Tiểu luận Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam và giải pháp để vượt qua

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 2

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2

I. Giới thiệu chung về đầu tư quốc tế 2

1. Định nghĩa về đầu tư quốc tế: 2

2. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với một quốc gia: 2

II. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và đầu tư quốc tế ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 3

1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam nói chung: 3

2. Tổng quan về đầu tư quốc tế ở Việt Nam nói riêng: 4

III. Lý do lựa chọn đề tài: 6

CHƯƠNG II 7

THÁCH THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 7

I. Về pháp luật và chính sách cho các nhà đầu tư quốc tế 7

1. Về các chính sách thu hút các nhà đầu tư quốc tế: 7

2. Về hệ thống khung pháp luật: 8

II. Về môi trường cạnh tranh ở Việt Nam 8

III. Về sở hữu trí tuệ, bản quyền sản phẩm 10

IV. Về nguồn nhân lực 11

V. Về việc sử dụng các nguồn vốn ODA 12

CHƯƠNG III 13

NHỮNG GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 13

Ở VIỆT NAM 13

I. Giải pháp cho những nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam 13

1. Về chính sách thu hút nguồn nhân lực: 13

2. Về sở hữu trí tuệ, bản quyền sản phẩm: 13

3. Hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam trong công cuộc đổi mới nền kinh tế: 13

II. Giải pháp của Việt Nam đối với những nhà đầu tư quốc tế 14

KẾT LUẬN 18

MỤC LỤC 19

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam và giải pháp để vượt qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã phục hồi, hàng năm đều tăng ở mức năm sau cao hơn năm trước (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7%, năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,7%, năm 2005 tăng 8,4%. Việt Nam đã dần thay thế được cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, bằng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng năng động, đạt tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao từ 7% đến 8%/năm, tăng nhanh tốc độ công nghiệp hóa, mở rộng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tăng nhanh giá trị ngoại thương, nhất là xuất khẩu, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và các khoản thu ngoại tệ khác. Tổng quan về đầu tư quốc tế ở Việt Nam nói riêng: Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Trong nguồn vốn nước ngoài, FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Vai trò của FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên 13% GDP cả nước. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12 năm 1987 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Trước đòi hỏi của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 (cùng có hiệu lực từ 1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài như được quyền đầu tư kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những việc cơ quan Nhà nước cho phép. Nguyên tắc này được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước từ năm 2000, nay được áp dụng chung cho khu vực nước ngoài.  Ngoài ra việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị… do vậy đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.  Những biện pháp cải cách trên đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần khôi phục và tăng nhanh nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm 2005. FDI tăng nhanh trở lại còn do các nguyên nhân quan trọng khác như sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao. Hình 1: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1988 - 2002 Hình 1 cho thấy Việt Nam đã thu hút FDI ngày càng lớn, từ gần như mức đầu tư không có gì vào năm 1988 đến những giai đoạn phát triển vượt bậc vào khoảng năm 1996-1997. Sau đó, cuộc khủng hoảng tiền tệ lan ra cả châu Á, FDI Việt Nam giảm mạnh trong những năm tiếp theo và gần đây mới được dần dần hồi phục và tăng nhẹ. Lý do lựa chọn đề tài: Là một người chủ tương lai của đất nước không chỉ nên nhìn nhận một phía từ phía người được nhận sự đầu tư tức là không chỉ biết đưa ra giải pháp nào thu hút được các nhà đầu tư mà phải đứng trên phương diện nhà đầu tư để biết được những thách thức mà nhà đầu tư gặp phải và giải pháp của các nhà đầu tư trong việc vượt qua thách thức này. Có thể nói đề tài : “Những thách thức của các nhà đầu tư Việt Nam và giải pháp vượt qua” là cơ sở, tiền đề cho giải pháp thu hút các nhà đầu tư nhằm đem lại kết quả tốt đẹp nhất cho nền kinh tế Việt Nam. CHƯƠNG II THÁCH THỨC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Về pháp luật và chính sách cho các nhà đầu tư quốc tế Về các chính sách thu hút các nhà đầu tư quốc tế: FDI đưa vào cùng một lúc ba nguồn lực nên hiệu quả phát triển lớn hơn các hình thái khác như hợp đồng công nghệ hay vay vốn thương mại. Dù biết vậy, nhiều nước đang phát triển trong thập niên 1960 và 1970 đã lo ngại bị các công ty đa quốc gia (MNC, multinational corporations) chi phối kinh tế. Chủ nghĩa dân tộc và phong trào xã hội chủ nghĩa vào thời đó rất mạnh nên MNCs bị phê phán nặng và FDI được chấp nhận nhưng thường xuyên bị cảnh giác và bị hạn chế bằng nhiều chính sách đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yêu cầu của nước tiếp nhận. Việt Nam cũng là một trong những nước vẫn còn thái độ cảnh giác đối với MNC, xem việc du nhập FDI là bất đắc dĩ. Tại Việt Nam, trong các văn kiện chính thức của chính phủ và của Đảng Cộng Sản Việt Nam, FDI được xem là một bộ phận của nền kinh tế giống như các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên trên thực tế FDI vẫn còn bị xem là lực lượng đối lập với các thành phần khác Điều này phản ảnh trong các chính sách hạn chế hoạt động của MNC và áp dụng chính sách hai giá, ép buộc người nước ngoài và doanh nghiệp FDI phải trả giá cao cho nhiều sản phẩm và dịch vụ như điện, nước, bưu chính viễn thông. Ngoài ra, những chính sách của Việt Nam còn hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề và tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam. Một ví dụ điển hình cho việc hạn chế nhà đầu tư trong các ngành nghề đó là trong lĩnh vực bưu chính viễn thông – một ngành xưa nay vốn là độc quyền của Nhà Nước Việt Nam thì những chính sách trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực viễn thông dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đối tác Việt Nam đang vận hành mạng lưới viễn thông. Còn khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì những ngôn từ trong chính sách mới khiến các nhà đầu tư khó hiểu, vẫn còn đang rất băn khoăn, thắc mắc. Với những chính sách kiểu như vậy, liệu các nhà đầu tư nước ngoài có còn muốn tham gia thị trường Việt Nam? Trong những năm gần đây, chính sách của nhà nước đã có phần giảm bớt những đánh giá tiêu cực về FDI tuy nhiên thì những chính sách đề ra chỉ tập trung ở những mục tiêu trong ngắn hạn và trung hạn. Những mục tiêu trong dài hạn thì không được đề cập tới trong những văn bản chính của Nhà nước Việt Nam. Hơn nữa, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là hạn chế sự mất cân đối giữa các vùng miền. Chính vì thế, trong công tác đầu tư thu hút vốn FDI, Chính phủ có chủ trương hướng các nhà đầu tư quốc tế vào lĩnh vực nông nghiệp, vào nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhưng các chính sách ưu đãi của Chính Phủ chưa phát huy được những tính năng như mong muốn. Vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ bé, chưa đầy 8% tổng vốn FDI. Tuy nhiên, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì hiệu quả đầu tư vốn thấp, doanh nghiệp lâu mới lấy lại vốn, vốn đầu tư khó có thể xoay vòng. Tóm lại, với những chính sách và cách thu hút đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài là yếu kém, không rõ ràng và kém hiệu quả. Về hệ thống khung pháp luật: Các doanh nghiệp lo ngại cùng với việc gia nhập WTO sẽ có nhiều luật lệ mới được ban hành nhưng việc thực thi chúng có thể bị chậm trễ. Chẳng hạn như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 7 năm nay luật Đầu tư dựa trên cơ sở thống nhất Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Đầu tư trong nước; còn Luật Doanh nghiệp thì thống nhất đối tượng áp dụng chung cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế như các luật riêng như trước đây, nhưng đến nay các nghị định hướng dẫn của hai luật này vẫn chưa được ban hành và vẫn còn nhiều tranh cãi. Điều đó có nghĩa là có một khoảng trống khi mà các luật cũ đã hết hiệu lực, nhưng luật mới lại chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Một số quan chức cấp cao nước ngoài cũng cho rằng một trong những hạn chế chủ yếu trong quy trình làm luật ở Việt Nam là việc thiếu các quy định hướng dẫn thực hiện khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không thể tận dụng được cơ hội do luật mới được ban hành tạo ra. Chẳng hạn như việc thành lập các chi nhánh thương mại (CNTM). Tuy Nghị định số 72 được ban hành thảng bảy vừa qua cho phép thành lập các CNTM nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện, phạm vi hoạt động của CNTM đến đâu hoàn toàn là điều chưa chắc chắn. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã cố gắng thay đổi những bộ luật cũ bằng những bộ luật mới song thiết nghĩ đề ra luật nhưng lại chưa có khả năng thực thi cao, chưa đồng bộ khiến nhiều người quan tâm và băn khoăn thì liệu các nhà đầu tư sẽ nghĩ gì? Về môi trường cạnh tranh ở Việt Nam Khi một nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, trước hết họ phải tìm hiểu và đánh giá môi trường cạnh tranh như thế nào, liệu Việt Nam có là nước tạo thuận lợi đầu tư cho người nước ngoài so với những nước trong cùng khu vực không? Thì câu trả lời của những nhà đầu tư nước ngoài đó là môi trường cạnh tranh của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Theo như những báo cáo của một số tổ chức thì Việt Nam là một trong những nước có giá cả so với thu nhập bình quân đầu người cao, đặc biệt là giá nhà đất. Các chi phí của nhà đầu tư cao bao gồm chi phí vận tải, thuê văn phòng, đóng góp an sinh xã hội và thiết bị sản xuất khiến các nhà đầu tư lo ngại. Bảng dưới đây là về so sánh giá cả với một số nước trong khu vực Đông Nam Á Hà Nội BangKok Manila Jakarta Kuala Lampur Thuê văn phòng (US$/m2/ tháng) 25 11 7 18 14 Chi phí giao thông (US$/ công-ten-nơ 40 feet tới t/p Yokohama, Nhật Bản) 1300 1200 850 990 575 Chi phí đóng góp của chủ doanh nghiệp tính trên lương tháng (lương hưu, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... - % lương tháng) 17 4 6.21 7.24 12 Các chi phí và lệ phí liên quan đến giao nhận tại các cảng biển và sân bay quá cao. Có 12 loại phí và lệ phí bất hợp lý mà doanh nghiệp phải nộp như phí lưu kho sân bay 1.200đ/kg, phí an ninh 230đ/kg, phí lao vụ 0,06 USD/kg, phụ phí xăng dầu 30USD/container 20 feet, 60USD/container 40 feet, hàng lẻ 2,5USD/m3, phí nâng hạ 300.000 -360.00đ/container 20 feet, thu phí đường bộ 80.000đ/lượt đối với xe tải 18 tấn trở lên. Giá điện cao hơn 50%, giá nước cao hơn 71% so với ASEAN, Trung Quốc.Do chi phí tăng quá cao so với các nước cùng khu vực nên khiến nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam mất lợi thế so với những nhà đầu tư đang hoạt động tại các quốc gia ở Châu Á. Một nguyên nhân nữa khiến các chi phí đầu vào cao là do Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ. Số liệu thống kê từ chương trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản và Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội còn cho thấy, đến thời điểm này, chỉ có ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp xe gắn máy là có thể đáp ứng đến 75% nhu cầu về phụ tùng, còn những ngành khác như dệt may, sản xuất xe hơi, điện tử gia dụng, da giày… đều phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu. Chẳng hạn như ngành dệt may hiện nhập khẩu tới 80% nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Chính vì ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự phát triển nên ngành công nghiệp ở một số thành phố nơi có tỷ lệ đầu tư FDI cao tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng lại có ít ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng còn thấp, một số ngành chủ yếu là gia công lắp ráp với phần lớn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Về sở hữu trí tuệ, bản quyền sản phẩm Sức mạnh của thương hiệu và bản quyền tác giả, sản phẩm là cái mà không thể bàn cãi, bất cứ một doanh nghiệp, một nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào Việt Nam cũng muốn thương hiệu được phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài thực tế đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc mất bản quyền sản phẩm, làm giả, hàng nhái cao khiến người tiêu dùng không còn niềm tin vào sản phẩm. Một ví dụ đó là việc bảo hộ không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ là một điều làm nản lòng đáng kể đối với các nhà đầu tư Mỹ. Việc thực thi vẫn là một nhược điểm chủ yếu, sao chép trái phép và làm hàng giả là những quan ngại nghiêm trọng, dù sản phẩm đó là: phim ảnh, âm nhạc, sách, phần mềm, dược phẩm Việc bảo hộ không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ là một trở ngại nghiêm trọng của việc đầu tư dựa trên trí thức vào một số lĩnh vực chủ chốt mà Việt Nam có nhiều hứa hẹn. Đối với phim ảnh và âm nhạc Mỹ thì việc sao chép trái phép ở Việt nam trên thực tế là 100%, còn với dược phẩm và một vài sản phẩm khác nạn hàng giả đang gây mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Hay một ví dụ khác nữa đó là hãng Microsoft là một trong những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên toàn thế giới, các sản phẩm phẩm mềm của hãng hầu hết được người tiêu dùng Việt Nam biết đến nhưng những người sử dụng phần mềm bản quyền là một con số rất ít, thậm chí ngay cả trong những cơ quan Nhà Nước vẫn sử dụng phần mềm không bản quyền, khiến các giới quan chức trong tập đoàn Microsoft phải đau đầu với những chiến lược khiến người tiêu dùng sử dụng phần mềm bản quyền. Trong các bản hiệp định ký kết song phương, Việt Nam có nói đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, bản quyền cho các thương hiệu, nhà đầu tư nước ngoài bằng những bộ luật thích hợp. Tuy nhiên thì trong các khâu sau như các thông tư, quyết định, hay các cơ quan quản lý và thực thi sở hữu trí tuệ còn bộc lộ rõ nhiều yếu kém. Hiện tại, có nhiều cơ quan cùng tham gia việc thực thi bảo hộ thương hiệu như Cục SHTT, Quản lý thị trường, Công an Kinh tế, Thanh tra khoa học công nghệ, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Toà án. Tuy nhiên, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Các thẩm phán thường thiếu kiến thức chuyên môn về SHTT, vì vậy khi xét xử, phải phụ thuộc vào ý kiến của nhiều cơ quan khác trước khi đưa ra phán quyết. Điều này làm cho quy trình xử lý vi phạm của toà án kéo dài và không hiệu quả. Do vậy, nhiều doanh nghiệp là nạn nhân của tình trạng đánh cắp và nhái thương hiệu đã buộc phải đàm phán trực tiếp với đối tượng vi phạm. Cách giải quyết không chính thức như thế này không những gây tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp mà còn tạo cơ hội cho tham nhũng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức xử phạt hành chính đối với vi phạm thương hiệu hiện nay từ 2 triệu đến 100 triệu đồng là còn quá thấp và không có tác dụng nhiều đến việc ngăn ngừa tình trạng làm hàng nhái hoặc hành vi đánh cắp thương hiệu. Việc xử phạt hình sự lại rất ít khi được áp dụng mà mức phạt cũng chỉ từ 20 đến 200 triệu đồng. Về nguồn nhân lực Một thách thức nữa khi các nhà đầu tư vào Việt Nam đó là nguồn nhân lực. Dẫu có biết rằng với một đất nước trẻ có một nguồn nhân lực dồi dào, đồng lương thấp hơn so với các nước trong cùng khu vực nhưng một vấn đề chủ yếu đó là liệu nguồn nhân lực này có thực sự đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp nước ngoài? Câu trả lời đó là thừa thì vẫn thừa, nhưng thiếu thì vẫn thiếu. Thừa do Việt nam có lực lượng lao động hùng hậu nhưng những người có trình độ tay nghề cao thì lại đang thiếu, số người đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài là rất ít bởi lẽ hệ thống giáo dục của Việt Nam thiên về lý thuyết hơn thực hành. Đã có bài báo nói rằng một người có bằng thạc sỹ vẫn thất nghiệp ở Việt Nam, thiết nghĩ liệu với hệ thống giáo dục có đáp ứng đủ những nhu cầu mà thực tế đang tồn tại? Cũng theo báo cáo của Jetro Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đủ lực lượng lao động và nhân viên công nghệ thông tin nhưng lại thiếu kỹ sư, cán bộ quản lý cấp trung gian và nhân viên nói được tiếng Nhật có trình độ. Nếu đánh giá kỹ sư và nhân viên kỹ thuật theo lĩnh vực chuyên môn, ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản chọn Việt Nam là một trong những nước gia công công nghệ thông tin (IT) tốt nhất trong số 5 nước được chọn làm IT nhiều nhất là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Hàn Quốc. Một trong những điểm đặc biệt của đội ngũ IT Việt Nam, cũng giống như người lao động Việt Nam nói chung, là có lợi thế về chi phí thấp, với tỷ lệ thấp hơn từ 20 – 30% so với nhân viên IT ở Trung Quốc có kỹ năng ở mức chấp nhận được. Đây cũng là lợi thế lớn nhất của nhân viên IT Việt Nam. Tuy nhiên, đội ngũ IT Việt Nam lại kém cạnh tranh hơn nếu so với khả năng nói tiếng Nhật của nhân viên IT Trung Quốc và so với trình độ công nghệ của nhân viên IT Ấn Độ.Ngoài nhân lực công nghệ thông tin, những công ty Nhật Bản đang cần nhân viên có trình độ ở Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí (58,5%) và điện, điện tử (41,5%), các tỷ lệ này trong toàn khu vực ASEAN lần lượt là 54,1% và 39,7%. Bên cạnh đó, các ngành kỹ thuật khác như vật liệu và luyện kim cũng được các công ty Nhật Bản đang có nhu cầu tuyển dụng ở Việt Nam.Nếu chia người lao động Việt Nam thành các nhóm công nhân, kỹ sư và cán bộ quản lý cấp trung gian thì lực lượng lao động nói chung được đánh giá khá dồi dào nhờ nhóm dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao. Thế nhưng các công ty được hỏi lại gặp phải khó khăn trong việc tuyển kỹ sư và cán bộ quản lý cấp trung gian. Theo số liệu điều tra, trên 50% các công ty Nhật khó tìm được kỹ sư có trình độ và cán bộ quản lý cấp trung gian ở Việt Nam - mức thấp nhất so với các nước trong khu vực do trong những năm gần đây, Việt Nam đón nhận luồng đầu tư mới tăng mạnh nhưng đội ngũ cán bộ có đủ kinh nghiệm lại chưa phát triển tương xứng. Về việc sử dụng các nguồn vốn ODA Như đã nói ở chương I, ODA cũng là một nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Nguồn vốn ODA ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này lại không hiệu quả ở Việt Nam. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này còn thiếu một quy hoạch và định hướng tổng thể. Hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới quản lý và sử dụng ODA chưa thật sự hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, nếu không nói là chưa rõ ràng, và có nhiều khác biệt so với các quy định của các nhà tài trợ, dẫn tới sự chậm trễ trong triển khai nhiều dự án. Nguồn vốn đối ứng nhiều khi chưa được bố trí kịp thời, đầy đủ. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án còn chậm trễ. Trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ, nhân viên tham gia quản lý còn hạn chế, yếu kém. Công tác tư vấn để lập quy hoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế các dự án ODA nhiều khi chưa đạt yêu cầu nên phải thay đổi, bổ sung, nhiều lần, gây lãng phí thời gian, chi phí... Trên đây là một số những thách thức chính khi các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam, bên cạnh những thách thức trên còn có tình trạng về hiện tượng tham nhũng tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát cao, người dân, báo đài thiếu nhận thức về các chiến lược đầu tư trong nước…mà tác giả vẫn chưa kịp nêu ra. Vậy giải pháp nào có thể gỡ bỏ những thách thức đó? Sau đây là chương giải pháp của bài tiểu luận. CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Giải pháp cho những nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam Về chính sách thu hút nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực, nhân công có tay nghề là hết sức cần thiết. Bằng những chính sách hỗ trợ nhân viên, lao động nâng cao tay nghề đó gọi là đào tạo nội bộ. Một ví dụ điển hình đó là sự hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đó là tập đoàn Microsoft. Trong một bài phỏng vấn với ông Craig Mundie, Giám đốc nghiên cứu và chiến lược của Tập đoàn Microsoft, ông Craig Mundie cho biết phía Microsoft sẽ ký một thoả thuận hợp tác liên minh chiến lược với công ty FPT trong thời hạn 3 năm. Đánh giá được tầm quan trọng về đào tạo tại Việt Nam, phía Microsoft sẽ cung cấp cho FPT một chương trình dành riêng để giúp đào tạo các sinh viên trở thành các chuyên gia công nghệ đẳng cấp cao. "Microsoft cũng sẽ hỗ trợ FPT trong việc triển khai công nghệ và các dịch vụ tới các quốc gia trong khu vực. Chúng tôi rất vui mừng khi có một liên minh chiến lược với một đối tác đầu tiên không chỉ riêng Việt Nam mà còn cả ở khu vực Đông Nam Á", ông Mundie nhấn mạnh. Ngoài ra, để thu hút công nhân có tay nghề, các nhà đầu tư nước ngoài cần phải có chính sách tiền lương thích hợp, chính sách bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế theo đúng luật của nước Việt Nam Về sở hữu trí tuệ, bản quyền sản phẩm: Các nhà đầu tư nước ngoài phải cùng các giới quản lý có chức năng tham gia vào quá trình bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, ngăn chặn tình trạng làm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín của nhà đầu tư và lòng tin của người tiêu dùng. Đối với những đối tượng tham gia thị trường làm hàng giả hàng nhái, doanh nghiệp nước ngoài cần phải có những biện pháp thích hợp, hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc điều tra và xử lý. Hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam trong công cuộc đổi mới nền kinh tế: Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới về kinh tế, vì vậy khi muốn thâm nhập đầu tư vào thị trường tiềm năng này, thiết nghĩ ban lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp nước ngoài cần hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc góp ý và xây dựng bộ luật doanh nghiệp cũng như luật đầu tư được tốt hơn. Vai trò hỗ trợ của doanh nghiệp nước ngoài là vô cùng quan trọng, hai bên cần phải hợp tác thì mới cùng có lợi. Giải pháp của Việt Nam đối với những nhà đầu tư quốc tế Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2006-2010, tổng đầu tư toàn xã hội ước tính khoảng 2.200 nghìn tỉ đồng, tương đương 139,4 tỉ USD, bằng khoảng 40% GDP. Nguồn vốn đầu tư này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ ngân sách nhà nước, khu vực tư nhân trong và ngoài nước, từ nguồn vốn ODA và nhiều nguồn khác với vốn nước ngoài khoảng 48,8 tỉ USD, chiếm khoảng 35% tổng đầu tư. Cơ cấu vốn nước ngoài dự kiến bao gồm 18 - 19 tỉ USD vốn FDI thực hiện, 11 - 12 tỉ USD vốn ODA giải ngân, phần còn lại là các nguồn vốn bên ngoài khác (vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, chứng khoán,...) dự kiến khoảng 9 tỉ USD và vốn đầu tư từ nguồn kiều hối là 12 tỉ USD. Do vậy, để đạt được mục tiêu kế hoạch huy động nguồn lực bên ngoài nêu trên cả về chất và lượng, công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư từ bên ngoài trong giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo cần quán triệt những quan điểm chủ đạo sau: - Bảo đảm tính chủ động và tự chủ quốc gia trong suốt quá trình thu hút và sử dụng ODA và FDI, từ khâu nghiên cứu định hướng chính sách cho đến quá trình tổ chức thực hiện. - Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, bảo đảm khả năng trả nợ và tránh những rủi ro của đầu tư nước ngoài như đã từng xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu á ở các quốc gia khác. - Lựa chọn nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài (ODA, FDI) một cách phù hợp trong sự kết hợp với các nguồn đầu tư phát triển khác để đáp ứng các yêu cầu phát triển ưu tiên theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, bộ, ngành và địa phương. - Các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cần thiết được sử dụng để hỗ trợ cho nhau, bổ sung và là nguồn lực xúc tác đối với tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tiến bộ xã hội. Đồng thời, trong thời gian tới, để bảo đảm sử dụng nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cần thực hiện việc thu hút và sử dụng nguồn lực bên ngoài theo những phương hướng chủ yếu sau: - Tập trung nguồn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là ODA, trước hết cho việc hoàn thiện và phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, ưu tiên các dự án quốc gia, liên vùng, liên ngành có tác động mạnh và hiệu suất lan tỏa cao đối với tăng trưởng, phát triển cho giai đoạn hiện tại, tạo gối đầu và các tiền đề bền vững cho giai đoạn sau năm 2010. Đối với nguồn vốn FDI, khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực thúc đẩy chuyển giao công nghệ cao, công nghệ nguồn như năng lượng mới, vật liệu mới; các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, phục vụ tiêu dùng trong nước; mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo cam kết quốc tế, khuyến khích các ngành dịch vụ ngân hàng, tài chính, bưu chính - viễn thông... - Khuyến khích đầu tư và có cơ chế nhằm thu hút nguồn vốn bên ngoài vào các địa phương nghèo có nhiều khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, có tính đến trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương. - Ưu tiên các dự án sử dụng vốn nước ngoài trong phát triển năng lực và phát triển thể chế. Chú trọng phát triển năng lực phân tích và hoạch định chính sách, năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của bộ máy quản lý các cấp, cả ở khu vực công lẫn khu vực tư. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tran

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69719.DOC
Tài liệu liên quan