Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới. Đây vừa là nơi có vị trí quan trọng về tài nguyên biển và đường hàng hải quốc tế vừa là một trong những nơi có nguy cơ xảy ra nhiều xung đột, có thể coi đây là một “điểm nóng” về an ninh và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ở khu vực này, các tuyên bố chủ quyền của nhiều quốc gia chồng lấn lên nhau, bao gồm tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei khiến cho tình hình rất phức tạp. Trong lịch sử đã có nhiều đụng độ giữa các quốc gia, thậm chí là cả bằng quân sự, xảy ra như năm 1974 Trung Quốc tấn công vào các lực lượng của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, năm 1988 tấn công vào quân đội Việt Nam gần Đảo Chữ thập (Fiery Cross Reef) và năm 1995 Philippines đã hất cẳng quân đội Trung Quốc khỏi Đảo Vành Khăn (Mischief Reef)
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những triển vọng và thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập ASEAN hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy vào ngày 28 tháng 7 năm 1995.Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối phó với các thách thức này, việc thành lập một tổ chức khu vực để tăng cường sức mạnh bản thân mỗi nước và sự liên kết giữa các quốc gia khu vực đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN. Sự xuất hiện của các liên minh khu vực như cộng đồng chung châu Âu, khu vực thương mại tự do Mĩ - la tinh cũng có những tác động tới quá trình hình thành ASEAN. Cùng với sự thay đổi về thể chế chính trị và lãnh đạo tại các nước Đông Nam Á đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự ra đời của 1 tổ chức tại khu vực Đông Nam Á. Cuối năm 1966, đề án thành lập một tổ chức Đông Nam Á đã được đặt ra và sau một thời gian đàm phán lâu dài, ngày 08/8/1967, bộ trưởng ngoại giao của 5 nước : Thái Lan, Malaysia, Singapo, Indonexia, Philippin họp tại Băng cốc và ra tuyên bố Băng cốc về việc thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) .
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 ở Băng-cốc (tháng 7/1994) các nước ASEAN đã tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam làm thành viên Hiệp hội. Ngày 17/10/1994, Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN đã diễn ra tại Bru-nây, trong dịp họp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28.
Từ khi ra đời, ASEAN đã có những mốc lịch sử đáng chú ý sau :
- Tuyên bố Băng cốc (năm 1967) : đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá; tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực.
- Tuyên bố CualaLămpơ: tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra văn bản quan trọng đầu tiên là Tuyên bố CualaLămpơ về thiết lập Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam Á (ZOPFAN). Tuyên bố này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài.
- Tuyên bố Manila năm 1987: bày tỏ quyết tâm của các nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy và củng cố đoàn kết và hợp tác khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào hợp tác ASEAN.
- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV được tiến hành ở Singapo từ 27-28/1/1992. Hội nghị này đã ra Tuyên bố khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực hợp tác an ninh
- Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN tháng 7/1997
- Lễ kết nạp Căm-pu-chia tại Hà Nội tháng 4/1999Lễ kết nạp Căm-pu-chia chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30/4/1999.
- Sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thành tựu đỉnh cao của ASEAN sau 40 năm thành lập đó chính là ngày 20/11, tại Singapore, các nhà lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ 10 nước thành viên ASEAN đã thông qua Hiến chương ASEAN. Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực, 30 ngày sau khi được cả 10 nước thành viên nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn. ASEAN đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm sự kiện quan trọng này tại Trụ sở Ban thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia, với sự tham dự của các ngoại trưởng và đại diện 10 nước thành viên. Đây chính là thời khắc lịch sử đánh dấu việc ASEAN chuyển sang một chương mới hướng tới việc gia tăng liên kết ở khu vực, trước mắt là xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015; đồng thời có những tác động quan trọng đến phương hướng tham gia ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn mới. Hiến chương ASEAN làm văn kiện pháp lý tổng thể tạo khung pháp lý và khuôn khổ thể chế nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác của Hiệp hội, thiết thực hỗ trợ các nỗ lực gia tăng liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng.
- Đặc biệt, vừa qua Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 vừa diễn ra tại Hà Nội – Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cộng đồng các nước ASEAN. Hội nghị đã thông qua 2 Tuyên bố về Phục hồi - Phát triển Bền vững và Tuyên bố về Biến đổi khí hậu. Đồng thời, Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 cũng tuyên bố : "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động", tiến tới việc xây dựng thành công cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Là một tổ chức khu vực, ASEAN luôn hoạt động dựa trên những nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước Bali 1976, bao gồm:
Một là, cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
Hai là, quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
Ba là, Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Thứ tư, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
Thứ năm, giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện.
Cuối cùng là nguyên tắc: hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
Những nguyên tắc này đã trở thành kim chỉ nam trong quá trình hoạt động và hợp tác giữa các quốc gia thành viên của ASEAN.
Trải qua hơn 40 năm thành lập và không ngừng phát triển, với các tuyên bố của ASEAN và các hội nghị cấp cao đã được tổ chức lần lượt ở các quốc gia. ASEAN đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và liên kết giữa các quốc gia ASEAN trên nhiều lĩnh vực, thể hiện sự hợp tác và đoàn kết khu vực cao độ.
2. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp khu vực:
Từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A' (ASEAN) được thành lập năm 1967 đến nay, hợp tác khu vực giữa các nước thành viên đã có những bước tiến bộ đáng kể. Các nước ASEAN đã xây dựng được những cơ chế hợp tác giữa họ với nhau trên cơ sở song phương cũng như đa phương về các mặt. Sự hợp tác nhiều mặt trong cùng một tổ chức đã dần gắn bó, liên kết các nước thành viên lại với nhau, từ đó góp phần củng cố và duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên.
Về chính trị-an ninh: Đây là lĩnh vực có nhiều hoạt động hợp tác nổi trội và là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực. Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao. ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, như : Tuyên bố Đông Nam á là Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài; Hiệp ước Khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân (SEANWSZ) năm 1995; Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, ... Như vậy có thể thấy ASEAN có vai trò hết sức quan trọng trong an ninh chính trị, cụ thể hơn là trong giải quyết tranh chấp khu vực. Các nhà nhận định cho rằng : “ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai Châu Á .”
2.1. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ: (Lam)
Trong khuôn khổ ASEAN, các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên được các bên chủ động giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải. Nếu không đạt được thoả thuận qua thương lượng thì các bên sẽ thành lập một Hội đồng cấp cao để sem xét tranh chấp và đưa ra những quyết định cũng như những khuyến nghị phù hợp.
Hiến chương ASEAN đã đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp khá toàn diện, đảm bảo cho các tranh chấp đã phát sinh đều được xem xét, giải quyết. Ngoài việc sử dụng các cơ chế được ghi nhận trong các văn kiện pháp lí đã có để giải quyết tranh chấp, ASEAN còn ghi nhận thêm các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp khác bao gồm cả hình thức trọng tài, và dự liệu thêm trường hợp nếu tranh chấp không giải quyết được khi đã áp dụng các cơ chế trên, thì cấp cao ASEAN sẽ là cơ quan quyết định cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp.
Vấn đề tranh chấp về biên giới lãnh thổ cũng là một trong những vấn đề khá nhức nhối đòi hỏi sự giải quyết hợp lí của ASEAN .Hơn nữa, nếu xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong ASEAN mà ngày càng căng thẳng, sẽ làm suy giảm lòng tin của Quốc tế vào ASEAN, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - du lịch của toàn khu vựa Đông Nam Á. Do đó, ASEAN cần phải đóng vai trò trung giải hoà giải, theo tinh thần khách quan hỗ trợ những bên tranh chấp giaỉ quyết vấn đề dựa trên các căn cứ lịch sử và pháp lí được quốc tế công nhận.
cụ thể phải tuân theo các quy định chung trong Hiến chương như:
Quy định tại Chương I, điều 2:
“(c) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế.
(d) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”
Điều 22: Các nguyên tắc chung
“1. Các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực giải quyết một cách hòa bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và thương lượng.
2. ASEAN sẽ duy trì và thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN”
Điều 23: Bên thứ ba, hòa giải và trung gian
“1. Các quốc gia thành viên có tranh chấp vào bất kỳ thời điểm nào có thể sử dụng các phương thức như đề nghị bên thứ ba, hòa giải hoặc trung gian để giải quyết tranh chấp trong khoảng thời gian thỏa thuận.
2. Các bên tranh chấp có thể yêu cầu chủ tịch ASEAN hoặc tổng thư ký ASEAN trong quyền hạn mặc nhiên của mình làm bên thứ ba, hòa giải hoặc trung gian”
Tuy nhiên, vai trò trung gian hoà giải của ASEAN cũng cần phải được sự đồng thuận nhất trí của hai bên tranh chấp. Không có sự chấp thuận của một bên tranh chấp, dĩ nhiên ASEAN sẽ khó lòng phát huy vai trò của mình. Do đó, sẽ không quá lời nếu thừa nhận rằng hỗ trợ ổn định tình hình giữa hai bên tranh chấp là một thách thức không nhỏ đối với ASEAN , nhất là khi căng thẳng giữa hai quốc gia không chỉ dừng lại ở tranh chấp biên giới mà lan cả sang các cáo buộc về gián điệp và xâm nhập lãnh thổ.
Thêm vào đó, ASEAN cũng phải rất thận trọng nếu giao tranh biên giới đang là một chủ đề làm nóng hơn tranh cãi trong chính trị nội bộ của các bên. Vì thế ASEAN phải từng bước giải quyết tranh chấp tuỳ theo tình hình thực tế giữa các bên tranh chấp và tuân theo quy định trong Hiến chương như sau:
Với một cơ chế giải quyết tranh chấp không ngừng được hoàn thiện, ASEAN đã tạo ra một nền tảng quan trọng trong việc hợp tác phát triển kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng như đảm bảo hoà bình ổn định khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
2.2. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến Viển Đông: (Thêu)
Vai trò của ASEAN đối với các tranh chấp về Biển Đông ?
Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới. Đây vừa là nơi có vị trí quan trọng về tài nguyên biển và đường hàng hải quốc tế vừa là một trong những nơi có nguy cơ xảy ra nhiều xung đột, có thể coi đây là một “điểm nóng” về an ninh và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ở khu vực này, các tuyên bố chủ quyền của nhiều quốc gia chồng lấn lên nhau, bao gồm tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei khiến cho tình hình rất phức tạp. Trong lịch sử đã có nhiều đụng độ giữa các quốc gia, thậm chí là cả bằng quân sự, xảy ra như năm 1974 Trung Quốc tấn công vào các lực lượng của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, năm 1988 tấn công vào quân đội Việt Nam gần Đảo Chữ thập (Fiery Cross Reef) và năm 1995 Philippines đã hất cẳng quân đội Trung Quốc khỏi Đảo Vành Khăn (Mischief Reef)…
Hiện tại, trong khu vực Biển Đông đang tồn tại 2 loại tranh chấp chủ yếu: Một là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa (giữa Việt Nam và Trung Quốc) và quần đảo Trường Sa (giữa Việt Nam với Trung Quốc, Philippines, Brunei và Malaysia). Hai là tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề (như tranh chấp về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Thái Lan có liên quan giữa Việt Nam và Thái Lan…). Các tranh chấp này đã ảnh hưởng đến một loạt các quan hệ song phương giữa các quốc gia trong khu vực và nó cũng gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc đối với khối ASEAN.
Trong khu vực, ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông hoặc xây dựng lòng tin giữa các bên nhằm kiềm chế xung đột tiềm tàng, ngăn chặn đụng độ quân sự làm phức tạp thêm tình hình, chủ yếu thông qua thương lượng, đàm phán. Cụ thể, trong khu vực tồn tại một số văn bản điều chỉnh hành vi của các quốc gia trên Biển Đông như: hiệp ước Thân Thiện và Hợp Tác của ASEAN (TAC) năm 1976 và Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi hạt nhân năm 1995 và Tuyên bố Manila năm 1992 (tuyên bố đầu tiên thể hiện lập trường chung của các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông). Điển hình nhất là việc ký kết Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN. Đây được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và Bru-nây) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Qua đó, cũng cho thấy rõ vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực. Bởi trước khi DOC ra đời, ASEAN có ý tưởng xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). ASEAN đã thông qua biện pháp ngoại giao, cụ thể qua các cuộc thương lượng đa phương giữa các quốc gia trong khu vực với nhau và với Trung Quốc để có thể đưa ra một Bộ luật về ứng xử trên biển Đông, giúp các quốc gia duy trì vị trí của họ trên biển Đông. Tuy nhiên quá trình đàm phán, thương lượng mặc dù kéo dài nhưng không đạt được kết quả. Tại hội nghị ngoại trưởng lần thứ 35 tại Brunei tháng 7/2002, Ngoại trưởng Malaysia Syed Hamid Albar đưa ra đề xuất thay vì xây dựng COC, trước mắt có thể đưa ra một Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Đề xuất này nhận được sự tán thành từ các nước khác. Kết quả là ngày 4/11/2002 trong khuôn khổ của cuộc họp cấp cao ASEAN 8 tại Phnompenh (Căm-pu-chia) ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Nói đến vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp về biển Đông còn phải kể đến việc ra đời diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa. Có thể thấy hiện nay tình hình tranh chấp ở biển Đông là một vấn đề an ninh thiết thực của khu vực, không thể không đề cập đến trong chương trình nghị sự của ARF hoặc các thể chế an ninh đa phương khác ở Châu Á-Thái Bình Dương. Và thực tế, vấn đề biển Đông luôn luôn là vấn đề ưu tiên, nổi trội trong chương trình nghị sự của ARF từ khi thành lập Diễn đàn cho đến nay. Vai trò của ASEAN được thể hiện rất rõ nét trong diễn đàn ARF. ASEAN với cương vị người cầm lái ARF tại các bàn đám phán thương lượng, các phiên đối thoại đã dàn xếp mâu thuẫn giữa các quốc gia về vấn đề Biển Đông.
Những thành tựu đạt được trong vấn đề Biển Đông chứng tỏ ASEAN đã phát huy được vai trò lãnh đạo của mình một cách hiệu quả.
2.3. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp về kinh tế - thương mại: (Ngân)
Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ ASEAN được thực hiện trên cơ sở pháp lý là Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp (Protocol on Dispute Settlment Mechanism –PDSM) đây là tổng thể thống nhất các cơ quan, cách trức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như thi hành phán quyết trong giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại của ASEAN, bao gồm các thành tố: Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp; Thủ tục thi hành phán quyết. Song gần đây nhất ASEAN đã cho ra đời một cơ chế giải quyết tranh chấp mới. Đó là cơ chế tham vấn giả quyết các vấn thương mại và đầu tư (ACT) dựa theo mô hình của EU. Đây là một nỗ lực nhằn tăng cường hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN.
Thứ nhất, đóng vai trò là trung gian hoà giải khi xảy ra các tranh chấp phát sinh trong linh vực kinh tế. @@@@@@??????????(N chưa pt + nó có nên phân rõ ra kinh tế và thương mại k?)
Thứ hai, nhằm góp phần ổn định hợp tác của các quốc gia và hoà bình an ninh khu vực nâng cao vị thế của tổ chức, từ đó góp phần rất lớn vào quá trình hội nhập giữ gìn hoà bình, an ninh khu vực. Các nước ASEAN đã xây dựng được những cơ chế hợp tác giữa họ với nhau trên cơ sở song phương cũng như đa phương về các mặt kinh tế, chính trị - an ninh, văn hoá xã hội, và các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác. Sự hợp tác nhiều mặt trong cùng một tổ chức đã dần gắn bó, liên kết các nước thành viên lại với nhau, từ đó góp phần củng cố và duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên.
Thứ ba, giữ vai trò phát triển nền kinh tế trong khu vực, thúc đẩy qúa trình hội nhập kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vừa qua đã cho thấy khả năng của ASEAN trong việc giúp đỡ các nước thành viên gặp khó khăn và trong hợp tác chung để đối phó với khủng hoảng và với những vấn đề kinh tế có tính chất toàn cầu. Và khi khủng hoảng kinh tế lại kéo theo khủng hoảng chính trị, và lại liên quan đến trường hợp của nước "anh cả", nước lớn nhất trong tổ chức là In-đô-nê-xi-a thì ASEAN đã bị bối rối một thời gian dài trước khi có những sáng kiến và biện pháp hợp tác chung để khắc phục và ngăn ngừa những tình huống khủng hoảng tương tự trong tương lai như việc cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, tài trợ các dự án phát triển giáo dục, xoá đói giảm nghèo, thiết lập cơ chế cảnh báo sớm, quỹ hỗ trợ một số nước trong khu vực có đồng tiền bị khủng hoảng... Tuy nhiên cũng chính qua cuộc khủng hoảng này, các nước ASEAN đã nhận thức rõ hơn về những tiêu cực của sự phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài, để củng cố thêm quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, coi đó là một động lực quan trọng thúc đẩy ASEAN phát triển vững mạnh và đồng đều. Hơn nữa, đối với các nước tầm nhỏ và trung như các nước ASEAN thì giá trị của hợp tác và đoàn kết khu vực vẫn còn ở chỗ nó tạo nên sức mạnh mặc cả trong quan hệ của họ với các đối tác bên ngoài.
3. Những kiến nghị hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN : (Mai, Quỳnh, Sơn)
a. Hoàn thiện về mặt pháp lý các văn kiện điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp:
Để thực hiện việc tăng cường và củng cố giải quyết tranh chấp của ASEAN cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau một cách chặt chẽ, trong đó việc hoàn thiện các văn kiện pháp lý về giải quyết tranh chấp hiện có và đưa các văn kiện đó vào thực tế đời sống là rất quan trọng.
Trong lĩnh vực an ninh – chính trị việc sửa đổi, bổ sung hoặc tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp khác là một thực tế cần được xem xét và giải quyết. Hiện nay, cơ chế giải quyết tranh chấp theo hiệp ước Bali năm 1976 không còn phù hợp về thực tiễn đặc biệt trong bối cảnh các tranh chấp an ninh về truyền thống, đặc biệt trong vấn đề lãnh thổ giữa các quốc gia ASEAN vẫn còn tồn tại khá nhiều; tranh chấp an ninh phi truyền thống thì ngày càng phát triển phức tạp. Tinh thần hòa bình giải quyết tranh chấp và xây dựng một tiến trình khu vực là hoàn toàn hợp lý, nhưng cần sửa đổi, bổ sung tiến trình đó.
Cần sửa đổi các quy định trong TAC, cụ thể như quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp, quy trình giải quyết tranh chấp mang tầm khu vực, vì vậy, nên có chăng hoặc là cần thay đổi cơ chế thành viên là những người chuyên trách về giải quyết tranh chấp, giống như các thành viên BHT hoặc cơ quan phúc thẩm trong cơ chế về giải quyết tranh chấp về kinh tế - thương mại; hoặc là cần phải được xây dựng thành cơ quan riêng, thường trực trong vấn đề này. Thêm vào đó, để tránh trường hợp, Hội đồng Cấp cao và quy tắc tố tụng của Hội đồng không được viện dẫn để áp dụng do nước thành viên là một bên tranh chấp cố tình gây khó dễ cho bên tranh chấp kia, nên quy định việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng sẽ được áp dụng mà chỉ cần có yêu cầu giải quyết tranh chấp của một bên. Điều đặc biệt quan trọng là cần tạo sự ràng buộc về mặt pháp lý cho các kết luận, khuyến nghị của Hội đồng Cấp cao, nếu không mọi nỗ lực đưa các tranh chấp ra trước Hội đồng cũng như mọi cố gắng để giải quyết tranh chấp sẽ không có ý nghĩa gì, và từ việc tạo ra tính ràng buộc giữa các phán quyết của Hội đồng Cấp cao thì cũng cần thiết phải xây dựng một cơ chế với các biện pháp thích hợp để đảm bảo thi hành.
Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay của ASEAN, nếu xét về mặt pháp lý, thì có lẽ là một cơ chế mang tính pháp lý chặt chẽ, mang tính đột phá của ASEAN từ cơ chế ngoại giao truyền thống lên một mức độ hoàn thiện cao hơn.
Trong việc lựa chọn thành viên BHT, cần chú ý quy định về việc ưu tiên các cá nhân đến từ các nước thành viên ASEAN, không nên quá coi trọng vấn đề này, mà đôi khi cần tìm đến và lựa chọn cũng như tạo cơ hội cho các cá nhân đến từ các nước ASEAN là những người thực sự có năng lực, trình độ, đạo đức tham gia vào việc giải quyết tranh chấp. Điều này không những đảm bảo cho các tranh chấp diễn ra một cách hiệu quả, công bằng, khách quan, mà còn mang đến sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các thành viên này, nhất là sự học hỏi giữa các cá nhân đến từ các nước phát triển.
Việc xây dựng quy tắc xử sự cho BHT và cơ quan Phúc thẩm cũng rất quan trọng trong bối cảnh tính minh bạch, công khai trong việc giải quyết các tranh chấp của các cơ quan này chưa được bảo đảm. Hơn nữa các nước trong khu vực ASEAN hầu như đều nằm trong những vị trí đáng phải chú ý về tình trạng tham nhũng cũng như tiêu cực và việc ảnh hưởng bởi tình trạng này là khó tránh khỏi. Bên cạnh việc tích cực chống lại hiện tượng tiêu cực thì cần phải xây dựng quy tắc xử sự cụ thể cho các cơ quan giải quyết tranh chấp, tránh đi những xung đột về lợi ích giữa các thành viên, trong đó có tính đến việc đưa ra cơ chế giải quyết nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quy tắc đó.
Đối với cơ quan phúc thẩm, cần đưa ra các quy định rõ ràng về phạm vi hoạt động cũng như thẩm quyền của các cơ quan này. Trong trường hợp phát hiện tình tiết mới có liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp thì nên để cho Cơ quan Phúc thẩm có thẩm quyền được xem xét và từ đó bổ sung cho quá trình ra quyết định của cơ quan này. Hơn nữa, nếu phát hiện thấy các vấn đề khiếu nại của các bên tranh chấp được BHT giải quyết thì cần phải tạo điều kiện cho BHT được xem xét, bổ sung các vấn đề hay bằng chứng này.
b. Hoàn thiện về tính thực tiễn của cơ chế giải quyết tranh chấp:
Trước hết, điều cần ưu tiên xem xét đầu tiên là nguồn gốc của sự đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ, hệ thống pháp luật, văn hóa, tôn giáo và chính trị, để từ đó tìm ra một biện pháp thích hợp, dung hòa lợi ích giữa các quốc gia phát triển hơn với các quốc gia kém phát triển trong khu vực và dung hòa giữa lợi ích của từng quốc gia với lợi ích chung của cả ASEAN, có như vậy thì việc bổ sung hay đưa ra một cơ chế mới cho việc giải quyết tranh chấp mới có hiệu quả.
Việc đưa ra các biện pháp đảm bảo tính thực thi của các phán quyết cơ quan giải quyết tranh chấp được ASEAN mô phỏng từ các biện pháp của WTO. Nhưng vỗn dĩ các biện pháp đó đã có hạn chế, nên ASAN cũng cần phải xem xét để sửa đổi lại cho phù hợp với thực tiễn các nước ASEAN. Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN cũng cần dùng đến bộ máy mang tính cưỡng chế, ví dụ như có sự tham gia của cảnh sát hay việc tổ chức một cơ quan thi hành khu vực.
BHT và cơ quan phúc thẩm là một sự tiến bộ của ASEAN nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp, khi những cơ quan này được thành lập từ những người đảm bảo về trình độ chuyên môn cũng như tính khách quan trong khi xem xét, giải quyết vụ việc. Tuy vậy, có thể thấy, thiết chế SEOM vẫn đóng một vai trò quan trọng khi là cơ quan thông qua các quyết định cuả BHT hoặc cơ quan Phúc thẩm. Mà SEOM vốn là một cơ quan cấp Bộ của ASEAM, kiểm nghiệm thêm chức năng trong vấn đề này. Vậy ,để các kết quả giải quyết tranh chấp không bị yếu tố chính trị chi phối thì ASEAN cần đưa ra và khẳng định vai trò người chơi chính trong thương mại quốc tế và là bản thân những người tham gia vào hoạt động này chứ không phải là Chính phủ của họ.
Bên cạnh việc tích cực tăng cường và hoàn thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức hiện có , ASEAN cũn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp- cơ sở lý luận và thực tiễn.doc