Tiểu luận Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết

Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải xây dựng một tổ chức xã hội trong đó hàng chục triệu người lao động làm việc một cách đều đặn có trật tự có kỷ luật “làm việc chính xác như bộ máy đồng hồ”, kết hợp sự quản lý kinh tế tập trung, có kế hoạch, có lãnh đạo với việc phát huy dân chủ rộng rãi, có sự tham gia quản lý kinh tế rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân, kết hợp “nguyên tắc tập thể” dân chủ xã hội chủ nghĩa với sự chuyên chính của một số cá nhân; kết hợp sự chỉ đạo sản xuất của thủ trưởng với sự kiểm tra từ dưới lên của quần chúng.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 1918- tạm thời có hòa bình, do đó phải tập trung mọi sức lực vào việc khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, xây dựng và phát triển kinh tế. Nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản lúc này là phải làm cho toàn Đảng và toàn thể nhân dân nước Cộng hoà Xôviết trẻ tuổi thấy rõ những đặc điểm của thời kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang giai đoạn nắm giữ chính quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản lý đất nước. Toàn Đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới: tổ chức, xây dựng và quản lý nhà nước theo một kiểu mới khác về chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản chủ nghĩa. Để làm việc đó, Lênin đã viết tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết và hoàn chỉnh vào tháng 6-1918. Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, những căn cứ lý luận của đường lối chính sách kinh tế của nhà nước chuyên chính vô sản, ý nghĩa và nội dung của nhiệm vụ tổ chức và quản lý chế độ xã hội mới, việc tiếp tục đấu tranh tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội. Một số bài viết hoặc bài phát biểu của Lênin trước hoặc sau khi viết tác phẩm này tiếp tục bổ sung và phát triển những quan điểm tư tưởng nêu lên trong tác phẩm và đã hợp thành một kế hoạch hoàn chỉnh nhằm xây dựng một cách có hệ thống xã hội mới. Tất cả các vấn đề Lênin trình bày trong tác phẩm là những vấn đề có tính quy luật chẳng những đối với nước Nga Xô viết mà còn đối với tất cả các nước bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì lí do đó, mà người viết chọn tìm hiểu nội dung và ý nghĩa tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết” làm tiểu luận của mình. Với đề tài tiểu luận này, người viết chia nội dung thành hai phần Phần I: Nội dung chính của tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết” Phần II: Ý nghĩa của tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết”. NỘI DUNG Phần I: NỘI DUNG CH ÍNH CỦA TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔ -VIẾT” Nắm vững đặc điểm và nhiệm vụ trung tâm của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Lênin đã chỉ rõ rằng, tất cả chính Đảng vô sản chân chính và có trọng trách đối với tương lai đều có nhiệm vụ: Trước hết là, thuyết phục quần chúng nhân dân về sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình; hai là, giành lấy chính quyền và đập tan sự phản kháng của bọn bóc lột; ba là, tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Đương nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ cũng sẽ được đặt ra trong số những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý, còn nhiệm vụ đè bẹp sự phản kháng của bọn bóc lột và bọn kẻ cướp thì giai cấp vô sản cũng không một phút nào được cho phép mình lãng quên. Nhưng dẫu sao nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước cũng đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu trung tâm, trở thành nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Lênin đã giải thích: Trong nhiệm vụ quản lý nước nhà, cái có ý nghĩa trọng đại hơn cả không phải là chính trị mà là kinh tế... Giờ đây, nhiệm vụ quản lý quốc gia trước hết và trên hết được ghi lại thành một nhiệm vụ thuần túy kinh tế. Sau này, Lênin lại kết luận rằng, chính trị chủ yếu của chúng ta là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế... Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không chỉ là một cương lĩnh, một học thuyết, một nhiệm vụ nữa, ngày nay đó là công việc xây dựng cụ thể. Như vậy, đây là một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, giai đoạn tạo những điều kiện để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản không cho nó phục hồi hoặc tái sinh. Giai đoạn đấu tranh này, hình thức thì có vẻ hòa bình và phương pháp thì có nội dung mới khác trước. Nhưng tất cả đều nhằm phát triển cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa cộng sản. Mục tiêu, đồng thời cũng là nội dung cơ bản của nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đó là nhằm: Thiết lập một hệ thống quan hệ tổ chức mới hệ thống cực kỳ phức tạp về kinh tế bao gồm sự sản xuất và phân phối một cách kế hoạch các sản phẩm cần thiết cho đời sống của hàng triệu người; là nhằm thật sự xã hội hóa sản xuất và đảm bảo “nâng cao năng suất lao động trong phạm vi toàn quốc”. Muốn tổ chức, xây dựng nên cả một hệ thống quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện xã hội hóa “thật sự” sản xuất và nâng cao năng suất lao động như vậy thì phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu của bọn bóc lột, phải chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền kinh tế tập thể, sản xuất hiện đại; phải xóa bỏ hệ thống tổ chức kinh tế cũ, xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế mới, phải tổ chức lại lao động xã hội theo một trình độ cao, thực hiện sản xuất và phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất ngày càng hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của mọi người lao động - Tổ chức lao động theo một trình độ cao là tổ chức lao động trên cơ sở những quan hệ xã hội mới giữa những người lao động đã làm chủ tập thể, liên hiệp một cách tự do và bình đẳng trong lao động sản xuất và phân phối sản phẩm, có sự phân công hợp lý và hiệp tác hữu nghị rộng rãi; đó còn là tổ chức lao động xã hội dựa trên cơ sở chế độ công hữu nhằm kết hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với tập thể những người lao động, có văn hóa, có kỹ thuật, có kỷ luật tự giác, đem lại nhiệt tình cách mạng và nghị lực sáng tạo xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường đúng đắn để nâng cao năng suất lao động lên vượt bậc. Đó cũng là cái quan trọng nhất, căn bản nhất đảm bảo cho thắng lợi của trật tự xã hội mới. Lênin chỉ rõ: Việc nâng cao năng suất lao động trước hết đòi hỏi cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp phải được bảo đảm, ngành sản xuất nhiên liệu sắt, máy móc, hóa chất phải phát triển, việc khai thác những của cải tự nhiên ấy bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại sẽ mang lại cho lực lượng sản xuất một cơ sở để đạt được đà phát triển mới. Người còn chỉ rõ: “Một điều kiện khác để nâng cao năng suất lao động, trước hết là việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân... hai là để đẩy mạnh phát triển kinh tế, chúng ta còn phải nâng cao tinh thần kỷ luật của những người lao động, kỹ năng lao động của họ, tính khéo léo của họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổ chức lao động cho tốt hơn”. Tóm lại: Phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng kỹ thuật, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa để năng suất lao động của xã hội không ngừng tăng lên... Đó là những nhiệm vụ tổ chức và quản lý cơ bản được đặt ra sau khi giai cáp vô sản đã giành được chính quyền thiết lập chế độ xã hội mới. 1.2. Tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản xuất Kiểm kê, kiểm soát do toàn dân thực hiện từ dưới lên trên là một trong những phương pháp vô sản mới, không làm được việc này trong các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế thì không thể tăng năng suất lao động xã hội, đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội được. Kiểm kê, kiểm soát các xí nghiệp vừa giành lại trong tay giai cấp tư sản để công nhân nắm được tình hình sản xuất, giữ cho guồng máy hoạt động đều đặn, không bị gián đoạn. Qua quá trình kiểm kê, kiểm soát, công nhân sẽ học được cách quản lý và từ đó chuyển sang thực hiện việc công nhân tham gia điều tiết sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Phải kiểm soát chặt chẽ các giai cấp bóc lột, tất cả những kẻ quen thói ngồi không ăn bám, những bọn con ông cháu cha, bọn ăn cắp, lưu manh. Bắt chúng phải phục tùng, phải gánh vác nghĩa vụ xã hội - trước hết là nghĩa vụ lao động. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm còn là phương pháp để nắm sát tình hình tiến hành kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế. Lênin cũng đã nêu rõ rằng, chương trình của việc kiểm kê, kiểm soát ấy rất giản đơn, rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người: phải làm sao cho mọi người đều có bánh ăn, đều có giày dép tốt và quần áo lành, đều có nhà cửa ấm áp, đều làm việc có ý thức; phải làm sao không cho một tên ăn cắp nào và không một tên trốn tránh lao động nào lại có thể đi dạo chơi nhởn nhơ mà không bị bỏ tù hay không bị phạt khổ sai thật nặng...; ai không làm thì không được ăn, đó là điều lệnh thực tiễn của chủ nghĩa xã hội. Sau đó, Lênin kết luận: “Chừng nào sự kiểm soát của công nhân chưa trở thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và tiến hành thắng lợi một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy, hoặc những kẻ tỏ ra thờ ơ về mặt đó; thì chừng đó sẽ không thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát của công nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội; tức là bước chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất”. 1.3. Thực hiện “chế độ nhiệm vụ lao động” xây dựng một “kỷ luật lao động tự giác cao” biết sử dụng “chuyên gia” lợi dụng những thành tựu “khoa học kỹ thuật” mà chủ nghĩa tư bản đã tích lũy được Chế độ nghĩa vụ lao động trước hết và trên hết là bắt các giai cấp hữu sản phải gánh vác nghĩa vụ xã hội của họ, là cưỡng bức bọn bóc lột, bọn ăn bám, bọn lười biếng phải lao động thì mới được sống chính đáng trong xã hội mới. Ở đây, trong việc xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trong việc tổ chức lao động của xã hội mới có vấn đề chuyên gia, người hướng dẫn tổ chức lao động, giúp đỡ quần chúng về mặt kỹ thuật, về mặt ứng dụng khoa học vào quá trình sản xuất. Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm thì không có bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội được. Điều chủ yếu để giải quyết vấn đề này là đi đôi với việc nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật và trình độ văn hóa cho quảng đại quần chúng là phải ra sức đào tạo cho được một tầng lớp trí thức mới thật sự của nhân dân, trưởng thành từ trong quần chúng lao động và tuyệt đối trung thành với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Phải biết vun trồng, bồi dưỡng, quý trọng từng chuyên gia, có thái độ cư xử đúng đắn với trí thức. Cần phải biết thu phục chuyên gia tư sản cũ, thu hút được những người có tài tổ chức và những chuyên gia giỏi, thậm chí có thể trả lương cao cho những chuyên gia xuất sắc, điều đó là cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế, cần thiết để học tập kinh nghiệm quản lý của họ, rồi dần dần cải tạo họ đi theo chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng xã hội mới, Đảng của giai cấp công nhân còn phải biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả toàn bộ tri thức phong phú về khoa học kỹ thuật mà chủ nghĩa tư bản đã tích lũy được. Đi đôi với chế độ nghĩa vụ lao động cưỡng bức đối với bọn bóc lột ăn bám, còn phải áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động tự giác đối với mọi người lao động. Trước kia, tổ chức lao động xã hội của phong kiến là dựa vào kỷ luật roi vọt và dùng cả đến sự áp bức siêu kinh tế để đè nén những người nông nô; đến chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản dùng kỷ luật đói rét, thất nghiệp bần cùng để buộc chặt những người nô lệ làm thuê vào guồng máy bóc lột của nó. Giờ đây, tổ chức lao động xã hội cộng sản chủ nghĩa mà bước đầu là chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và sẽ ngày càng dựa vào kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người lao động, những người sẽ bẻ gãy gông cùm của bọn địa chủ tư bản. Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội tâm lý “của người lao động làm thuê” không thể khắc phục được ngay, hơn nữa ở một nước sản xuất nhỏ, tản mạn còn chiếm ưu thế, lao động thủ công còn phổ biến, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề như ở nước Nga, thì tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, tính tự phát phóng túng tiểu tư sản còn có đất để phát triển, thậm chí có khi gây nên rối loạn trong kinh tế - đó là điều khó tránh. Sự thay thế lao động nô lệ bằng lao động cho mình và cho xã hội, bằng lao động có tổ chức và có kế hoạch trong quy mô toàn quốc với một kỷ luật tự giác được mọi người tôn trọng và giữ vững đòi hỏi phải có một sự giáo dục rèn luyện bền bỉ đối với con người và điều đó chỉ có thể diễn ra trong quá trình tiến hành công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và chỉ được củng cố trên cơ sở những điều kiện vật chất của nền sản xuất đó. Trước tình hình đói kém, thất nghiệp và tính phóng túng tiểu tư sản hoành hành ở nước Nga lúc đó, Lênin nghiêm khắc phê phán tính tự phát tiểu tư sản và đặc biệt nhấn mạnh tính cưỡng chế của kỷ luật lao động. 1.4. Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa và áp dụng triệt dể nguyên tắc phân phối theo lao động Việc tổ chức thi đua phải chiếm vị trí quan trọng trong xây dựng kinh tế của nhà nước chuyên chính vô sản. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải xây dựng được những cơ sở của việc tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa. Lênin nhấn mạnh: Chỉ có trên những cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của người lao động được xác lập thì việc tổ chức thi đua theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức phong phú của nó mới có tác dụng quan trọng trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, và việc tổ chức thi đua giữa các đơn vị sản xuất, giữa các địa phương, giữa các cá nhân mới có ý nghĩa chân chính, và vì vậy, tất cả phương tiện tuyên truyền phải nêu gương những cơ sở làm ăn tốt và phê bình những cơ sở làm ăn tồi. Cần phải thu hút đông đảo quần chúng lao động tham gia phong trào thi đua xây dựng kinh tế bằng cách đặt những vấn đề lao động thực tiễn lên hàng đầu, bằng cách nêu những điển hình gương mẫu, bằng cách đại chúng hóa công tác thống kê để cho chính người lao động dần dần nhận xét và dần dần tự mình hiểu được phải lao động như thế nào và học tập những gì ở những cá nhân và cơ sở điển hình tiên tiến. Đồng thời với việc tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa, nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ mức lao động của mọi công dân và sẽ áp dụng ngày càng triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động. Ở đây, nhà nước phân phối sản phẩm lao động cho mỗi cá nhân theo năng suất lao động, theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi người, làm cho họ quan tâm thiết thân đến kết quả lao động của mình, đến sự phát triển sản xuất của xã hội . 1.5. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ và việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ vào lĩnh vực kinh tế Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải xây dựng một tổ chức xã hội trong đó hàng chục triệu người lao động làm việc một cách đều đặn có trật tự có kỷ luật “làm việc chính xác như bộ máy đồng hồ”, kết hợp sự quản lý kinh tế tập trung, có kế hoạch, có lãnh đạo với việc phát huy dân chủ rộng rãi, có sự tham gia quản lý kinh tế rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân, kết hợp “nguyên tắc tập thể” dân chủ xã hội chủ nghĩa với sự chuyên chính của một số cá nhân; kết hợp sự chỉ đạo sản xuất của thủ trưởng với sự kiểm tra từ dưới lên của quần chúng. Chế độ tập trung dân chủ đòi hỏi phải kết hợp sự lãnh đạo tập trung của Trung ương với sự đảm bảo đầy đủ quyền chủ động sáng tạo của địa phương. Các địa phương khác nhau đều được tự do phát huy đầy đủ nhất những đặc điểm, những khả năng tiềm tàng của mình để giải quyết bằng những cách thức khác nhau những vấn đề khác nhau của đời sống chính trị và kinh tế thậm chí có thể dùng đến cả hình thức chế độ tự trị và chế độ liên bang (nếu xét thấy cần thiết) để rồi tiến tới chế độ tập trung dân chủ thật sự xã hội chủ nghĩa. Không được lẫn lộn chế độ tập trung dân chủ với chủ nghĩa quan liêu, với tổ chức dập khuôn máy móc. Phải xuất phát đầy đủ từ nhiệm vụ chung và yêu cầu chung của cả nước, đồng thời phải tính đến đặc điểm riêng, điều kiện riêng, phong tục tập quán, trình độ dân trí từng địa phương để phát huy hết tính năng động, chủ quan dù nhỏ nhất nhằm thực hiện kế hoạch chung, mục tiêu chung của cả nước. Tất cả những điều đó trở thành tính nhiều vẻ độc đáo trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của các tổ chức kinh tế, của các địa phương khác nhau. Đây không phải là trái kế hoạch chung, pháp luật chung mà là cảnh muôn hoa đua nở để đi đến một sự phát triển phong phú, nhanh chóng trong một nhà nước xã hội chủ nghĩa có tổ chức. Tập trung dân chủ còn đòi hỏi kết hợp sự tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội của quần chúng lao động với sự phụ trách của cá nhân người lãnh đạo. Chính vì lẽ đó mà Lênin đề ra chế độ thủ trưởng - một chế độ biết trao trách nhiệm cho những người đại biểu chấp hành nền chuyên chính của giai cấp cách mạng. Chế độ thủ trưởng không mâu thuẫn với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, với nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này chẳng những đòi hỏi phải đảm bảo cho quần chúng tham gia bàn bạc và kiểm soát sự chấp hành các quy chế, pháp luật và nghị quyết, mà còn bảo đảm cho quần chúng có quyền bầu cử, lựa chọn những người lãnh đạo của mình, có quyền kiểm tra mà kiểm soát mọi hoạt động của những người lãnh đạo, có quyền thay đổi những cá nhân phụ trách không xứng đáng. Song, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là công việc tập thể không cần có người lãnh đạo, không cần có một trật tự chặt chẽ do ý chí duy nhất của người lãnh đạo tạo ra. Thực hiện chế độ thủ trưởng trong kinh tế thì đòi hỏi quần chúng phải phục tùng vô điều kiện ý chí của người lãnh đạo trong sản xuất; phải biết chuyển những sự thảo luận, phê bình, kiểm soát và sửa chữa sang sự hoạt động ăn khớp, đều đặn, nhịp nhàng, chính xác do một trung tâm duy nhất chi phối. Bản thân người cán bộ lãnh đạo phải có tinh thần phụ trách, phải chịu trách nhiệm về sự thành bại của toàn bộ guồng máy kinh tế… 1.6. Cần thiết phải có chuyên chính vô sản - đây là công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội Qua tác phẩm này, Lênin đã nêu rõ tính tất yếu, mục đích thực chất của chuyên chính “vô sản” và dân chủ xã hội chủ nghĩa là: Trấn áp và cưỡng bức đối với bọn bóc lột, bọn phá rối trật tự, kỷ luật và thực hiện một nền dân chủ mới, phát động quần chúng lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước và xây dựng cơ sở xã hội mới, đẩy mạnh sản xuất phát triển. Để thực hiện mục đích và chức năng của nhà nước chuyên chính vô sản, Lênin nhấn mạnh phải tăng cường bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản và đề cập một số nhiệm vụ: Một là, cần phải có một tòa án mới, trước hết để chống lại bọn bóc lột, tước bỏ hết đặc quyền, đặc lợi và ngăn chặn âm mưu khôi phục lại nền thống trị của chúng. Một tác dụng quan trọng hơn là, tòa án bảo đảm cho mọi người lao động chấp hành một cách nghiêm ngặt nhất kỷ luật tự giác. Tòa án phải gánh nhiệm vụ to lớn là giáo dục nhân dân theo kỷ luật lao động đó. Đồng thời, tòa án cũng là cơ quan thực hiện sự cưỡng bức tất yếu phải có trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai là, đối với các cơ quan dân cử, các Xô viết cũng vậy. Mục đích của cách mạng là làm cho quần chúng lao động đều được tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Do đó, tất cả mọi tổ chức, mọi biện pháp dùng để đạt đến mục đích đó đều phải được củng cố và phát triển, các cơ quan do họ dựng lên càng phải tham gia thực sự việc quản lý. Ba là, công đoàn và hợp tác xã trong điều kiện lịch sử mới là những tổ chức nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng đều phải biết thực hiện chuyên chính với kẻ thù, đồng thời củng cố và phát triển mối quan hệ với quần chúng lao động, đoàn kết với họ để cùng tiến hành xây dựng và bảo vệ xã hội mới... Bốn là, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý, đòi hỏi nhà nước chuyên chính vô sản phải đào tạo được những cán bộ có tài, tổ chức đáp ứng được nhiệm vụ mới của người lãnh đạo, phải kiên quyết thay đổi những lề thói cũ và biết phát hiện, khuyến khích đề bạt những nhà tổ chức có tài trong quần chúng nhân dân vào những cương vị chỉ đạo quá trình lao động sản xuất, tạo điều kiện cần thiết để họ có thể trở thành người lãnh đạo những tập thể lao động, phát huy được mọi sức mạnh sáng tạo dưới xã hội mới. Phần II: Ý NGHĨA TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔ- VIẾT” 2.1. Về lí luận và thực tiễn Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Xô viết đã thực hiện những tư tưởng của Lênin đề cập trong tác phẩm: tập trung lực lượng vào thực hiện chính sách kinh tế để tiến hành công nghiệp hoá đất nước cải tạo nền kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa, nhờ đó, nước Nga từ một nước lạc hậu trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh. Thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã chứng minh rằng, nếu không trung thành và vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Lênin trong điều kiện lịch sử mới thì cách mạng sẽ bị vấp váp, sai lầm, thậm chí thất bại. “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết” là cương lĩnh về bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin vạch rõ ý nghĩa của tập trung dân chủ trong việc lãnh đạo xây dựng kinh tế, đồng thời giải thích rõ tầm quan trọng của năng xuất lao động và thi đua xã hội chủ nghĩa bởi nó là yếu tố xét đến cùng quyêt định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới. Theo Lênin, để có thể đạt được năng suất lao động cao, Chủ nghĩa xã hội phải thâu thái cho được những thành tựu mới, tiêu biểu trong tất cả các lĩnh vực của nhân loại, bên cạnh đó Lênin đề cao việc sử dụng đội ngũ chuyên gia có trình độ, am hiểu khoa học kỹ thuật trong việc phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, đồng thời chỉ ra cần phải chú trọng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật- trình độ văn hoá cho quảng đại quần chúng. Đồng thời Lênin cũng chỉ ra cần tinh giảm bớt chi phí của bộ máy nhà nước, tăng cường mối liên hệ của nó với nhân dân và thu hút các tầng lớp lao động rộng rãi tham ra quản lí nhà nước, nhằm làm cho pháp luật Xô-Viết được tuân thủ nghiêm chỉnh.Vận dụng kinh nghiệm mà Lênin đã chỉ ra, Đảng ta trong quá trình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng đã chú trọng đến việc sử dụng đội ngũ cán bộ có tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài trên nhiều lĩnh vực, đã từng bước đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân và đạt được những kết quả đáng mừng. 2.2. Ý nghĩa thời đại Nắm vững đặc điểm của bước ngoặt lịch sử mới ở nước ta, vận dụng những nguyên lý được nêu trong tác phẩm và các nguyên lý khác của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, các biện pháp lớn được đặt ra là: kiểm kê, kiểm sát, sản xuất, phân phối sản phẩm, đề cao kỷ luật lao động, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng, đào tạo, bồi dưỡng đề bạt cán bộ... đều được Đảng và Nhà nước ta chú trọng vận dụng vào việc xây dựng và quản lý nền kinh tế đất nước. Tác phẩm ra đời cách đây gần một thế kỷ nhưng những tư tưởng cơ bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết” vẫn mang giá trị lí luận và thực tiễn sâu sắc trong việc xây dựng và củng cố, nâng cao bản lĩnh, sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng. Ngày nay các thế lực thù địch đang tích cực thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình nhằm thủ tiêu Chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tha hoá biến chất một bộ phận cán bộ đảng viên. Trước thực trạng trên đòi hỏi tổ chức Đảng và những đảng viên cần nâng cao cảnh giác, chăm lo công tác xây dựng Đảng về chính tư tưởng và tổ chức, thường xuyên học tập đạo đức cách mạng, rèn luyện bản thân để làm tròn nhiệm vụ của người chiến sĩ tiên phong. Việc nghiên cứu tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết” - Lênin cũng như những tác phẩm khác của Người, đồng thời vận đụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng của nước ta, học tập có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước trên thế giới đang là một nhu cầu bức thiết đối với mỗi tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên ta hiện nay. KẾT LUẬN Tác phẩm "Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết" có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, nó có sức sống lâu bền theo thời gian. Lênin đã nêu ra 8 nội dung trong tác phẩm đó là: “Hoàn cảnh quốc tế của nước cộng hòa Xô-viết Nga và những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa”; “Khẩu hiệu chung hiện nay; “Giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản”; “ý nghĩa của cuộc đấu tranh để thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát của toàn dân”; “Nâng cao năng suất lao động”; “Tổ chức thi đua” và việc “cần thiết phải có chuyên chính vô sản”-Người cho đó là công cụ cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội và nội dung cuối cùng người đề cập đến “Sự phát triển của tổ chức Xô-viết”- Đó là phát huy tính dân chủ trong quần chúng, và làm thế nào để tất cả mọi người, kể cả những người nghèo khổ trong chế độ Xô -Viết được tham gia quản lí. Tất cả các vấn đề Lênin trình bày trong tác phẩm là những vấn đề có tính quy luật chẳng những đối với nước Nga Xô viết mà còn đối với tất cả các nước bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lênin toàn tập, tập 41, Nxb Tiến Bộ, M átxcơva.1977 2. Giới thiệu tác phẩm của C.Mác và Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh v ề xây dựng đảng và cính quyền nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, H.1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô- Viết.doc
Tài liệu liên quan