MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ QÚA TRÌNH GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM 2
1.1 Những nét chính về WTO 2
1.2 Vai trò của WTO 3
1.3 Các nguyên tắc của WTO 4
1.4. Những lý do của tự do hoá thương mại 4
1.5. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 7
1.5.1 Cam kết đa phương 7
1.5.2 Cam kết về thuế nhập khẩu 9
1.5.3 Cam kết về mở của thị trường dịch vụ 9
CHƯƠNG II: HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 11
2.1. Tình hình nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 11
2.2. Các cam kết và Lộ trình cắt giảm thuế hàng nông sản của Việt Nam 13
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 14
3.1 Thách thức 14
3.1.1.Thách thức của việc cắt giảm thuế và mở cửa thị trưởng đối với sản xuất nông nghiệp 14
3.1.2 Thách thức đối với việc xoá bỏ trợ cấp đối với hàng nông sản 15
3.2 Biện Pháp tháo gỡ 15
3.2.1 Đối với chính phủ - những biện pháp mang tầm vĩ mô 15
3.2.2 Đối với doanh nghiệp 17
KẾT LUẬN 17
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc gói gọn trong 30 vạn trang. Ðây là bộ quy tắc khổng lồ, giúp điều tiết toàn bộ thương mại toàn cầu.
1.3 Các nguyên tắc của WTO
* Không phân biệt đối xử: không một nước nào được có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình (nghĩa là phải dành cho họ một cách công bằng qui chế “đối xử tối huệ quốc” hay còn gọi là quy chế MFN) cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và người nước ngoài (nghĩa là phải dành cho họ quy chế “đối xử quốc gia”);
* Tự do hơn: xoá bỏ rào cản thông qua con đường đàm phán.
* Dự đoán trước được: phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tuỳ tiện các rào cản thương mại (gồm hàng rào thuế quan và phi thuế quan); mức thuế quan và các cam kết mở cửa thị trường được “ràng buộc” tại WTO.
* Cạnh tranh hơn: hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá, nghĩa là bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm nhằm mục đích chiếm thị phần;
* Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển: cho họ một thời hạn dài và linh động hơn, cùng một số đặc quyền thương mại.
1.4. Những lý do của tự do hoá thương mại
Quan điểm kinh tế về một hệ thống thương mại mở trên cơ sở những nguyên tắc được thoả thuận đa biên tương đối đơn giản và chủ yếu xuất phát từ xu hướng chung của thương mại. Không những thế, nó còn được ủng hộ bởi thực tiễn thương mại thế giới và sự tăng trưởng kinh tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thuế quan đối với hàng công nghiệp đã giảm nhanh chóng và hiện nay trung bình ở dưới mức 5% tại các nước phát triển. Trong vòng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, tăng trưởng kinh tế thế giới đạt mức bình quân 5%/năm, một phần là nhờ việc giảm bớt các rào cản thương mại. Thương mại thế giới tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, với tỷ lệ trung bình khoảng 8% trong giai đoạn nói trên.
Số liệu thống kê cho thấy có một mối liên hệ không thể phủ nhận giữa tự do hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế. Theo học thuyết kinh tế, mối liên hệ này được lý giải một cách hết sức khoa học. Tất cả các nước, kể cả các nước nghèo đều có những nguồn lực như nhân lực, công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, tài chính mà họ có thể khai thác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa hoặc nước ngoài. Khoa học kinh tế cho thấy chúng ta có thể thu lợi khi hàng hoá và dịch vụ được thương mại hoá.
Nói một cách đơn giản, nguyên tắc “lợi thế so sánh” chỉ ra rằng các nước làm giàu trước tiên bằng cách tận dụng các nguồn lực sẵn có để tập trung sức lực vào những lĩnh vực mà họ có điều kiện sản xuất tốt nhất, tiếp đến bằng cách trao đổi những sản phẩm này lấy những sản phẩm mà những nước khác có thể sản xuất với những điều kiện tốt nhất.
Nói cách khác, chính sách thương mại tự do hay chính sách đảm bảo cho hàng hoá và dịch vụ tự do lưu thông là làm gia tăng cạnh tranh, khuyến khích khả năng sáng tạo và tạo ra thành công. Chính sách thương mại tự do này giúp người ta thu được thêm nhiều lợi nhuận từ việc sản xuất ở điều kiện tốt nhất, với kế haọch hoàn hảo nhất và giá thành thấp nhất.
Tuy nhiên, thành công trong thương mại không phải là một hiện tượng tĩnh. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hoàn hảo đối với một sản phẩm nào đó có thể trở nên kém cạnh tranh hơn một doanh nghiệp khác khi thị trường phát triển hay khi công nghệ mới cho phép tạo ra những sản phẩm với giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Nhà sản xuất được khuyến khích thay đổi để tự thích nghi từng bước và tránh bị tổn thất. Họ có thể tạo ra các sản phẩm mới, tìm thấy cơ hội làm ăn mới trong lĩnh vực hoạt động sẵn có của mình hay lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ.
Kinh nghiệm cho thấy khả năng cạnh tranh cũng có thể chuyển từ nước này sang nước khác. Một nước có nhiều điều kiện thuận lợi nhờ giá nhân công rẻ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể bị mất khả năng cạnh tranh đối với một số hàng hoá và dịch vụ với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhờ tác dụng khuyến khích của việc mở cửa nền kinh tế, nước này có thể lại trở nên cạnh tranh đối với hàng hoá hay dịch vụ khác. Nói chung, đây là một quá trình dần dần.
Tuy nhiên, ý định từ chối đương đầu với thách thức mà các mặt hàng nhập khẩu có khả năng cạnh tranh đặt ra vẫn tồn tại dai dẳng. Và chính phủ các nước giàu có thể bị cám dỗ bởi các biện pháp bảo hộ nhằm có được lợi thế về mặt chính trị ngắn hạn thông qua việc trợ cấp, đề ra những thủ tục hành chính rắc rối, viện cớ vì các mục đích chung hợp pháp như gìn giữ môi trường hay bảo vệ người tiêu dùng nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước
Bảo hộ làm cho các nhà sản xuất trong nước trở nên cồng kềnh, không hiệu quả, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm lỗi thời hoặc kém hấp dẫn. Và cuối cùng, mặc dù được nhà nước bảo hộ và trợ cấp, các nhà máy vẫn phải đóng cửa và cắt giảm việc làm. Nếu chính phủ các nước khác trên thế giới cũng áp dụng những chính sách tương tự thì thị trường sẽ bị thu hẹp và hoạt động kinh tế thế giới sẽ trở nên trì trệ. Một trong những mục tiêu mà chính phủ các nước theo đuổi tại các cuộc đàm phán WTO là ngăn chặn để không bị trượt vào vòng xoáy bảo hộ, vốn được xem là một biện pháp đi ngược lại với mục đích mà các quốc gia thành viên đang tìm kiếm
Lợi thế so sánh
Giả sử rằng nước A giỏi hơn nước B về chế tạo ô tô và nước B làm bánh mì ngon hơn nước A (các nhà lý luận cho rằng so sánh như vậy là khập khiễng). Rõ ràng, vì lợi ích của mình, A sẽ chuyên vào việc sản xuất ô tô còn B chuyên vào việc làm bánh mì, sau đó hai bên trao đổi sản phẩm với nhau. Đây là ví dụ về lợi thế tuyệt đối.
Nhưng điều gì xảy ra nếu một nước không có thế mạnh trong bất cứ một lĩnh vực nào? Vậy thì thương mại có gạt bỏ tất cả các nhà sản xuất của nước này ra khỏi thị trường không? Theo Ricardo thì không. Điều này được lý giải bằng nguyên tắc lợi thế so sánh.
Theo nguyên tắc này, các nước A và B luôn luôn mong muốn trao đổi thương mại với nhau, ngay cả khi A giỏi về mọi mặt. Nếu A là một nước sản xuất ô tô rất giỏi và chỉ là một nước sản xuất bành mì tương đối giỏi, A sẽ luôn mong muốn đầu tư vào lĩnh vực mà mình giỏi hơn cả - nghĩa là sản xuất ô tô - và xuất khẩu ô tô sang B, nước tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà mình nắm rõ nhất - nghĩa là làm bánh mì - và bán sản phẩm đó sang A, cho dù B làm bánh không giỏi bằng A. Như vậy thương mại vẫn có lợi cho cả hai bên. Một nước không cần phải giỏi trong lĩnh vực nào mới có thể tận dụng được thương mại. Đó là lợi thế so sánh.
Học thuyết này do nhà kinh tế học Đavi Ricardo tìm ra. Đây là một trong những học thuyết được nhiều nhà kinh tế chấp nhận nhất. Học thuyết này cũng gây ra nhiều nhầm lẫn nhất đối với giới kinh tế không chuyên vì họ luôn nhầm học thuyết này với lợi thế tuyệt đối. Chẳng hạn chúng ta thường nghe nói rằng một số nước chẳng có lợi thế so sánh nào cả. Thực tế, điều này không bao giờ xảy ra.
1.5. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
1.5.1 Cam kết đa phương
Theo kết quả đàm phán, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh.
Các cam kết chính trong vấn đề đa phương là: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn 31/12/2018.
Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO (riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trã đũa nhất định). Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của nước ta.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may).
Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
Về quyền kinh doanh (quyền xuất nhập khẩu hàng hóa): Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm).
Cam kết của Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, DN và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí…
Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, các thành viên WTO đồng ý cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO. Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phấn trăm. Đối với bia, sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.
Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp thương mại nhà nước, cam kết trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt dộng DNNN. Tuy nhiên, nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của DN như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của DNNN không phải là mua sắm Chính phủ.
Về tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại DN: Điều 52 và 104 của Luật DN quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của công ty TNHH và Công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại diện ít nhất là 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có thể vô hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công ty
Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một DN nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.
Về cam kết thực hiện minh bạch hóa, ngay từ khi gia nhập Việt Nam sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí, trang tin điện tử của bộ, ngành.
Một số cam kết liên quan khác: thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác.
Về đa phương, Việt Nam còn đàm phán một số vấn dề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại… Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.
1.5.2 Cam kết về thuế nhập khẩu
Mức cam kết chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.
Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.
Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Bên cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải.
Cam kết của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO (giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp). Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Về hạn ngạch thuế quan, bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.
1.5.3 Cam kết về mở của thị trường dịch vụ
Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này.
Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.
Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ… Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dịch vụ viễn thông, Việt Nam có thêm một số nhận nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do DN Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các các doanh nghiệp nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép).
Dịch vụ phân phối, về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt só với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập DN 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. DN có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể.
Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập.
Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%).
Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO
Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.
CHƯƠNG II
HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
2.1. Tình hình nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam là nước đất chật, người đông, bình quân đất canh tác chỉ có 0,3 ha/hộ. Nhưng, nước ta có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu được xếp hạng trên thế giới: gạo (có lúc xếp thứ 2, có lúc thứ 3 thế giới); cà phê (đứng thứ 2 thế giới), tiêu (số 1 thế giới), điều (số 2 thế giới), chè chúng ta có sản lượng đứng thứ 8 thế giới, hải sản, thủy sản cũng được xếp thứ 8, 9 thế giới. Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu đạt thấp.
Ví dụ cụ thể như sau:
Chất lượng trái cây ngoại nhiều khi không ngon bằng trái cây Việt Nam, nhưng vẫn được chấp nhận và lấn lướt trái cây nội địa. Chẳng hạn cam sành Bến Tre hương và vị thơm ngon không thua kém cam Mỹ, giá chỉ 25.000 đồng/kg, trong khi đó cam Mỹ giá 45.000 đồng/kg, nhưng không phải ai cũng dùng cam sành. Tương tự, trên các quầy trái cây, sầu riêng Thái Lan vẫn chiếm giữ số lượng lớn mặc dù giá và vị ngon vẫn không hơn sầu riêng Cái Mơn.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng nhì thế giới, nhưng theo biểu giá của Australian Commodity Statistics 2005, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 6 nước xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá 218USD, trong khi đó, Thái Lan vừa đứng đầu về số lượng, vừa có giá cao hơn Việt Nam 60,33 USD/tấn. Cao nhất là Úc xuất với giá 509,9 USD/tấn.
Sở dĩ Chất lượng hàng nông sản Việt Nam bị như trên là do các lý do sau:
Cây và giống cây chất lượng kém
Nếu nói về sự thế yếu của trái cây, ngoài năng lực hạn chế trong việc xây dựng thương hiệu, làm marketing, khả năng xúc tiến xuất khẩu… thì nguyên do nữa là bị thả nổi về cây giống. Nhà nước không có chính sách rõ ràng và không có hệ thống sản xuất và cung ứng giống.
Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã tạo ra nhiều giống lúa tốt, hạt gạo Việt Nam sản xuất ra không thua kém gạo các nước, thành công của Việt Nam là đã tạo được giống lúa cực sớm, và thành công lớn nhất là đã tạo thành công giống lúa cao sản. Thế nhưng thị trường gạo chất lượng cao trên thế giới vẫn do Thái Lan, Úc nắm giữ.
Nguyên do, theo chính các nhà khoa học thừa nhận, các chủng lúa sản xuất ra cứ được mặt này thì mất mặt kia: cao sản thì thân yếu dễ ngã, dễ rụng, còn chất lượng thơm ngon thì nhiều lép, cuống dai, kháng bệnh kém, dễ bị sâu rầy, bà bên cạnh đó là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến.
Thói quen chỉ thấy cái lợi trước mắt đã khiến người người sản xuất không chịu tuân thủ quy trình sản xuất và sử dụng cây giống. Một cây giống sản xuất ra theo đúng quy trình trong nhà lưới, lồng kính có giá thành đắt gấp đôi, gấp ba cây nhân nhân thông thường ngoài trời, khiến người sản xuất giống thấy lợi đã làm, mà người mua thì ham rẻ mặc dù vẫn biết rằng chất lượng kém. Chính vì vậy mà lâu ngày cây thoái hóa, nhiễm bệnh, chất lượng quả ngày càng sụt giảm, thua trái cây ngoại là đương nhiên, những nguyên nhân khác như công tác nhân giống không được đồng loạt, dẫn đến chậm trễ việc nhân rộng diện tích cây trồng. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa tới với người nông dân. Nông dân chưa hưởng được chính sách ưu đãi, mà phải mua giống với giá cao, nhưng lúa thu hoạch bán ra vẫn theo giá lúa bình thường. Vì vậy người trồng đã không mặn mà với chương trình giống mới.
Kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch yếu kém
Công nghệ sau thu hoạch không được coi trọng nên việc thất thoát rất lớn, khiến giá thành của sản phẩm không thể hạ thấp. Cây lúa là thế mạnh của nông sản xuất khẩu, nhưng hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, lúa chín rục mới được thu hoạch. Thu hoạch xong phơi luôn ngoài đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thất thoát sau thu hoạch của lúa Việt Nam từ 10% đến 17%, có khi lên đến đến 30%!
Chưa có đầu tàu để dẫn dắt người nông dân
Có một điều dễ thấy, là hiện nay, những chủng loại trái cây nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long như sầu riêng Chín hóa, Bưởi da xanh Hai Hoa, xoài cát Thanh Sơn… hầu hết đều do người nông dân tự mày mò, rồi tự nhân giống lấy, chứ không phải của các viện nghiên cứu hay các nhà khoa học tạo ra. Những thành quả đó là đáng ghi nhận, nhưng nếu thiếu sự tác động của Nhà nước là đã bỏ qua cơ hội để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Đó là điều lý giải vì sao chỉ với 260.000ha, nhưng trái cây Thái Lan đi khắp thế giới,
Tóm lại trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập, Việt Nam chỉ có con đường duy nhất là đầu tư công nghệ cho nông dân, bên cạnh đó là có một chiến lược bài bản và bàn tay tổ chức của Nhà nước.
Chiến lược trong sản xuất và xuất khẩu nông sản tốt nhất nên bắt đầu từ chính sách từ trên xuống. Chỉ có cách này mới tạo ra một nền công nghiệp thực sự trong nông nghiệp. Chính vì sự thiếu chiến lược tổng thể đó mà nền sản xuất nông nghiệp vẫn cứ manh mún, nhỏ lẻ và rời rạc như những mảnh vườn của người nông dân. Những mảnh vườn muôn màu sắc đem lắp ghép lại không thể thành bức tranh muôn màu, mà chỉ làm nổi rõ hơn sự pha tạp.
2.2. Các cam kết và Lộ trình cắt giảm thuế hàng nông sản của Việt Nam
- Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
- Thuế suất cam kết cuối cùng đối với các mặt hàng của ta trong WTO là 13,4%, giảm so với mức hiện hành là 23%. Lộ trình giảm thuế này của ta là 3-5 năm, có mặt hàng 7-11 năm.
- Đối với hàng nông sản, thuế suất cam kết cuối cùng là 21%, mức cắt giảm so với hiện hành là 10,6%. So với tổng thể mức thuế tôi nói ở trên là 23%, nông sản là 10,6%, chứng tỏ đã có một sự quan tâm nhất định về bảo hộ hàng nông sản.
- Mặt hàng nông sản nào hiện có thuế suất 40-50%, ví dụ một số mặt hàng nông sản chế biến thì sẽ phải giảm xuống, có mặt hàng cắt giảm ngay.
Ví dụ thuế hiện hành của cá và sản phẩm cá là 29,3% thì thuế tại thời điểm gia nhập là 29,1%, còn thuế suất cam kết cuối cùng là 18,1% và thời hạn cắt giảm kéo dài tới 5 năm. Hay thịt bò giảm từ 20% xuống 14% sau 5 năm, thịt lợn từ 30% xuống 15% sau 5 năm, sữa nguyên liệu giảm khi gia nhập là 20%, nhưng thuế cuối cùng là 18% sau 2 năm, sữa thành phẩm giảm 30% xuống 25% sau 5 năm..
CHƯƠNG 3
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
3.1 Thách thức
3.1.1.Thách thức của việc cắt giảm thuế và mở cửa thị trưởng đối với sản xuất nông nghiệp
- Việc giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản theo thỏa thuận với Mỹ mà trước hết là thịt bò, thịt heo, thì sản phẩm trong nước cạnh tranh sẽ rất khó khăn, bởi giá thành chăn nuôi trong nước hiện rất cao. Ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác.docx