MỤC LỤC
I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY 4
1. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011 4
a. Đánh giá dựa theo giá trị xuất khẩu 4
b. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam thông qua tỷ trọng so với thế giới 5
2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011 6
3. Nhận xét chung 7
II. Những tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2008 đến nay 8
1. Những tác động tích cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam 8
a. Kích thích tăng trưởng kinh tế 8
b. Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 10
c. Giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống nhân dân 11
d. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất phát triển 13
e. Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước 16
2. Những tác động tiêu cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam 18
a. Xuất khẩu tăng trưởng chưa vững chắc ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế 18
b. Tác động xấu tới tài nguyên thiên nhiên môi trường 21
III. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam 24
1. Phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực 24
2. Tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp và một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất. 25
3. Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam 27
4. Tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế và đẩy mạnh xúc tiến thương mại. 27
5. Hoàn thiện hành lang pháp lí tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu 29
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam đã đạt được các mục tiêu của Chương trình việc làm bền vững, đó là một yếu tố quan trọng để chống đói nghèo. Tỷ trọng việc làm dễ bị tổn thương giảm xuống 4,3% do sự gia tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương (2,9%) và gia tăng lao động tự làm (8,2%). Tuy nhiên, lại có sự gia tăng tỷ trọng lao động gia đình không được trả công (4,0%), đi ngược lại với xu hướng trên.
Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ việc làm tính trên dân số tương đối cao, ứng với gần 75% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất ổn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam đã giảm trong giai đoạn 2007-2009. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đối với nam giới và nữ giới trong độ tuổi 15-19 (từ 37,1% năm 2007 lên 43,8% năm 2009) cho thấy đã có một lực lượng lớn thanh thiếu niên rời bỏ nhà trường để tìm việc kiếm sống và hỗ trợ gia đình.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất phát triển
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế.Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng và thành phần kinh tế.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta là chuyển dich theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp).
Xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã đem đến nhiều tác động tích cực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng được nội dung và yêu cầu cơ bản của quá trình chuyển dịch mà Đảng và Nhà nước đã đề ra - góp phần làm giảm tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp, đồng thời, làm tăng đáng kể tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
Trước tiên là vài nét về tình hình xuất khẩu năm 2008
Các sản phẩm đóng tầu thuyền, sản phẩm từ gang thép, cao su đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2007 và là những mặt hàng có triển vọng tăng nhanh trong thời gian tới. Một số mặt hàng chủ lực tuy khối lượng xuất khẩu giảm nhưng do giá tăng mạnh trên thị trường thế giới nên trị giá vẫn tăng như dầu thô tăng 23,1%, than đá tăng 44%, cao su tăng 14,6%.
Tựu chung, xuất khẩu cả năm đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5 % so với năm 2007, trong khi chỉ tiêu chỉ có 22%. Với tổng kim ngạch trên, bình quân một tháng năm 2008, xuất khẩu đạt được kim ngạch 5,25 tỉ USD, tương đương kim ngạch xuất khẩu cả năm 1995 (5,4 tỉ USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu trên đã vượt xa mức dự định cho năm 2009, tiến gần mục tiêu vào năm 2010 trong “Đề án xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”. Với tốc độ tăng nói trên, chỉ số tăng xuất khẩu năm nay gấp 4,7 lần so với tốc độ tăng GDP, trong khi năm 2007 chỉ có 2,6 lần.
(Theo Tapchicongsan)
Một số thống kê trong năm 2011
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011, dự kiến sẽ đạt khoảng 78 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt khoảng 38 tỷ USD, chiếm khoảng 48,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 13 % so với năm 2010. Thủy sản dự kiến kim ngạch đạt khoảng 6 tỷ USD; lượng gạo xuất khẩu 6,5 triệu tấn; cà phê 1,1 triệu tấn, cao su 800.000 tấn.
Nhiều sản phẩm công nghiệp và nhóm hàng hóa mới sẽ có nhiều khả năng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây tăng mạnh (lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử, máy tính, sản phẩm cơ khí…)
Trong năm 2010, nhóm mặt hàng hạn chế xuất khẩu như: khoáng sản, dầu thô… đã giảm trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ và xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới. Trong khi đó, theo các chuyên gia, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong câu lạc bộ tỷ USD như: gạo, cà phê, thủy sản… đã tới ngưỡng nên việc nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng sẽ làm đòn bẩy nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2011.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng: Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 tăng hơn 16,6% so với năm 2009 nhưng do cách đặt mục tiêu xuất khẩu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước nên dễ bị nhà nhập khẩu ép giá. Bởi vậy, từ giai đoạn 2011-2015 sẽ phải thay thế lại cơ cấu xuất khẩu đó là xuất khẩu sẽ theo hướng xuất được nhiều tiền hơn nhưng sản lượng sẽ giảm xuống.
(Theo VOVNews)
Dựa trên những số liệu đã nêu của 2 năm 2008 và 2011, ta có thể đưa ra một vài nhận xét cơ bản về tác động chuyển dịch cơ cấu mà xuất khẩu mang lại, đồng thời cũng là định hướng đẩy mạnh xuất khẩu trong nước hiện nay như sau:
Đặc biệt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao. Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục được chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô.
Phát triển công nghiệp với giá trị gia tăng cao và công nghiệp hỗ trợ là khâu trung tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Và phần công việc không kém phần khó khăn, phải đảm bảo ổn định nhập khẩu có kiểm soát các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đưa ra các biện pháp chặt chẽ kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, giảm dần nhập siêu”.
Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, đã xuất hiện những mặt hàng tiềm năng có triển vọng tăng trưởng nhanh mà chưa gặp rào cản cũng như ngưỡng hạn chế nào.
Bên cạnh việc khai thác tối đa thị trường trọng điểm, chúng ta vẫn tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, giảm bớt thị trường trung gian, nhiêù chủng loại hàng hoá đã vào được các thị trường mới. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Phi tăng tới 95% so với năm 2007.
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhậpvào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn.
Cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Cụ thể hơn, cơ cấu lao động theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực như sau: Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm (từ 73% năm 1990 xuống còn 71,3% năm 1995; khoảng 51,9% năm 2009 và năm 2010 khả năng còn dưới 51% gần đạt mục tiêu đề ra).
Tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng liên tục (từ 11,2% năm 1990 lên 11,4%, lên khoảng 13,1% năm 2000, lên 18,2% năm 2005, lên 21,5% năm 2009). Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ tăng liên tục và nhanh nhất (từ 15,8% năm 1990, lên 17,4% năm 1995, lên khoảng 21,8% năm 2000, lên 24,7% năm 2005 và lên 26,6% năm 2010).
(Theo Chinhphu.vn)
Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước
Quan hệ kinh tế đối ngoại ở đây được hiểu là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế và khoa học kĩ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác hay một tổ chức quốc tế. Như vậy trong quan hệ kinh tế đối ngoại đã bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư quốc tế, du lịch, dịch vụ (ví dụ: vận tải đường biển, hàng không, đường bộ, bảo hiểm, thanh toán quốc tế), xuất khẩu lao động… Qua đó cho ta thấy được mối quan hệ tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực hoạt động này nói chung và giữa hoạt động xuất khẩu với các lĩnh vực của kinh tế đối ngoại nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu với chức năng là kênh lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước là bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó tạo điều kiện thúc đẩy các lĩnh vực khác của quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển
Đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia luôn có mối quan hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau trong đó đầu tư quốc tế bao gồm đầu tư của nước khác vào nước mình và đầu tư từ nước mình ra nước ngoài.
Khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một nước phát triển, các nhà đầu tư có thể thấy được tiềm năng, thế mạnh của nước này, uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế được nâng lên, nhờ vậy các nhà đầu tư càng có lòng tin hơn khi đầu tư, từ đó làm tăng dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam qua thời kỳ đổi mới đã tăng lên rất nhanh đặc biệt là mấy năm gần đây khi mà kinh tế Việt Nam nói chung, xuất khẩu Việt Nam nói riêng có những bước tiến mạnh mẽ.
Đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài cũng tăng lên đáng kể nhờ một phần tác động của xuất khẩu hàng hóa. Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các nhà đầu tư Việt Nam có thể tìm hiểu được nhu cầu thị trường, môi trường đầu tư nươc ngoài, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư ra nước ngoài giúp cho hoạt động này dễ thành công hơn. Đây chính là hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa: xuất khẩu tư bản. Không những thế, xuất nhập khẩu còn đóng vai trò như một phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế, thu hút dòng khách tới Việt Nam tham quan, tìm hiểu cơ hội làm ăn, thúc đẩy du lịch.
Ngoài ra, xuất khẩu cũng góp phần phát triển các dịch vụ như vận tải giao nhận, thanh toán quốc tế, bảo hiểm… đây là những dịch vụ không thiếu một khi xuất khẩu hàng hóa phát triển mạnh. Những dịch vụ này phát triển đến lượt nó lại tác động, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa.
Một khi những tiền đề về quan hệ thương mại được thiết lập, chúng ta sẽ nhanh chóng đi tới được những hiệp định thương mai song phương, đa phương, tiến tới việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, từ đó lại càng tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa nói chung, xuất khẩu nói riêng phát triển mạnh mẽ. Việt Nam trước năm 1990 mới chỉ có quan hệ thương mại với 40 nước mà đến nay đã có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước trong đó có Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU (1992), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2001), tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã lần lượt trở thành thành viên và có những đóng góp quan trọng trong nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998)… Tháng 11/2006, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương APEC. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, mang đến những cơ hội to lớn về thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam.
Thức hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng và phát triển từng bước đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, nhất là với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị quan trọng trên thế giới.
Qua đây có thể thấy, xuất khẩu thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước và lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu phát triển.
2. Những tác động tiêu cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam
Xuất khẩu tăng trưởng chưa vững chắc ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Như đã trình bày ở trên, xuất khẩu của Việt Nam chiếm một tỉ lệ khá cao trong cơ cấu GDP, do đó, một sự biến động của xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc kích tích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực này, nó cũng gây ra một số hiệu ứng tiêu cực khác.
Trong xu thế hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt Nam không thể nào không hướng đến xuất khẩu.Tuy nhiên sự kỳ vọng quá nhiều vào thị trường thế giới đã mang lại không ít thất vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh tế thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, lâm vào tình trạng bất ổn.Cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2008 đã có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam.Việc quay trở lại thị trường nội địa và 2 nước Lào, Campuchia đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cầm cự qua thời gian khủng khoảng kinh tế toàn cẩu. Chính phủ Việt Nam cũng đã có chủ trương tăng cường xuất khẩu để giảm nhập siêu, khẳng định rõ ràng chiến lược phát triển dựa trên xuất khẩu của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng, kim ngạch nhập khẩu cũng gia tăng nhanh chóng. Nhiệm vụ tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu là một nhiệm vụ đầy khó khăn khi các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Khó khăn là bởi xuất khẩu ở Việt Nam tăng trưởng chưa vững chắc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Tác động tiêu cực đầu tiên của xuất khẩu tới nền kinh tế Viêt Nam đó là các doanh nghiệp Việt Nam quá say sưa xuất khẩu, ít quan tâm đến thị trường trong nước, để cho hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường nội địa. Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào thị trường bên ngoài, kém chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nền kinh dễ bị tổn thường bởi các “cú sốc” từ bên ngoài và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam. Cuộc khủng khoảng Tài chính tiền tệ Châu Á là một minh chứng cho điều này.
Vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam ở Mỹ cách đây 8 năm đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm này gặp không ít khó khăn. Lúc này, doanh nghiệp mới nghĩ tớ việc hướng vào thị trường trong nước. Nhờ vậy, người tiêu dung trong nước, đặc biệt là người phía Bắc mới được biết đến mùi vị cá tra, cá bas a. Mặt khác, do mặt hàng này cũng có sẵn thương hiệu ở các nước phát triển nên người dân trong nước ngay lập tức sẵn sang tiếp nhận và sức tiêu thụ mặt hàng này tăng lên đáng kể. Chỉ tới lúc đó các nhà sản xuất và kinh doanh cá tra, cá bas a mới nhận ra sức tiêu thụ của thị trường trong nước đối với sản phẩm này và mới nghĩ tới việc quảng bá sản phẩm này tại thị trường trong nước.
Một ví dụ khác nữa là hàng dệt may, một trong những mặt hàng chủ lực của xuất khẩu Việt Nam, mỗi năm kinh ngạch thu về vài ba tỉ USD nhưng tại thị trường trong nước, hàng nhập lậu lại hoàn toàn chiếm lĩnh. Những năm qua ngành dệt may tuy đã thành lập được các trung tâm thương mại thời trang, cửa hàng giới thiệu sản phẩm may mặc tại nhiều thành phố, khu đô thị lớn nhưng thị phần còn khiêm tốn. Những hang may mặc có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp như Nem, An phước, Ninomax… lại có giá đắt, không phù hợp với túi tiền hầu hết dân Việt Nam. Các hàng may mặc khác có giá rẻ thì mẫu mã không đẹp, không theo kịp xu hướng. 2 năm gần đây xuất hiện các chuỗi cửa hàng Made in Vietnam giá cả phải chăng, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp là điểm khởi sắc trong thị trường may mặc nội địa, người tiêu dung trong nước cũng được sử dụng sản phẩm tốt hơn mà giá cả rẻ hơn. Ta thấy nếu các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư quảng bá, giới thiệu sản phẩm đối với thị trường trong nước, xây dựng cho mình một thị trường vững chắc thì chắc chắn sẽ hạn chế được những rủi ro từ thị trường nước ngoài
Tác động tiêu cực thứ hai đó là xuất khẩu và sản xuất chưa thực sự gắn kết với nhau tạo sự mất cân bằng cung cầu, ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ lo thu mua sản phẩm để xuất khẩu, không có trách nhiệm trong việc quy hoạch sản xuất dẫn đến tình trạng cung cầu mất cân bằng.
Lại lấy ngành dệt may làm ví dụ. Việt Nam đang được xếp hạng ở mức 16/153 nước xuất khẩu dệt may của thế giới, kim ngạch xuất khẩu được đánh giá là lớn, tuy nhiên lợi nhuận ròng đem lại là rất thấp. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phần lớn là các đơn vị nhận gia công cho nước ngoài. Một thực tế đó là các nguyên phụ liệu cho ngành này chủ yếu trông chờ vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ: bông xơ sản xuất trong nước mới đảm bảo 5% nhu cầu, tơ sợi tổng hợp phải nhập 30%, vải cho công nghiệp may phải nhập 52%, nguyên phụ liệu nhập 34%... Hiện nay, Việt nam vẫn chưa dành một sự quan tâm đầu tư thích đáng vào sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa thực sự hợp lý cũng gây tác động tiêu cực tới xuất khẩu từ đó gián tiếp tác động tới tăng trưởng:
Xuất khẩu nếu như quá phụ thuộc vào một thị trường thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng khi thị trường đó có biến động.Những số liệu xuất khẩu của nước ta thời gian sau khi các nước Đông Âu sụp đổ, sau cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ Châu Á, và sau sự kiện cuộc khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ là những minh chứng rất rõ cho điều này. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua khá hợp lý, tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát ta thấy: xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường châu Á (khoảng trên 50%) và đang có xu hướng dịch chuyển mạnh sang thị trường Hoa Kỳ, ít quan tâm đến các thị trường khác. Do đó, mỗi khi có sự biến động của các thị trường châu Á hay Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của Việt Nam và làm cho nền kinh tế tăng trưởng kém bền vững.Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước ở Đông – Nam Á có cùng lợi thế cạnh tranh với nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.Vì vậy, khả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này là có giới hạn.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề nghị cần có cái nhìn thẳng thắn vào sự thật để thấy rằng, xuất khẩu của chúng ta trong giai đoạn vừa qua phát triển không bền vững, cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển biến: “Qua từng ấy năm mà vẫn xuất khẩu sản phẩm nông lâm, thô…Cứ đà lạm phát như hiện nay, tôi cho rằng, 5 năm tới xuất khẩu dệt may của chúng ta sẽ không thể cạnh tranh với Bangladesh, Malaysia…Lý do là vì chúng ta đã ký hợp đồng từ mấy tháng trước và với sự tăng vọt của mức chi tiêu nội địa, mất ổn định vĩ mô thì xuất khẩu dệt may chắc chắn sẽ bị đe doạ”, ông Doanh lấy ví dụ. Theo vị Tiến sĩ kinh tế này, sự thiếu bền vững trong xuất khẩu là một trong những minh chứng cho thấy tuy Việt Nam đã hội nhập nhưng đó là sự hội nhập thụ động.“Chúng ta không có những sự lựa chọn chủ động.Đó là điều hết sức nguy hiểm”, ông Doanh nhận định.
Có thể nói Việt Nam đang chuyên môn hóa vào “các thị trường đang đi xuống” – khi mà xuất khẩu của Việt Nam vượt quá tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường này, trong đó đáng chú ý là thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,Anh và Italia.Trong khi đó, Việt Nam đang giảm thị phần đối với các thị trường đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Singapore hay Hà Lan và Hàn Quốc, nơi mà tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn khả năng nhập khẩu của các quốc gia này.
Biến động thị trường Nhật đã khiến nhiều doanh nghiệp nghĩ đến việc thay đổi thị trường xuất khẩu. Những diễn biến bất lợi tại Nhật, thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua, do thảm họa động đất - sóng thần, khiến nhiều doanh nghiệp bắt đầu nghĩ đến việc điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu, nhằm giảm thiểu những khó khăn ở thị trường này.
Bên cạnh đó, phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe hơn ở thị trường châu Âu và Mỹ. Hai thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam là Mỹ và EU ngày càng “khó tính”, bằng những rào cản phi thuế quan, tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần sớm nắm bắt những quy định mới này.
Theo ông Lê Văn Đạo, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngoài những vấn đề về chất lượng, giá cả, năm 2011, các nhà nhập khẩu EU sẽ nhập khẩu hàng hóa có chọn lọc hơn. Chẳng hạn sản phẩm nhập khẩu vào EU phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, các chất độc hại không được dùng trong sản xuất hàng may mặc theo quy định EU, áp dụng tiêu chuẩn về an toàn đối với các sản phẩm dùng cho trẻ em. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải tuân thủ những quy định về ghi nhãn mác, môi trường (xử lý nước thải), trách nhiệm xã hội... mới có thể xuất khẩu vào thị trường này.
Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.Thị trường này cũng có những thay đổi quan trọng trong năm 2011, gây khó khăn và trở ngại cho hàng xuất khẩu trong nước.Theo ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ thuộc Bộ Công Thương, kinh tế Mỹ phục hồi chậm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, sức mua của thị trường này có thể giảm sút trong năm nay. Bên cạnh đó, đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất nội địa và các quốc gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Chính sách bảo hộ của Mỹ như đạo luật Farm Bill cho mặt hàng thủy sản, Lacey cho sản phẩm gỗ... sẽ tiếp tục gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để duy trì sức mua của thị trường này, doanh nghiệp cần có những chiến lược dài hạn dựa trên việc đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng tăng trưởng cao nhưng chiếm thị phần thấp ở Mỹ. Quan trọng hơn, doanh nghiệp nên tìm ra những phân khúc thị trường mới thông qua cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra, chất lượng hàng xuất khẩu kém và quy mô xuất khẩu còn nhỏ cũng là những yếu tố góp phần ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của nước ta trong tương lai và cũng là những vấn đề cần được xem xét.
Tác động xấu tới tài nguyên thiên nhiên môi trường
Tác động của xuất khẩu tới nguồn tài nguyên thiên nhiên
Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của VN từ lâu đã là một vấn đề được Nhà nước quan tâm. Trong thời kì đổi mới, chúng ta đã có nhiều chính sách thúc đẩy cơ cấu này chuyển dịch theo hướng tích cực tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, cho đến nay, vẫn chưa có sự thay đổi nào được xem là đáng kể.
Trong cơ cấu này, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản luôn chiếm một tỷ trọng khá cao, nhiều năm gần đây đã giảm nhưng vẫn duy trì trên mức 20%. Điều đáng nói đó là các mặt hàng này được xuất khẩu dưới dạng thô, không qua chế biến nên giá trị gia tăng thấp hơn rất nhiều. Mặt hàng khoáng sản và nguyên liệu xuất khẩu chủ yếu là dầu thô và than đá.
Trong chiến lược Khai thác than được Chính phủ phê duyệt ngày 29/11/2003, sản lượng khai thác trong năm 2005 chỉ được 16-17 triệu tấn, năm 2010 là 22-24 triêu tấn và năm 2020 là 29-30 triệu tấn. Vậy mà tính riêng trong năm 2006, ngành than đã khai thác hơn 30 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 16 triệu tấn, với lập luận rằng, do giá than trong nước thấp, nên lấy xuất khẩu để bù lỗ lượng than tiêu thụ trên thị trường trong nước.
Nếu như trong tương lai, tăng trưởng của Việt Nam vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu tài nguyên và nhiên liệu như hiện nay thì kinh tế Việt Nam có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt dần và đặc biệt sẽ cạn kiệt một cách nhanh chóng khi chúng ta không có kế hoạch khai thác và sử dụng một cách hợp lý.
Một thực trạng trong ngành khai thác khoáng sản xuất khẩu đó là việc khai thác một các bất chính của các tổ chức, cá nhân.Tình hình này trước đây đã rộ lên và được các cơ quan chức năng đôn đốc, gần đây có phần yên ắng.Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn cần phải đặt nhiều chú ý hơn khi mà hiện nay, giá của các mặt hàng như dầu mỏ, than đá trên thế giới cũng như trong nước đang tăng cao.
Hiện tại, chúng ta cũng đã đưa ra các chiện lược sủ dụng nguồn tài nguyên, Nhà nước cũng đã có rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế lượng xuất khẩu tài nguyên khoáng sản. Đến năm 2010, phấn đấu giảm tỷ lệ xuất khẩu nhóm hàng khoáng sản và nguyên liệu xuống còn 9,6%..
Tác động của xuất khẩu tới môi trường
Xuất khẩu Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới và đặc biệt trong những năm gần đây liên tục được đẩy mạnh. Và do mục đích khai thác tài nguyên cũng như sản xuất sản phẩm để xuất khẩu, nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, đạt được lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp đã bất chấp tất cả, không quan tâm tới vấn đề môi trường, khiến cho tình trạng ô nhiễm hiện nay càng trở nên trầm trọng hơn. Ngành thủy, hải sản là một minh chứng điển hình.
Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới. Song do kỹ thuật và công nghệ khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản lạc hậu, công tác quản lý còn yếu kém nên đã và đang làm suy thoái môi trường ven biển, dẫn đến nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng cạn kiệt một cách nhanh chóng. Theo báo cáo của Hội khoa học kĩ thuật biển Việt Nam thì khoảng hơn 70% các chất ô nhiễm từ nguồn lục địa thải ra vùng cửa sông và ven biển, sau đó các chất nguy hại này bị tích lũy lại với hàm lượng ngày càng cao tại ven bờ. Theo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, ở những khu vực lân cận thuộc các cảng biển, tỷ lệ nước biển ở đây ô nhiễm dầu, mỡ đều vượt chuẩn cho phép. Chẳng hạn như Đà Nẵng 24,6 mg/lít, Ninh Thuận 18,1 mg/lít, Phú Yên 14,7 mg/lít, Khánh Hòa 14,6 mg/lít… đó là chưa kể đến những vụ tai nạn tràn dầu ra biển hàng chục nghìn tấn, bình quâ nước ta mỗi năm xảy ra từ 5-7 vụ tai nạn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay.docx