc, Nghệ thuật ứng dụng, Kiến trúc 2. Mỹ thuật truyền hình là gi? Mỹ thuật truyền hình là sự úng dụng mỹ thuật vào lĩnh vực truyền hình như thiết kế sân khấu theo ý đồ, thiết kế ngoại cảnh khi thực hiện chương trình ngoài trời, thiết kế về không gian, bối cảnh của một chương trình truyền hình… 3. Thiết kế mỹ thuật truyền hình là gì? Thiết kế mỹ thuật truyền hình là thiết lập các mục đích ý tưởng vào trong truyền hình. Thiết kế mỹ thuật truyền hình là sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ. II – VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THIẾT KẾ MỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH 1. Vai trò của Thiết kế mỹ thuật truyền hình Trong bất cứ một chương trình truyền hình nào thì thiết kế mỹ thuật truyền hình đều đóng vai trò quan trọng. Nó là bước chuẩn bị cho một chương trình truyền hình cũng như góp phần vào sự thành công của một chương trình truyền hình Thiết kế mỹ thuật truyền hình tạo dụng, chuẩn bị không gian cũng như sắp xếp, bố trí các đạo cụ, các thiết bị, vật dụng cần thiết cho một chương trình truyền hình. Có thể nói Thiết kế mỹ thuật như là “một bộ quần áo” của một chương trình truyền hình. Thiết kế mỹ thuật làm cho chương trình tuyền hình trỏ nên hấp dẫn, gọi cảm xúc đối với người xem. Trong một chương trình truyền hình, đạo diễn – quay phim – họa sĩ thiết kế là ba nhân tố chủ yếu tạo dựng nên không gian, sự kiện trong một bối cảnh cụ thể nhằm đảm bảo tính thong nhất về thẩm mỹ. 2. Chúc năng của Thiết kế mỹ thuât tryền hình. Thiết kế mỹ thuật truyền là một khâu quan trọng không thể thiếu trong một chương trình truyền hình. Thiết kế mỹ thuật truyền hình tạo ra không gian, không khí, bối cảnh, dự báo các tình huống có thể xảy ra nằm trong kịch bản chương trình. Thiết kế mỹ thuật truyền hình dụ báo nội dung chương trình, chứa đụng mọi sự kiện. Thiết kế mỹ thuật truyền hình có những chức năng sau đây: + Tạo bộ mặt không gian, thời gian của chương trình. Tạo dựng không gian rộng hoặc hẹp trong nhà hoặc ngoài trời, thời gian ban ngày hoặc ban đêm. + Tạo nên các hoạt động của nhân vật. Nhân vật, diễn viên hoạt động không phù hợp, chỗ đông người, chỗ ít người có thể vượt ra giới hạn không gian của thiết kế. + Góp phần tạo nên các hành động của nhân vật. Thiết kế tạo nên các kĩ xảo giúp nhân vật thực hiện được hành động phức tạp, tạo điều kiện cho hành động của nhân vật. + Tạo nên các góc độ của ống kính. Thiết kế mỹ thuật đảm bảo cho quay phim có được mọi góc độ như ý muốn. Các góc máy khác nhau cần phải có hậu cảnh thích hợp, khi quay phim thay đổi góc quay thì người thiết kế đảm bảo ở mọi góc độ đều có được nhũng khuôn hình như ý muốn. + Góp phần tạo nên các nhân vật. Hóa trang cho các nhân vật sao cho đúng với tính cách nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, kịch bản. + Thông qua công việc thiết kế mỹ thuật truyền hình góp phần giáo dục thẩm mỹ nhận thức chung về bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc CHƯƠNG II NHỮNG NGƯỜI ẲN DIỆN SAU KHUÔN HÌNH I – HỌA SĨ THIẾT KẾ Họa sĩ thiết kế là người đồng hành với ê-kip chế tác gồm đạo diễn và quay phim. Cùng với họa sĩ thiết kế còn có những thành phần khác như: ánh sáng mỹ thuật truyền hình, đạo cụ mỹ thuật truyền hình, hóa trang mỹ thuật truyền hình, phục trang mỹ thuật truyền hình, dụng cảnh mỹ thuật truyền hình, họa sĩ thiết kế kĩ xảo Trong các chương trình có lien quan đến lịch sử, như một bộ phim về đề tài lịch sủ, cần thiết phải tái hiện một gian đoạn lịch sủ nào đó thì không thể thiếu họa sĩ thiết kế. Khó mà xác định được họa sĩ thiết kế đóng góp bao nhiêu phần trăm vào thành công của một tác phẩm, nếu thiếu đi bàn tay của họa sĩ thiết kế thì tác phẩm đó trở nên thiếu thuyết phục đối với người xem. Thiết kế mỹ thuât trong phim Nguyễn Ái Quốc ỏ Hồng Kông Khi có kịch bản trong tay, họa sĩ thiết kế sẽ cùng đạo diễn bàn bạc ý tưởng hình thành bộ phim. Đạo diễn sẽ phải trình bày cách thể hiện, cùng trao đổi, xây dựng cá tính nhân vật. Ví dụ một nhân vật nam nóng tính thì sẽ sử dụng những màu có vẻ thô kệch một chút, sử dụng những màu nóng, kiểu dáng trang phục hơi thô ráp... Để làm nổi bật tính cách nhân vật này, kinh nghiệm của họa sĩ thiết kế là vô cùng quan trọng. Họ sẽ cùng đạo diễn "phát hiện" ra nét chính nhất của nhân vật, gắn họ với số phận và thực tế cuộc sóng để các cảnh quay thuyết phục hon. Một trong những khâu vất vả nhất trong công đọa thiết kế bối cảnh cho một bộ phim là đi chọn cảnh. Một ngày, đạo diễn, quay phim và họa sĩ thiết kế có thể đi hang trăm cây số để tìm ra những cảnh phù hợp để đặt máy. Có những bôi cảnh không sử dụng được chop him nhưng việc đi thực tế nhiều sẽ giúp cho họa sĩ thiết kế có được nhiều tư liệu quan trọng về cuộc sống thường nhật. Trong quá trình này, những cảnh đã được hoạch định trên giấy có thể được sửa đổi. Nhận thức được vai trò quan trọng của họa sĩ thiết kế đối với các chương trình, các đạo diễn đánh giá cao công việc và sự hỗ trợ đắc lực của các họa sĩ thiết kế. Đạo diễn- NSND Trần Phương nhận định: “Ta vẫn chưa có studio để thục hiện những cảnh quay cần thiết nên công việc dàn dựng bối cảnh sẽ rất khó khăn. Trước khi bấm máy, đạo diễn sẽ cùng họa sĩ thiết kế chọn bối cảnh, nếu không làm tốt khâu này thì sẽ vất vả vì phải làm đi làm lại. Có thể nói, công việc của họa sĩ thiết kế và đạo diễn gắn bó mật thiết với nhau. Nếu họa sĩ không làm đúng thì đạo diễn cũng sẽ đổ theo” II – ÁNH SÁNG MỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH Ánh sáng mỹ thuật truyền hình là hơi thở, cầu nối giữa họa sĩ thiết kế và quay phim. Màu sắc trong ánh sáng mỹ thuật truyền hình thường có tỉ lệ: + 60% đồng sắc + 30% bổ túc + 10% hiệu ứng Ánh sáng không gian phải đảm bảo tạo không gian với 3 lớp xa, gần, cận. Tạo trong studio những ánh sáng không gian như tự nhiên, nội ngày, ngoại ngày. Không cần thể hiện trạng thái mà không phá vỡ các yêu cầu ánh sáng khác như ánh sáng nhân vật xuất hiện trong Déco, ánh sáng trang trí ( ánh sáng từ các hiệu ứng, khối cảnh, vật cảnh như bàn ghế, logo, bục có lắp đèn khí neonsai, đèn tia, đèn hát). Ánh sáng nhân vật : Theo yêu cầu của nội dung chương trình các nhân vật cá tính. Các nhân vật trơn mà hóa trang đã tạo hình sần thì ánh sáng nhân vật rất quan trọng, nó là chủ thể của khuôn hình mà quay phimkhacs theo ý đồ của đạo diễn mỗi khi có nhân vật xuất hiện. Ánh sáng nhân vật lại phải có những đèn riêng để chuyên (chăm sóc), nó đảm bảo các yêu cầu cơ bản ven, chính, phụ mà không phá vỡ ánh sáng của không gian bối cảnh (làm mất đi chiều sâu trạng thái cảnh, sạn hình vì đổ bóng…). Ánh sáng trạng thái: theo nội dung chương trình ánh sáng trạng thái sẽ phải tạo ra cac trạng thái không gian như: + Ban ngày (sáng, trưa, chiều) + Ban đêm (hoàng hôn muộn, đêm tối, bình minh) + Trạng thái khác (bão, mưa, sấm chớp, khói lửa…) + Tâm trạng khác (vui, buồn, suy tưởng, linh cảm…) Với thể loại áp dụng vào các trạng thái đã nêu ở trên để đồng hành với hóa trang, diễn xuất của diễn viên sẽ phức tạp hơn so với ánh sáng nhân vật, vì vậy đòi hỏi công tác ánh sáng phải có sự thống nhất với các thành phần chế tác. Ánh sáng trang trí: được họa sĩ thiết kế bố trí theo ý tưởng đã định với các thể loại khác nhau như tọa đàm, giao lưu, ca nhạc…thì ánh sáng không gian, ánh sáng nhân vật không làm át đi hiệu quả ánh sáng trang trí (ánh sáng trang trí ví như những đồ trang sức trên khuôn mặt người đẹp). Nếu ánh sáng không gian và ánh sáng nhân vật mạnh quá thì làm giảm đi hiệu quả của ánh sáng trang trí và ngược sáng không gian yếu quá thì ánh sáng trang trí nổi mạnh át đi ánh sáng không gian tạo phản cảm. Vì vậy phải hài hòa giữa ba loại ánh sáng đẻ tạo nên hiệu quả cho từng thể loại mà vẫn tạo được chủ thể của bối cảnh. Ánh sáng nghệ thuật sắp đặt khác: ánh sáng tự do hơn, theo yêu cầu của đạo điễn ánh sáng và đạo diễn hình với từng chủ đề phụ thuộc vào các phương tiện: dàn đèn điện tử, hệ thống chiếu sáng hiện đại khác…để thực hiện trong các chương trình ca nhạc trẻ, cảnh thần thoại và các hiệu ứng kĩ xảo khác… III – ĐẠO CỤ MỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH Là đò dùng vào công việc diễn xuất của diễn viên thực hiện theo ý đồ của đạo diễn góp phần quan trọng cho tạo bối cảnh hỗ trowjddawc lực cho việc tạo hình nhân vật Các chức năng cơ bản của đạo cụ: + chức năng là đạo cụ diễn xuất là phương tiện được thực hiện hành động và trạng thái diễn xuất, thể hiện tính cách nhân vật theo ý đồ tác giả. + Chức năng là đạo cụ kỹ thuật kĩ xảo tùy theo loại hình nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Ví dụ tạo viên gạch giả, đá, kính vỡ, dao đâm vào diễn viên mà không gây thương tích, những cú nhào lộn, ngã, đâm xe trong những pha hành độngmà vẫn an toàn cho diễn viên khi diễn xuất. + Chức năng đạo cụ tạo cảnh : mang tính sắp đặt bố cục để trang trí cho bối cảnh, cá tính nhân vật sở hữu bởi ý đồ của tác giả gần cho bối cảnh có một tâm trạng trạng thái nào đó vừa cụ thể vừa khái quát ddienr hình tùy theo loại hình và thể loại cho phù hợp tránh cường điệu hóa hoặc tự nhiên quá. Đạo cụ trong phim Harry Potter + Chức năng hỗ trợ : hỗ trợ đắc lực và hữu cơ với tạo hình nhân vật (phuc tran, hóa trang) nó làm rõ bản chất cá tính, sở trường, sở thích, thân phận hoàn cảnh của nhân vật. Ví dụ các kiêu dáng của túi sách, cặp sách, đồng hồ đeo tay, tẩu thuốc… + Chức năng kép và chức năng lien hệ : đạo cụ diễn xuất nhân vật không sử dụng khi nó nàm trong bối cảnh thì nó lại trỏ thành đạo cụ tạo cảnh (đạo cụ tĩnh) ví dụ cái nón, mũ, túi sách trên tường…và đạo cụ tạo cảnh trỏ thành đạo cụ diễn xuất, ví dụ diễn viên đang soi gương, hành động đạp gương… Người họa sĩ đạo cụ là trợ thủ đắc lực của họa sĩ thiết kế là người tạo hình thứ 2 cùng với họa sĩ phục trang, hóa trang, ánh sáng cũng ví như họa sĩ thiết kế là diễn viên trung tâm thứ 2 của nghệ thuật tong hợp (sân khấu điện ảnh). Đòi hỏi người họa sĩ đạo cụ phải có kiến thức tỏng hợp đầy đủ và sâu sắc (vốn văn học, triết, ngoại ngữ…). Cùng tham gia nghiên cứu kich bản tham mưu cố vấn cho đạo diễn, cho họa sĩ thiết kế cùng thực hiên ý đồ tạo hình. Phối hợp hành động và chủ động sáng tạo. IV – HÓA TRANG MỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH Làm đẹp (chủ yếu dùng cho nhân vật tập trung thuần túy khác phục các điểm khuyết trên gương mặt của phát thanh viên) Hóa trang cho diễn viên Đặc điểm chung nhân vật, quần chúng, nhóm quần chúng, công nhân, nông dân, binh lính, công chức, dân tộc, vùng miền. Bản chất nhân vật: chính diện, phản diện (nhũng nhân vật trung tâm làm nên cốt truyện) trung gian. Nhân vật điển hình : + Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Lênin… + Nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo, Nguyến Trãi V – PHỤC TRANG MỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH Làm rõ thành phần nhân vật thong qua trang phục đó người xem thấy được thành phần nhân vật đó ( trừ cải trang để thực hiên câu chuyện : nông dân, công nhân, lính, học sinh…) Làm rõ bản chất cá tính nhân vật, tính cách điệu trang phục cao ở các nhân vật phản diện, quant ham, kẻ độc ác, mưu mô nham hiểm… VI – DỰNG CẢNH TRONG MỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH Dựng cảnh chỉ đạo : người thực hiện công việc chỉ đạo của công việc này là lao động kỹ thuật cần phải có những yêu cầu tối thiểu sau: + Có thẩm mỹ + Có kỹ thuật nghiệp vụ lĩnh hội đủ các yêu cầu công việc từ học sĩ thiết kế phối hợp các công việc của đạo cụ tạo cảnh để dựng bối cảnh tù các bản vẽ, sơ đồ hiện trường, sơ đồ mặt bằng bản vẽ, phối cachr tổng thể, phối cảnh từng góc, sơ đồ bố quang, sơ đò tuyến ddienj, sơ đồ hoạt động camera, tổ chức sắp xếp côn việc đáp ứng theo yêu cầu của họa sĩ thiết kế chính. Dựng cảnh thao tác đòi hỏi phải có kỹ năng của việc yêu cầu có đầu óc sắp xếp công việc một cách khoa học, thực hiện công việc lao đọng theo dựng cacnhr chỉ đạo cần có sức khỏe tố và nhanh nhẹn. VII – HỌA SĨ THIẾT KẾ KỸ XẢO TRUYỀN HÌNH Kỹ xảo tĩnh chủ yếu hoạt động hậu kì của chương trình theo yêu cầu ý tưởng của đạo diễn với nghiệp vụ chuyên môn của mình cũng đưa ra các ý tưởng phù hợp đảm bảo tính mục đích và thẩm mỹ. Chủ yếu là hiệu ứng kỹ thuật 3D của đồ họa vi tính như logo, bảng chữ từ chương trình cắt và các hình đồ họa khác . Kỹ xảo động hoạt động hậu kỳ của chương trình theo yêu cầu và ý tưởng của đạo diễn với những nghiệp vụ chuyên môn của mình đưa ra các ý tưởng phù hợp đảm bảo tính mục đích, tính thẩm mỹ. Chủ yếu là các hiệu ứng kỹ thuật 3D của đò họa vi tính nhu logo, tít chương trình, bảng chữ, hình cắt… các kỹ xảo khác cho nôi dung chương trình. Bố cục các không gian kỹ xảo cảnh, nền kĩ xảo, cảnh kĩ xảo, nhân vật kĩ xảo và động vật, phương tiện cần có liều lượng phù hợp với tiết tấu chương trình đó tránh lạm dụng làm rối hoặc khuôn hình bị đặc. VIII – ĐẠO DIỄN Mỗi chương trình truyền hình bạn xem hàng ngày đều có tổng đạo diễn. Công việc của người đạo diễn chương trình truyền hình hơi khác so với đạo diễn phim thông thường. Họ chủ yếu làm chương trình theo những cấu trúc đã xác định rõ thay vì để cho trí tưởng tượng tung hoành như trong phim hư cấu. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải phát huy tính sáng tạo cao để mỗi chương trình có thêm nhiều điểm hấp dẫn khán giả. Sự hấp dẫn đó đến từ việc thực hiện tốt từng khâu nhỏ: người dẫn chương trình, phần phỏng vấn khán giả, thực hiện các phóng sự nhỏ xen kẽ, kĩ thuật trường quay, ánh sáng, âm thanh, khách mời... Người đạo diễn chương trình truyền hình phải bao quát đầy đủ các bộ phận cấu thành nên cả chương trình, có sự dàn xếp sắp đặt về nhân vật, câu chuyện... nhưng hạn chế tối đa tính hư cấu, mà nghiêng về tính tả thực hơn. Nghề này có liên quan mật thiết đến nghề báo. Trên thực tế, có rất nhiều đạo diễn chương trình truyền hình là nhà báo, hoặc làm công việc gần gũi với báo chí. Để có những chương trình truyền hình bạn thường xem, người đạo diễn đã phải chuẩn bị trước đó hàng tháng trời. Họ có thể ghi hình trong mỗi đợt (vài ngày đến một tuần) số lượng chương trình đủ dùng cho cả tháng hoặc nhiều hơn thế. Ngoài ra, cũng có những đạo diễn làm các phim/ đoạn quảng cáo. Đặc trưng cơ bản của công việc này là đặc biệt chú trọng đến hình ảnh, âm thanh ấn tượng. Những đoạn phim đó thường rất ngắn (10 - 30 giây), nên yêu cầu về hình ảnh và âm thanh là rất cao, sao cho nó có thể ghi dấu ấn mạnh nhất vào giác quan và trí nhớ của người xem. Nó phải mang tính khác lạ, nhịp điệu nhanh, hình ảnh sắc nét, âm thanh cuốn hút. Hiện nay, nhiều đạo diễn phim truyện và phim truyền hình vẫn thường tham gia làm phim quảng cáo để tạo nguồn thu, lấy đó làm điều kiện để nuôi dưỡng sự nghiệp điện ảnh của mình. Đạo diễn chương trình truyền hình có những nỗi vất vả riêng. Nhiều khi họ phải tới những địa phương xa để thực hiện các chương trình, phóng sự đặc biệt. Mặt khác, tần số phát sóng dày, khung giờ nghiêm ngặt. Người đạo diễn chương trình truyền hình không có bất kì lý do nào để trì hoãn không hoàn thiện chương trình trước giờ phát sóng. Họ buộc phải có chương trình vào đúng giờ qui định. Điều này khác với đạo diễn phim và đạo diễn sân khấu. Đạo diễn chương trình truyền hình chỉ đạo thực hiện các chương trình theo cấu trúc chương trình có sẵn. Thường trong mỗi đợt ghi hình, họ phải làm từ 3 - 5 chương trình/một ngày. Cường độ làm việc đối với họ lúc đó cũng rất lớn. Bắt đầu ngày làm việc lúc 8 giờ sáng, nhưng kết thúc lúc 2 giờ đêm là chuyện bình thường. Bởi vì chương trình hôm nay không thể bỏ dở để mai quay tiếp. Cùng các nhân vật, người dẫn chương trình gặm bánh mì ngay trên sân khấu để thực hiện nốt các cảnh quay diễn ra rất thường xuyên. Công việc của một đạo diễn truyền hình khác hẳn với công việc của một đạo diễn điện ảnh, họ phải chịu một lúc rất nhiều áp lực như kinh phí hạn hẹp và thời luợng phát sóng ngắn ngủi, đồng thời vẫn phải đảm bảo chất luợng nghệ thuật cho tác phẩm. Đối với những chương trình truyền hình như gameshow, thể thao, phóng sự…, họ không thể làm chủ hoàn toàn các hành động của nhân vật, vai trò của người đạo diễn truyền hình chủ yếu là dựng hình, biên tập nội dung hình ảnh làm sao cho người xem dễ hiểu và hài lòng nhất. KẾT LUẬN Một chương trình truyền hình thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc có thu hút, hấp dẫn được khán giả hay không? Từ khâu hình thành kịch bản dến khâu tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự đòi hỏi sự thông nhất ý kiến giữa các thành phần của một chương trình truyền hình. Trong đó ba thành phần họa sĩ thiết kế, đạo diễn, quay phim là ba thành phần chính cấu thành nên một chương trình truyền hình. Mặc dù, mỗi thành phần đêu có những nhiệm vụ và chuyên môn riêng nhưng giữa các thành phần đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nhà quay phim có thể góp ý cho họa sĩ thiết kế về bối cảnh, ánh sáng, cách trang trí, sắp xếp đạo cụ. Họa sĩ thiết kế có thể góp ý cho đạo diễn về diễn xuất của nhân vật, các hành động của nhân vật sao cho không vượt qua giới hạn của bối cảnh, sân khấu. Nếu thiếu đi họa sĩ thiết kế thì chương trình đó trở nên không hoàn thiện, nhà quay phim phải “tự chơi” với khuôn hình của mình, tức là tự mình phải sắp xếp, bố trí bối cảnh cho cảnh quay của mình. Thiếu đi họa sĩ thiết kế, quay phim sẽ mất phương hướng và khuôn hình trỏ nên không có hồn. Họa sĩ thiết kế và quay phim được ví như là một đôi đũa. Như vậy, họa sĩ thiết kế có vai trò rất quan trọng trong một chương trình truyền hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.wikipedia.com www.skda.edu.vn www.mythuatvietnam.info www.vietbao.vn Ảnh minh họa nguồn Internet. Giáo trình giảng dạy của họa sĩ Quách Trường Sơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_ntth_0693 (2).doc
Tài liệu liên quan