Về nguyên tắc, của hương hỏa được giao cho người con trưởng. Khi con trưởng chết được giao cho cháu trai trưởng và tiếp tục được truyền lại cho con cháu đời sau. Hương hỏa bao giờ cũng giao cho con cháu người vợ cả. Trường hợp con trai của người vợ cả không có con trai nhưng sinh được con gái mà trong khi đó người vợ lẽ hoặc nàng hầu sinh con trai thì của hương hỏa sẽ giao cho con trai vợ lẽ hoặc nàng hầu giữ, để chứng tỏ dòng họ không bị tuyệt tự (Điều 393).
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những quy định về chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật của thời Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
Thờ cúng là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thông qua việc thờ cúng sẽ nhắc, nhở con cháu phải nhớ ông bà cha mẹ, phải sống có đạo lý theo tôn ti trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đây là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta cần phải kế thừa và phát triển. Để tạo điều kiện cho việc thờ cúng, pháp luật thời Lê đã quy định về việc lập và giữ hương hỏa.
II. NỘI DUNG
Hương hỏa là một phần điền sản của người chết dành lại giao cho người con trai trưởng, không có con trai trưởng thì giao cho người con trai thứ; không có con trai thứ thì giao cho con gái để khai khẩn ruộng đất thu hoa lợi. Một phần hoa lợi đó để lo phần mộ của người chết và họ hàng. Phần còn lại, người giữ hương hỏa được giữ cho bản thân. Pháp luật thời Lê đã xây dựng nên những quy định trong pháp luật về chế độ thừa kế hương hỏa và đạt được nhiều sự tiến bộ.
Theo quy định của Qốc triều hình luật, số điền sản dùng làm hương hỏa là 1/20 điền sản. Theo nguyên tắc chung thì người con trai trưởng giữ hương hỏa. Trường hợp người con trưởng chết thì phần hương hảo được gộp vào điền sản của người con trưởng và tiếp tục dành 1/20 điền sản làm hương hỏa giao cho con trưởng của người đó và kế tiếp như vậy. Hương hỏa không được phép mua bán. Người ngoài họ không biết mà mua thì sẽ được lấy lại tiền và trả điền sản cho dòng họ có điền sản. Như vậy, hương hỏa là một phần di sản của người chết được lưu truyền lại cho con cháu đời sau để sử dụng thu hoa lợi, lợi tức dùng vào việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Việc quy định không được mua bán hương hỏa cho thấy luật đã đề cao trách nhiệm của con cháu trong việc thờ cúng người mất, phù hợp với đạo lý và tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của ông cha. Luật không quy định của hương hỏa được lưu truyền đến mấy đời thì triệt tiêu. Theo quy định tại Điều 639 thì của hương hỏa được lưu truyền từ đời này qua đời khác để thờ cúng ông bà tổ tiên. Điều này bảo đảm cho việc thờ cúng luôn được chăm lo bởi con cháu.
Về nguyên tắc, của hương hỏa được giao cho người con trưởng. Khi con trưởng chết được giao cho cháu trai trưởng và tiếp tục được truyền lại cho con cháu đời sau. Hương hỏa bao giờ cũng giao cho con cháu người vợ cả. Trường hợp con trai của người vợ cả không có con trai nhưng sinh được con gái mà trong khi đó người vợ lẽ hoặc nàng hầu sinh con trai thì của hương hỏa sẽ giao cho con trai vợ lẽ hoặc nàng hầu giữ, để chứng tỏ dòng họ không bị tuyệt tự (Điều 393).
Trường hợp cha mẹ sinh được 2 con trai, người con trai trưởng không có con trai nhưng con thứ sinh được con trai thì của hương hỏa được giao cho con của người con thứ đó. Nếu con của người con thứ không có con trai thì của hương hỏa lại được giao cho con gái của người con trai trưởng. Như vậy nếu xét về quan hệ gia đình thì dòng họ này sẽ không có người nối dõi. Vì các con, các cháu của người lập hương hỏa không có con trai nên pháp luật quy định của hương hỏa được giao lại cho con gái của người con trai trưởng. Trường hợp này xét về quan hệ huyết thống thì cháu gái gần hơn chắt gái. Do đó hương hỏa giao lại cho cháu gái là con của người con trai trưởng là phù hợp.
Quốc triều hình luật đã trù liệu, trường hợp con trai trưởng, cháu trai trưởng không có điều kiện thờ cúng ông bà, cha mẹ thì cho phép dòng họ sẽ thỏa thuận lập người thừa tự. Khi người con trai trưởng hoặc cháu trai trưởng có điều kiện thờ cúng thì người thừa tự đó phải giao lại hương hỏa cho người con, cháu đó (điều 394). Quốc triều hình luật không quy định trường hợp một người hoàn toàn không có con trai, cháu trai…thì của hương hảo sẽ giao cho ai quản lý. Tuy nhiên luật đã dự liệu được các trường hợp xảy ra khi không có cháu trai trưởng thì hương hỏa giao cho con trai của người con trai thứ. Nếu không có con trai thì giao cho con gái hoặc cháu gái trưởng. Trường hợp con vợ cả không có con trai thì cho con trai của người vợ lẽ hoặc nàng hầu. Về trật tự truyền ruộng đất hương hỏa, luật đã dành phần lớn các quy định về trình tự những người được hưởng hương hỏa. Thông thường việc truyền ruộng đất hương hỏa phải thể hiện triệt để nguyên tắc trọng nam và trọng trưởng. Nhưng qua phân tích ở trên ta thấy nhà làm luật triều Lê đã “mềm hóa” nguyên tắc này, điển hình là trường hợp không có con trai, cháu trai hay chắt trai…thì con gái vẫn được giữ hương hỏa. Bên cạnh đó, người tàn phế hoặc bất hiếu không được nhận ruộng đất hương hỏa. Đây là quy định không chỉ mang tính pháp lý mà còn mang tính đạo lý, giáo dục con cháu phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ, không được vì tranh giành của cải hương hỏa mà dẫn đến mất đoàn kết trong gia đình; đồng thời tính đến việc người tàn phế không có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ lo hương hỏa.
Ngoài ra, luật còn dự liệu con trai trưởng, cháu trai trưởng tha phương mà không giữ hương hỏa được thì họ sẽ chỉ ra một người thừa tự. Như vậy pháp luật đã trù liệu hầu như các khả năng sẽ xảy ra trong thực tế. Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận là:
Người giữ hương hỏa bao giờ cũng là con trai, cháu trai, chắt trai. Người giữ hương hỏa có thể là con cháu của dòng trưởng hoặc dòng thứ. Việc quy định của hương hỏa và trách nhiệm thờ cúng là con trai gắn liền với quyền và nghĩa vụ của người con trai, cháu trai… luật đã tính đến sự bất cập nếu giao công việc lo hương hỏa cho con gái, cháu gái khi họ bước chân về nhà chồng và cũng không thể là người nối dõi của dòng họ.
Nếu không có cháu trai, chắt trai thì phải cử người thừa tự giữ hương hỏa để thờ cúng người có của hương hỏa để lại mà không được chia nhau. Như vậy, công việc lo hương hỏa, thờ cúng trở thành một nguyên tắc bất di bất dịch, thể hiện sự xem trọng công việc này và nghĩa vụ của con cháu, dù dòng họ không có người nối dõi nhưng vẫn phải cử người thừa tự để giữ hương hỏa.
Ở một mức độ nhất định, thể hiện qua chế độ thừa kế tài sản hương hỏa, nhà làm luật triều Lê đã chú ý đến quyền lợi của người phụ nữ thể hiện ở chỗ con gái còn có thể được giữ hương hỏa để thờ cúng ông bà, cha mẹ. Điều này ít nhiều cho ta thấy vẫn có yếu tố bình đẳng giới trong Quốc triều hình luật (một trong những tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế ngày nay), nếu nghiên cứu về chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng ta càng thấy rõ điều này hơn; tuy nhiên quan trọng hơn là việc giữ hương hỏa để lo công việc thờ cúng, đoàn kết gia đình. Như vậy, việc để người phụ nữ được thừa kế tài sản hương hỏa là một điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật. Sự trù liệu gần như hết các khả năng xảy ra trong thực tế mà làm phát sinh quan hệ thừa kế tài sản hương cho thấy kỹ thuật lập pháp của phong kiến Việt Nam thời Lê đã tương đối cao.
Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Pháp luật quy định, trước khi chia thừa kế di sản của cha mẹ, các con phải dành 1/20 di sản làm hương hỏa thờ cúng cha mẹ. Thờ cúng là việc thể hiện tấm lòng tôn kính ông bà, cha mẹ của cháu con. Đây là truyền thống tốt đẹp, là bản sắc văn hóa của người Việt Nam, việc thờ cúng này được Quốc triều hình luật điều chỉnh là nghĩa vụ pháp lý của cháu con. Những quy định trong chế định thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật không chỉ mang tính pháp lý mà còn mang tính đạo lý, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Ngày nay, pháp luật dân sự của nước ta kế thừa tại Điều 673 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của luật dân sự thì thời hiệu về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và trong bộ luật dân sự không quy định di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được lưu truyền đến mấy đời. Vì vậy, theo nguyên tắc chung, sau 10 năm di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế đang quản lý di sản của người thờ cúng đó.
III. KẾT LUẬN
Những quy định về chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật của thời Lê đã cho thấy trình độ lập pháp đi trước thời đại của các nhà làm luật. Luật thừa kế nói chung và luật thừa kế hương hỏa nói riêng đã trở thành chế định nỗi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của pháp luật thời Lê. Những quy định về chề độ thừa kế hương hỏa (tài sản hương hỏa, trình tự những người được hưởng hương hỏa, các trường hợp thay đổi quyền thừa kế hương hỏa...) thời bấy giờ đã chứng minh một điều rằng pháp luật luôn gắn với những chuẩn mực đạo đức, những phong tục tập quán tốt đẹp có từ bao đời, và điều này ngày nay chúng ta cũng thấy rõ trong pháp luật hiện đại, tính kế thừa và cách tân trong lập pháp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật.doc