Tiểu luận Những phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam

MỤC LỤC

--------

 

MỞ ĐẦU Trang 1 - 2

PHẦN I : LÝ THUYẾT VỀ NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN

1. Vài nét về quan điểm việc thực hiện phát triển nền

nông nghiệp & nông thôn Trang 3 - 6

2. Những tác động, cơ hội, thách thức của nông nghiệp

và nông thôn. Trang 6 - 7

Kết luận Phần I Trang 7 – 8

 

PHẦN II : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP & NÔNG THÔN

TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

1. Vài nét về những thành tựu của cả nước nói chung và

nông nghiệp & nông thôn nói riêng trong thời gian

đổi mới đạt được. Trang 9

2. Phát triển nông nghiệp & nông thôn ở nước ta trong

thập kỷ XXI Trang 9 - 10

3. Các nhận thức về sự phát triển nông nghiệp & nông

thôn. Trang 10 - 11

4. Môi trường kinh tế tác động đến sự phát triển của

nông nghiệp & nông thôn. Trang 11 - 12

5. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới sự

phát triển đến nông nghiệp & nông thôn ở nước ta. Trang 12 – 19

Kết luận Phần II Trang 19

 

PHẦN III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ ĐƯA NỀN NÔNG NGHIỆP

& NÔNG THÔN NƯỚC TA PHÁT TRIỂN TRONG

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1. Một số quan điểm cẩn làm rõ. Trang 20 - 21

2. Một số giải pháp cần giải quyết Trang 22 – 31

Kết lận Phần III Trang 31

 

KẾT LUẬN Trang 32

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng đầu với hàng nhập như đường, muối, trứng, hoa quả, ván nhân tạo, bột giấy, máy nông nghiệp… Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, nhưng sự yếu kém trong đầu tư và tổ chức quản lý của các doannh nghiệp Nhà nước và một môi trường kém hấp dẫn để hình thành các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là một trong những nguyên nhân quan trọng. Tiến độ và nội dung quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước chậm, không gắn bó với nhu cầu tăng cường năng lực cạnh tranh để ứng phó với tiến trình hội nhập, vì vậy không tạo nên động lực chủ động từ phía người lao động, người quản lý của các doanh nghiệp. Thiếu động lực nội tại cũng làm cho hầu hết doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài của ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ phải phá sản hoặc phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Để chủ động ứng phó với thị trường, đối đầu với cạnh tranh, người sản xuất kinh doanh cần có thông tin thị trường kịp thời và chính xác, các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường quốc tế cần có sự hỗ trợ thích đáng của Nhà nước về xúc tiến thương mại. Hiện nay, các hoạt động này mới ở trạng thái manh nha, bởi vậy người kinh doanh và tiếp theo là người sản xuất phải gánh chịu nhiều rủi ro không đáng có. Công tác nghiên cứu kinh tế theo quan điểm thị trường còn mới mẻ và hạn hẹp, chưa hình thành tổ chức tham mưu đáng tin cậy cho công tác quản lý Nhà nước về định hướng đầu tư, đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chính sách thương mại. - Cạnh tranh trên thị trường nông sản ngày càng gay gắt : Việt Nam sản xuất nhiều nông sản giống như các nước trong vùng. Gạo cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma; cao su với Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Srilanca; chè với Srilanca, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia; đường với Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc; rau quả với Trung Quốc, Thái Lan… Ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, các nước trong khu vực Châu Á tăng cường sản xuất, thu hẹp nhập khẩu. So với mức gạo nhập khẩu năm 1999, Indonesia năm 2000 giảm hơn 2 triệu tấn, Philipin giảm 0,6 triệu tấn. Trung Quốc tháng 3/2000 xuất khẩu phá giá gạo với mức thấp hơn gạo Việt Nam 10 USD và thấp hơn gạo Thái Lan 25 USD, tăng xuất khẩu 48% so với 5 năm trước. Các nước trong vùng ráo riết đổi mới chính sách nhằm khuyến khích sản xuất và đầu tư hiệu quả. Chỉ tính từ năm 2000 trở lại đây, Indonesia đánh thuế 30% với gạo nhập khẩu, mức thuế này đang tăng dần và được điều chỉnh 6 tháng/lần để bảo vệ sản xuất; chuyển từ trực tiếp kiểm soát ngành đường sang đánh thuế nhập khẩu và mua mía của dân theo giá qui định. Thái Lan mua hàng trăm ngàn tấn gạo tạm trữ, áp dụng chương trình trợ giá gạo, hỗ trợ người trồng mía và triển khai chương trình đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu 12 nông sản chủ lực, trợ giá cao su, giảm diện tích cao su thay thế bằng cọ dầu, đổi cao su lấy phân bón; Trung Quốc tiến hành giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập, thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất bằng giảm giá thu mua mía, giảm diện tích mía, đóng cửa 143 nhà máy đường, giảm trợ giá, giảm sản xuất lương thực, khuyến khích trồng cây có giá trị cao; Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu lương thực… Nhìn chung các nước vừa tăng cường bảo vệ các mặt hàng có lợi thế, vừa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, loại bỏ các hàng hoá kém lợi thế, khiến khả năng cạnh tranh của họ tăng lên rõ rệt. Trong tương lai sau 5 năm nữa, với phần lớn các hàng hoá, do thực hiện các cam kết với AFTA, thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống 0 -5% và các hình thức bảo vệ phi quan thuế cũng cắt giảm theo, tuy nhiên đối với nông sản, cuộc đấu quyết liệt nhất sẽ là 8 – 10 năm sau, khi công nghiệp chế biến nông sản non trẻ và các mặt hàng yếu thế của Việt Nam (đường, dầu ăn,…) bước vào áp dụng cam kết. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với Mỹ, đang đàm phán gia nhập WTO, mức độ tham gia thị trường thế giới sẽ rộng lớn hơn rất nhiều. - Kết cấu hạ tầng kém phát triển : Kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và các kết cấu hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, còn thấp kém. Dịch vụ phục vụ sản xuất như thú y, sản xuất giống, tín dụng… và phục vụ đời sống như giáo dục, y tế, tư pháp, văn hoá, thể thao… còn rất thiếu và yếu. Còn vắng bóng các công trình phục vụ tiếp thị và thương mại như kho tàng, chợ bán buôn, cảng, thông tin thị trường. Nông thôn vẫn là địa bàn đầu tư kém thuận lợi và lợi nhuận thấp. Mưc đầu tư hạn hẹp kéo dài làm kết cấu hạ tầng nông thôn kém phát triển, chất lượng các công trình thuỷ lợi còn thấp, chủ yếu phục vụ ngành trồng lúa, nhiều vùng, nhiều loại cây trồng còn thiếu nước tưới, việc sử dụng nước còn lãng phí, quản lý nước và công trình thủy lợi hiệu quả thấp. Hệ thống giao thông nông thôn còn thiếu thốn và lạc hậu ở nhiều vùng, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, miền núi… gây ách tắc về giao lưu hàng hoá và chia cắt vùng sản xuất với thị trường. Mức độ cơ giới hoá và điện khí hoá trong nông nghiệp tăng chậm. 51% số hộ đã có điện để dùng nhưng điện sử dụng trong khu vực nông thôn mới chiếm gần 8,7% tổng sản lượng điện phát ra. Ở nông thôn, điện dùng cho sản xuất còn ít, chủ yếu phục vụ bơm nước, các cơ sở chế biến và thắp sáng, chất lượng điện cho nông thôn kém. Trong nông nghiệp, lao động thủ công vẫn phổ biến, trang bị cơ giới cho 1 ha gieo trồng mới khoảng dưới 0,25 mã lực. Tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất nông nghiệp, chế biến… mới đạt trên 30%, còn lại chủ yếu do lao động thủ công đảm nhiệm. - Trình độ khoa học và công nghệ thấp. Các Viện nghiên cứu và trường Đại học được đầu tư thấp, phối hợp hoạt động kém. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tổng chi phi cho 1 cán bộ nghiên cứu của Việt Nam 1 năm chỉ bằng 9% suất đầu tư của Indonesia và Thái Lan, 2,5% suất đầu tư của Malaysia. Với mức đầu tư quá ít cho khoa học hiện nay, thì phần chi lương, hoạt động bộ máy đã chiếm gần 60% tổng kinh phí, thực chi cho đề tài chỉ còn 37%. Thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu, cũ kỹ, thông tin khoa học ít ỏi, trình độ cán bộ thấp dần và mất dần nhân tài. Công tác thông tin khoa học còn yếu kém. Nguồn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới chưa được thu thập, phân tích và chuyển giao đầy đủ, kịp thời cho người sản xuất. Trình độ áp dụng thành tựu cách mạng sinh học thấp. Trừ một vài loại sản phẩm như cà phê, lúa, ngô, phần lớn các cây trồng, vật nuôi năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. Nhiều loại sản phẩm dù Việt Nam có tiềm năng, nhưng sự thua kém về khoa học kỹ thuật làm cho hàng hoá kém khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu khoa học yếu, đầu tư áp dụng công nghệ mới cũng rất kém. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở và hộ ngành, nghề ở nông thôn rất thấp, chỉ có 18,6% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố; 85% có sử dụng điện; 37% công việc được cơ khí hoá, còn 63% làm bằng tay. Vốn của các cơ sở và hộ ngành nghề thấp, chủ yếu là vốn tự có. Bình quân 1 cơ sở có 370 triệu đồng, 1 hộ chuyên : 36 triệu đồng, 1 hộ kiêm : 19 triệu đồng, trong đó, vốn vay chiếm khoảng 20%. Sản phẩm của ngành, nghề nông thôn chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, chỉ có một phần hàng thủ công mỹ nghệ có tham gia xuất khẩu đạt giá trị cao. Nhìn chung mặt hàng đơn điệu, chất lượng thấp, mẫu mã, bao bì kém. - Thu nhập của nông dân tăng chậm, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành phố tiếp tục tăng. Mặc dù sản xuất nông nghiệp tăng liên tục nhưng thu nhập của nông dân tăng rất chậm so với mức tăng sản lượng. Cuộc điều tra Mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998 cho thấy thu nhập bình quân thực của người dân nông thôn chỉ bằng 35% so với mức thu trung bình ở thành thị, trong đó thu nhập bình quân của dân nông thôn ở vùng miền núi phía Bắc còn thấp hơn mức trung bình của dân cư nông thôn 16%. GDP đầu người ở nông thôn chưa bằng ½ thu nhập bình quân của cả nước. Chênh lệch thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các nhóm giàu, nghèo ở nông thôn tiếp tục dãn ra. Thu nhập của nông dân rất thấp làm khả năng tiêu dùng của nông dân thấp khiến nông thôn bao la chưa trở thành thị trường đáng kể cho kinh tế đô thị. Tỷ lệ đói nghèo còn cao. Theo các tiêu chí đánh giá cũ thì năm 1999 còn 13,3%, năm 2000 còn 11,4%, trong đó ở nông thôn năm 1999 còn gần 16%, năm 2000 : 14,3% hộ nghèo (theo tiêu chí mới thì số hộ nghèo năm 2000 là 17%). Cuộc sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn rất khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng và đã đạt được kết quả to lớn, tới nay vẫn còn khoảng 2,5 triệu người thuộc 52 dân tộc trong diện vận động định canh, định cư, trong đó có 10 vạn hộ đặc biệt khó khăn. Hàng năm vẫn còn 30 vạn hộ thường xuyên bị đói, 40 vạn hộ du canh, du cư. - Cơ cấu kinh tế nông thôn chậm phát triển. Mặc dù trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã đa dạng và từng bước đổi mới cơ cấu, tuy nhiên , quá trình chuyển đổi diễn ra chậm. Chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong sản xuất nông nghiệp và chưa trở thành ngành chính. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn phát triển rất chậm. Sự gắn bó giữa kinh tế nông thôn với kinh tế đô thị về lao động, thu nhập, đầu tư chưa đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn. Ở những vùng sâu, vùng xa phổ biến vẫn là kinh tế thuần nông. - Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn cao. Dân số Việt Nam hiện có khoảng 77 triệu người và từ nay đến năm 2005, hàng năm có hơn 1 triệu bước vào độ tuổi lao động cần có việc làm. Trong 30 triệu lao động nông thôn có tới hơn 85% không có chuyên môn kỹ thuật và 28% không có hoặc thiếu việc làm. Số lao động dôi dư tiếp tục tăng nhanh hơn mức tăng việc làm. Tay nghề và trình độ kỹ năng lao động nông thôn thấp. Nông thôn thừa lao động, thiếu chất xám, trí thức không muốn về nông thôn làm việc. - Môi trường bị phá hoại, thiên tai diễn biến phức tạp. Phương thức tăng trưởng sản xuất theo chiều rộng hiện đang khai thác các tài nguyên tự nhiên đến mức giới hạn. Hiện nay bình quân 1 hộ nông nghiệp chỉ hơn 5000m2 đất nông nghiệp, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng : 2.277m2. Qui mô sản xuất manh mún như vậy chỉ phù hợp với sản xuất lao động thủ công, nhất làở đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Nước tứơi, nước sinh hoạt cũng bị khai thác nhiều và sử dụng lãng phí. Các địa phương đầu nguồn, gần nguồn được hưởng lợi tối đa của các công trình thủy lợi, đã lựa chọn mọi phương hướng sử dụng đất tiêu tốn nhiều nước và tăng vụ đến mức tối đa trong khi nhiều vùng xa nguồn, hoặc ở hạ lưu thiếu cả nước sinh hoạt trong mùa khô. Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt do cách khai thác tận diệt bằng thuốc nổ, hoá chất độc, rà điện hoặc dùng lưới quét mắt nhỏ ven bờ đang làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu môi trường sinh thái. Việt Nam có 19,6 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên cả nước, nếu như năm 1943 diện tích rừng tự nhiên là 14 triệu ha chiếm 48% tổng diện tích thì hiện nay diện tích rừng chỉ còn hơn 9 triệu ha chiếm khoảng 28% - 33% tổng diện tích. Trong 1 triệu ha rừng tự nhiên thì 56% là rừng nghèo kiệt. Hơn 10 triệu ha đất hiện chỉ còn đồi núi trọc. Nuôi tôm tràn lan xâm hại sinh cảnh đất ngập nước ven biển rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu long. Diện tích cà phê tăng lên nhanh chóng ở Tây nguyên kéo theo tình trạng phá rừng nghiêm trọng trên những khu vực đất dốc hoặc không có đủ nguồn nước tưới. Những tàn phá vô ý thức tương tự làm cho tình hình diễn biến thời tiết và thiên tai trở nên rất phức tạp và nghiêm trọng trong thời gian gần đây. - Chính sách vĩ mô cần tiếp tục hoàn chỉnh. Trong giai đoạn 1995 – 1997, đầu tư chung của xã hội cho nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn chiếm khoảng 13,7% tổng đầu tư. Trong đó, ngân sách Nhà nước cho khu vực này chỉ chiếm khoảng 7,4% ngân sách đầu tư cho toàn xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này đến cuối 1998 mới chiếm 1,6% tổng vốn. Tuy chưa có kết quả phân tích thống nhất về mức độ đầu tư cho nông nghiệp, nhưng nhìn chung, các ý kiến nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy mức đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp trong nhiều năm trước còn thấp nhiều so với mức đóng góp của lĩnh vực này cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái là chính sách vĩ mô quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, 4 năm nay các nước trong vùng liên tục phá giá đồng tiền bản địa, thách thức nghiêm trọng lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Nếu liên tục trong thời gian qua Việt Nam không từng bước điều chỉnh tỷ giá thì nhiều mặt hàng nông sản đã không thể cạnh tranh được với các nước trong vùng. Tuy nhiên so với mặt bằng tỷ giá trước khi xảy ra khủng hoảng, nông sản Việt Nam vẫn ở thế khó khăn hơn trong cạnh tranh do mức điều chỉnh tỷ giá của các nước mạnh hơn so với đồng Việt Nam. Liên tiếp 3-4 năm nay, mức độ tăng giá hàng nông sản đặc biệt là nhóm hàng lương thực thấp hơn rất nhiều so với mức tăng giá các mặt hàng công nghiệp, dịch vụ và thấp so với mức tăng giá vật tư nông nghiệp, tình trạng này làm giảm mức tăng thu nhập của nông dân, làm tăng khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị về thu nhập. Các chính sách vĩ mô khác như lãi suất ngân hàng, chi tiêu của Chính phủ, chính sách bảo hộ hàng hoá… cần tiếp tục điều chỉnh thích hợp để chấm dứt tình trạng cánh kéo giá nông sản với giá hàng công nghiệp và dịch vụ dãn ra theo hướng bất lợi cho hàng hoá nông sản. Để thích ứng với sự biến động của thị trường và đáp ứng xu hướng sản xuất hàng hoá, người sản xuất muốn được có khả năng sử dụng nguồn lợi tự nhiên cơ động hơn, đa dạng hơn, vững bền hơn. Các qui định về hạn điền, giao đất, giao rừng, qui hoạch định hướng sử dụng đất, định hướng đầu tư công nghiệp chế biến… phải được điều chỉnh lại để vừa đảm bảo được quyền lợi lâu dài, tổng hợp của quốc gia, vừa phù hợp với qui luật kinh tế khách quan của thị trường, giao quyền và trách nhiệm quyết định về đầu tư và gánh chịu rủi ro cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh. SưÏ bất cập của các chính sách này thể hiện ở nhiều hạn chế khác nhau. Ví dụ quá trình giao đất, giao rừng trong lâm nghiệp diễn ra rất chậm. Tỷ lệ đất rừng được phân bổ ở các tỉnh khác nhau từ 30% đến 80%, tỷ lệ hộ được nhận đất khác nhau từ 1,2% đến 85% tùy theo tỉnh. Chỉ có 13% đất chưa sử dụng của cả nước được phân chia cho ngừơi quản lý, còn hơn 10 triệu ha đất loại này chưa có đối tượng quản lý rõ ràng. Yêu cầu của nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai theo tín hiệu của thị trường trong nhiều trường hợp trở nên mâu thuẫn với cân đối phát triển chung. KẾT LUẬN PHẦN II : Rõ ràng là do tầm quan trọng đặc biệt của nông nghiệp, nông thôn nên việc dành những ưu tiên cho phát triển khu vực này là một điều tất yếu không thể bàn cãi. Theo những phần trên thì cả nước, các tổ chức phi chính phủ, nông dân là người quyết định đến việc phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Nhưng trong đó quan trọng hơn cả là Nhà nước với những chính sách pháp quyền, dân quyền phù hợp sẽ từng bước đưa nền nông nghiệp, nông thôn nước nhà khắc phục những khó khăn trước mắt lâu dài, tiến lên và mục tiêu là một nền “nông nghiệp bền vững” với thu nhập người dân tăng, môi trường xanh, đẹp, … Nhưng để làm được điều đó không phải nhà nước nào cũng làm được, muốn làm được cần có thời gian, có kinh nghiệm, vừa bên trong, vừa bên ngoài, sử dụng một cách chọn lọc cho phù hợp với từng vùng trong đất nước, mà vẫn giữ được bản sắc, bản chất vốn có tốt đẹp của chính mình. PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ ĐƯA NỀN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 1- Một số quan điểm cần làm rõ : Để đương đầu với những thắng lợi, những khó khăn như phần trên đã nói, đưa sự nghiệp đổi mới của cả nước tiếp tục đi lên cần phải làm rõ những quan điểm giải pháp sau : 1) Tiếp tục khẳng định rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Thể hiện sự kiên định này chính bằng hệ thống pháp luật, cơ cấu đầu tư đủ mức đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực nền tảng này. Nếu chỉ rút đi sức người, sức của, không đầu tư đủ mức lại cho nông nghiệp, nông thôn thì chẳng những quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn không thể diễn ra mà còn xuất hiện những rủi ro về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Tùy hoàn cảnh trong nước, mà có chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Nhưng sự đầu tư này phải ngay từ đầu, liên tục nó như sự khởi động. 2) Tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà nước nông dân. Điều đáng ngại là ở nước ta hiện nay là chưa hình thành mối liên kết “hữu cơ” giữa đầu tư của nhà nước với nỗ lực phát triển của cư dân nông thôn. Hầu hết việc xây dựng các dự án đầu tư công trình quan trọng, các chiến lược phát triển đều thiếu ý kiếm tham gia trực tiếp của dân. Một khâu quan trọng khác là các thiết kế, thi công quản lý các công trình xây dựng thì đa số bó hẹp trong các viện, các bộ chủ quản chứ không có sự tham gia ý kiến của dân. Vì vậy cần phải biến các tổ chức đại diện cho nông dân như : Liên hiệp các hợp tác xã, Hội nông dân trở thành đại diện thực sự của nhân dân, được nhân dân bầu ra theo từng cấp từ dưới lên, các cán bộ chuyên môn được hợp đồng theo nhu cầu chuyên môn. Nhà nước hỗ trợ kết hợp với nhân dân đóng góp để các tổ chức này có kinh phí, điều kiện hoạt động thật thuận lợi, giao quyền cho các tổ chức này để biến chúng thành cầu nối thực sự giữa nhà nước và nông dân trong công tác phát triển nông thôn. 3) Phải nâng cao mức thu nhập trung bình, khả năng tích lũy của hộ nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ tích lũy và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông dân rất quan trọng. Về tỷ lệ để dành trong nông dân tăng dần : từ 1990 đến 1995 tăng gấp 4 lần (1994 đạt 172.000đ/người). Đến nay lượng vốn đó đã lớn hơn nhưng vẫn chưa được huy động có hiệu quả vào đầu tư sản xuất phát triển nông thôn. Để tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Câu hỏi đầu tiên phải trả lời là : làm sao để từng vùng, từng hộ nông dân có tích lũy tài sản sản xuất mở rộng. 4) Phải mở rộng đúng cánh cửa quan hệ sản xuất thích hợp, giao vai trò lịch sử cho chủ thể mới ở nông thôn. Ở đây ta chỉ bàn 3 hướng chính : * Hướng phát triển các doanh nghiệp tư nhân : là các nông dân giàu sẽ đầu tư vào các ngành khác như : thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ … Có thể là một người giàu, hay nhiều người giàu cùng làm hoặc có thể một làng, một xã cùng làm. Mà kinh tế hợp tác là lựa chọn và ưu điểm hơn cả, với hoạt động đa dạng theo nhiều kiểu như : hợp tác máy cày, cung cấp phân bón, vật tư, tiêu thụ nông sản, tín dụng, … điểm cần lưu ý là hợp tác xã cổ phần. * Hướng phát triển nông trại : dần dần với hình thức : trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi, … theo thời gian các nông trại này sẽ liên kết với nhau theo hướng cũ hay theo hướng khác nhưng với quy mô rộng hơn. * Hướng phát triển hợp tác hóa : là sự liên kết của nông dân với nhau, của các tập đoàn nông hội với nhau theo chuyên môn và dần dần trở nên lớn mạnh trong guồng máy sản xuất lớn. Muốn vậy thì cần 3 yêu cầu chính : Mỗi hộ nông dân phải có nguồn vốn để tích lũy, đầu tư. Có nguồn chuyển giao công nghệ tiên tiến cả về nông nghiệp, phi nông nghiệp để sử dụng vốn có hiệu quả, làm ra giá trị gia tăng. Trong hoàn cảnh một nền kinh tế thị trường, phải có nơi tiêu thụ sản phẩm để dòng vốn được liên tục luân chuyển, quá trình tái sản xuất mở rộng diễn ra nhanh chóng. 5) Phải tìm ra và khơi dậy được động lực, những nguyện vọng và lợi ích chính đáng, thiết thân của nhân dân để khai thác được nội lực khổng lồ trong dân. Điều cốt yếu là phải đưa ra được chủ trương, chính sách tháo gỡ mọi cản trở tăng cường năng lực cần thiết để lực lượng sản xuất phát triển. Khi lực lượng phát triển phải xác định sao cho quan hệ sản xuất hợp lý, chủ động điều chỉnh phù hợp tạo nên động lực cho đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu thiết thân của đông đảo nông dân và cư dân nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. 2- Một số giải pháp cần giải quyết a- Phát triển hệ thống hợp đồng như một hình thức tổ chức sản xuất đưa kinh tế tiểu nông lên sản xuất hàng hóa lớn công nghiệp hóa. Tuy phạm vi áp dụng còn hẹp nhưng mô hình “hệ thống hợp đồng” tỏ ra có sức sống đặc biệt thỏa mãn được yêu cầu về vốn, công nghệ tạo thị trường cho hộ nông dân sản xuất nhỏ nhờ đó duy trì được khả năng tái sản xuất của nông hộ, đóng góp tái sản xuất mở rộng cho cả doanh nghiệp. Có thể áp dụng cho các công ty tư nhân hân nhà nước, nước ngoài hoặc cũng có thể thông qua hình thức liên doanh. Mà hạt nhân là nông trường, công ty kinh doanh, doanh nghiệp tổng hợp. Hình thức này loại bỏ vai trò của các tầng lớp mua bán, làm dịch vụ trung gian như cho vay, cò mồi, … và trực tiếp bảo vệ người nghèo khi bán sản phẩm mình làm ra. Giúp hàng hóa của nông dân không bị chèn ép mà giúp nông dân và người bán (các công ty) cùng chia sẻ lợi nhuận, hai bên cùng có lợi tạo nên cơ hội cùng đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đồng bộ, phối hợp các công nghệ mới từ A đến Z. Đây là triển vọng cho hàng triệu triệu hộ nông dân sản xuất chưa có điều kiện tích lũy đất đai có thể áp dụng công nghệ mới làm giá trị tăng, là chìa khóa mở lối thoát cho thị trường nông lâm Việt Nam. Hình thức hoạt động theo tay ba là : doanh nghiệp nhà nước + đối tác nước ngoài + nông dân hợp đồng. Vì vậy mà Nghị quyết 6 của Bộ chính trị về củng cố liên minh công nông phát huy nội lực, tiềm năng lợi thế so sánh của từng vùng, cả nước thực sự “gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết công – nông – dịch vụ, thị trường ngay trong địa bàn nông thôn trong phạm vi cả nước”. Ngoài ra “khuyến khích các doanh nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan