Tiểu luận Những thực trạng chung trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.Khái quát về Ngân hàng thương mại 3

2. Nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại 4

3. Các hình thức của nghiệp vụ tín dụng tài trợ Xuất Nhập khẩu 8

CHƯƠNG 2: NHỮNG THỰC TRẠNG CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Tổng quan về hoạt động XNK và TTQT tại Việt Nam 21

2. Thực trạng các hình thức tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM Việt Nam 26

3. Những hạn chế trong quá trình thực hiện tín dụng XNK 44

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

1. Định hướng hoạt động và một số dự báo về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian tới. 48

2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu 50

 

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những thực trạng chung trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trợ Sơ đồ Forfaiting thông thường 3.7 Bảo lãnh Trong mua bán quốc tế, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm chắc khả năng tài chính và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, nên yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức (ngân hàng) đứng ra bảo lãnh thanh toán. Ngược lại do không biết hoặc không tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu bên xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng dùng để vay vốn nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính…Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nước ngoài. Các hình thức bảo lãnh: Mở thư tín dụng trả chậm Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên hối phiếu Phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài Lập giấy cam kết trả nợ với nước ngoài. CHƯƠNG 2 NHỮNG THỰC CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Tổng quan về hoạt động XNK và TTQT tại Việt Nam Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Năm 1875, ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam được thành lập. Tuy nhiên suốt thời gian tồn tại cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ngân hàng Đông Dương chỉ như nơi cất giữ, chuyển tiền cho ngân hàng mẹ ở Paris và phục vụ các nhu cầu tài chính của giới cầm quyền thực dân. Các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế rất hạn chế. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, sáu năm sau, ngày 6/5/1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam-nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập. Trong những năm đầu do đang trong kháng chiến chống Pháp nên hầu như chưa thực hiện thanh toán quốc tế. Sau hòa bình lập lại ở miền Bắc, kinh tế bắt đầu khôi phục và phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại được thiết lập với các nước, chủ yếu là khu vực Xã hội chủ nghĩa, nghiệp vụ thanh toán quốc tế hình thành, chủ yếu là các hoạt động chuyển tiền. Năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra đời, chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế-trong đó có thanh toán quốc tế. Ở miền Nam từ 1954 đến 1975 dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ, các ngân hàng cũng chỉ hoạt động thanh toán quốc tế rất hạn chế. Từ năm 1975, nước ta bị bao vây, cấm vận; kinh tế suy thoái, khủng hoảng. Hoạt động kinh tế đối ngoại hầu như vẫn chỉ với các nước Xã hội chủ nghĩa, chủ yếu thanh tóan bù trừ Clearing bằng đồng rúp chuyển nhượng và chỉ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam độc quyền thực hiện. Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới, trong đó kinh tế đối ngoại được chú trọng phát triển với khái niệm “Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước”. Cùng với việc Mỹ, Trung Quốc và các nước khác bỏ chính sách bao vây cấm vận, từ năm 1990, kinh tế đối ngoại tăng trưởng mạnh. (Trích: Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam) 1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam: 1.2.1 Doanh số: Cùng tăng trưởng kinh tế đối ngoại, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế cũng gia tăng mạnh. Từ năm 1991, nhiều ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, tới nay đã có gần 60 ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động này. Doanh số thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam 1991 – 2005 Năm 1991 1995 2000 2003 2005 Doanh số (triệu USD) 2900 12731 25800 39500 60032 Số NHTM 1 4 38 50 59 (Trích: Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam) Biểu đồ trên đã thể hiện rõ sự tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ của doanh số thannh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2005. Năm 1991, doanh số mới chỉ dừng lại ở 2,9 tỉ USD. Đến năm 1995, doanh số tăng lên 4,39 lần với 12,7 tỉ USD và vẫn tiếp tục tăng mạnh hơn trong vòng 10 năm kế tiếp. Kết quả là cuối năm 2005, doanh số đã đạt trên 60 tỉ USD, tức là gấp 20,7 lần so với năm 1991. Thị phần thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam Đơn vị: % CHỈ TIÊU 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2005 Tổng thị phần 100 100 100 100 100 100 100 100 NHTM Q.Doanh Quốc Doanh 82 66.2 66.2 60.7 61.7 61 62.4 63.4 VIETCOMBANK 66.1 49.8 47 44.1 41 42.7 43.9 54.3 INCOMBANK 9 7.7 8.9 5.2 4.6 4.9 5.2 13.4 BIDV 1.9 2.1 2.2 3.2 4.5 4.3 4.1 16.9 AGRIBANK 5 6.6 8.1 8.2 11.6 9.1 9.2 15.4 NHTM khác 8 33.8 33.8 39.3 38.3 39 37.6 35.2 Tuy có 59 ngân hàng thương mại tham gia, song 4 ngân hàng thương mại Nhà nước là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương chiếm thị phần thanh toán quốc tế chủ yếu, trong đó lớn nhất vẫn là Ngân hàng Ngoại thương. So với kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh số thanh toán quốc tế qua hệ thống ngân hàng hàng năm đều chiếm trên 80%. Tỷ lệ còn lại thuộc về một số trường hợp như đổi hàng, thanh toán trực tiếp tại biên giới bằng tiền mặt…. Như vậy, có thể nói hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại gắn chặt và là điều kiện không thể thiếu để thực hiện kinh tế đối ngoại nói chung, kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Các nghiệp vụ: Các ngân hàng thương mại đã áp dụng hầu hết các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, thư tín dụng, bảo lãnh,…) theo các quy tắc và thông lệ quốc tế, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn các nghiệp vụ phù hợp. Trong những năm gần đây, một số ngân hàng thương mại – nhất là NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam áp dụng thành công thanh toán biên mậu tại biên giới Việt Trung. Từ cá nghiệp vụ chuyển tiền, ghi sổ, tới nay đã mở rộng thực hiện thư tín dụng, bảo lãnh bằng đồng bản tê đưa thanh toán biên giới trở thành một phương thức thanh toán quốc tế. Kỹ thuật công nghệ: Từ năm 1995, Việt Nam bắt đầu tham gia SWIFT. Tới nay đã có 43 ngân hàng thương mại Việt Nam là thành viên của hệ thống SWIFT. Khối lượng thanh toán qua SWIFT hiện đã chiếm trên 96% doanh số. Nhờ vậy, việ thanh toán được tiến hành nhanh nhạy, chính xác và an toàn theo chuẩn quốc tế. Các ngân hàng thương mại, đặc biệt ngân hàng thương mại nhà nước đã có đổi mới mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Hệ thống tin học nối mạng hầu hết chi nhánh cấp 1, cấp 2. Thanh toán trong nước nhanh chóng, an toàn cũng góp phần quan trọng vào thành công của thanh toán quốc tế vì chu trình thanh toán quốc tế và trong nước luôn gắn liền với nhau. Đến đây có thể nhận xét: Tự chỗ chỉ có một NHTM hoạt động thanh toán quốc tế với doanh số vài trăm triệu USD một năm và một vài nghiệp vụ đơn giản, hạn hẹp, chỉ sau 15 năm ở Việt Năm đã hình thành hệ thống các NHTM hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ ngân hàng quốc tế hiện đại. Doanh số thanh toán quốc tế tăng 20 đến 30% một năm. Các NHTM Việt Nam xây dựng được uy tín và vị thế khá cao trong lĩnh vực thanh toán quốc tế trên thế giới. Mặc dù có một vài thời điểm khó khăn như năm 1997, 1998 với L/C trả chậm, hoặc một vài tranh chấp trong thanh toán quốc tế nhưng cơ bản cho tới nay, các ngân hàng thương mại vẫn được đánh giá cao – đặc biệt so với nhiều nước chuyển đổi kinh tế từ tập trung bao cấp sang thị trường hoặc các nước đang phát triển. 2. Thực trạng các hình thức tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM Việt Nam 2.1. Cho vay thanh toán bằng L/C Tại Việt Nam, thanh toán xuất nhập khẩu thông qua L/C là hình thức phổ biến nhất và đem lại doanh thu không ngừng tăng lên cho các ngân hàng. Đây là hình thức mà các ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Các qui định trong L/C dựa trên Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Hiện nay UCP 600 đã có hiệu lực từ 1/1/2007. Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, cả hai bên nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định. Các hình thức thanh toán L/C cung cấp bởi NHTM Việt Nam: Thư tín dụng không huỷ ngang, không xác nhận: Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành. Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận của một ngân hàng khác: Bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể ngân hàng phát hành có thanh toán hay không. Xét theo thời gian thanh toán: Thư tín được thực hiện theo hình thức trả ngay hoặc trả chậm. Các hình thức thư tín dụng đặc biệt khác: Thư tín dụng dự phòng, Thư tín dụng tuần hoàn, Thư tín dụng chuyển nhượng, Thư tín dụng giáp lưng. Trình tự thủ tục thực hiện thanh toán L/C tại các NHTM Việt Nam a) Thanh toán bằng L/C nhập khẩu Yêu cầu mở L/C : Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C: - L/C phát hành bằng vốn tự có, người nhập khẩu ký quỹ đủ 100% - L/C phát hành bằng vốn tự có, người nhập khẩu không ký quỹ đủ 100% - L/C phát hành bằng vốn vay của Ngân hàng Đơn yêu cầu mở L/C: - Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu) - Bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất  nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu) -  Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện). - Đơn xin vay vốn (đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA…). Kiểm tra nội dung L/C Sau khi Ngân hàng phát hành L/C, người nhập khẩu sẽ nhận được một bản sao L/C đó để xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu L/C của mình đồng thời thông báo ngay cho ngân hàng những sai lệch nếu có. Sửa đổi L/C - Thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo Mẫu) - Văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có) Nhận và kiểm tra chứng từ Người nhập khẩu kiểm tra đối chiếu giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được, trường hợp có khác biệt, trong vòng 03 ngày làm việc, cần thông báo gấp cho ngân hàng để khiếu nại ngân hàng nước ngoài. Yêu cầu phát hành Bảo lãnh/ uỷ quyền nhận hàng theo L/C          Điều kiện: Người nhập khẩu cần ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc ủy quyền cho ngân hàng khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán. Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: - Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh (theo Mẫu) - Bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không - Bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: - Thư yêu cầu phát hành Uỷ quyền nhận hàng (theo Mẫu) - Bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là Ngân hàng phát hành L/C - Bản sao hoá đơn Ký hậu vận đơn đường biển: - Thư yêu cầu ký hậu vận đơn (theo Mẫu) - Bản gốc vận đơn đường biển - Bản sao hoá đơn Thanh toán L/C: Ngân hàng thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C. Huỷ bỏ L/C Ngân hàng không chấp nhận huỷ L/C trong trường hợp: - Người nhập khẩu đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của Ngân hang phát hành L/C. - Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng chưa được sự chấp nhận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan. b) Thanh toán bằng L/C xuất khẩu 1. Nhận L/C: Người xuất khẩu nhận L/C từ ngân hàng phát hành 2. Kiểm tra L/C Người xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy có sai sót thì yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng mở L/C. 3. Giao hàng và lập chứng từ giao hàng Nếu chấp nhận L/C nhận được, người xuất khẩu phải chuẩn bị hàng hóa và phải giao hàng đúng thời gian quy định, kèm theo tất cả các chứng từ đã yêu cầu trong L/C. 4. Xuất trình chứng từ tại Ngân hàng thông báo - Xuất trình kèm bản gốc L/C (có dấu và chữ ký, ngày ký của người có thẩm quyền của Ngân hàng thông báo) và các bản gốc của các sửa đổi L/C liên quan đã được xác thực. - Bản gốc thông báo L/C và các bản gốc thông báo sửa đổi L/C của Ngân hàng thông báo. Giá trị đòi thanh toán phải tương ứng với giá trị của lần giao hàng cần thanh toán. 5. Thanh toán L/C Căn cứ theo “Thư yêu cầu thanh toán”, người xuất khẩu sẽ được thanh toán hoặc khi nhận được tiền từ ngân hàng nước ngoài, hoặc thanh toán ngay một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu chứng từ. 2.1.3 Tình hình thanh toán L/C của các NHTM Việt Nam a) L/C nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam Nguồn: Swift Traffic (Trích từ JP Morgan Traning for Incombank) Nhìn chung, số L/C nhập khẩu phát ra của các ngân hàng Việt Nam gấp nhiều lần số L/C xuất khẩu nhận được. Điều này dễ dàng được lý giải dựa trên tình hình kinh tế thực tại vì Việt Nam hiện đang là một nước nhập siêu. Xét theo phạm vi khu vực thì 89% L/C nhập khẩu được chuyển tới Châu Á Thái Bình Dương, trong khi châu Âu chỉ có 8% và châu Mỹ là 2%. Trong đó, chủ yếu tập trung vào Trung Quốc (17%), Singapore (15%), Hàn Quốc (12%), Nhật Bản (9%) và Đài Loan (8%). L/C xuất khẩu phát hành từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm 67%, từ châu Mỹ 23% và châu Âu 6% tổng số L/C xuất khẩu mà các NHTM Việt Nam nhận được trong năm 2006. Trong đó, chủ yếu là L/C xuất khẩu nhận được từ Hàn Quốc (26%), Nhật Bản (12%), tiếp đến là Đài Loan (7%), Mỹ (5%), Hồng Kông (5%) và Trung Quốc chỉ có 3%. Như vậy các L/C chủ yếu được lưu chuyển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Điều này là hợp lí vì các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều nằm trong khu vực này: Năm 2006 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc (16.6%), Đài Loan (10.9%), Nhật (10.6%) , Hàn Quốc (8.7%). Đối với xuất khẩu các thị trường chủ lực là Mỹ (23.1%), Nhật Bản (15.4%), Australia (10.8%), Trung Quốc (8.9%) và Singapore (4.8%) 4.2. Doanh số thanh toán L/C của các NHTM Các NHTM Việt Nam hiện nay đều rất chú trọng mở rộng công tác cho vay XNK, đây là hoạt động cần có sự phối hợp chặt chẽ nghiệp vụ giữa các phòng ban đặc biệt là phòng Quan hệ Khách hàng và phòng Thanh toán XNK bởi các hình thức tín dụng được cấp dựa trên các phương tiện thanh toán quốc tế mà doanh nghiệp sử dụng. Các ngân hàng như Vietcombank, Eximbank, BIDV, Agribank, Techcombank, Incombank… đã xây dựng được uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán XNK, ngày càng có nhiều doanh nghiệp XNK sử dụng dịch vụ và xin tài trợ tại các ngân hàng trên. Nhìn vào doanh số cho vay XNK theo hình thức thanh toán ta thấy chủ yếu là cho vay thanh toán theo phương thức L/C, các hình thức thanh toán khác doanh số tài trợ nhỏ do môi trường kinh doanh của Việt Nam còn nhiều rủi ro, tiềm lực tài chính và thương hiệu của các doanh nghiệp chưa cao, chưa đủ độ tín nhiệm với khách hàng nước ngoài. Dưới đây là doanh số thực hiện thanh toán quốc tế của chi nhánh Eximbank tại Hà Nội để làm dẫn chứng cụ thể. Doanh số thực hiện thanh toán quốc tế của Eximbank Hà Nội Đơn vị: nghìn USD CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 I. Thanh toán xuất khẩu 49,651.73 59,453.28 67,192.48 1. Thanh toán LC 49,132.02 58,752.28 66,344.28 2. Nhờ thu 519.71 701.00 848.20 3. TTR II. Thanh toán nhập khẩu 61,993.78 69,739.63 98,182.45 1. Thanh toán LC 50,263.66 56,099.22 76,824.48 2. Nhờ thu 3,222.35 3,425.15 1,887.30 3. TTR 8,507.77 10,215.26 19,470.67 TỔNG 111,645.51 129,192.91 165,374.93 (Nguồn Phòng Thanh toán quốc tế) Năm 2005, tổng doanh số thanh toán quốc tế của Eximbank Hà Nội tăng 28.0% so với năm 2004. Trong đó, xuất khẩu tăng 13.0%, nhập khẩu tăng 40.8%. Còn năm 2004 so với 2003, doanh số thanh toán quốc tế tăng 15.7%. Trong đó, xuất khẩu tăng 19.7%, nhập khẩu 12.5%. Như vậy, một lần nữa ta thấy rằng hoạt động ở chi nhánh phần lớn là tài trợ và thanh toán cho nhập khẩu. Dựa vào 2 biểu đồ trên đây, dễ dàng nhận doanh số thanh toán L/C sự gia tăng vượt bậc qua các năm 2003, 2004 và 2005 của chi nhánh Eximbank Hà Nội. Trong thanh toán xuất khẩu, doanh số thanh toán L/C từ xấp xỉ 50 triệu USD năm 2003, đến năm 2004 đã tăng thêm 19.6% và thêm 15.4% nữa vào năm 2005. Thanh toán nhập khẩu cũng diễn ra xu hướng tương tự. Doanh số L/C năm 2005 tăng hẳn 52,8% so với năm 2003. Trong khi đó, các hình thức khác như nhờ thu, chuyển tiền bằng điện (TTR) cũng đem lại cho Eximbank doanh số gia tăng hàng năm nhưng không đáng kể. Điều này càng chứng tỏ vai trò chủ đạo của L/C trong các giao dịch thương mại quốc tế (chiếm đến gần 90%). Bởi lẽ L/C là phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm nhất đối với cả nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cũng như ngân hàng. 2.2. Cho vay chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ Đây là hai hình thức tài trợ cho nhà xuất khẩu và có xu hướng ngày càng được mở rộng và phát triển. Hình thức này làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp nhờ đó có thể tăng nhanh vòng quay của vốn, mở rộng phạm vi, là động cơ thúc đẩy nền kinh tế. Vì thế nó là hình thức hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp XNK. Mặc dù vậy, hình thức chiết khấu hối phiếu trơn nói chung không được phổ biến ở nước ta, việc lưu thông hối phiếu chưa được đảm bảo do nước ta chưa có luật hoàn thiện về hối phiếu. Mặc dù Luật công cụ chuyển nhượng đã được ban hành vào tháng 11/2006 nhưng chưa thực sự tạo ra được bước thúc đẩy tích cực. Một nguyên nhân chính khác là do chứng khoán nước ta mới ở hình thức phôi thai chưa tạo thuận lợi cho việc mua bán những chứng từ có giá như hối phiếu. Hối phiếu thường mang tính chất như một giấy nhận nợ hơn là một công cụ nợ có thể chuyển nhượng được và người sở hữu hối phiếu cũng thường khó tìm được người mua lại chúng. Do chiết khấu hối phiếu trơn mang tính rủi ro cao, ngân hàng nếu có chấp nhận chiết khấu thì cũng thường chỉ chấp nhận các hối phiếu đã có chấp nhận chi trả của một ngân hàng khác. Hình thức chiết khấu bộ chứng từ phổ biến hơn. Ngân hàng thường áp dụng hai hình thức: - Chiết khấu miễn truy đòi (ngân hàng mua đứt BCT và chịu rủi ro khi nước ngoài không trả tiền). - Chiết khấu truy đòi (ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ được truy đòi khách hàng nếu nước ngoài từ chối thanh toán). Tuy nhiên hiện nay, tình hình chung của các NHTM là nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cũng rất ít. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài, nhiều khi ký các hợp đồng với những Điều khoản bất lợi đến hậu quả là không thể lập được bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng xin chiết khấu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không đựơc thanh toán là rất cao và Ngân hàng không chấp nhận chiết khấu. Hơn nữa do sự chưa hoàn thiện của hệ thống luật pháp mà Ngân hàng rất ngại chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất vì sau đó nếu xảy ra tranh chấp sẽ không có luật điều chỉnh giữa ngân hàng và nhà xuất khẩu. Ngân hàng chỉ thực hiện chiết khấu đối với những L/C xuất khẩu những mặt hàng dễ đạt những tiêu chuẩn quốc tế, xuất sang những thị trường quen thuộc. 2.3. Bao thanh toán Dịch vụ bao thanh toán xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ tháng 4 năm 2005, đến nay có 11 đơn vị cung cấp dịch vụ này ( kể cả trong nước và xuất khẩu).Trong đó, có 4 ngân hàng Việt Nam là ngoại thương (VCB), Á châu (ACB), Kĩ thương Việt Nam ( techcombank) và Sài Gòn thương tín (Sacombank) .Nhưng 4 ngân hàng Việt Nam mới chỉ dừng lại ở dịch vụ bao thanh toán mua bán trong nước. Đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ chính là ACB, với 20 hợp đồng đã thực hiện và 30 khách hàng tiềm năng.Theo như dự kiến ,4 đơn vị trên sẽ triển khai dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, nhằm tránh rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng và xoay vòng vốn sản xuất. Với những ưu điểm như vậy, nhưng bao thanh toán lại chưa phổ biến ở Việt Nam. Có nhiều lí do dẫn đến hiện tượng này. Trên lý thuyết, bao thanh toán là một nghiệp vụ đơn giản,nhưng điều kiện để nó trở nên thực sự đơn giản là được sự hỗ trợ bởi một hành lang pháp lý minh bạch, đầy đủ. Chính vì Việt Nam không đáp ứng được những điều kiên trên nên bao thanh toán còn là hình thức mới mẻ ở Việt Nam. Bao thanh toán không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay đối với người bán, mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị bao thanh toán có thể kiểm soát được cả bên mua bán và nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.Chính đặc điểm này đã tạo ra rào cản ngăn trở quá trình đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn công khai tình hình hoạt động, càng không muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp vào quá trình kinh doanh của họ. Vì vậy, các đơn vị bao thanh toán gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị sản phẩm mới với khách hàng. Dù xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên thế chấp của tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế ở Việt Nam thì chưa hẳn vậy. Các ngân hàng Việt Nam, và kể cả các ngân hàng nước ngoài, vẫn coi trọng tài sản đảm bảo. Về điều này cũng không thể trách các ngân hàng được vì đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro không cho phép họ mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các báo cáo tài chính không thể tin tưởng được. Lợi ích của bao thanh toán là không cần dùng thương phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại, mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Trong điều kiện Việt Nam chưa có Luật Thương phiếu để xử lý nợ thì hợp đồng bao thanh toán cũng như các hợp đồng thương mại khác sẽ được xem như là cơ sở pháp lý để trong trường hợp có tranh chấp, sẽ được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc tòa án thương mại để xét xử. Nhưng vấn đề ở đây là, ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí là hiệu lực kết quả xét xử của trọng tài kinh tế hay tòa án thương mại vẫn còn bị xem nhẹ. Rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng, không tuân thủ phán quyết của trọng tài và tòa án mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nói tóm lại, một nguyên nhân khiến bao thanh toán chậm được triển khai ở Việt Nam là do luật pháp của ta chưa nghiêm. Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn quen dùng các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển tiền T/T, đặc biệt là L/C. Nhận thức của phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cộng với môi trường kinh tế không ổn định khiến rất khó thuyết phục được họ nhận biết được những lợi ích mà bao thanh toán có thể đem lại về lâu dài qua các dịch vụ phong phú, đa dạng của nó như tư vấn về khách hàng, thu nợ hộ, quản lý các khoản phải thu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro. Chính tâm lý dè đặt trước sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng góp phần làm thui chột đi sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng. Ngòai ra, phí cho dịch vụ này cũng tốn kém đối với nhà xuất khẩu. Phí bao thanh toán xuất khẩu gồm phí tài trợ vốn, tương tự như lãi suất tín dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phí dịch vụ khoảng 1-2%, tùy thuộc vào tổng doanh số xuất khẩu, giá trị bình quân của mỗi hóa đơn, thời hạn thanh toán và uy tín của nhà nhập khẩu. Riêng phí chuyển nhượng mỗi hóa đơn mất từ 10 đến 20 USD. Với khả năng tài chính còn yếu ủa các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, dễ hiểu tại sao họ không mặn mà với loại hình này. Hiện nay bao thanh tóan ở Việt Nam chủ yếu vẫn là bao thanh toán nội địa. Mặc dù vậy với rất nhiều ưu điểm, chúng ta có thể hy vọng loại hình này sẽ nhanh chóng phổ biến như một hình thức tài trợ xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao. 2.4. Cho vay trên cơ sở nhờ thu kèm chứng từ Cho vay thanh toán trên cơ sở nhờ thu kèm là hình thức tín dụng XNK được ứng dụng rộng rãi. Hình thức này tuân theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC) do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Phiên bản mới nhất là URC 522. Hiện nay phương thức nhờ thu kèm chứng từ đang được các ngân hàng đẩy mạnh triển khai, song nó vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ cả về số lượng lẫn doanh thu trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại các NHTM. Nhìn chung hình thức cho vay thanh toán L/C vẫn là chủ yếu. Qui trình của nhờ thu kèm chứng từ ở các NHTM thường được thực hiện qua các bước như sau: 2.4.1. Đối với nhờ thu đến: - Tiếp nhận chứng từ nhờ thu đến: Ngân hàng tiếp nhận chứng từ nhờ thu từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước gửi đến. Ngân hàng kiểm tra các thông tin chung như địa chỉ ngân hàng nhận thư, chi tiết về ngân hàng gửi chứng từ (số fax, telex, phone, …), chi tiết về người ủy thác, chi tiết về ngân hàng xuất trình, về người ủy thác… - Kiểm tra chứng từ nhờ thu đến: Ngân hàng sử dụng các nghiệp vụ để kiểm tra các thông tin trong bộ chứng từ xem chứng từ có hợp lệ hoặc có sai sót gì không. - Thông báo, xử lí nhờ thu đến: Ngân hàng thông báo cho người khách h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 163.doc
Tài liệu liên quan