Tiểu luận Những tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình

Chủ trương của người làm luật là: quan hệ cha mẹ con cái không ảnh hưởng bởi việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ chung sống giữa cha mẹ cũng không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ chung sống giữa cha và mẹ. Dù cha và mẹ có kết hôn hay không kết hôn, dù cha mẹ có kết hôn hay không kết hôn, dù cha mẹ còn chung sống hay đã chia tay với nhau, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái và ngược lại, theo đúng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp luật về hôn nhân và gia đình quy định. 1.2. Quan hệ chung sống như vợ, chồng không vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn. 1.2.1. Hôn nhân thực tế và việc công nhận hôn nhân thực tế ở nước ta. Hôn nhân thực tế là một loại quan hệ thực tế, xác lập giwuax hai người , một nam và một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không đăng ký kết hôn. Và đã được luật định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001. Theo đó, nam, nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng , nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc hai bên ) chấp nhận; Việc họ chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cũng xây dựng gia đình. Khái niệm chung sống với nhau như vợ chồng ghi nhận trong Thông tư đó được xây dựng trong khuôn khổ hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35 ngày 09/6/2000 của Quốc hội. Như vậy, đối với các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì Tòa án công nhận đó là “ hôn nhân thực tế” . Đồng thời, khi giải quyết cần phải xem xét yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. - Về mặt chủ quan: Hai bên nam nữ phải thực sự mong muốn kết hôn với nhau. Việc họ chung sống như vợ chồng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, không bị cưỡng ép, lừa dối. Các bên thực sự coi nhau là vợ chồng trong thời gian chung sống. - Về mặt khách quan: Hai bên nam nữ chung sống công khai và minh bạch trong quan hệ vợ chồng, họ cùng nhau gánh vác công việc gia đình, được hok hành và những người xung quanh thừa nhận là vợ chồng. 1.2.2. Giải quyết hậu quả pháp lý đối với việc công nhận hôn nhân thực tế kể từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực. Về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nội dung điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là khác nhau. Do đó, khi xử lý các tranh chấp Tòa án cần phân biệt các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước và sau ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực để có quyết định đúng đắn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 11 khoản 1, thì việc kết hôn phải được đăng ký theo quy định tại điều 14 của luật và mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000, của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vệc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, hướng dẫn giải quyết các trường hợp nam nữ sống chung như vợ chông như sau: - Trong trường hợp các bên chung sống trước ngày 03/01/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực , mà chưa đăng ký kết hôn, thì được khuyến khích đăng ký kết hôn , trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. - Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật này, thì có nghĩa vụ đăng ký trong thời hạn hai năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực và cho đến ngày 01/01/2003; trong thời gian này họ không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn, thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết; từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhân họ là vợ chồng. - Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam nữ chunng sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhân là vợ chồng, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không có quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. 2. Tình trạng về hiện tượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hiện nay. Theo điều tra quy mô lớn đầu tiên về gia đình Việt Nam thực hiện tại 64 tỉnh thành, vừa được công bố ngày 26/6, tỷ lệ các cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn chiếm đến 28%. Ở những cặp có đăng ký kết hôn, gần 14% đăng ký sau khi cưới. Kết quả này cho thấy, đối với nhiều người, việc được công nhận quan hệ vợ chồng về mặt luật pháp không quan trọng bằng được công nhận về mặt xã hội. Sau khi Luật Hôn nhân gia đình có hiệu lực vào năm 2000, Nhà nước quy định, kể từ ngày 01/01/2001, nam nữ sống chung không đăng ký thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Mặc dù vậy, tình trạng lấy nhau không có giấy hôn thú vẫn phổ biến, nhất là ở nông thôn. Tỷ lệ chưa đăng ký trong số những người đã cưới nhau từ năm 2001 trở lại đây còn cao hơn trước đó. II/ Tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình và các quy định của pháp luật về vấn đề này. 1. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng. 1.1. Quan hệ nhân thân. Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn thì họ không phải là vợ chồng theo nghĩa của luật. Những người có quan hệ như vợ chồng không có nghĩa vụ chung sống và các nghĩa vụ đăng trưng của quan hệ vợ chồng: nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, chung thủy, đùm bọc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. mỗi người có các quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với người kia theo luật chung, như hai cá nhân bình thường. Vì thế, họ không có quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau trên cơ sở của pháp luật. Vấn đề này có tác động rất tiêu cực đến cuộc sống gia đình, có thể người chung sống đó không chung thủy, hai người không được phạm đến đời sống riêng tư của nhau nên người kia có thể ngoại tình. Có khi còn bị đuổi ra khỏi nhà vì nếu như ngôi nhà ấy chỉ đứng tên một người thì người còn lại không hề có quyền sở hữu tài sản của người kia. Ví dụ: Bị chồng đuổi khỏi nhà khi con mới hơn một tháng tuổi; chồng công khai ngoại tình, bị tình nhân của chồng chửi bới, đe dọa, nhưng người vợ đi thưa kiện khắp nơi vẫn không được giải quyết. Vì chị không có đăng ký kết hôn (ĐKKH) nên về pháp lý, hai người không phải là vợ chồng, không được xâm phạm đến đời sống riêng tư của nhau. Đó là trường hợp của chị Lưu N.T. (SN 1977) ở Q.3, TP.HCM. Chị T cho biết, sau hơn một năm tìm hiểu, chị và anh Nguyễn Q. (SN 1978, làm việc tại một tập đoàn viễn thông lớn) quyết định tổ chức lễ cưới vào ngày 10/10/2006. Cưới, nhưng anh lại “quên” chuyện ĐKKH. Khi chị mang thai con đầu lòng, thấy chồng có biểu hiện đáng ngờ: đi sớm, về trễ, cộc cằn, bỏ bê gia đình; chị kiểm tra điện thoại và theo dõi thì biết anh đang cặp kè với một cô gái. Chị yêu cầu chồng chấm dứt quan hệ ngoài luồng, anh ta “lật bài ngửa”, công khai chuyện ngoại tình. Mâu thuẫn vợ chồng càng tăng sau khi chị sinh con vào 12/2009. Chị cho rằng anh không tròn trách nhiệm làm cha, không thèm quan tâm, thậm chí không đến thăm khi con mới chào đời. Anh chồng lại cho là vợ xâm phạm đời sống riêng tư của mình. Khuyên chồng không được, chị tìm gặp tình nhân của chồng, yêu cầu dừng lại, nhưng cô tình nhân của anh Q. lại vặn chị: “Chị với anh Q. không ĐKKH, anh Q. vẫn là người tự do. Vì vậy, tôi với anh Q. tìm hiểu, yêu thương là quyền của chúng tôi. Chị không có quyền can thiệp. Con chị, chị không nuôi được thì giao tôi nuôi giúp cho. Chị còn làm phiền, tôi sẽ đi thưa chị đó”. Lúc này, chị T. mới hiểu ra sự thất thế của mình khi không ĐKKH. Sau khi bị anh đuổi ra khỏi nhà, chị làm đơn nhờ chính quyền, đoàn thể địa phương can thiệp, nhưng hành vi ngoại tình và ngược đãi vợ của anh Q. không bị xử lý, mà chị còn được khuyên là cố gắng nhường nhịn và năn nỉ chồng. Chị không có chứng cứ hợp pháp (giấy ĐKKH) chứng minh chị là vợ của anh Q., lại không có tên tạm trú ở địa phương (do trước đó, chồng chị nói ở đây quen hết không cần đăng ký tạm trú) nên chẳng ai có thể giúp được chị. Không riêng chị ., thực tế đang có rất nhiều chị em khi kết hôn đã không biết hoặc không coi trọng việc ĐKKH để từ đó chịu bao thiệt thòi khi chồng ngoại tình, vì không được pháp luật bảo vệ. Đây là một hậu quả hết sức nghiêm trọng của việc chung sống như vợ chồng. Theo đó, pháp luật nước ta đã quy định tại Điều 11, Luật Luật hôn nhân và gia đình quy định: Nam, nữ không ĐKKH mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng có ĐKKH thì quyền lợi của đôi bên mới được đảm bảo như: quyền về tài sản, được thương yêu, được tôn trọng, chung thủy... đặc biệt là quyền lợi của con cái. Ngoài ra, việc ĐKKH còn như một cam kết để vợ chồng cùng có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn gia đình và chung tay nuôi dạy con cái”. Giữa những người có quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng không có quan hệ nuôi dưỡng và do đó, các bên không thể bị ràng buộc vào nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau, như một hình thức chế tài trong trường hợp người này không chịu nuôi dưỡng người kia. Và trong trường hợp một người bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, bên kia không phải là người giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, nếu một bên bị tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì bên kai có thể là người đại diện, một khi được Tòa án chỉ định. Trong trường hợp một bên bị coi là vắng mặt hoặc mất tích, thì bên kkia chỉ đảm nhận vai trò là người quản lý tài sản của người vắng mặt, mất tích theo Bộ luật Dân sự Điều 85 khoản 1 điểm a và b. Quan hệ tài sản. Về phương diện tài sản, những người chung sống với nhau như vợ chồng không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong thời gian sống chung tài sản do một người tạo ra thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản do hai người cùng tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Các nghĩa vụ tài sản do một người xác lập chỉ ràng buộc chính người xác lập giao dịch. Việc sử dụng, định đoạt tài sản chịu sự chi phối của luật chung về quyền sở hữu: mỗi người có độc quyền sử dụng, định đoạt tài sản của mình; việc sử dụng định đoạt tài sản chung được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng vào các giao dịch dân sự. Nguyên tắc. Khi tham gia vào các gia dịch dân sự đối với người thứ ba, quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không phải là quan hệ vợ chồng. Do đó, các giao dịch dân sự mà người thứ ba xác lập với những người có quan hệ chung sống như vợ chồng chịu sự chi phối của luật chung. Những người chung sống như vợ chồng chỉ liên đới chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch ấy, nếu họ bày tỏ ý chí rõ ràng về việc thiết lập tình trạng liên đới đó hoặc nếu pháp luật có quy định. Trong trường hợp một bên xác lập một giao dịch mà người thứ ba xác lập một giao dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình, thì bên kia vẫn không phải chịu trách nhiệm liên đới. Giải pháp này rõ ràng là không thuận lợi đối với người thứ ba: cứ mỗi lần xác lập giao dịch với một người có vẻ như có vợ (chồng), người thứ ba phải yêu cầu người đó xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn? Trong trường hợp một trong hai bên chung sống như vợ chồng bị người thứ ba gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mà bên kia không được nuôi dưỡng một cách bình thường thì thiệt hại do bên kia gánh chịu không được tính vào thiệt hại mà người tứ ba phải bồi thường. 2.2 Trường hợp thuê nhà ở. Theo Bộ luật Dân sự Điều 500, trong trường hợp bên thuê nhà mà vẫn còn thời hạn thuê, thì người cùng chung sống với bên thuê có quyền tiếp tục thực hiện hợp ddooongf đến khi hết hạn. Luật không quy định người chung sống với người thuê có quan hệ như thế nào với người thuê; bởi vậy, người chung sống với người thuê nhà mà không đăng ký kết hôn vẫn cũng có quyền đó. Song với luật pháp nước ta vẫn còn hạn chế trong việc quy định về việc những người chung sống với nhau như vợ chồng mà vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn , ví dụ: chung sống giữa hai người vi phạm chế độ một vợ một chồng, giữa hai người cùng giới tính…Thông thường, thì vấn đề này sẽ do người cho thuê quyết định, nếu họ cảm thấy không phù hợp thì họ cho thuê còn không thì họ có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà của những người đang chung sống với nhau như vợ chồng. Trường hợp một trong hai bên trước đây đã ly hôn và được cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 61 khoản 6, nếu bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác, thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt? Liệu quy định đó có được áp dụng cả cho trường hợp bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn sau khi ly hôn không kết hôn mà chỉ chung sống như vợ chồng với người khác? Suy cho cùng thì chính trường hợp thứ hai này lại phổ biến hơn trường hợp được luật dự kiến vì có thể sau khi đã kết thúc một cuộc hôn nhân thì thường khi đến với cuộc hôn nhân thứ hai họ ngại ra đăng ký kết hôn. Nhưng với thực tiễn hiện nay thì nhà làm luật chưa có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này. Thông thường thì người đã ly hôn mà kết hôn tiếp sẽ không yêu cầu cấp dưỡng tiếp; người chung sống như vợ chồng với người đó, về phần mình cũng không muốn người mà mình chung sống tiếp tục nhận tiền cấp dưỡng của vợ (chồng) cũ của người đó. Nhưng không loại trừ khả năng người được cấp dưỡng vẫn muốn tiếp tục được cấp dưỡng , còn người chung sống như vợ chồng với người đó không biết chuyện đó hoặc biết nhưng không hề phản đối. Khi đó, người có nghĩa vụ cấp dưỡng cớ nguy cơ phải “ gồng gánh” nhiều người chứ không phải chỉ một người, bởi, mức cấp dưỡng được tính dựa trên nhu cầu của gia đình người được cấp dưỡng chứ không chỉ của cá nhân người này. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng và con cái. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Chủ trương của người làm luật là: quan hệ cha mẹ con cái không ảnh hưởng bởi việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ chung sống giữa cha mẹ cũng không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ chung sống giữa cha và mẹ. Dù cha và mẹ có kết hôn hay không kết hôn, dù cha mẹ có kết hôn hay không kết hôn, dù cha mẹ còn chung sống hay đã chia tay với nhau, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái và ngược lại, theo đúng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Xác lập quan hệ cha mẹ và con. Trong trường hợp có tranh chấp về xác lập quan hệ cha mẹ và con, sự suy đoán của luật trong việc xác định cha, mẹ, quy định tại Luật hôn nhân và gia đình Điều 63 khoản 1, không được áp dụng đối với con sinh ra từ quan hệ chung sống như vợ chồng. Ví dụ: anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn và có con chung, chị B muốn chuyển giao con cho anh A thì có được không? Và người con đó có mang họ và anh A không? Về vấn đề này, với góc độ luật định thì vấn đề này được giải quyết như sau: Theo khoản 1, điều 63 Luật hôn nhân và gia đình, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Như vậy, khi hai người chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn tức không được pháp luật công nhận có quan hệ vợ chồng với người cha của đứa bé và nếu người cha đó cũng không nhận đứa bé là con thì không có cơ sở để giao con cho cha. Trường hợp người cha tự nguyện nhận con thì theo điều 33 nghị định 158 ngày 27-12-2005 của Chính phủ (về đăng ký và quản lý hộ tịch), người cha có thể đến UBND cấp xã nơi mình hoặc nơi người con cư trú để làm thủ tục nhận con. Trường hợp người cha không đồng ý nhận con thì căn cứ vào điều 66 Luật hôn nhân và gia đình, chị B có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án xác định cha cho con chưa thành niên. Căn cứ vào quyết định công nhận việc nhận cha, con hoặc kết quả xét xử của tòa án, chị và anh ấy có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con chung hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nếu không thỏa thuận được việc này, chị có thể khởi kiện ra TAND để được xem xét, giải quyết. Đồng thời chị có thể liên hệ với UBND cấp xã để đăng ký khai sinh cho con có ghi tên người cha hoặc ghi bổ sung phần khai về cha trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha trước đây để trống. Khi đó chị có thể đặt họ cho con theo họ của cha (nếu chưa làm khai sinh) hoặc làm thủ tục thay đổi họ của con từ họ của mẹ sang họ của cha (nếu đã làm khai sinh và để con mang họ của mẹ). Trường hợp nhận nuôi con nuôi. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 68 khoản 2, một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Những người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không được coi là vợ chồng; bới vậy, khi hai người chung sống như vợ chồng thống nhất ý chí về việc nhận con nuôi thì chỉ có một người được phép tiến hành thủ tục nhận con nuôi; người chung sống như vợ chồng với cha nuôi hoặc mẹ nuôi không thể là mẹ nuôi hoặc cha nuôi của nuôi. Chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng. Theo thỏa thuận hoặc theo ý chí của một bên. Hai người chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng chính thức, vì thế, quan hệ này không thể kết thúc bằng ly hôn, trừ các trường hợp nêu tại điểm a và điểm b khoản 3 Nghị quyết của Quốc hội ngày 09/6/2000 đã dẫn: không phải là vợ chồng hợp pháp các bên muốn chấm dứt cuộc sống chung chỉ cần thôi chung sống. Trên thực tế, quan hệ vợ chồng không đăng ký kết hôn có thể chấm dứt do một bên hoặc hai bên mà không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý đối với bên kia. Các bên có thể thỏa thuận để tự chấm dứt quan hệ đó. Một ví dụ cụ thể là: N và H tổ chức lễ cưới vào tháng 1 /2009 nhưng không đăng ký kết hôn. Đến tháng 3/ 2010, hai người xảy ra mâu thuẫn và muốn ly hôn. Trường hợp của hai người sẽ được giải quyết thế nào? Khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Việc đăng ký kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Với quy định trên, việc anh N và chị H tổ chức đám cưới mà không làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường theo quy định về đăng ký hộ tịch là trái với quy định của pháp luật, do đó, hai người sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Cả hai đều có quyền được thỏa thuận chấm dứt việc sống chung với nhau, và thỏa thuận trong việc giải quyết việc nuôi con và phân chia tài sản chung (nếu có). Do không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên hai người không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn theo quy định pháp luật. Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này...”. Theo quy định này, trường hợp hai người không thỏa thuận được với nhau việc chấm dứt chung sống thì bạn hoặc chồng bạn có quyền làm đơn yêu cầu tòa án cấp quận, huyện nơi cư trú giải quyết. Tòa án sẽ thụ lý và ra Quyết định tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Trường hợp một bên chết, mất tích hoặc vắng mặt. Khi một bên chết, thì quan hệ chung sống như vợ chồng cũng đương nhiên chấm dứt. Khác với quan hệ hợp pháp, quan hệ như vợ chồng cũng chấm dứt trong trường hợp một bên ở trong tình trạng vắng mặt theo một thông bào mất tích của Tòa án hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích. Bởi quan hệ chung sống như vợ chồng chỉ là sự ràng buộc trên thực tế, đòi hỏi sự có mặt đầy đủ của cả hai bên sống chung một cách thường xuyên tại nơi chung sống. Trong trường hợp một trong hai bên vắng mặt hoặc mất tích, điều kiện đó không được thỏa mãn và quan hệ chung sống như vợ chồng không còn cơ sở vật chất để duy trì. Trong trường hợp người vắng mặt. mất tích lại quay về thì ta ghi nhận một cuộc sống chung mới chứ không phải là sự tiếp tục sống chung trước đây. 4.3, Hệ quả về tài sản khi hai người chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng. Sau khi quan hệ chung sống như vợ chồng chấm dứt, việc thanh toán tài sản được thực hiện như sau: tài sản riêng của nười nào, người đó lấy lại; tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được chia theo luật chung; người đóng góp vào việc làm tăng giá trị của thuộc về người kia có quyền yêu cầu hoàn lại phần giá trị gia tăng đó thei nội dung các quy định về hiệu của tình trạng được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Việc phân chia thỏa thuận có thể theo nguyện vọng của hai bên. Trong trường hợp quan hệ như vợ chồng chấm dứt do một trong hai người chết, thì người còn sống sẽ thỏa thuận phân chia tài sản với những người thừa kế của người chết. Nếu các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, việc Tòa án giải quyết sẽ thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy định liên quan đến việc thanh toán tài sản trong trường hợp hủy hôn trái pháp luật ( Điều 87 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Pháp luật nói chung không thừa nhận quyền thừa kế của người sống chung như vợ chồng với di sản của người chết trước. Vì thế, nếu hai người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì theo pháp luật quy định: kể từ ngày 1/11/2003 nam nữ chung sống với nhau như vậy thì sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng . Như vậy theo quy định trên thì khi một bên chết mà không để lại di chúc gì thì bên còn lại sẽ không được coi là người thừa kế của người đã cùng chung sống và mất. Trong trường hợp này thì bố mẹ của người mất sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu có tranh chấp về tài sản thì quyền lợi của người còn sống mà chung sống như vợ chồng với người đã chết sẽ được giải quyết dựa trên nguyên tắc: Những tài sản mà hai người tạo lập trong thời gian sống chung sẽ được chia đôi có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên. Người còn sống phải chứng minh được tài sản nào là của riêng mình thì tài sản đó mới thuộc về họ. Tuy nhiên, một khi quan hệ đã đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển của một gia đình thực sự, có cha mẹ và con, thì người còn sống thường được những người khác trong gia đình coi như là người thừa kế hàng thứ nhất của người chết. Nếu không có tranh chấp gì thì cơ quan công chứng vẫn dựa vào hôn nhân thực tế để thừa nhận quyền thừa kế của người đó. III/ Thực tế giải quyết về vấn đề quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Xử phạt đối với những người chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Nghị định số 76/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp không quy định hành vi không đăng ký kết hôn là vi phạm hành chính. Việc hai người nam nữ chung sống như vợ chồng hoặc chỉ tổ chức đám cưới, không thực hiện việc đăng ký kết hôn là hành vi không chấp hành đúng nghĩa vụ tự giác đăng ký hộ tịch, ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Nhưng quyền kết hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, việc đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch có ý nghĩa là sự công nhận và bảo hộ của Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân đó. Do vậy, đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn thì bản thân những người trong quan hệ đó phải chịu hệ quả là không được pháp luật công nhận là vợ chồng theo quy định tại điều 11 - Luật Hôn nhân và Gia đình, đặc biệt thiệt thòi bao giờ cũng thuộc về người phụ nữ nếu phải làm lại tất cả từ đầu. Mặt khác, với ý nghĩa là quyền nhân thân, điều 39 - Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định nam, nữ có quyền tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc tự do kết hôn được hiểu là cá nhân có quyền quyết định việc kết hôn theo ý chí tự nguyện của mình. Do đó, nếu anh chị không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì không bị xử phạt hành chính khi không có đăng ký kết hôn. Còn nếu hai người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhằm trốn tránh việc kết hôn trái pháp luật thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định của chính phủ số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001. Giải quyết một số trường hợp cụ thể về vấn đề chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Trường hợp 1: Hai người cưới nhau nhưng không đăng ký kết hôn, chung sống với nhau được bốn năm, có con chung, nay muốn ly hôn và trình đơn ra Tòa án thì sẽ xử lý thế nào?Vấn đề tài sản sẽ được chia thế nào? Về trường hợp này: Theo quy định tại Điều 87 của Luật hôn nhân và gia đình quy định về việc thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, cụ thể như sau: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11”. Tại khoản 1 Điều 11 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn quy định: Nếu “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật như sau: - Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. - Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn. - Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình.doc
Tài liệu liên quan