Tiểu luận Những phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học được áp dụng trong tác phẩm của V.I.Lênin: “Bàn về chế độ hợp tác xã”, ý nghĩa

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ 3

1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 3

2. Phương pháp biện chứng duy vật 6

3. Phương pháp Logic kết hợp với lịch sử 7

3.1. Phương pháp lịch sử 7

3.2. Phương pháp logic 10

3.3. Mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic 10

4. Phương pháp phân tích, tổng hợp 11

5. Phương pháp quy nạp, diễn dịch 13

5.1. Quy nạp 13

5.2. Diễn dịch 13

6. Phương pháp mô hình hóa trong nghiên cứu kinh tế chính trị học 13

II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TÁC PHẨM CỦA V.I.LÊNIN: “BÀN VỀ CHẾ ĐỘ HỢP TÁC XÔ 14

1. Tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” của V.I.Lênin 14

2. Đối tượng nghiên cứu của tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” của V.I.Lênin 16

3. Những phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học được áp dụng trong tác phẩm của V.I.Lênin: “Bàn về chế độ hợp tác xã” 16

III. Ý NGHĨA 23

1. Ý nghĩa lý luận chung 23

1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 23

1.2. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và Nhà nước 24

1.3. Gợi mở lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 25

2. Ý nghĩa quốc tế 25

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

doc33 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học được áp dụng trong tác phẩm của V.I.Lênin: “Bàn về chế độ hợp tác xã”, ý nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó quá trình đạt tới chỗ hoàn toàn thành thục và đạt đến hình thức điển hình Thí dụ: Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa ra đời từ sản xuất hàng hóa giản đơn và mọi của cải trong xã hội tư bản chủ nghĩa đều là hàng hóa, nên việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng phải bắt đầu tư phân tích hàng hóa và tiền tệ. Hai phương pháp này giúp nhà khoa học mô tả lịch sử của các sự vật, hiện tượng, từ đó đi đến vạch ra bản chất, quy luật phát triển của chúng. Nếu phương pháp lịch sử có nhiệm vụ khôi phục bức tranh quá khứ sinh động và phong phú của hiện thực thì phương pháp logic sẽ có nhiệm vụ đi tìm cái logic, cái tất yếu bên trong “bức tranh quá khứ” đó để vạch ra bản chất, quy luật vận động, phát triển khách quan của hiện thực. 4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống Khái niệm: Phân tích lí thuyết là thao tác phân tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bản chất, cấu trúc bên trong của lí thuyết. Từ đó mà nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề mà ta nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích ta lại tổng hợp chúng để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau, vậy mà hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lí thuyết đang nghiên cứu. Ví dụ: Từ giá trị thặng dư, C. Mac phân tích ra các hình thái của chúng biểu hiện trong thực tế là lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô TBCN. Nếu xét ra một cách logic thì phải kể: Trong Quyển 1 Bộ Tư Bản: Phần thứ nhất: Hàng hóa và Tiền tệ; Phần thứ hai: Sự chuyển hóa Tiền thành Tư bản; Phần thứ ba: Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối; Phần thứ tư: Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối; Phần thứ năm: Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối; Phần thứ sáu: Tiền công Phần thứ bảy: Quá trình tích lũy tư bản Trong Phần thứ bảy: Quá trình tích lũy tư bản; khi nói đến hồi kết, về tích lũy nguyên thủy; khi nói đến ở thuộc địa, nếu không có người lao động làm thuê- người ta tự sản xuất lấy những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho mình thì: “Với những người kỳ dị như vậy thì nhà tư bản làm gì còn đất để “nhịn ăn tiêu” nữa?- C. Mac viết. (C.Mác- Ăngghen toàn tập, tập 23, tr 1067). Nghĩa là từ sự phân tích các hình thái của m, sau đó C. Mac đi đến tổng hợp, để khẳng định rằng các hình thái đó (lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô TBCN) đều có nguồn gốc từ tiền công lao động của người lao động làm thuê, chứ không thể từ đâu khác! Phân tích và tổng hợp trở thành phương pháp nhận thức đặc biệt, cho phép ta xây dựng lại cấu trúc của vấn đề, tìm được các mặt, các quá trình khác nhau của hiện thực giáo dục. Con đường phân tích tổng hợp cho phép ta nhận thức được nội dung, xu hướng phát triển khách quan của lí thuyết và từ đây tiến hành suy diễn hình thành khái niệm, tạo ra hệ thống các phạm trù, lí thuyết khoa học mới. - Phương pháp phân tích có thể tìm ra cơ sở thống nhất của những hình thức khác nhau ấy, nhưng phương pháp phân tích lại không thể nào rút ra được những hình thức khác nhau từ cơ sở thống nhất ấy. - Điều đó chỉ có thể làm được bằng phương pháp tổng hợp, vì phương pháp này xem xét cơ sở thống nhất trong sự phát triển của nó, do đó cũng xem nó trong quá trình nó tạo ra những hình thức khác nhau. - Điểm kết thúc của sự phân tích là điểm xuất phát của sự tổng hợp. - Nhờ sự tổng hợp, chúng ta mới có thể “đi từ trừu tượng đến cụ thể”. Ví dụ: - Trong bộ "Tư bản", phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được miêu tả lại với toàn bộ tính cụ thể và tính nhiều mặt của nó. Mác đã bắt đầu công trình nghiên cứu của mình từ hàng hóa (tức là đi từ trừu tượng đến cụ thể) - Trong mỗi giai đoạn “đi từ trừu tượng đến cụ thể”, Mác đều vận dụng cả phương pháp phân tích lẫn phương pháp tổng hợp. 5. Phương pháp quy nạp, diễn dịch 5.1. Quy nạp + Quy nạp là sự suy lý từ những trường hợp cá biệt đến những kết luận chung. + Việc dùng quy nạp làm một phương pháp nghiên cứu nhất định, gọi là phương pháp quy nạp. + Điểm xuất phát của phương pháp quy nạp là sự quan sát và miêu tả một cách đúng đắn những sự việc hiện thực và hiện tượng cá biệt 5.2. Diễn dịch + Diễn dịch là một phương pháp ngược lại, nó áp dụng các nguyên lý chung, các nguyên tắc chung vào những sự việc hiện thực và hiện tượng cá biệt. + Ở đây, điểm xuất phát là cái chung; từ cái chung đó, người ta nghiên cứu đi đến những trường hợp cụ thể cá biệt, cố gắng giải thích những trường hợp đó trên cơ sở các nguyên tắc chung. - Phương pháp của bộ "Tư bản" vừa là phương pháp diễn dịch, vừa là phương pháp quy nạp, nhưng về mặt hình thức thì tùy theo những vấn đề nghiên cứu mà phương pháp này chiếm ưu thế, hoặc phương pháp kia chiếm ưu thế. 6. Phương pháp mô hình hóa trong nghiên cứu kinh tế chính trị học Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học và quá trình vận động bằng cách xây dựng giả định về chúng và dựa vào trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng. Trong quá trình nghiên cứu, các hiện tượng và quá trình vận động phát triển được tái hiện thông qua hệ thống mô hình thay thế nguyên bản. Mô hình đối tượng là hệ thống các yếu tố vật chất và ý niệm (tư duy). Hệ thống mô hình giống đối tượng nghiên cứu trên cơ sở tái hiện những mối liên hệ cơ cấu – chức năng, nhân – quả của các yếu tố của đối tượng. Đặc tính quan trọng là mô hình luôn tương ứng với nguyên bản. Mô hình thay thế đối tượng và bản thân nó lại trở thành đối tượng nghiên cứu, nó phục vụ cho nhận thức đối tượng và là phương tiện để thu nhận thông tin mới. Mô hình tái hiện đối tượng nghiên cứu giáo dục dưới dạng đơn giản hóa, tri thức thu được nhờ mô hình có thể áp dụng vào nguyên bản. Mô hình trong nghiên cứu lí thuyết có nhiệm vụ cấu trúc thành cái mới chưa có trong hiện thực, tức là mô hình cái chưa biết để nghiên cứu chúng, còn gọi là mô hình giả thuyết. Mô hình hóa cũng có thể là một thực nghiệm của tư duy, một cố gắng để tìm ra bản chất của các hiện tượng. II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TÁC PHẨM CỦA V.I.LÊNIN: “BÀN VỀ CHẾ ĐỘ HỢP TÁC XÔ 1. Tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” của V.I.Lênin Cuối năm 1920, nước Nga xô viết ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hậu quả của chiến tranh còn rất nặng nề, kinh tế - xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi bất mãn với chính sách “Cộng sản thời chiến”. Trước tình hình trên, tháng 3-1921, V.I.Lênin đã vạch ra chính sách kinh tế mới thay cho chính sách cộng sản thời chiến. Đảng Cộng sản và Nhà nước xô viết coi chính sách kinh tế mới không phải là một cuộc vận động nhất thời, mà là một chính sách của giai cấp vô sản đang thực hiện chuyên chính ở trong một nước tiểu nông. Chính sách kinh tế mới – đó là chính sách kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa, dự định khôi phục và phát triển lực lượng sản xuất của đất nước, giành thắng lợi cho các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và dần dần thủ tiêu các yếu tố tư bản chủ nghĩa trong khi áp dụng những quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Chính sách kinh tế mới góp phần thúc đẩy việc thực hiện những tiền đề để thu hút rộng rãi quần chúng lao động, trước hết là toàn thể nông dân vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại Đại hội XI của Đảng vào mùa xuân năm 1922, V.I.Lênin nêu lên rằng những kết quả công tác của năm đầu tiên trên cơ sở chính sách kinh tế mới đã khẳng định sự đúng đắn của chính sách đó. Chính sách kinh tế mới đã thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất trong nước phát triển. Trong các nhà máy và công xưởng, tại hầm lò và các công trình khai thác bắt đầu một sự phấn đấu tích cực nhằm nâng cao năng suất lao động, củng cố kỷ luật lao động. Nhà nước xô viết đã giúp đỡ nông dân hạt giống, cho vay, tổ chức sửa chữa máy móc nông nghiệp. Đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm trạng của nông dân. Nông dân lao động ngày càng đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng Cộng sản và Chính quyền xô viết, lòng tin của nông dân đối với giai cấp công nhân đã tăng lên. Đồng thời, Lênin cũng nhấn mạnh nhiệm vụ cải tạo nông nghiệp theo những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội thuộc trong số những nhiệm vụ khó khăn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc chuyển những nông hộ cá thể, phân tán sang nền kinh tế xã hội hóa xã hội chủ nghĩa là khó khăn chính. Những thử nghiệm được tiến hành trong những năm nội chiến nhằm thúc đẩy sự chuyển biến đó đã chứng tỏ rằng “các thí nghiệm và sáng kiến về mặt kinh doanh nông nghiệp tập thể đã có thể có một tác dụng lớn lao như thế nào”, và đồng thời cũng cho thấy rõ tác hại to lớn do những bước đi thiếu chuẩn bị trong lĩnh vực này đem lại. Chỉ có thể giải quyết nhiệm vụ tập thể hóa trên cơ sở kinh nghiệm chính trị của bản thân họ. Đồng thời cần kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, bước đầu áp dụng những hình thức và phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất đối với nông dân để chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp lớn, tập thể hóa. Trước Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, khi xem xét phương hướng và cách thức cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng việc cải tạo đó sẽ được thực hiện với hai hình thức kinh tế - nhà nước và hợp tác xã. Trong những điều kiện của chính sách kinh tế mới, vấn đề hợp tác xã với mọi hình thức của nó có một ý nghĩa đặc biệt. Khi tổng kết kinh nghiệm xây dựng hợp tác xã trong những năm đầu của Chính quyền xô viết, Lênin đã đi đến kết luận bảo đảm việc chuyển dần nông hộ nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, thống nhất họ lại trong những nông trang tập thể lớn. Kế hoạch hợp tác hóa là một trong những bộ phần quan trọng bậc nhất của cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô do V.I.Lênin trình bày trong một loạt tác phẩm và bài phát biểu. Trong bài viết “Bàn về chế độ hợp tác xã” do Người đọc cho ghi lại ngày 4 – 6 tháng Giêng năm 1923, V.I.Lênin đã tổng kết về mặt lý luận kinh nghiệm đầu tiên vận dụng hợp tác xã trong những điều kiện của chính quyền xô viết, vạch ra những khuynh hướng chung cải tạo nó về mặt kinh tế - xã hội thành hợp tác xã xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên Người đưa ra kết luận về tính quy luật tồn tại của hình thức sở hữu hợp tác xã, coi đó là một loại hình của sở hữu xã hội chủ nghĩa, chỉ ra con đường dẫn tới chế độ hợp tã xã xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, luận chứng tính hiện thực và tính quy luật của những con đường đó. Bài viết “Bàn về chế độ hợp tác xã” không những hoàn thành việc soạn thảo của Lênin về kế hoạch hợp tác xã, mà còn là yếu tố quyết định nội dung của nó, trong đó đã nêu lên những giải đáp xác đáng cho những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính nguyên tắc về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những nông hộ cá thể, manh mún nhờ vào chế độ hợp tác xã. 2. Đối tượng nghiên cứu của tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” của V.I.Lênin Tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” là sự tổng kết những ý tưởng về hợp tác xã và chế độ hợp tác xã của Lênin từ những bài viết, bài nói trước và trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới. Đối tượng nghiên cứu của tác phẩm là phát triển lực lượng sản xuất nước Nga trên cơ sở những quan hệ thị trường (quan hệ sản xuất mới) 3. Những phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học được áp dụng trong tác phẩm của V.I.Lênin: “Bàn về chế độ hợp tác xã” Có thể nói trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã”, V.I.Lênin đã sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của kinh tế chính trị học. Trong đó có thể thấy rõ được một số phương pháp sau: Một là, phương pháp trừu tượng hóa khoa học Lênin viết: “Thật vậy, chính quyền nhà nước chi phối những tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp vô sản nắm chính quyền, giai cấp vô sản đó liên minh với hàng triệu tiểu nông và tiểu tiểu nông, giai cấp vô sản nắm vững quyền lãnh đạo nông dân, v.v..., - phải chăng đó không phải là tất cả những điều cần thiết để có thể xây dựng từ chế độ hợp tác xã, và chỉ riêng từ chế độ hợp tác xã mà trước đây chúng ta khinh miệt nó vì coi đó là có tính chất con buôn, và giờ đây, dưới chính sách kinh tế mới, về một vài mặt nào đó, chúng ta vẫn có quyền coi như thế, - phải chăng đó không phải là tất cả những điều cần thiết để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa toàn vẹn hay sao?” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.422 Ở đây, Lênin đã trừu tượng hóa các giai cấp xã hội nhỏ khác đang tồn tại ở nước Nga lúc bấy giờ thành giai cấp vô sản để có thể dễ dàng hơn trong việc phân tích tình hình hiện tại. Lênin viết thêm: “Và khi các tư liệu sản xuất đã thuộc về xã hội, khi giai cấp vô sản, với tư cách là giai cấp, đã thắng giai cấp tư sản - thì chế độ của những xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã hội chủ nghĩa” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.425 Hai là, phương pháp logic kết hợp với lịch sử Ngay trong phần mở đầu tác phẩm, Lênin đã phần tích một cách logic về ý nghĩa của chế độ hợp tác xã trên cơ sở so sánh giữa bối cảnh lịch sử trước đây và hiện nay. Người viết: “Chưa chắc mọi người đều hiểu được rằng sau Cách mạng tháng Mười và không vì chính sách kinh tế mới (trái lại, về mặt này, phải nói: chính vì có chính sách kinh tế mới), chế độ hợp tác xã ở nước ta đã có một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Trong những ước mơ của những người đề xướng ra chế độ hợp tác xã trước đây, có khá nhiều ảo tưởng. Những ảo tưởng đó thường buồn cười vì nó kỳ quặc. Nhưng kỳ quặc ở chỗ nào? ở chỗ họ không thấy được ý nghĩa cơ bản, chủ yếu của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân để lật đổ sự thống trị của bọn bóc lột. Hiện nay, ở nước ta đã lật đổ được sự thống trị của bọn bóc lột, và nhiều ước mơ kỳ quặc, thậm chí lãng mạn, thậm chí tầm thường của những người để xướng ra chế độ hợp tác xã trước đây, đã trở thành một sự thật không có gì là giả tạo nữa” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.421 . Khi luận giải về tính tất yếu phải thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin viết: “Đứng trên quan điểm của người châu âu "văn minh" (trước hết là có học thức) mà nói thì chúng ta chỉ cần làm thêm rất ít nữa là toàn thể dân cư sẽ tham gia tích cực, chứ không phải tiêu cực vào hoạt động hợp tác xã. Thật ra, chúng ta "chỉ" còn cần làm cho dân cư nước ta "văn minh" đến mức họ thấy rõ tất cả lợi ích của việc tham gia đó. "Chỉ" cần thế thôi. Tất cả sự khôn ngoan mà chúng ta cần có lúc này để chuyển sang chủ nghĩa xã hội là ở chỗ đó. Nhưng muốn làm được chữ "chỉ" đó, cần phải có cả một cuộc cách mạng, cả một thời kỳ phát triển văn hoá của toàn thể quần chúng nhân dân. Vì thế, quy tắc của chúng ta là phải hết sức ít dùng biện pháp cao xa và hình thức mơ hồ. Về phương diện này, chính sách kinh tế mới là một bước tiến, vì nó thích hợp với trình độ của người nông dân bình thường nhất, nó không đề ra với nông dân những yêu cầu quá cao. Nhưng muốn thông qua chính sách kinh tế mới mà làm cho toàn thể dân cư tham gia hợp tác xã thì cần phải có cả một thời kỳ lịch sử” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.424 . Lênin chỉ ra một cách logic những nguyên nhân phải “nói đến chế độ hợp tác xã” trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: “Nhưng còn một phương diện khác của vấn đề, trong đó chúng ta có thể phải viện đến chủ nghĩa tư bản nhà nước, hoặc ít ra cũng cần phải viện đến một cái gần giống như chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tôi muốn nói đến chế độ hợp tác xã. Rõ ràng là, trong một nước tư bản chủ nghĩa, hợp tác xã là những tổ chức tư bản tập thể. Cũng rõ ràng là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay của nước ta, đương lúc chúng ta kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân (nhưng chỉ xây dựng trên đất đai thuộc về xã hội, và cũng chỉ dưới sự kiểm soát của chính quyền nhà nước thuộc về giai cấp công nhân) với những xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống (tư liệu sản xuất thuộc về nhà nước; đất đai xây dựng xí nghiệp và toàn bộ xí nghiệp cũng thuộc về nhà nước) thì phát sinh ra vấn đề một kiểu xí nghiệp thứ ba, tức là xí nghiệp hợp tác xã, là loại xí nghiệp, trước đây, về phương diện nguyên tắc, chưa thành một loại riêng biệt. Dưới chủ nghĩa tư bản tư nhân, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, cũng như xí nghiệp tập thể khác với xí nghiệp tư nhân. Dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản nhà nước, trước hết ở chỗ nó là xí nghiệp tư nhân, sau nữa ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể. Dưới chế độ hiện nay của chúng ta, xí nghiệp hợp tác xã khác với xí nghiệp tư bản tư nhân, ở chỗ nó là xí nghiệp tập thể, nhưng nó không khác xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, nếu miếng đất trên đó nó được xây dựng và những tư liệu sản xuất đều thuộc về nhà nước, nghĩa là về giai cấp công nhân” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.426 - 427 . Lênin phân tích thêm trong bối cảnh chính quyền đã thuộc về tay giai cấp công nhân: “Xét về nhiệm vụ cơ bản của thời đại chúng ta, chắc chắn là chúng ta có lý, vì không có đấu tranh giai cấp để giành lấy chính quyền nhà nước thì không thể thực hiện chủ nghĩa xã hội được. Nhưng các bạn hãy xem, tình hình đã thay đổi biết bao, khi chính quyền nhà nước đã thuộc về giai cấp công nhân, quyền lực chính trị của bọn bóc lột đã bị lật đổ, và mọi tư liệu sản xuất đã nằm trong tay giai cấp công nhân (chỉ trừ những tư liệu sản xuất mà nhà nước công nhân còn tự nguyện giao cho bọn bóc lột, theo chính sách tô nhượng, trong một thời gian và với những điều kiện nào đó). Ngày nay, chúng ta có quyền nói rằng đối với chúng ta, sự phát triển đơn thuần của chế độ hợp tác là đồng nhất (có tính đến ngoại lệ "nhỏ" đã nói trên kia) với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội; và đồng thời chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.427 - 428 Ba là, phương pháp phân tích, tổng hợp Lênin phân tích: “Thật vật, ở nước ta, vì chính quyền nhà nước đã do giai cấp công nhân nắm, vì mọi tư liệu sản xuất đều do chính quyền nhà nước nắm, nên trên thực tế, chúng ta chỉ còn có việc đưa nhân dân vào các hợp tác xã. Khi nhân dân đã vào hợp tác xã tới một mức đông nhất, thì chủ nghĩa xã hội - cái chủ nghĩa xã hội mà trước đây những người tin chắc một cách có lý vào tính tất yếu của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giành chính quyền, v.v..., đã chế nhạo rất đúng, đã chê cười, khinh miệt, - tự nó sẽ được thực hiện. Nhưng không phải tất cả các đồng chí đều rõ rằng hiện nay, chế độ hợp tác xã đối với chúng ta ở Nga, có một ý nghĩa to lớn, vô hạn Thật vậy, chính quyền nhà nước chi phối những tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp vô sản nắm chính quyền, giai cấp vô sản đó liên minh với hàng triệu tiểu nông và tiểu tiểu nông, giai cấp vô sản nắm vững quyền lãnh đạo nông dân, v.v...” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.421 – 422 và sau đó đi đến tổng hợp lại rằng: “Đó chưa phải là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng đó là tất cả những cái cần thiết và đầy đủ để tiến hành công việc xây dựng đó” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.422 Khi nói đến nguyên tắc hợp tác, Lênin viết: “Về mặt chính trị, cần làm thế nào để chẳng những các hợp tác xã, nói chung và luôn luôn được hưởng một số ưu đãi, mà số ưu đãi này còn phải là những ưu đãi thuần tuý vật chất (tỷ suất tiền lời trả cho ngân hàng, v.v...) Vấn đề này còn có một mặt khác nữa. Đứng trên quan điểm của người châu âu "văn minh" (trước hết là có học thức) mà nói thì chúng ta chỉ cần làm thêm rất ít nữa là toàn thể dân cư sẽ tham gia tích cực, chứ không phải tiêu cực vào hoạt động hợp tác xã” Trên tinh thần đó, Lênin tổng hợp: “Tôi xin kết thúc: phải cho chế độ hợp tác xã hưởng một số những đặc quyền kinh tế, tài chính, ngân hàng; sự ủng hộ mà nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta mang lại cho nguyên tắc tổ chức mới của dân cư phải là như vậy” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.423 - 425 Khi bàn về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa hoàn toàn, Lênin phân tích: “Ngày nay, chúng ta có quyền nói rằng đối với chúng ta, sự phát triển đơn thuần của chế độ hợp tác là đồng nhất (có tính đến ngoại lệ "nhỏ" đã nói trên kia) với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội; và đồng thời chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản. Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền, v.v... Ngày nay, trọng tâm ấy đã chuyển sang công tác hoà bình tổ chức "văn hoá" Hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ chủ yếu có ý nghĩa đánh dấu thời đại” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.428 Từ đó đi đến kết luận: “Bây giờ, chúng ta chỉ cần hoàn thành cuộc cách mạng văn hóa là đủ để cho nước ta trở thành một nước hoàn toàn xã hội chủ nghĩa” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.429 Bốn là, phương pháp mô hình hóa Lênin giả định: “Cứ cho là công việc trôi chảy, chúng ta cũng phải mất một thời gian 10 hay 20 năm mới có thể vượt qua được thời kỳ lịch sử ấy. Nhưng đó vẫn là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, và nếu không trải qua thời kỳ lịch sử ấy, không làm cho mọi người đều có trình độ học vấn phổ thông, không có một trình độ hiểu biết đầy đủ về công việc, không giáo dục đầy đủ cho dân cư biết dùng sách báo, không có cơ sở vật chất cho việc đó, không có những sự đảm bảo nào đó, chẳng hạn để chống nạn mất mùa, nạn đói, v.v..., - không có tất cả những điều đó thì chúng ta sẽ không thể đạt được mục đích” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.424 Năm là, phương pháp biện chứng duy vật Lênin sử dụng phương pháp biện chứng duy vật trong một số trích đoạn, như: “Tôi thấy hình như chúng ta không chú ý đầy đủ đến chế độ hợp tác xã. Chưa chắc mọi người đều hiểu được rằng sau Cách mạng tháng Mười và không vì chính sách kinh tế mới (trái lại, về mặt này, phải nói: chính vì có chính sách kinh tế mới), chế độ hợp tác xã ở nước ta đã có một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Trong những ước mơ của những người đề xướng ra chế độ hợp tác xã trước đây, có khá nhiều ảo tưởng. Những ảo tưởng đó thường buồn cười vì nó kỳ quặc. Nhưng kỳ quặc ở chỗ nào? ở chỗ họ không thấy được ý nghĩa cơ bản, chủ yếu của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân để lật đổ sự thống trị của bọn bóc lột. Hiện nay, ở nước ta đã lật đổ được sự thống trị của bọn bóc lột, và nhiều ước mơ kỳ quặc, thậm chí lãng mạn, thậm chí tầm thường của những người để xướng ra chế độ hợp tác xã trước đây, đã trở thành một sự thật không có gì là giả tạo nữa” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.421 . “phải chăng đó không phải là tất cả những điều cần thiết để có thể xây dựng từ chế độ hợp tác xã, và chỉ riêng từ chế độ hợp tác xã mà trước đây chúng ta khinh miệt nó vì coi đó là có tính chất con buôn, và giờ đây, dưới chính sách kinh tế mới, về một vài mặt nào đó, chúng ta vẫn có quyền coi như thế, - phải chăng đó không phải là tất cả những điều cần thiết để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa toàn vẹn hay sao? Đó chưa phải là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng đó là tất cả những cái cần thiết và đầy đủ để tiến hành công việc xây dựng đó” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.422 “Những kẻ đối địch với chúng ta đã nhiều lần nói với chúng ta rằng chúng ta đẫ làm một việc điên rồ là định xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước không đủ trình độ văn hoá. Nhưng bọn chúng đã lầm mà cho rằng chúng ta không bắt đầu từ chỗ đáng lẽ phải bắt đầu, đúng theo lý thuyết (của đủ loại những bọn thông thái rởm), rằng ở nước ta, cách mạng chính trị và xã hội đã đi trước cuộc đảo lộn văn hoá, cuộc cách mạng văn hoá mà giờ đây nhất thiết chúng ta phải làm” Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 45, tr.429 Ngoài ra, trong tác phẩm, Lênin còn sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch để phân tích sâu hơn về vấn đề hợp tác xã và chế độ hợp tác xã. III. Ý NGHĨA 1. Ý nghĩa lý luận chung 1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị Khi nói đến hợp tác xã thì khái niệm này mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn chính trị nhưng theo Lênin thì mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là rất rõ ràng và bền chặt. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, kinh tế luôn phải đi trước một bước so với chính trị. Trong giai đoạn này, chính trị là nhằm mục tiêu kinh tế vì nhiệm vụ chính trị chủ yếu của giai đoạn quá độ này là tập trung vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế. Người nói: “trong nước ta, công tác kinh tế phải là sự nghiệp chung của tất cả mọi người. Đối với chúng ta, đó là hoạt động chính trị có ý nghĩa nhất”. Mặt khác, trong tác phẩm, Lênin không chỉ nói đến hợp tác xã mà cao hơn hợp tác xã, đó là chế độ hợp tác xã. Khi này, ý nghĩa của chế độ hợp tác xã đã mang ý nghĩa hầu hết là chính trị. Do vậy, trong tác phẩm này, khi Lênin nói về hợp tác xã hay chế độ hợp tác xã thì tác phẩm đều mang ý nghĩa chính trị. Từ đó, chúng ta thấy, tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_nhung_phuong_phap_nghien_cuu_cua_kinh_te_chinh_tri.doc
Tài liệu liên quan