Tiểu luận Những tác động của FDI

Lời mở đầu

MỤC LỤC

 

I. Tổng quan về FDI và các nước đang phát triển: 1

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): 1

a)Khái quát FDI: 1

b)Các hình thức FDI: 1

i.Phân theo bản chất đầu tư 1

+Đầu tư phương tiện hoạt động: 1

+Mua lại và sáp nhập: 1

ii. Phân theo tính chất dòng vốn 1

+Vốn chứng khoán: 1

+Vốn tái đầu tư:. 1

+Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: 2

iii.Phân theo động cơ của nhà đầu tư 2

+Vốn tìm kiếm tài nguyên: 2

+Vốn tìm kiếm hiệu quả 2

+Vốn tìm kiếm thị trường: 2

2. Các nước đang phát triển: 3

a)Định nghĩa: 3

b)Đặc điểm chung: 3

 

II. Những ảnh hưởng tiêu cực của FDI với các nước đang phát triển 5

1. Tình hình thu hút FDI ở các quốc gia đang phát triển trong những năm gần đây : 5

2. Ảnh hưởng tiêu cực của FDI: 7

a)Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: 9

b)Ảnh hưởng đến môi trường và làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên. 12

c)Tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế- xã hội 15

i) Tác động tới kinh tế : 15

ii) Cạnh tranh với kinh tế trong nước. 17

iii) FDI và lạm phát. 20

iv) Các tác động khác 20

+ Sự cách biệt giàu nghèo 20

+ Nguy cơ chảy máu chất xám 21

+ Nới lỏng các qui định về lao động 22

 

III. Những kiến nghị giải quyết những hạn chế của vốn FDI ở các quốc gia đang phát triển 23

1.Đối với các quốc gia đang phát triển đang hàng ngày tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 24

2.Đối với những doanh nghiệp, tổ chức và người dân 25

3.Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chiến lược thu hút vốn FDI để phát triển đất nước 25

 

 

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những tác động của FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhờ tính khoa học và hiệu quả vượt trội của mình • Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: • Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên: • Lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị bị ảnh hưởng Trong đó 3 hạn chế thường được nhắc đến và đang ngày càng bộc lộ rõ đó là: (1) Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ,(2) Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,(3) Lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị bị ảnh hưởng. Những hạn chế này không phải chỉ tập trung trong một vài nhóm nước mà đang trở thành nguy cơ phổ biến, nhỡn tiền ở hầu hết các nước nhận đầu tư. Vì thế việc tìm ra biểu hiện, nghiên cứu nguyên nhân và tìm ra giải pháp đang là những ưu tiên hàng đầu cho các nước này. a) Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: Độc quyền về công nghệ là sức mạnh, là con át chủ bài của các công ty đa quốc gia. Như một nguyên tắc các TNCs không bao giờ chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất của mình cho các chi nhánh ở các nước đang phát triển. Không phải lúc nào việc chuyển giao công nghệ cũng mang ý nghĩa tốt đẹp. Mục đích của các tập đoàn đa quốc gia là tiết kiệm tư bản, tiếp tục kéo dài chu kỳ sống của công nghệ đã trở nên lạc hậu tại nước họ, mang nó đến những nước đang khát vốn và nghèo về công nghệ. Điều này đã được đề cập đến trong Lý thuyết “ Vòng đời quốc tế của sản phẩm” ( International product life cycle- IPLC) của Raymond Vernon. Theo đó sau khi đã sử dụng hết khấu hao dây chuyền công nghệ, khi nhu cầu về sản phẩm trong nước giảm, trong khi nhu cầu ở nước ngoài lại tăng thì sản xuất được mở rộng thông qua FDI, những nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được xây dựng. Và nước xuất khẩu thì đang nghiên cứu để áp dụng công nghệ vượt trội hơn, hiệu quả hơn, còn nước nhập khẩu thì xây dựng vòng đời mới cho những kỹ thuật bị bỏ đi. Các TNCs đã nhận ra tính hai mặt của việc đầu tư công nghệ tại các nước đang phát triển. Họ cho rằng một mặt, khi chia sẻ bí mật bản quyền trí tuệ với các chi nhánh tại các nước nhận đầu tư rất dễ dẫn đến việc rò rỉ các thông tin về bí mật công nghệ, về bản quyền trí tuệ. Mặt khác, nếu các công ty liên doanh ở bản địa có tham vọng thì họ rất có thể tận dụng những kinh nghiệm, những kỹ thuật họ đã được tiếp cận để phát triển thương hiệu riêng của mình. Khi điều này xảy ra, các TNCs phải đối mặt với những đối thủ đầy nguy hiểm, hiểu rõ về mình. ( Vì thế chuyển giao những công nghệ đã qua sử dụng, những công đã lạc hậu, gây hao mòn ở chính quốc cho các nước nhận đầu tư là một cách để sản phẩm sản xuất ra tại các nước đang phát triển không đủ sức cạnh tranh cũng như đánh bại sản phẩm của công ty mẹ trên thị trường quốc tế và chính quốc. Có thể nói xu hướng của các nhà đầu tư là không muốn phổ biến công nghệ của mình, đặc biệt dưới hình thức liên doanh. Một ví dụ điển hình là các nhà đầu tư Nhật Bản rút từ đầu tư nước ngoài về đẩu tư trong nước trong thời gian gần đây với khối lượng lớn nhằm bảo toàn công nghệ .(Nguồn: Hay hiện nay, trong quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và thay đổi phương thức tổ chức sản xuất trên phạm vi toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, các ngành chế tạo của thế giới đang không ngừng chuyển đến Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ sản xuất các sản phẩm lớn, trình độ kỹ thuật thấp tại Trung Quốc mà cũng sản xuất cả những sản phẩm cỡ vừa, trình độ kỹ thuật cao. Năm 2004, Trung Quốc xuất khẩu 165,5 tỷ USD sản phẩm công nghệ cao, trong đó có 87% là của doanh nghiệp có vốn nước ngoài, 65% là của doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư 100% (đầu tư 100% có lợi cho việc nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát bí mật kỹ thuật cơ bản, độc chiếm lợi nhuận cao) và nắm quyền xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, mang lại lợi nhuận lớn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tăng cường việc kiểm soát bí quyết công nghệ, kỹ thuật độc đáo như căn cứ vào số tiền bán hàng thu được để tính tiền sử dụng li-xăng, sử dụng kỹ thuật độc đáo, tận dụng ưu thế kỹ thuật nắm được để thu lợi nhuận cao, khiến cho mức bội chi trong tài khoản sử dụng li-xăng tăng lên tương đối nhanh. Mức bội chi trong tài khoản sử dụng li-xăng tăng lên chứng tỏ việc sử dụng li-xăng của nước ngoài tăng tương đối nhanh còn kỹ thuật độc đáo, thương hiệu bản xứ tương đối ít. Nó cũng chứng tỏ trong quá trình đầu tư tại Trung Quốc, các công ty nước ngoài ít chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Đó là điều trái với mong muốn ban đầu của Trung Quốc khi thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Như vậy, vô hình chung các nước đang phát triển trở thành nơi tập kết của những công nghệ lạc hậu, đã hết khấu hao ở các nước tư bản phát triển. Chẳng bao lâu sau khi các nhà đầu tư kết thúc công việc của mình, khi chuyển giao công nghệ được tiến hành, nước đang phát triển sẽ được chuyển giao những gì? Họ sẽ tiếp tục sản xuất với công nghệ đã quá lạc hậu. Chi phí họ bỏ ra để khắc phục những hậu quả từ công nghệ lỗi thời ấy: ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn lao động, năng suất thấp so với năng suất trung bình của thế giới là rất lớn. Rồi khi những công nghệ ấy đã quá xa so với công nghệ của thế giới thì họ sẽ giải quyết nó thế nào? Chưa có ai có được câu trả lời và cũng chưa có một giải pháp nào được đưa ra. Với chiêu bài xuất khẩu công nghệ, các nước phát triển thông qua các công ty đa quốc gia đã giải quyết được những công nghệ bỏ đi, không phù hợp với nền sản xuất của họ. Còn các nước đang phát triển tưởng như được mở rộng, được tiếp cận với quy trình kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Nhưng chẳng bao lâu họ sẽ nhận ra rằng họ đang bị khống chế về công nghệ, khoảng cách của họ với các nước công nghiệp phát triển đang ngày càng xa dần, rằng họ đang trở thành sân sau, thành “ bãi rác công nghệ”, nơi tập trung những dây chuyền lạc hậu, nơi tồn đọng những công nghệ không còn được sủng ái nữa. b) Ảnh hưởng đến môi trường và làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên Một trong những phê phán phổ biến nhất về FDI là các công ty đa quốc gia thường cố để chuyển các nhà máy ô nhiễm của họ đến những nơi luật môi trường ít chặt chẽ nhất, phần lớn là các nước đang phát triển, vốn có ít quy định về môi trường hơn, và ít khả năng để thực thi những luật này hơn các nước phát triển. Trong khi những chi phí lớn của doanh nghiệp là phí bảo toàn môi trường và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt về vấn đề này, thì ở các nước nghèo, việc buông lỏng quản lí và những kẽ hở trong luật định về môi trường lại được coi là một trong những yếu tố giúp thu hút đầu tư. Họ lo sợ rằng việc nâng cao tiêu chuẩn môi trường sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác, và điều này, tất nhiên, lại khiến môi trường của nước chủ nhà bị khai thác kiệt quệ. Thor Chemical (Công ty dược phẩm Anh) sau khi bị uỷ ban sức khoẻ và an toàn chỉ trích vì để công nhân của họ bị nhiễm độ thuỷ ngân, đã di chuyển nhà máy đến Nam Phi, tiến hành sản xuất trong tình trạng như cũ mà không hề bị kiểm tra. Mexico là nước chủ nhà của 1800 nhà máy lắp ráp sản phẩm của TNCs Mỹ. Các nhà máy này đều nằm gần biên giới của 2 nước. Nhằm tránh những quy định chặt chẽ của Mỹ, lợi dụng kẽ hở trong luật môi trường của Mĩ. Mối liên hệ giữa FDI và phát triển cân bằng đã được Joseph Stiglitz, trưởng ban cố vấn của World Bank nêu ra trong nhận định: “It is not hard for a country rich in natural resources to find investors abroad willing to exploit those resources, especially if the price is right. Far more difficult, however, is creating an industrial or service based economy. In 1994, foreign investment in manufacturing was a mere 7 per cent, compared with 57 percent in natural resources. By 1997, non-natural resource investment dropped to a mere 3 percent” (Không khó cho một nước giàu tài nguyên tìm được nhà đầu tư nước ngoài sẵn lòng khai thác nguồn lợi này, nhất là với một giá cả phải chăng. Nhưng điều khó hơn là tạo ra một nền kinh tế dựa trên công nghiệp hoặc dịch vụ. Năm 1994, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chỉ có 7%, so với 57% đầu tư vào tài nguyên. Tuy nhiên, đến 1997, tỉ lệ đầu tư vào lĩnh vực phi tài nguyên đã giảm xuống còn 3%). Khi FDI chỉ tập trung vào các nguồn lợi tự nhiên mà không hướng vào sản xuất, thì nền kinh tế nước tiếp nhận sẽ ngày một tụt hậu cũng với nguồn tài nguyên cạn kiệt. (nguồn: Papua New Guinea là một ví dụ. Khi tập đoàn Thép BHP Billiton (Anh- Australia: tập đoàn khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới hiện nay) đầu tư khai thác mỏ vàng và đồng Ok Tedi năm 1984, GDP của nước này tăng vọt nhờ sản lượng quặng khai thác được. Nhưng hầu như toàn bộ thu nhập từ mỏ đều vào túi các ông chủ nước ngoài. Còn dân địa phương thì nhận được ô nhiễm. Các nhà khai mỏ đã đổ khoảng 90 triệu tấn phế phẩm xuống hệ thống sông ngòi ở địa phương, đầu độc nguồn nước của khoảng 40.000 người trong 120 thôn làng phía hạ lưu. Những chủ đất bản địa đã khởi kiện; BHP phải bồi thường hàng triệu đô la song gánh nặng khôi phục môi trường sống lại đè lên vai đất nước nhỏ bé này. Hiện nay hai trong số ba mỏ dầu lớn nhất thế giới được xác định là đã vượt “cao điểm dầu”: mỏ Cantarell Field tại Mexico (3/2006) và mỏ Burgan Field tại Kuwait (11/2005). Matthew Simmons (2005) cho rằng mỏ lớn nhất thế giới còn lại là Ghawar Field tại Saudi Arabia cũng đã có dấu hiệu đạt “cao điểm dầu” (“peak oil”: ám chỉ lúc mà một nửa các trữ lượng dầu đã bị khai thác và từ đó sản lượng sẽ giảm dần cho đến lúc khô kiệt) Hiện tượng FDI làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên là một thực tế có thể xảy ra nhất là đối với các loại FDI nhắm vào tài nguyên và lao động rẻ tiền. Điều này có thể thấy được qua thực trạng ngành công nghiệp tanin ở Brazil, sản xuất phốt phát ở Bắc Phi, thăm dò dầu khí ở Amazon và Nigerial, xây dựng đường ống dẫn gas tự nhiên ở Burma, khai thác gỗ ở Đông Nam Á, khai thác vàng ở Indonesia…. Nhìn chung, FDI từ các quốc gia phát triển thuộc nhóm Tổ Chức vì Hợp tác và Phát triển Kinh Tế-OEDC (Organisation for Economic Co-operation and Development) thường tôn trọng rất tốt các luật lệ về môi trường nhưng cũng không ít trường hợp vi phạm của FDI từ các quốc gia không thuộc OECD như Hong Kong, Singapore, Đài Loan ( nguồn: c) Tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế- xã hội Tác động tới kinh tế : Nếu phía nước ngoài nắm quá nhiều quyền sở hữu thì “giảm vốn” (decapitalization) có thể xảy ra. Khi các công ty nước ngoài bắt đầu đã thích nghi và có lãi, họ bắt đầu chuyển lợi nhuận về nước họ. Làm như vậy đồng nội tệ sẽ bị đổi sang ngoại tệ của nước đầu tư và vốn sẽ bị rút ra khỏi nước chủ nhà. Nếu công ty nước ngoài này đủ lớn thì nước chủ nhà sẽ phải đối mặt với khả năng kiệt quệ về vốn trầm trọng. Đây là một mối lo ngại lớn nếu trong thời gian khủng hoảng mà công ty nước ngoài lại đột nhiên chuyển toàn bộ lãi không chia về nước. Việc này sẽ gây nên một tác động tương tự như khi chủ nợ nước ngoài từ chối không cho đáo hạn các khoản nợ ngắn hạn, nước này sẽ bị đói vốn và tình hình kinh kế suy sụp có thể trở nên trầm trọng hơn nữa. Đôi lúc yếu tố này được coi là một trong những rủi ro lớn nhất nếu như một nước quá phụ thuộc vào FDI. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong quá trình tăng thêm đầu tư và sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu được lợi nhuận lớn, số tiền lợi nhuận đó ngày càng nhiều, cộng với tiền bán li-xăng sẽ được liên tục chuyển ra khỏi nước chủ nhà, khiến cho mức bội thu trong tài khoản vãng lai của nước chủ nhà bị thu hẹp, thậm chí chuyển thành bội chi, do đó làm cho cán cân thanh toán quốc tế của nước chủ nhà xấu đi, dẫn đến khủng hoảng tài chính. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao hơn tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở các nước đang phát triển là 16%-18%, ở các nước nghèo của châu Phi là 24%-30%. Khi số lợi nhuận này được chuyển ra khỏi nước chủ nhà đến một mức độ nào đó sẽ mang lại rủi ro cho cán cân tài khoản vãng lai, thậm chí là cho cán cân thanh toán quốc tế của nước chủ nhà Ở Mêhicô, từ năm 1991-1994, số tiền bội chi trong tài khoản vãng lai không ngừng tăng lên. Điều đó không chỉ là do nhập siêu thương mại tăng mà còn có một nguyên nhân quan trọng khác là lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài tăng. Ở Malaixia, từ năm 1990-1997, số tiền lợi nhuận đầu tư chuyển ra nước ngoài liên tục tăng, trong đó có 4 năm, mức bội chi của tài khoản thu nhập đã vượt quá mức bội chi trong tài khoản vãng lai và chiếm hơn 50% số tiền đầu tư thu hút được. Từ năm 1990-1997, tài khoản thu nhập và tài khoản vãng lai luôn bội chi; hơn nữa số bội chi của tài khoản thu nhập chiếm tỷ trọng hết sức cao trong số bội chi của tài khoản vãng lai, trong đó năm 1994 là 80%, năm 1997 là 90%. Nghiêm trọng hơn nữa là trong các năm 1990, 1992, 1993, 1996, mức bội chi của tài khoản thu nhập đã cao hơn mức bội chi của tài khoản vãng lai. Tình hình thu chi quốc tế của Mêhicô từ năm 1991-1994 (Đơn vị: tỷ USD) Năm 1991 1992 1993 1994 Chênh lệch tài khoản thường xuyên -14,884 -24,442 -23,4 -29,662 Chênh lệch xuất nhập khẩu -7,279 -15,934 -13,481 -18,464 Chênh lệch thu nhập -8,265 -9,209 -11,030 -12,258 Mức tăng giảm dự trữ ngoại hối -8,154 -1,173 -6,057 18,398 Chú thích: Số âm trong mục tăng giảm dự trữ ngoại hối tức là dự trữ ngoại hối tăng. Nguồn tài liệu: Thống kê tài chính quốc tế năm 1999 của IMF. Với trường hợp Trung quốc, Theo ước tính của IMF, lợi nhuận đầu tư là 13% thì từ năm 1993 đến 2005, số tiền lợi nhuận mà các nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển đi là 518 tỷ USD nhưng trên thực tế chỉ chuyển đi là 131,7 tỷ USD, còn lại 386,3 tỷ USD chưa chuyển đi mà được để lại Trung Quốc dưới hình thức tái đầu tư, tương đương với ½ lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Do số tiền khổng lồ này nằm trong tay các nhà kinh doanh nước ngoài nên khi có những sự kiện bất ngờ về chính trị, kinh tế hoặc nhân tố khác xảy ra, số tiền lợi nhuận đầu tư trích lại qua các năm được chuyển đi một cách ồ ạt với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cán cân thanh toán quốc tế của Trung Quốc và rất có khả năng dẫn đến khủng hoảng về thu chi quốc tế. ii. Cạnh tranh với kinh tế trong nước. Có thể tạo cạnh tranh không có lợi cho các công ty nội địa - đây thường được coi là một trong những yếu tố của sự “lan tràn tiêu cực” của FDI. Vì các công ty đa quốc gia thường có kỹ năng, công nghệ và vốn mà các công ty nội địa không thể theo kịp, FDI có thể tạo cạnh tranh bất lợi cho các công ty nội địa. Đây được coi là rủi ro đáng kể nhất, tuy việc đánh giá mức độ khá phức tạp. Chắc chắn là các công ty nội địa sẽ bị ảnh hưởng, kể cả phải rút ra khỏi ngành kinh doanh, và sẽ làm tăng số người bị thất nghiệp.. Vấn đề là liệu các công ty nội địa có thể nâng cao năng lực cạnh tranh hay họ sẽ bị khả năng cạnh tranh của các công ty nước ngoài bóp chết. Ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay thừa nguyên liệu bột giấy nhưng thiếu sản phẩm giấy cao cấp (giấy tráng), phải nhập cảng gần như toàn bộ loại này, trong khi đó lại xuất cảng gỗ dăm (1 triệu rưỡi tấn/năm, theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hội Giấy Việt Nam). Các nhà máy Việt Nam chỉ làm ra được các loại giấy in báo, giấy in và viết, giấy lụa, giấy bao bì không tráng với trình độ KHKT khá thấp. Trên nguyên tắc, ngành giấy Việt Nam là một môi trường thích hợp để thu hút FDI. Tuy nhiên, nếu tiến hành không khéo, rất nhiều khả năng giá thành FDI làm ra sẽ rẻ hơn mà chất lượng tốt hơn, từ từ sẽ giết chết sản xuất giấy trong nước. Từ năm 1995-2004, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gia công của Trung Quốc chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có ¾ là do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tạo ra. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã chiếm vị thế lũng đoạn trong lĩnh vực xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Có thể nói, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo nên sự tăng trưởng của ngoại thương Trung Quốc. Khi đầu tàu này có trục trặc, tình hình thu chi về ngoại thương của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng to lớn. Hơn thế nữa, ở Trung Quốc, đầu tư trực tiếp của nước ngoài không những dẫn đến ưu thế lũng đoạn rõ rệt của nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu mà cả trong ngành sản xuất ô tô, hàng tiêu dùng (mỹ phẩm, bột giặt) để tiêu thụ ở thị trường trong nước, khiến cho hàng hoá mang nhãn hiệu nước ngoài tràn ngập khắp nơi. Trong lúc tư bản nước ngoài hăm hở chiếm lĩnh thị trường trong nước thì các doanh nghiệp Trung Quốc không những chỉ mất đi nhiều thị phần trong nước mà thị phần của họ ở nước ngoài cũng không tăng lên rõ rệt. Các công ty xuyên quốc gia cạnh tranh với các xí nghiệp Trung Quốc, nhanh chóng chiếm được và khống chế thị trường Trung Quốc, mua và sáp nhập với các doanh nghiệp Trung Quốc, hình thành tình thế tư bản nước ngoài “chen lấn” các nhà đầu tư trong nước Với ưu thế về nguồn vốn dồi dào, kỹ thuật tiên tiến và kỹ năng quản lý các công ty đa quốc gia có thể đẩy tất cả các công ty cạnh tranh nội địa ra khỏi thị trường. Một khi đã đoạt được độc quyền các công ty đa quốc gia có thể tăng giá, thu thêm lợi nhuận và xoá bỏ tất cả những lợi ích FDI có thể mang lại. Độc quyền cho dù có được bằng cách nào đi nữa thì vẫn là một rủi ro của FDI, loại rủi ro cần được xem xét kỹ lưỡng trong mọi trường hợp. Khi mọi người nhận ra là các công ty đa quốc gia nắm quá nhiều quyền, đặc biệt là độc quyền trong cách ngành dịch vụ công cộng như cấp nước, điện, dịch vụ điện thoại, thì người dân có thể sẽ bất bình và phản kháng. Việc này có thể dẫn tới môi trường kinh doanh thù địch, và mất trật tự xã hội và trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới mất ổn định chính trị. Sự việc này đã xảy ra ở Cochabamba, Bolivia năm 2000, khi một tập đoàn nước ngoài đứng đầu là công ty Bechtel giành được quyền cung cấp nước, tăng giá nước lên gấp đôi dẫn đến một cuộc đình công lớn và giao thông hoàn toàn bị ngưng trệ. Trong trường hợp này chính phủ Bolivia thay ngược lại chính sách tư nhân hoá và Bechtel buộc phải rút ra khỏi Bolivia. Một ví dụ hoàn toàn khác là dịch vụ điện thoại ở một vài nước như Mexico, Brazil và Ấn độ, nơi các công ty nước ngoài bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp mà trước đây hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ, và đã hạ giá dịch xuống rất thấp và cải thiện đáng để dịch vụ điện thoại. iii. FDI và lạm phát. Cần lưu ý là FDI có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát trong nước vì lương nhân công sẽ được trả cao hơn, giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng vọt cũng như tiền thuê mướn mặt bằng, giá sinh hoạt dịch vụ ngoại vi sẽ tăng dần lên và đưa đến lạm phát. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN năm nay lên tới con số kỷ lục 20,3 tỷ USD, điều này đã làm cho tất cả các dấu hiệu “bội thực” ngoại tệ hiển hiện trong nền kinh tế VN: bùng nổ tiêu dùng và xây dựng, đầu dựng đất đai và chứng khoán...Cũng do dòng vốn ngoại chảy vào VN quá nhiều, Ngân hàng Nhà nước đã phải bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ VND để hút ngoại tệ ổn định tương đối tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu và đấu tư. Ước tính dự trữ ngoại tệ của VN năm 2007 lên tới gần 20 tỷ USD, tăng tới 9 tỷ USD so với năm 2006. Trong khi vài năm trước, chỉ vài chục tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước bỏ ra mua ngoại tệ cũng đã đủ “khuynh đảo” thị trường tiền tệ trong nước iv. Các tác động khác + Điều đầu tiên dễ thấy là sự cách biệt giàu nghèo giữa các khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI trú đóng và phần còn lại của quốc gia sẽ tăng dần lên và người dân có thể sẽ bỏ dần nông thôn và di chuyển về các nơi thành thị. Trong giai đoạn 2000-2005, việc làm mới được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI tăng trung bình 24,4%/năm (tăng gần gấp ba lần về mặt tuyệt đối, từ 227.000 người năm 2000 lên 667.000 người năm 2005), bỏ xa khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (lần lượt là 3,3% và 2,3%). Kết quả là tỷ trọng việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI đã tăng từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005 ở VN. Theo một báo cáo của Mekong Economics năm 2002, một lao động trong doanh nghiệp FDI tạo ra 110 triệu đồng giá trị gia tăng năm 2000, so với 36 triệu đồng ở doanh nghiệp nhà nước và 40 triệu đồng ở doanh nghiệp tư nhân.Bởi vậy, trong ngắn hạn, làn sóng FDI sau khi VN gia nhập WTO có thể làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập không chỉ ở khu vực thành thị, mà cả giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mức lương cao hơn ở khu vực thành thị sẽ kích thích làn sóng nhập cư từ nông thôn, trong khi thu nhập của lao động ở nông thôn không được cải thiện Ngay trong các doanh nghiệp FDI cũng có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập. Theo điều tra của Viện công nhân và công đoàn, ở Việt Nam nhóm lao động phổ thông có thu nhập thấp nhất và nhóm lao động kỹ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp có thu nhập cao nhất. Mức thu nhập của lao động có thể chênh lệch đến 5-10 lần. Sự chênh lệnh này ở các doanh nghiệp FDI phía Nam lớn hơn so với các doanh nghiệp khu vực phía Bắc. + Nguy cơ chảy máu chất xám: khu vực phi quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sẽ cho phép họ tuyển mộ được (hay cạnh tranh để thu hút) những nhân viên ưu tú từ các doanh nghiệp nhà nước. Số liệu công bố qua các cuộc điều tra gần đây về tiền lương cho thấy các doanh nghiệp FDI đang thắng thế trong cạnh tranh thu hút nhân lực cấp cao, như các chức danh quản lý doanh nghiệp. Mức lương trả cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp FDI trung bình là 12 triệu đồng/tháng (năm 2005), cao hơn nhiều so với mức lương tương ứng ở các doanh nghiệp nhà nước (4,3 triệu) và doanh nghiệp tư nhân (3 triệu). Doanh nghiệp FDI đã trở thành đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước trên thị trường nhân lực cấp cao. + Ngược laị, trên thị trường lao động phổ thông, có rất nhiều trường hợp vì muốn thu hút FDI nên quốc gia sở tại đã nới lỏng các qui định về lao động khiến quyền lợi của công nhân có thể bị xâm phạm, phúc lợi tập thể không được giải quyết thỏa đáng mà thiếu sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại một số địa phương có nhiều doanh nghiệp FDI như Tp.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hải Dương: Chỉ có khoảng 74% lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có việc làm ổn định, 22% không có việc làm ổn định và 4% thiếu việc làm. Chỉ có 16,6% số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI có tâm trạng thoải mái khi làm việc. 26,3% số lao động cho biết có quan hệ tốt với người sử dụng lao động. 44,4% số lao động cho rằng doanh nghiệp trả lương thấp, không đủ sống. 15,4% số lao động bức xúc vì phải làm tăng ca, tăng giờ thường xuyên. Khảo sát cũng cho thấy người lao động làm việc ở khu vực FDI phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài, song thu nhập bình quân của người lao động không cao hơn so với mặt bằng thu nhập của lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác. Phần lớn lao động có mức thu nhập thấp từ 800.000-1.000.000 đ/tháng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều lấy mức đó làm mức để trả lương cơ bản (không có hệ số). Chính vì thế chỉ có 1/3 số lao động được hỏi có mức thu nhập tạm đủ sống. Điều kiện làm việc cũng rất vất vả, hiện còn khoảng 6,5% lao động trong doanh nghiệp FDI phải làm việc bình quân trên 10 tiếng/ngày, 18% làm từ 8-10 tiếng, trong khi đó chỉ có 52% lao động làm việc 8 tiếng/ngày. Nhưng lại có khoảng 65% lao động làm việc 6 ngày/tuần, 25% làm 7 ngày/tuần. Bên cạnh đó, vi phạm hình thức hợp đồng lao động cũng là tình trạng khá phổ biến trong các doanh nghiệp FDI. 3,2% số lao động làm việc từ 11-15 năm vẫn chỉ được ký hợp đồng miệng, 1,6% ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 năm. Những lao động làm việc tại doanh nghiệp từ 6-10 năm chỉ có 71,5% được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều ở những lao động làm việc trong doanh nghiệp từ 1-3 năm. Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa thực sự hài hòa về quyền lẫn lợi ích. III. Những kiến nghị giải quyết những hạn chế của vốn FDI ở các quốc gia đang phát triển Từ quan điểm nhìn nhận trên về vốn FDI, có thể thấy rằng FDI là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho những quốc gia đang phát triển có thể đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình thông qua sự giúp đỡ “đôi bên cùng có lợi” từ những quốc gia đã phát triển.Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có hai mặt và để phát huy được mặt tốt chúng ta cần phải giảm thiểu sự tác động tiêu cực của mặt trái vấn đề. Vốn FDI cũng vậy, khi nó sang các nước đang phát triển dù ít hay nhiều,dù muốn hay không muốn nó vẫn mang theo những vấn đề cho họ. Vì vậy, khi tiếp cận vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nên giảm bớt đi một số những ca ngợi và sự quan tâm đến các con số về tổng số vốn đã thu hút được và khả năng sử dụng vốn hay tốc độ giải ngân,mà hãy ngồi lại và bàn bạc và cân nhắc xem nên giải quyết những mặt hạn chế đang tồn tại, để vốn FDI thực sự mang lại hiệu quả thiết thực góp phần cho sự phát triển bền vững của một nền kinh tế. Đối với các quốc gia đang phát triển đang hàng ngày tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.Chính phủ luôn là người tiên phong và là nhân tố đóng vai trò then chốt quyết định việc thu hút,tiếp nhận và sử dụng vốn FDI, nên họ cũng sẽ là người đóng vai chính trong việc giải quyết những vướng mắc này.Thực tế, xét về chiều sâu vốn FDI có mục đích là phát triển kinh tế và mục đích cuối cùng của phát triển kinh tế đó là cuộc s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD219.doc
Tài liệu liên quan